Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường đại học hà nội...

Tài liệu Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường đại học hà nội

.PDF
82
358
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ NGÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Thư viện Mã số: 60.32.20 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Hùng HÀ NỘI, 2010 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 7 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 7 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ................................................................. 8 2.1 Mục đích của đề tài ........................................................................ 8 2.2 Nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 8 3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ................................................................ 8 3.1 Lịch sử nghiên cứu kiến thức thông tin quốc tế .............................. 8 3.2 Lịch sử nghiên cứu kiến thức thông tin trong nước ...................... 10 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của vấn đề ............................................ 11 4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 11 4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11 5.1 Phương pháp luận ........................................................................ 11 5.2 Phương pháp cụ thể ..................................................................... 12 6. Cấu trúc của đề tài. ................................................................................ 12 Chương 1: NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA KIẾN THỨC THÔNG TIN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. ................................................................................. 13 1.1 Các khái niệm cơ bản .......................................................................... 13 1.1.1 Kỹ năng máy tính .................................................................... 13 1.1.2 Đào tạo từ xa và học trên mạng................................................. 13 1.1.3 Kiến thức thông tin ................................................................... 14 1.2 Tiêu chuẩn của Kiến thức thông tin. .................................................... 15 1.2.1 Khả năng nhận biết nhu cầu thông tin ....................................... 16 1.2.2 Tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, chính xác ..................... 16 1.2.3 Khả năng đánh giá thông tin và quá trình tìm kiếm thông tin .... 17 1.2.4 Khả năng quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh.18 4 1.2.5 Ứng dụng thông tin trong việc học tập, sáng tạo tri thức mới. ... 18 1.2.6 Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, ........................................ 18 1.3 Vai trò của kiến thức thông tin đối với giáo dục đại học ...................... 19 1.3.1 Công cụ quan trọng trong việc học tập và học tập suốt đời. ...... 19 1.3.2 Đổi mới phương pháp dạy – học ............................................... 21 1.3.3 Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học ............... 21 Chương 2. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI .............................................................................. 24 2.1. Trường Đại học Hà Nội và Trung tâm Thông tin thư viện. ................. 24 2.2. Điều kiện triển khai kiến thức thông tin cho sinh viên ........................ 31 2.2.1 Điều kiện thuận lợi ................................................................... 31 2.2.2 Những khó khăn ....................................................................... 35 2.4.1 Thực trạng đào tạo kiến thức thông tin ...................................... 36 2.4.2 Thực trạng kỹ năng tìm kiếm thông tin ..................................... 38 2.4.3 Thực trạng kỹ năng đánh giá, sử dụng thông tin ....................... 40 2.4.4 Nhu cầu tham dự khoá học kiến thức thông tin. ........................ 41 Chương 3: NHỮNG CÔNG CỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC THÔNG TIN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ........................... 43 3.1. Xây dựng nội dung kiến thức thông tin cho sinh viên ........................ 43 3.1.1 Kỹ năng khai thác thông tin trên internet .................................. 43 3.1.1.1 Khái niệm internet và world wide web. ............................................. 43 3.1.1.2 Sử dụng internet để cung cấp tài liệu cho học tập, nghiên cứu. .......... 44 3.1.1.3 So sánh nguồn tài liệu in và tài liệu điện tử........................................ 44 3.1.1.4 Một số tính chất ảnh hưởng tới quyết định của người dùng tin ......... 45 3.1.2 Đánh giá, sử dụng hiệu quả nguồn thông tin trên internet. ........ 46 3.1.3 Các công cụ tìm kiếm thông tin trên internet ............................ 47 3.1.3.1 Máy tìm kiếm thông tin (Search engines) .......................................... 47 3.1.3.2 Máy tìm kiếm liên thông (meta-search engines) ................................ 49 5 3.1.3.3 Cổng thông tin (Gate way) ................................................................ 52 3.1.3.4 Cơ sở dữ liệu chuyên ngành (Database) ............................................. 52 3.1.3.5. Xây dựng cú pháp của lệnh tìm kiếm thông tin ................................. 53 3.1.4 Trích dẫn tài liệu, nguồn tin tham khảo ..................................... 54 3.1.4.1 Thế nào là trích dẫn tài liệu?.............................................................. 54 3.1.4.2 Tại sao phải thực hiện trích dẫn tài liệu ............................................. 55 3.1.4.3 Các bước trong quá trình trích dẫn .................................................... 56 3.1.4.5 Sử dụng phần mềm trích dẫn tài liệu tham khảo Endnote .................. 59 3.1.4.6 Cách sử dụng chức năng trích dẫn, ................................................... 68 3.2 Triển khai tập huấn kiến thức thông tin cho sinh viên ......................... 71 3.2.1 Tập huấn tại thư viện ................................................................ 72 3.2.2 Lồng ghép vào chương trình giảng dạy ..................................... 72 3.2.3 Phương tiện thông tin đại chúng. .............................................. 73 3.3 Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện ................................................... 73 3.4 Xây dựng mối liên hệ giữa cán bộ thư viện và giáo viên ......... 74 3.5 Khẳng định vai trò của thư viện trong trường đại học. ........... 74 3.6 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá ................................ 75 3.7 Phổ biến kiến thức thông tin .................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 80 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, kiến thức thông tin (KTTT- “Information Literacy”) không chỉ là vấn đề riêng của ngành thông tin thƣ viện mà nó đã trở thành vấn đề cấp thiết của thế kỷ 21, và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục. Có thể khái quát rằng, kiến thức thông tin giúp chúng ta có khả năng tốt hơn để nhận biết nhu cầu thông tin, khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Vậy tại sao KTTT trở nên quan trọng và cấp thiết nhƣ hiện nay? Thế giới đang diễn ra quá trình hình thành “xã hội thông tin toàn cầu”. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, là sự bùng nổ thông tin, là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức và thông tin đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và có vai trò quyết định sự phát triển của xã hội. Thông tin không chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức để nhận biết và nắm bắt quy luật phát triển kinh tế - xã hội mà còn khơi dậy khả năng sáng tạo của con ngƣời. Những ngƣời có khả năng nhận biết, đánh giá, phân tích, tiếp cận và quản lý thông tin một cách có hiệu quả chính là những sinh viên, ngƣời lao động, và mọi công dân có khả năng thành công trong việc giải quyết các vấn đề, cung cấp các giải pháp, các sáng kiến cải tiến cho tƣơng lai. Họ là những ngƣời đã đƣợc trang bị kỹ năng học tập suốt đời (lifelong learning skills). Trong môi trƣờng giáo dục hiện đại, sinh viên đã và đang đƣợc học tập trong môi trƣờng rộng mở, linh hoạt, là nơi họ trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Họ chủ động tiếp nhận tri thức và sáng tạo ra tri thức mới. Việc trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kiến thức thông tin trở nên ngày càng quan trọng, nó giúp cho sinh viên chủ động tiếp cận các nguồn thông tin, tri thức mới thông qua các khả năng xác định nhu cầu tin, đánh giá thông tin và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin, tri thức trong xã hội hiện đại, cùng với sự thay đổi của môi trƣờng giáo dục lấy ngƣời học làm trung tâm trong 7 quá trình dạy và học, đòi hỏi các cơ sở đào tạo, các trƣờng đại học nói chung và Trƣờng Đại học Hà Nội nói riêng cần có chính sách đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ, giáo viên và sinh viên. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1 Mục đích của đề tài Đề tài nhằm mục đích làm rõ nội dung khái niệm KTTT, tiêu chuẩn đánh giá và tầm quan trọng của KTTT đối với giáo dục đại học cũng nhƣ trong xã hội hiện đại. Đƣa ra những công cụ và giải pháp nhằm trang bị cho sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội những kiến thức về KTTT phục vụ cho quá trình học tập trong nhà trƣờng cũng nhƣ quá trình học tập suốt đời. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài Với mong muốn đạt đƣợc những mục đích đã đề ra, luận văn tiến hành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu nội dung KTTT, các tiêu chuẩn về kiến thức thông tin và một số khái niệm liên quan; - Khẳng định vai trò của KTTT đối với giáo dục đại học; - Khảo sát thực trạng và nhu cầu về KTTT của sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội; - Đƣa ra những giải pháp và công cụ cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết về KTTT cho sinh viên. 3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề 3.1 Lịch sử nghiên cứu kiến thức thông tin quốc tế Thuật ngữ “kiến thức thông tin” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1974 và đƣợc phát biểu bởi Paul G. Zurkowski, tại Uỷ ban Quốc gia về Khoa học Thông tin và thƣ viện. Zurkowski sử dụng thuật ngữ này để mô tả những hiểu biết về các kỹ năng, kỹ thuật thông tin nhằm sử dụng thông tin một cách thuần thục nhƣ những nguồn lực cơ bản để giải quyết những vấn đề mà con ngƣời gặp phải. 8 Năm 1989 một cuộc hội thảo phát triển khái niệm kiến thức thông tin đƣợc tổ chức bởi Hiệp hội thƣ viện Hoa Kỳ (ALA). Tại hội thảo đã đƣa ra Báo cáo cuối cùng về kiến thức thông tin và định nghĩa kiến thức thông tin là: khả năng nhận biết nhu cầu tin, khả năng định vị, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả và điểm nổi bật nhất của kiến thức thông tin là các kỹ năng thuần thục cho việc học tập suốt đời. Năm 1998, Hội Thƣ viện trƣờng học Hoa Kỳ và Hội Công nghệ - Truyền thông Giáo dục đã xuất bản cuốn sách: “Năng lực thông tin: Xây dựng sự cộng tác cho việc học tập”. Với mục đích xa hơn, cụ thể hơn cho giáo dục kiến thức thông tin, làm sáng tỏ các tiêu chuẩn của kiến thức thông tin, khả năng tự học và trách nhiệm xã hội của mỗi công dân. Năm 2003, Diễn đàn Quốc gia về kiến thức thông tin kết hợp với Tổ chức Văn hoá - Khoa học và Giáo dục - UNESCO và Uỷ ban quốc gia về Thông tin và Thƣ viện tổ chức hội thảo quốc tế tại Prague với đại diện từ 23 nƣớc trên thế giới cùng thảo luận về sự quan trọng của kiến thức thông tin trong bối cảnh quốc tế. Bản tuyên ngôn Prague đã mô tả kiến thức thông tin là chìa khoá cho xã hội, văn hoá, kinh tế và sự phát triển của mỗi quốc gia, cộng đồng, các tổ chức và mỗi cá nhân trong thế kỉ 21 và công nhận nó nhƣ một phần cơ bản của quyền con ngƣời trong quá trình học tập suốt đời. Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Hội nghị thƣợng đỉnh về kiến thức thông tin đƣợc đƣa ra nhằm sửa chữa những thiếu hụt của Kiến thức thông tin ở Hoa Kỳ với sự có mặt của hơn 100 thành viên đƣợc bảo trợ bởi Diễn đàn kiến thức thông tin quốc gia về các lĩnh vực nhƣ Uỷ ban phát triển Kinh tế, Dịch vụ khảo thí giáo dục…và Hiệp hội giáo dục quốc gia. Mục đích của hội nghị lần này là: (i)nâng cao hiểu biết chính trị và truyền thông về tầm quan trọng của thông tin xã hội trong thế kỷ 21, (ii) phát triển chiến lƣợc tổng hợp nhằm nâng cao kỹ năng thông tin cho công dân Hoa Kỳ, (iii) xây dựng những tiêu chuẩn và khung đánh giá kiến thức thông tin liên quốc gia.[29, tr.16]. 9 Tháng 10 năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã phát động “Tháng kiến thức thông tin quốc gia”. Ông khẳng định: hàng ngày lƣợng thông tin tràn ngập, thông tin trong 24 giờ và hàng ngàn mạng lƣới phát thanh, truyền hình, cộng với sự mênh mông của các nguồn thông tin trực tuyến đã tạo ra thách thức cho con ngƣời trong việc quản lý thông tin. Chúng ta phải học những kỹ năng cần thiết nhằm nắm bắt thông tin, kiểm tra và đánh giá thông tin đó trong mọi tình huống. Các kỹ năng này giúp chúng ta ra những quyết định chính xác, hiệu quả. Tháng hiểu biết thông tin chỉ ra sự cần thiết của KTTT cho mọi công dân Hoa Kỳ trở nên thông thạo trong việc định hƣớng trong thời đại thông tin.[18, pg.1]. 3.2 Lịch sử nghiên cứu kiến thức thông tin trong nước Tại Việt Nam, thuật ngữ “Information Literacy - Kiến thức thông tin” và “Lifelong learning – “học tập suốt đời” ngày càng phổ biến trong các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, và các cơ quan thông tin – thƣ viện. Ngày 8 đến 12 tháng 5 năm 2006, với sự tài trợ của Tổ chức văn hoá khoa học và giáo dục (UNESCO), Trƣờng Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trƣờng Đại học Hà Nội) đã phối hợp với Trung tâm Thông tin phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm phát triển học bổng Úc (ADS – Australian Development Scholarships Centre) tổ chức cuộc hội thảo về đào tạo Năng lực Kiến thức thông tin cho cán bộ thƣ viện các trƣờng Đại học ở Việt Nam. Tại hội thảo, với sự góp mặt của các chuyên gia về kiến thức thông tin đến từ các nƣớc Mỹ, Úc, Lào và Việt Nam đã tạo cơ hội cho cán bộ thƣ viện các trƣờng đại học Việt Nam đƣợc tiếp cận với những kiến thức mới nhất về kiến thức thông tin đồng thời tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và tri thức giữa các cán bộ thƣ viện trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Tại Trung tâm học liệu - Đại học Huế, kiến thức thông tin đƣợc nói đến với cụm từ “phổ cập thông tin”. Phổ cập thông tin nhằm thực hiện các nhiệm vụ [3]: - Nhận biết và kết nối nhu cầu thông tin; - Nắm đƣợc thiết kế, tích luỹ và cấu trúc của thông tin; - Xác định và lựa chọn những phƣơng pháp điều tra hoặc hệ thống phục hồi thông tin thích hợp nhất; 10 - Phát triển và bổ sung các phƣơng pháp tìm kiếm hữu ích; - Nhận, định vị và truy hồi thông tin; - Phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; - Sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Tại một số trƣờng Đại học khác nhƣ: Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ… cũng đã và đang tiến hành thực hiện chƣơng trình giảng dạy Kiến thức thông tin cho ngƣời dùng tin. Mặc dù các hoạt động này còn chƣa đƣợc nhân rộng song sẽ là xu hƣớng mà các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu hƣớng tới thực hiện trong một tƣơng lai không xa. Ngoài ra, kiến thức thông tin còn đƣợc nghiên cứu bằng các cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại một số trƣờng đại học khu vực Hà Nội nhƣ: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa... 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của vấn đề 4.1 Đối tượng nghiên cứu Các khái niệm về KTTT, nội dung KTTT và một số tiêu chuẩn KTTT tại một số nƣớc: Úc, Newzeland, Mỹ… Thực trạng KTTT của sinh viên Trƣờng Đại học Hà nội và nhu cầu đƣợc giảng dạy KTTT trong quá trình học tập, nghiên cứu. Những giải pháp và công cụ tích cực nhằm nâng cao hiểu biết về KTTT cho sinh viên. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Các vấn đề của luận văn đƣợc nghiên cứu trong giới hạn của việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trƣờng Đại học Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục và văn hoá thông tin. 11 5.2 Phương pháp cụ thể Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp chủ yếu sau: - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin, tài liệu; - Quan sát trực tiếp; - Điều tra bảng hỏi. 6. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn có bố cục gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Nội dung và vai trò của kiến thức thông tin đối với giáo dục đại học. Chƣơng 2: Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên Trường Đại học Hà Nội Chƣơng 3: Những công cụ và giải pháp nhằm phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đại học Hà Nội 12 Chƣơng 1: NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA KIẾN THỨC THÔNG TIN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Kỹ năng máy tính Ngƣời có kỹ năng máy tính là ngƣời có khả năng sử dụng và điều khiển máy tính. Kỹ năng máy tính đƣợc chia làm 2 khái niệm [34,tr.7,9]: Khái niệm kiến thức phần cứng máy tính: Là những kỹ năng cơ bản cần thiết nhằm sử dụng máy tính (Personal Computer); Laptop hay các thiết bị hi- tech khác nhƣ: điện thoại di động một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Biết cách sử dụng bàn phím, chuột, ổ CD – ROM, màn hình…biết các chức năng của máy quyét (scanner), máy in. Khái niệm kiến thức phần mềm máy tính: Là kiến thức về các chƣơng trình đƣơ ̣c thiế t kế chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc phục vụ nhu cầu ngƣời sử dụng. Phần mềm đƣợc lƣu trữ trong các thiết bị lƣu trữ. Các phần mềm máy tính nhƣ: Windows, Word, Excel, Powerpoint, Internet… 1.1.2 Đào tạo từ xa và học trên mạng Đào tạo từ xa (ĐTTX) là hình thức giáo dục mới. Ngày nay, có nhiều thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động đào tạo từ xa nhƣ: giáo dục mở, học từ xa, dạy từ xa, giáo dục từ xa…Đặc trƣng của hoạt động giáo dục này là sự cách biệt về không gian và thời gian. Theo nhiều học giả định nghĩa: “Đào tạo từ xa là một quá trình giáo dục đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa ngƣời dạy và ngƣời học về mặt không gian hoặc/và thời gian”[38]. Đào tạo từ xa bao hàm các yếu tố chủ yếu sau: - Giảng viên và học viên ở một khoảng cách xa (tức là có sự ngăn cách về mặt không gian: khoảng cách này là tƣơng đối, có thể là cùng trƣờng học nhƣng khác phòng học hoặc khác nhau về vị trí địa lý; 13 - Nội dung dạy học trong quá trình dạy học đƣợc truyền thụ, phân phối tới cho học viên chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp nhƣ văn bản in, âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu máy tính; - Sự liên hệ, tƣơng tác giữa giảng viên và học viên trong quá trình dạy học có thể đƣợc thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian). Dựa vào nội dung giảng dạy và sự tƣơng tác giữa giáo viên và sinh viên, ngƣời ta chia đào tạo từ xa thành hai hình thức cơ bản: - Đào tạo từ xa có tƣơng tác: là đào tạo có sự tƣơng tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học. Trong ĐTTX tƣơng tác, có một số phƣơng thức tổ chức đào tạo sử dụng các công nghệ điển hình nhƣ ở dƣới đây: Radio hai chiều, thoại hội nghị, cầu truyền hình… - Đào tạo từ xa không có tƣơng tác: là đào tạo không có sự tƣơng tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học. Trong ĐTTX không tƣơng tác, có các phƣơng thức đƣợc sử dụng điển hình nhƣ: tài liệu, bài giảng dƣới dạng in ấn, băng đĩa hình, băng đĩa tiếng, mạng internet, intranet. Nhƣ vậy, ĐTTX là “một phƣơng thức giáo dục - đào tạo dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. ĐTTX lấy việc tự học làm trọng tâm, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, tài liệu hƣớng dẫn, băng hình/tiếng, phƣơng tiện truyền thanh/truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông; có thể đồng thời có sự hƣớng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo”[34, tr.8]. 1.1.3 Kiến thức thông tin Kiến thức thông tin là khái niệm xuất hiện sớm trên thế giới, đƣợc mỗi nƣớc, mỗi tổ chức định nghĩa khác nhau, song nó còn khá mới mẻ trong hoạt động thông tin thƣ viện tại Việt Nam. Theo Hiệp hội Thƣ viện Hoa Kỳ (ALA): KTTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân, cũng nhƣ khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm đƣợc. 14 Tại Hội nghị về KTTT và kỹ năng học tập suốt đời (Information Literacy and Lifelong learning) diễn ra vào ngày 6 - 9 tháng 11 năm 2005 tại Alexandria , Ai Cập: KTTT đƣợc định nghĩa “là khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và tái tạo thông tin một cách hiệu quả phục vụ mục đích cá nhân, xã hội, công việc và học tập”. Trong thời đại công nghệ số, con ngƣời có hiểu biết, kiến thức về các công nghệ, kỹ thuật thôi chƣa đủ mà cần phải học cách tìm kiếm, truy cập, tổ chức, phân tích và đánh giá thông tin nhằm sử dụng vào việc ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng, một ngƣời có kiến thức thông tin là ngƣời có khả năng [5, tr.8]: - Nhận dạng đƣợc nhu cầu tin của bản thân; - Xác định đƣợc phạm vi của thông tin mà mình cần; - Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả; - Phân loại, lƣu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin đƣợc thu thập hay tạo ra; - Biến nguồn thông tin đƣợc lựa chọn thành cơ sở tri thức; - Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả; - Nắm bắt đƣợc các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin; - Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức; - Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội; - Trải nghiệm kiến thức thông tin nhƣ một phần của học tập độc lập cũng nhƣ tự học suốt đời. 1.2 Tiêu chuẩn của Kiến thức thông tin. Tại nhiều nƣớc phát triển trên thế giới, để phổ biến KTTT, ngƣời ta đƣa ra khung nội dung của KTTT thông qua các tiêu chuẩn sau đây: 15 1.2.1 Khả năng nhận biết nhu cầu thông tin Ngƣời có khả năng nhận biết nhu cầu thông tin của chính mình là ngƣời: * Xác định, định vị và liên kết nhu cầu thông tin: Sinh viên cần thực hiện các bƣớc cơ bản nhƣ sau: - Tìm hiểu các nguồn thông tin cơ bản phù hợp với chủ đề cần nghiên cứu; - Nhận dạng các từ khoá và thuật ngữ cốt lõi, rõ ràng và câu hỏi tìm kiếm; - Xác định hoặc sửa đổi nhu cầu thông tin của vấn đề; - Có thể hỏi ý kiến những ngƣời xung quanh để hiểu rõ hơn chủ đề nghiên cứu hay nhu cầu thông tin khác. * Hiểu đƣợc mục đích, phạm vi và sự thích hợp của các nguồn thông tin khác nhau: - Hiểu đƣợc cách thức tổ chức thông tin, phổ biến và sự phù hợp với nội dung chủ đề nghiên cứu; - Sự khác nhau giữa các giá trị, các nguồn thông tin tiềm năng; - Sự khác nhau giữa nguồn thông tin cấp một và nguồn thông tin cấp hai, làm cách nào để sử dụng chúng một cách khoa học phù hợp với mỗi chủ đề. * Đánh giá, đánh giá lại bản chất của nhu cầu thông tin: - Xem lại nhu cầu thông tin ban đầu nhằm làm rõ hơn, xem xét lại hoặc thu gọn câu hỏi tìm kiếm; - Liên kết và sử dụng các tiêu chuẩn để tạo ra các lựa chọn, quyết định thông tin. * Sử dụng các nguồn thông tin để ra các quyết định: - Hiểu đƣợc các nguồn thông tin khác nhau sẽ biểu hiện dƣới dạng khác nhau; - Sử dụng các nguồn thông tin một cách có hệ thống để hiểu các vấn đề cần nghiên cứu; - Sử dụng thông tin cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. 1.2.2 Tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, chính xác * Lựa chọn phƣơng pháp hoặc công cụ phù hợp nhất để tìm kiếm thông tin: 16 - Xác định phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp; - Hiểu đƣợc những thuật lợi và khả năng áp dụng của các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau; - Xác định đƣợc mục tiêu, nội dung và cấu trúc của các công cụ truy cập thông tin; - Tham khảo thủ thƣ và các chuyên gia thông tin để xác định các công cụ tìm kiếm. * Xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc tìm kiếm hiệu quả: - Phát triển kế hoạch tìm kiếm phù hợp với phƣơng pháp nghiên cứu; - Xác định chính xác từ khoá, từ đồng nghĩa và các thuật ngữ liên quan đến nhu cầu thông tin; - Xây dựng và thực hiện một chiến lƣợc tìm kiếm sử dụng câu lệnh phù hợp; - Thực hiện tìm kiếm sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với chủ đề, môn học. * Tìm đƣợc thông tin sử dụng các phƣơng pháp phù hợp: - Sử dụng đƣợc các công cụ truy cập thông tin phù hợp để truy cập thông tin dƣới nhiều dạng khác nhau; - Sử dụng dịch vụ thông tin phù hợp để tiếp cận nhu cầu thông tin nhƣ: cung cấp tài liệu, phổ biến thông tin...; - Sử dụng các điều tra, thƣ, phỏng vấn và các hình thức thẩm định khác để truy cập tới nguồn thông tin cấp một (thông tin gốc). * Cập nhật các nguồn thông tin, công nghệ thông tin, các công cụ truy cập thông tin và các phƣơng pháp nghiên cứu: - Duy trì kiến thức về vai trò của thông tin và công nghệ truyền thông; - Tạo đƣợc thói quen đọc lƣớt các nguồn tin in ấn và điện tử. 1.2.3 Khả năng đánh giá thông tin và quá trình tìm kiếm thông tin * Đánh giá các nguồn thông tin hữu ích và liên quan: - Đánh giá chất lƣợng và sự phù hợp của kết quả tìm kiếm và sử dụng công cụ tìm kiếm thông minh hoặc phƣơng pháp phù hợp; 17 - Nhận dạng và xác định lỗ hổng thông tin và thay đổi chiến lƣợng tìm kiếm; - Thực hiện tìm kiếm lại sử dụng chiến lƣợc tìm kiếm mới nếu cần thiết. * Xác định và áp dụng các chuẩn đánh giá thông tin: - Đánh giá và so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau theo các phƣơng diện: mức độ phù hợp, giá trị pháp lý, độ chính xác, bản quyền, mức độ cập nhật... * Xem xét đến quá trình tìm kiếm thông tin và thay đổi chiến lƣợc tìm kiếm nếu cần thiết. 1.2.4 Khả năng quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh. * Ghi chép lại thông tin và nguồn của thông tin đó: - Quản lý nội dung cơ bản của thông tin nhƣ: gạch đầu dòng, bản nháp hoặc bảng ghi nhớ; - Trích dẫn nguồn thông tin và quản lý các nguồn thông tin tìm đƣợc một cách có hệ thống; Ghi lại toàn bộ thông tin phù hợp nhằm phục vụ mục đích tra cứu, tham khảo về sau. * Tổ chức thông tin (sắp xếp, phân loại, lƣu trữ...): - Biên soạn, sƣu tập tài liệu tham khảo theo dạng thƣ mục; - Xây dựng hệ thống quản lý, tổ chức thông tin tìm đƣợc bằng các phần mềm nhƣ: Endnote, Jabref, files... 1.2.5 Ứng dụng thông tin trong việc học tập, sáng tạo tri thức mới. * Biết so sánh và tiếp cận các nguồn kiến thức cũ nhằm xác định giá trị còn lại, các mâu thuẫn hay những đặc điểm khác lạ của thông tin. * Có kỹ năng phổ biến, chia sẻ thông tin, tri thức và sáng tạo tri thức mới một cách hiệu quả. 1.2.6 Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hoá và xã hội trong việc sử dụng thông tin * Hiểu biết văn hoá, tôn giáo và các vấn kinh tế xã hội liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin: 18 - Nhận dạng đƣợc và có khả năng liên kết các vấn đề liên quan đến bản quyền và bảo mật trong môi trƣờng thông tin dƣới dạng in ấn và điện tử; - Nhận dạng và hiểu đƣợc các vấn đề liên quan tới việc kiểm duyệt và tự do ngôn luận; - Hiểu và tôn trọng sự riêng biệt, bản xứ và sự đa đạng về văn hoá trong việc sử dụng thông tin. * Thừa nhận thông tin là trụ cột của các giá trị và niềm tin: - Công nhận có sự khác nhau về giá trị giữa thông tin mới hoặc thông tin có sự liên quan tới các giá trị, niềm tin của cá nhân. * Công nhận những qui ƣớc, qui định liên quan tới việc truy cập và sử dụng thông tin: - Hiểu đƣợc thế nào là đạo văn và biết cách trích dẫn kiến thức, ý tƣởng của ngƣời khác. * Vấn đề pháp luật trong việc lƣu trữ, phổ biến nguyên bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh: - Chấp nhận quyền truy cập thông tin của mọi ngƣời dùng tin và không phá hoại các nguồn thông tin hoặc làm “ô nhiễm” môi trƣờng thông tin; - Thu thập, lƣu trữ và phổ biến thông tin, dữ liệu, hình ảnh hay âm thanh trong giới hạn của pháp luật cho phép; - Hiểu đƣợc và chấp hành các qui ƣớc trong việc sở hữu, bản quyền và sử dụng tài liệu có bản quyền. 1.3 Vai trò của kiến thức thông tin đối với giáo dục đại học Kiến thức thông tin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Điều này thể hiện qua ba nội dung sau đây: 1.3.1 Công cụ quan trọng trong việc học tập và học tập suốt đời. Khái niệm "học tập suốt đời" là coi học tập diễn ra dƣới mọi hình thức, cả chính quy, không chính quy thông qua những giai đoạn khác nhau của cuộc đời con ngƣời, từ độ tuổi mầm non cho tới khi về già. Học tập suốt 19 đời khuyến khích, hỗ trợ và động viên việc con ngƣời tìm đến tri thức trên cơ sở tự nguyện, tự giác vì những lý do cá nhân hay lý do chuyên môn[38]. Phó thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: Việt Nam đang hƣớng đến nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi mọi ngƣời dân phải có cơ hội và đƣợc hỗ trợ để học tập nâng cao kỹ năng một cách thƣờng xuyên. Vì vậy, học tập suốt đời có vai trò trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội toàn diện của Việt Nam[11]. Vậy tại sao ngày nay kiến thức thông tin lại trở thành vấn đề quan trọng trong giáo dục đại học nói riêng và học tập suốt đời nói chung? Chúng ta hãy thử tƣởng tƣợng nếu một sinh viên đại học không có bất kỳ khái niệm nào về các kỹ năng nghiên cứu; kỹ năng tìm kiếm, thu thập, xử lý, phân tích thông tin để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn thì sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng đầu ra. Sinh viên có thể rất thành thạo các kỹ năng: gửi thƣ điện tử, nói chuyện phiếm (chat), tải nhạc, phim... nhƣng đã có rất nhiều sinh viên không học cách định vị thông tin, đánh giá, phân tích và sử dụng thông tin hiệu quả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, một trong những mục tiêu hƣớng tới của các cơ sơ đào tạo, các trƣờng đại học là nâng cao chất lƣợng dạy và học, đồng thời đại đa số sinh viên cũng có mong muốn chủ động việc học, hoàn thành tốt bài thi và các bài nghiên cứu. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các cơ sở đào tạo (trƣờng đại học) cũng nhƣ ngƣời đƣợc đào tạo (sinh viên) tìm đến giải pháp dạy và học kiến thức thông tin. Theo Hiệp hội các Thƣ viện chuyên ngành và các Trƣờng Đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989) khẳng định: Ngƣời có kiến thức thông tin là ngƣời đã học đƣợc cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm đƣợc phƣơng thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những ngƣời khác có thể học tập đƣợc từ họ. Họ là những ngƣời đã đƣợc chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm đƣợc thông tin cần thiết cho bất kì nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động [5]. 20 Kiến thức thông tin không chỉ là kiến thức về máy tính hay khả năng sử dụng các công nghệ mà nó còn là khả năng tìm kiếm, đánh giá, phân tích, sáng tạo, chia sẻ và sƣ dụng thông tin trong việc giải quyết các vấn đề, sáng tạo tri thức mới, ra quyết định đúng đắn... giúp sinh viên tạo đƣợc một tƣơng lai tốt đẹp khi rời ghế nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho đất nƣớc. 1.3.2 Đổi mới phương pháp dạy – học Đổi mới giáo dục Việt Nam không phải là vấn đề mới song nó luôn là vấn đề cấp thiết, nóng hổi. Điều này đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lƣợng giáo dục, cơ cấu lại hệ thống giáo dục và mở rộng phạm vi giáo dục ở tất cả các cấp độ, gắn liền giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học và công nghệ. Phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ dân trí và trình độ quản lý[11]. Một trong những nguyên tắc của đổi mới giáo dục là đổi mới phƣơng pháp dạy – học. Ngày nay, phƣơng pháp giáo dục không còn là phƣơng pháp tiếp cận thông tin một cách thụ động “thầy đọc trò chép” nữa mà ngƣời học trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Ngƣời học có những cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu...từ đó thúc đẩy quá trình tự học, tự tìm hiểu tri thức và sáng tạo tri thức mới. Chính phƣơng pháp giáo dục này đòi hỏi ngƣời thầy phải luôn cập nhật thông tin, đổi mới kiến thức, tự nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của ngƣời học. Vì vậy, việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên và giáo viên chính là chìa khoá giúp cho cả thầy và trò làm chủ thông tin, tri thức, làm chủ quá trình tự học và tự học suốt đời. 1.3.3 Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. 21 Nhƣ vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tƣ duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Con ngƣời muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phƣơng pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trƣờng. Hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo trong trƣờng đại học. Nó đƣợc xem nhƣ là thƣớc đo của sự phát triển trong một trƣờng đại học, một nền giáo dục và một quốc gia. Quá trình bùng nổ thông tin, cùng với nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngƣời làm nghiên cứu khoa học luôn luôn phải cập nhật thông tin, tri thức mới nhất, chính xác và hiệu quả nhất nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thực nghiệm tạo ra những sản phẩm khoa học có chất lƣợng cao, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn đất nƣớc. Ngƣời làm nghiên cứu khoa học giỏi phải là ngƣời đã đƣợc trang bị kỹ năng tự học, tự định hƣớng hay còn gọi là kiến thức thông tin. Họ có khả năng nhận biết nhu cầu tin, định vị thông tin, tìm kiếm, sử dụng và biến nguồn tin đó thành cơ sở tri thức nhằm sáng tạo ra tri thức mới, sáng kiến, cải tiến mới phục vụ cho xã hội. Các nhà khoa học lớn đều phải biết kế thừa, tiếp thu những kiến thức của những đồng nghiệp và những ngƣời đi trƣớc. Nhƣ vậy, để có đƣợc những sản phẩm khoa học chất lƣợng cao, phục vụ cho xã hội, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải thực hiện quá trình nghiên cứu một cách nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao. KTTT là một trong những công cụ hỗ trợ 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan