Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngàn...

Tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin

.PDF
89
985
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN LAN ANH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Khoá 2005-2008 Hà Nội, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Khoá 2005-2008 Nguyễn Lan Anh Người thực hiện: Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng Hà Nội, 2008 2 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt ………………………………………....... Phần mở đầu……………………………………………………....... Chƣơng I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động NC&TK trong SME….……………………………………………………….. 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động NC&TK trong SME…………....... 1.1.1. Một số khái niệm……………………………………………… 1.1.2. Đổi mới, hệ thống đổi mới quốc gia…………………………... 1.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong việc khuyến khích doanh nghiệp phát triển hoạt động NC&TK…...…................. 1.2.1. CHLB Đức ……………………………………………………. 1.2.2. Đài Loan…………………………………………………......... 1.2.3. Trung Quốc……………………………………………………. 1.2.4. Nhận xét từ kinh nghiệm nước ngoài mà Việt Nam có thể tham khảo Chƣơng II. Hoạt động NC&TK trong các SME ngành CNTT ở Việt Nam…...……………………………………...………………… 2.1. Hoạt động NC&TK trong SME Việt Nam…..…………………. 2.1.1. SME Việt Nam………………………………………………... 2.1.2. Khái quát hoạt động NC&TK trong các SME………………… 2.2. Một số chính sách khuyến khích SME, SME phần mềm tiến hành hoạt động NC& TK…..………………………….. 2.2.1. Chính sách hỗ trợ về tài chính.................................................... 2.2.2. Chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng............................................ 2.2.3. Một số chính sách hỗ trợ tài chính khác..................................... 2.2.4. Một số chính sách liên quan đến phát triển phần mềm và SME phần mềm.............................................................................................. 2.3. Hoạt động NC&TK trong SME phần mềm................................. 2.3.1. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam............ 2.3.2. Đặc thù sản phẩm phần mềm và vai trò của hoạt động NC&TK trong SME phần mềm............................................................ 2.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động NC&TK trong SME phần mềm... 3 Trang 5 6 14 14 14 16 24 25 27 30 33 36 36 36 38 41 43 46 49 51 55 56 60 61 2.3.4. Đầu tư tài chính cho hoạt động NC&TK trong SME phần mềm...................................................................................................... 2.3.5. Nguồn nhân lực NC&TK trong các SME phần mềm ................ 2.3.6. Thông tin về thị trường trong các SME phần mềm.................... 2.3.7. Quản lý chất lượng trong các SME phần mềm .......................... 2.4. Kết luận chương II Chƣơng III. Một số giải pháp phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong SME ngành CNTT............................................. 3.1. Định hướng phát triển hoạt động NC&TK trong SME CNTT ở Việt Nam........................................................................................... 3.1.1. Duy trì và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia và xây dựng, thực thi chính sách đổi mới ở Việt Nam.............................................. 3.1.2. Nhà nước giữ vai trò “bà đỡ” cho các SME phần mềm............. 3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động NC&TK trong SME CNTT.................................................................................................... 3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển của các SME phần mềm.............................................................................................. 3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho các SME phần mềm.............. 3.2.3. Giải pháp về tài chính................................................................. 3.2.4. Giải pháp về công tác quản lý trong doanh nghiệp.................... 3.2.5. Giải pháp về thông tin thị trường trong các SME phần mềm..... 3.2.6. Một số giải pháp gián tiếp nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các SME phần mềm..................................................... Kết luận................................................................................................ Tài liệu tham khảo.............................................................................. 4 62 63 67 68 69 74 74 74 77 78 78 79 81 82 83 84 85 87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT: công nghệ thông tin KH&CN: khoa học và công nghệ NC&TK: nghiên cứu và triển khai SME: doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động NC&TK nói riêng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên hoạt động NC&TK chưa được các doanh nghiệp, đặc biệt là SME đánh giá đúng với tầm quan trọng của nó. Điều đó được thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền để mua công nghệ khi cần thiết, mặc dù phải chi những khoản tiền rất lớn, trong khi đó nguồn vốn của SME rất hạn chế. Về phía Nhà nước, đã có những chính sách hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải kể đến là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KH&CN được quy định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP. Các chính sách quy định tại Nghị định này bao gồm: chính sách về thuế, tín dụng, chính sách hỗ trợ kinh phí…, song nổi bật và rõ nét nhất của Nghị định này là việc hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu khoa học. Trong gần 10 năm thực hiện, chính sách này đã được các doanh nghiệp rất ủng hộ, tuy nhiên trên thực tế những hỗ trợ của Nhà nước ở đây chỉ mang tính thời vụ, và như vậy đã không giải quyết được cái “gốc” của vấn đề. Rõ ràng nó không đủ mạnh để có thể làm thay đổi nhận thức và hành động của doanh nghiệp đối với hoạt động NC&TK, để từ đó có thể phát triển một cách có hệ thống hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp, đặc biệt là SME. 6 Mỗi năm khối SME đóng góp khoảng 25%-26% GDP1 của cả nước. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp ngành CNTT đóng vai trò không nhỏ, tuy nhiên hoạt động NC&TK cũng chưa được các doanh nghiệp chú ý đúng mức. Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động KH&CN trong khu vực sản xuất, nhưng vì cách tiếp cận khác nhau nên các công trình này không đi sâu nghiên cứu về mảng hoạt động NC&TK của các doanh nghiệp, đặc biệt là SME. Với tất cả lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong SME ngành CNTT” để từ đó có thể đề xuất một số biện pháp, chính sách nhằm phát triển hoạt động NC&TK trong các doanh nghiệp này là cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước: Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động NC&TK nói riêng trong khu vực doanh nghiệp cũng như các chính sách để tăng cường hoạt động NC&TK của doanh nghiệp. Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy hoạt động NC&TK trong khu vực doanh nghiệp không nhiều, vì thế đã tạo nên sự khác biệt lớn với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo xu thế phát triển chung, kinh 1 Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà (Chủ biên), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2001, tr.91. 7 phí dành cho hoạt động NC&TK cũng như những đóng góp về NC&TK trong các doanh nghiệp đã tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Năm 2000, Trung Quốc quy định rằng những doanh nghiệp nào có chi phí cho NC&TK đạt 5% doanh thu2 thì được cấp chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao. Chính sách này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hoạt động NC&TK. Chính phủ đã xây dựng nhiều khu công nghệ cao quốc gia, với mục đích thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao. Các doanh nghiệp trong các khu công nghệ cao này chủ yếu là doanh nghiệp khoa học và kỹ thuật vừa và nhỏ có đầu tư lớn cho hoạt động NC&TK. Tuy nhiên, nhìn chung đầu tư cho NC&TK của doanh nghiệp ở mức thấp và năng lực NC&TK của nhiều doanh nghiệp còn yếu nên họ phải nhập khẩu hầu hết các công nghệ cốt lõi và các thiết bị thiết yếu. Mặt khác, cũng chính vì các doanh nghiệp có thể tiếp cận được công nghệ và thiết bị tiên tiến từ các nước phát triển, rất nhiều doanh nghiệp đã không tập trung vào việc nghiên cứu. Đây là tình trạng phổ biến chung của hầu hết các cơ sở nghiên cứu tại Trung Quốc (Han Jinglun, Yang Ruikai, 2004). Trong ngành dược, ngành sản xuất điện thoại di động, hiện tượng này thể hiện rất rõ. Các nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy, Đài Loan có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên từng doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong việc đầu tư hiệu quả cho hoạt động NC&TK. Vì vậy, Chính phủ Đài Loan đã giao cho Viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI) làm đầu mối cho một số chương trình hợp tác NC&TK khu vực doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Hobday (1995) thì để có thể nâng cao nhận thức về hoạt động nghiên cứu trong khu vực doanh nghiệp, Chính phủ đã áp dụng một số chính sách như: 2 OECD STI outlook 2002: country response to policy questionnaire (China). 8 đầu tư cho giáo dục, chính sách tài chính để khuyến khích doanh nghiệp tiến hành hoạt động NC&TK… Ở CHLB Đức có nhiều chương trình hỗ trợ hoạt động NC&TK, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, điển hình là Chương trình nâng cao năng lực đổi mới cho các SME (ProInno). Mục đích của chương trình là thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động NC&TK của các SME để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra ở Đức còn có Liên đoàn các hội nghiên cứu doanh nghiệp, trong Liên đoàn có các Liên hiệp nghiên cứu bao gồm nhiều viện nghiên cứu. Vai trò của Liên đoàn như người đỡ đầu, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu của khu vực doanh nghiệp. Liên đoàn đứng ra tiếp nhận tài trợ của Liên bang thông qua Bộ Kinh tế Liên bang cấp để tiến hành nghiên cứu. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu về hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động NC&TK nói riêng của các tổ chức KH&CN, đó là các nghiên cứu về hoạt động NC&TK của các viện nghiên cứu thuộc các bộ, ngành (TS. Nguyễn Thị Anh Thu, 2000), nghiên cứu hoạt động NC&TK thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (TS. Nguyễn Thanh Thịnh, 2000), nghiên cứu hoạt động NC&TK trong trường đại học (Ths. Nguyễn Thị Minh Nga, Ths. Phạm Thị Bích Hà, 2000). Vì các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp có những đặc thù nên hoạt động NC&TK trong các tổ chức đó cũng mang những nét đặc trưng riêng. Đối với hoạt động KH&CN trong khu vực doanh nghiệp cũng đã có một số công trình nghiên cứu điển hình có liên quan, đó là: 9 - Đề tài cấp bộ năm 2000: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Ca, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. Đề tài đưa ra cách tiếp cận mới về đổi mới công nghệ, đặt nó trong hệ thống đổi mới quốc gia. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ tập trung vào phân tích môi trường chính sách, đặc biệt là chính sách về tài chính và nhân lực đối với hoạt động đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất. - Đề tài cấp bộ năm 2006: Nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Việt Hoà, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. Cách tiếp cận của đề tài đi từ những tác động của các chính sách của Nhà nước tới hoạt động KH&CN của doanh nghiệp. Liên quan đến đề tài, hoạt động KH&CN gồm hoạt động NC&TK, đào tạo và dịch vụ trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp và nông nghiệp. Chính vì phạm vi rộng như vậy nên đề tài không đi sâu nghiên cứu hoạt động NC&TK đối với loại hình SME trong ngành CNTT để có thể đề xuất được những chính sách phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp loại này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm vào: - Nhận dạng hoạt động NC&TK trong SME ngành CNTT. - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động NC&TK trong các SME ngành CNTT. 10 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn cao học này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu sâu loại hình doanh nghiệp phần mềm trong các SME ngành CNTT. 5. Mẫu khảo sát Doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Đề tài sử dụng số liệu điều tra 89 doanh nghiệp phần mềm năm 2005 của Hội tin học TP. Hồ Chí Minh HCA). 6. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài 6.1. Hoạt động NC&TK trong SME CNTT diễn ra như thế nào? 6.2. Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy được hoạt động NC&TK trong các SME ngành CNTT? 6.3. Gia công phần mềm là một thị trường nhiều tiềm năng của Việt Nam nhưng làm thế nào để biến cơ hội thành lợi thế của doanh nghiệp? 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Hoạt động NC&TK trong các SME CNTT diễn ra rất nhỏ lẻ, chưa được các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ, vì thế không được đầu tư đúng mức. 7.2. Tài chính và nhân lực là hai vấn đề hiện nay các SME ngành CNTT đang gặp phải khó khăn.  Về tài chính, các SME CNTT thiếu vốn để hoạt động. Cần đa dạng hoá, thu hút các nguồn vốn khác nhau hỗ trợ cho hoạt động NC&TK của SME CNTT.  Về nhân lực, nhân lực CNTT nói chung, nhân lực phần mềm nói riêng còn rất thiếu cả về chất lượng và số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực CNTT trước mắt và lâu dài. 11 7.3. Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường gia công phần mềm thiếu tính chuyên nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình sản xuất/ gia công phần mềm đạt chất lượng quốc tế. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu: thu thập, hệ thống hoá và phân tích các tài liệu của Việt Nam và nước ngoài về lý luận và thực tiễn hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp nói chung, SME nói riêng cũng như các tài liệu về hệ thống chính sách đối với hoạt động NC&TK trong khu vực doanh nghiệp. - Kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan đã được công nhận: hệ thống hoá, phân tích các số liệu điều tra từ các đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu, các cuốn sách đã được xuất bản, và đặc biệt là số liệu khảo sát điều tra của 89 doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 của Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh. - Phỏng vấn chuyên gia: tiếp xúc, trao đổi với các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp phần mềm. - Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam: Luận văn tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm các nước CHLB Đức, Đài Loan, Trung Quốc và mốt số nước khác trong sự so sánh với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. 9. Kết cấu luận văn Mở đầu Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương II. Hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam 12 Chương III. Một số giải pháp phát triển hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin Kết luận Tài liệu tham khảo 13 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG NC&TK TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động NC&TK trong SME 1.1.1. Một số khái niệm Liên quan đến khái niệm về KH&CN, nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm (NC&TK), nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm, giải thích và nhận định khác nhau. Nghiên cứu khoa học có thể được xác định như là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và sáng tạo nhằm áp dụng chúng vào thực tiễn (Y.de Hemptinne, 1986). Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người (Vũ Cao Đàm, 2005). Hoạt động nghiên cứu khoa học là những hoạt động nghiên cứu có tính hệ thống và sáng tạo… nhằm áp dụng vào đời sống thực tế (UNESCO). Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn (Luật KH&CN, 2000). Triển khai thực nghiệm có thể được xác định như bất kỳ một công việc có hệ thống nào vận dụng các kiến thức hiện tại đạt được nhờ nghiên cứu và/ hoặc kinh nghiệm thực tiễn nhằm sản xuất ra vật liệu mới, sản phẩm và 14 thiết bị mới, nhằm đưa ra những phương pháp tiến hành mới, những hệ thống và dịch vụ mới, nhằm cơ bản hoàn thiện những gì đã sản xuất hoặc đã đưa ra sử dụng (Y.de Hemptinne, 1986). Triển khai thực nghiệm (còn gọi là triển khai) là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật (Vũ Cao Đàm, 2005). Theo đó, hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn: tạo vật mẫu, tạo công nghệ (làm pilot), sản xuất thử loạt nhỏ (loạt 0). Như vậy, mặc dù khái niệm nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm được nhiều tác giả hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau, song rõ ràng nhân tố quyết định của hoạt động NC&TK là sự có mặt của yếu tố sáng tạo và đổi mới và mục đích cuối cùng của hoạt động này là để áp dụng vào thực tiễn. Tác giả cho rằng đây chính là bản chất của hoạt động NC&TK. Vì lẽ đó, trong phần dưới đây tác giả sẽ sử dụng lý thuyết về hệ thống đổi mới quốc gia để phân tích hoạt động NC&TK trong khu vực doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (tiếng Anh: Small and Medium Enterprise – SME) là một thực thể kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Quan niệm về SME không thống nhất ở các nước khác nhau. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người (Điều 3 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa). 15 - Công nghệ thông tin: là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số (Luật CNTT, 2006). - Doanh nghiệp CNTT, gồm có doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, phần cứng và doanh nghiệp dịch vụ. Doanh nghiệp CNTT được tiến hành nghiên cứu sâu trong luận văn này là doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam. 1.1.2. Đổi mới, hệ thống đổi mới quốc gia 1.1.2.1. Đổi mới (innovation) Đổi mới là khái niệm rộng, được nhiều tác giả định nghĩa khác nhau. Theo R. Nelson, đổi mới là một quá trình “chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn thiện để đưa ra thị trường, thành một quy trình được đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra một cách tiếp cận mới trong các dịch vụ xã hội”. Schumpeter cho rằng đổi mới bao gồm: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới thị trường, đổi mới nguồn lực, đổi mới tổ chức. Đổi mới không chỉ có ý nghĩa trong kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với xã hội. Tác giả cuốn sách “Diffusion of innovation” – Everett Roger nhận ra sự khác biệt giữa nhà sáng chế (inventor) và nhà đổi mới (innovator). Theo ông, nhà sáng chế là người có ý tưởng mới, còn nhà đổi mới là người biết vận dụng những ý tưởng đó để thực thi nó trong thực tế. Theo cuốn Manual Oslo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì khái niệm đổi mới bao gồm việc thực thi sản phẩm công nghệ mới và quy trình công nghệ mới hoặc hoàn thiện công nghệ trong sản phẩm và quy trình (OECD, 1997). 16 Theo cách tiếp cận truyền thống, hoạt động đổi mới được quan niệm như một quá trình tuyến tính, không có sự tác động qua lại giữa các yếu tố. Quá trình đó bắt đầu bằng hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm. Từ đó hình thành nên các sáng chế và ra đời các sản phẩm mới, quy trình mới. Như vậy ở đây có sự tiếp nối của các sự kiện mà không có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự kiện đó. Từ những năm 1980, quan niệm về đổi mới được thay đổi theo cách tiếp cận mối quan hệ tương hỗ/ cách tiếp cận hệ thống. Theo đó, quá trình đổi mới không phải là một chuỗi các công đoạn biệt lập với nhau, mà là một sự tác động qua lại thường xuyên giữa các yếu tố do KH&CN hoặc thị trường mang lại. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa giai đoạn sau (gắn với thị trường) và giai đoạn trước (gắn với NC&TK, công nghệ) của quá trình đổi mới, mối quan hệ tác động tương hỗ giữa KH&CN, hoạt động sản xuất và thương mại của quá trình đổi mới. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới, chính sách đổi mới. Nghiên cứu của Ths. Hoàng Văn Tuyên (2005) cho rằng đổi mới ở đây hàm chứa đổi mới về sản phẩm và đổi mới quy trình công nghệ, trong đó đổi mới sản phẩm và quy trình công nghệ bao gồm một loạt các hoạt động về khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại. Nghiên cứu của Ths. Nguyễn Mạnh Quân (2006) cho rằng, mục đích cuối cùng của đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc phương pháp mới, cách thức mới để làm ra các sản phẩm và dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Đặc điểm của đổi mới là tính thị trường, tính tổng thể, tính hệ thống, tính đa dạng, tính không tuần tự, tính phức tạp và doanh nghiệp là trung tâm của các hoạt động đổi mới. 17 Như vậy mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về đổi mới song có thể hiểu đổi mới là một quá trình cần và đủ để có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới. Doanh nghiệp là chủ thể chính, giữ vai trò trung tâm của quá trình đổi mới. Hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp có mục đích tạo ra công nghệ mới, hoặc để tiếp thu, làm chủ, vận hành một công nghệ nào đó để tạo ra những sản phẩm mới, quy trình mới, dịch vụ mới. Rõ ràng hoạt động NC&TK gắn bó chặt chẽ với sự sáng tạo, đổi mới. Xét cho cùng hoạt động NC&TK cũng là một trong các hoạt động đổi mới. Tuy nhiên hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp nói riêng, hoạt động đổi mới nói chung không tồn tại độc lập mà được duy trì và phát triển trong một hệ thống với nhiều mối liên hệ tương tác lẫn nhau. Đó là hệ thống đổi mới quốc gia. 1.1.2.2. Hệ thống đổi mới quốc gia và cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia Khái niệm hệ thống đổi mới quốc gia (National innovation system, NIS) được nhắc tới từ những năm 1980. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và đã coi cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia là một trong những cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Lê Đình Tiến, 2000). Trên thế giới, xung quanh khái niệm “hệ thống đổi mới quốc gia” đã có rất nhiều tác giả đưa ra những định nghĩa khác nhau. Mỗi cách định nghĩa đều được lý giải phù hợp với những điều kiện của một nền kinh tế cụ thể. “Hệ thống đổi mới quốc gia là một mạng lưới các thiết chế (institution) trong khu vực công và tư cùng phối hợp hoạt động trong quá trình sáng tạo, nhập khẩu, cải tiến và phổ biến công nghệ mới.” (Freeman, 1987) 18 “Hệ thống đổi mới quốc gia gồm các yếu tố và các mối quan hệ tương tác trong các hoạt động sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức mới có lợi ích về kinh tế… diễn ra trong hoặc bắt nguồn từ bên trong biên giới của một quốc gia.” (Lundvall, 1992) “Hệ thống đổi mới quốc gia gồm các thiết chế có liên quan lẫn nhau quyết định mức độ đổi mới của các công ty quốc gia.” (Nelson, 1993) “Hệ thống đổi mới quốc gia gồm các thiết chế quốc gia, hệ thống khuyến khích và năng lực quyết định tốc độ và chiều hướng học hỏi công nghệ (hoặc là tốc độ và cấu thành của các hoạt động tạo ra đổi mới) trong một quốc gia.” (Patil và Pavitt, 1994) “Hệ thống đổi mới quốc gia gồm tập hợp các thể chế độc lập và phối hợp với nhau tham gia vào quá trình triển khai, phổ biến các công nghệ mới, đưa ra các khuôn khổ để hình thành và thực thi các chính sách của Chính phủ có liên quan đến quá trình đổi mới. Đó cũng là hệ thống các thiết chế có liên quan trong quá trình sáng tạo, gìn giữ và chuyển giao các tri thức, kỹ năng tạo nên các công nghệ mới.” (Metcalfe, 1995). Về bản chất thì đổi mới quốc gia là một hệ thống. Theo đó, chúng là tập hợp các phần tử có liên hệ tương tác với nhau nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã định trước trong một môi trường xác định. Các phần tử chính của hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm: Chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tổ chức trung gian. Các phần tử này có mối liên hệ tương tác lẫn nhau trong quá trình hoạt động nhằm hướng tới mục đích đổi mới. Theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia thì đổi mới và phát triển công nghệ là kết quả của mối liên kết giữa các nhân tố doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong một hệ thống trong sự điều chỉnh của một tập hợp các thiết chế. Với cách hiểu như 19 vậy, doanh nghiệp là một phần tử của hệ thống đổi mới quốc gia trong mối tương tác với các phần tử khác. Như vậy cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia về cơ bản dựa trên lý thuyết và cách tiếp cận của hệ thống. Tựu chung lại, hệ thống đổi mới quốc gia là một hệ thống các tổ chức tương tác với nhau trên cơ sở một tập hợp các thiết chế nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế và xã hội và coi đổi mới như là phương tiện chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó. Về các thành phần của hệ thống đổi mới quốc gia, có nhiều lý giải khác nhau. Song nhìn chung, hệ thống đổi mới quốc gia tại nhiều quốc gia gồm có các thành phần chính sau: Chính phủ và các cơ quan trực thuộc: Đây là tổ chức có nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường cơ sở hạ tầng, quá trình học hỏi và đổi mới, bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi của khách hàng. Trong hệ thống đổi mới quốc gia, Chính phủ giữ vai trò điều phối, hướng dẫn liên kết giữa khu vực nghiên cứu và khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra các tổ chức này còn có chức năng cấp kinh phí cho các hoạt động NC&TK, hoạt động đổi mới. Các tổ chức nghiên cứu (viện nghiên cứu, trƣờng đại học): là nơi thực hiện các hoạt động từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng đến triển khai thực nghiệm để tạo ra công nghệ. Doanh nghiệp: thực hiện hoạt động NC&TK, hoạt động đổi mới, đổi mới và phát triển công nghệ. Như vậy doanh nghiệp là chủ thể và giữ vai trò trung tâm của các hoạt động đổi mới, là thành phần trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng