Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển giáo dục việt nam trong nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu hội n...

Tài liệu Phát triển giáo dục việt nam trong nền kinh tế thị trường và trước nhu cầu hội nhập quốc tế

.PDF
269
288
83

Mô tả:

bé khoa häc vµ c«ng nghÖ _____ §Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc M· sè: §T§L.2007G/53 C¬ quan chñ qu¶n §Ò tµi: V¨n phßng ChÝnh phñ C¬ quan chñ tr× §Ò tµi: V¨n phßng Héi ®ång Quèc gia Gi¸o dôc b¸o c¸o tæng hîp ®Ò tµi ph¸t triÓn gi¸o dôc viÖt nam trong nÒn kinh tÕ thÞ tr−êng vµ tr−íc nhu cÇu héi nhËp quèc tÕ Chñ nhiÖm §Ò tµi: Pgs.TS. trÇn quèc to¶n 8719 Hµ Néi - 2010 MỤC LỤC _______ Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chương I. Một số quan điểm và khái niệm cơ bản về phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường 1 1 1.1. Tư tưởng kinh tế giáo dục của Chủ nghĩa Mác 1 1.2. Vốn nhân lực (Human Capital) 6 1.3. Một số khái niệm về giáo dục trong kinh tế thị trường 9 Chương II. Giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường 23 I. Các yếu tố và quá trình giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường 23 II. Tác động của kinh tế thị trường đối với giáo dục 32 Chương III. Bản chất của Giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường 46 I. Giáo dục là phúc lợi xã hội và Giáo dục là hàng hoá dịch vụ 46 1. Giáo dục là phúc lợi xã hội 46 2. Dịch vụ Giáo dục, đào tạo 48 3. Đặc điểm của thị trường hàng hoá dịch vụ giáo dục đào tạo 51 II. Một số vấn đề về cơ sở giáo dục vì lợi nhuận và cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận 60 1. Cơ sở giáo dục - đào tạo vì lợi nhuận 60 2. Cơ sở giáo dục - đào tạo không vì lợi nhuận 64 3. So sánh giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo vì lợi nhuận và các cơ sở giáo dục đào tạo không vì lợi nhuận 65 Chương IV. Cơ chế phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 68 I. Giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế 68 1. Kênh gián tiếp 69 2. Kênh trực tiếp 70 II. Chi phí giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 72 1. Chi phí giáo dục, đào tạo 73 2. Chi phí hữu hình và chi phí vô hình trong giáo dục, đào tạo 74 3. Chi phí hữu hình và chi phí vô hình đối với trường công và trường tư 75 4. Bản chất kinh tế - xã hội của nguồn tài chính của Nhà nước chi cho giáo dục - đào tạo 77 III. Sự thay đổi chức năng của các chủ thế tham gia giáo dục, đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 79 1. Những chủ thế chủ yếu tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo 79 2. Mối quan hệ công - tư trong phát triển giáo dục, đào tạo 81 IV. Hình thành cơ chế phát triển giáo dục mới 84 1. Vai trò của Nhà nước 85 2. Vai trò của cơ chế thị trường 86 3. Tự chủ của các đơn vị cung ứng HHDV giáo dục đào tạo 87 4. Trách nhiệm của người học 88 5. Vai trò của xã hội 89 Phần thứ hai MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chương I. Một số mô hình giáo dục trong các nền KTTT 90 90 II 1.1. Đặt vấn đề 90 1.2. Một số mô hình giáo dục trong các nền KTTT 92 Chương II. Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm phát triển giáo dục của các nước trên nền KTTT 109 2.1. Quan niệm về giáo dục và chính sách đầu tư cho giáo dục 109 2.2. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục và sự hình thành các thị trường hàng hoá dịch vụ giáo dục 112 2.3. Vận dụng các yếu tố của thị trường để phát triển giáo dục 115 2.4. Chú trọng nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng giáo dục 122 2.5. Kiểm định chất lượng - một công cụ quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục 123 2.6. Vai trò của Nhà nước và của thị trường trong giáo dục 125 Phần thứ ba THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 127 Chương I. Thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam trong các giai đoạn 127 1.1. Giai đoạn 1955 đến 1975 127 1.2. Giai đoạn 1976 đến 1986 132 1.3. Giai đoạn 1986 đến nay 136 Chương II. Phân tích, đánh giá sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đối với giáo dục và đào tạo trong thời gian qua 146 2.1. Sự thay đổi nhận thức 2.2. Sự thay đổi vai trò của nhà nước, nhà trường, người học và gia đình 148 2.3. Những ảnh hưởng của quá trình hội nhập, toàn cầu hóa về giáo dục 152 2.4. Một số vấn đề về tài chính giáo dục trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 157 III 2.5. Đánh giá phát triển giáo dục - đào tạo trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế qua các cuộc khảo sát 169 2.6. Đánh giá tổng quát sự phát triển của giáo dục Việt Nam trong thời gian qua 182 Phần thứ tư PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 185 Chương I. bối cảnh, yêu cầu và quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới I. bối cảnh trong nước và quốc tế 185 1. Bối cảnh trong nước 185 2. Bối cảnh quốc tế 187 3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển giáo dục - đào tạo Việt Nam 189 II. Yêu cầu, sứ mạng và mục tiêu của giáo dục - đào tạo Việt Nam trong giai đoạn mới 191 III. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 195 Chương II. Cơ chế và giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 197 I. Cơ chế phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 197 1. Vai trò chủ đạo của nhà nước 198 2. Vai trò của thị trường - cơ chế thị trường 199 3. Tự chủ của các cơ sở giáo dục - đào tạo 200 4. Trách nhiệm của người học 200 5. Vai trò của xã hội 201 IV II. Vấn đề đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục - đạo tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 202 III. Các giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục - đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 204 1. Những giải pháp chung 204 1.1. Đẩy mạnh đổi mới tư duy giáo dục 204 1.2. Đổi mới mạnh mẽ và tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo 205 1.3. Hoàn thiện về thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ các cơ sở giáo dục - đào tạo 208 1.4. Hoàn thiện và phát triển hệ thống giáo dục 211 1.5. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục - đào tạo 212 1.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo 213 1.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo 214 1.8. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của toàn xã hội và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo 215 1.9. Đảm bảo ngày càng tốt hơn công bằng, bình đẳng và các chính sách xã hội trong giáo dục, đào tạo 215 2. Vận dụng cơ chế và các giải pháp phù hợp với từng cấp, bậc học và điều kiện phát triển của từng vùng, địa phương 216 2.1. Đối với giáo dục mầm non 217 2.2. Đối với giáo dục phổ thông 217 2.3. Đối với giáo dục nghề 217 2.4. Đối với giáo dục đại học và sau đại học 218 2.5. Đối với giáo dục không chính quy và phí chính quy V 2.6. Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo cho các vùng 220 KẾT LUẬN 221 TÀI LIỆU THAM KHẢO 224 VI BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chương I MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I.1. Tư tưởng kinh tế giáo dục của chủ nghĩa Mác1 1.1.1. Học thuyết lao động giáo dục Marx- Engels cho rằng, cái gọi là lao động chính là chỉ lao động sản xuất (SX) vật chất có thể trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng. “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”2. Nội dung của nó là sự biến đổi vật chất, kết quả của nó là sản phẩm vật chất. Điều này cũng chính như lời Marx nói: “Nếu đứng về mặt kết quả của nó, tức là đứng về mặt sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình, thì cả tư liệu lao động lẫn đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu SX, còn bản thân lao động thì biểu hiện là lao động SX3”. 1 Đặng Ứng Vận Phát triển GD đại học trong nền kinh tế thị trường. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2006 2 Marx K. Tư bản (bản dịch tiếng Việt NXB Tiến bộ Mátxcơva – NXB Sự thật Hà Nội 1984. Phần 1 trang 230. Bản tiếng Anh: Labour is, in the first place, a process in which both man and Nature participate, and in which man of his own accord starts, regulates, and controls the material re-actions between himself and Nature. – lao động là quá trình mà trong đó có sự tham gia của con người và tự nhiên, và trong đó con người tự nguyện khởi đầu, điều chỉnh và chế ngự tương tác vật chất giữa họ và tự nhiên. 3 Sách dã dẫn Phần 2 trang 7. 1 Nếu quan sát từ hình thái xã hội và quan hệ SX tư bản chủ nghĩa thì chỉ có lao động SX tư bản, SX giá trị thặng dư mới là lao động SX. Nếu sức lao động chỉ là tạo giá trị tiêu dùng cho chính mình, không tạo ra giá trị thặng dư thì đó không phải là lao động SX. “Chỉ có người lao động nào SX ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, hoặc phục vụ cho tư bản tự tăng thêm giá trị, thì mới được coi là người lao động SX”4. Marx- Engels đã nói: “người thầy giáo - nếu được phép chọn một ví dụ ngoài lĩnh vực SX vật chất – là một người lao động SX, nếu như người đó không những mở mang đầu óc cho trẻ em, mà còn là vì anh ta đã nai lưng ra làm giàu cho nhà kinh doanh. Nhà kinh doanh này bỏ tư bản vào một xưởng dạy học, hay bỏ vào một xưởng lạp xường, thì tình hình cũng không thay đổi chút nào cả3”. Căn cứ vào lý luận liên quan tới lao động SX và lao động phi SX của MarxEngels, về phạm vi mà khái niệm lao động SX bao hàm, quan sát tính chất của lao động GD có thể rút ra được một số luận điểm chủ yếu sau đây: Thứ nhất, lao động GD là một loại lao động có tính phục vụ (hoặc dịch vụ ) có thể tạo ra giá trị sử dụng đặc biệt cho xã hội; là một loại hoạt động không có không được trong SX, như Marx nói: “Có một số dịch vụ là đào tạo, duy trì khả năng lao động, làm cho khả năng lao động thay đổi hình thái v.v.... Tóm lại là làm cho khả năng lao động có tính chuyên môn hoặc chỉ làm cho khả năng lao động được tiếp tục duy trì, ví dụ việc phục vụ của giáo viên trong trường học, việc phục vụ của bác sĩ. Trả phí để có được những loại dịch vụ này cũng chính là để có được khả năng lao động bổ sung, thay thế cho khả năng lao động của chính mình. Những loại dịch vụ này nên gia nhập vào phí SX hoặc phí tái SX khả năng lao động”5. Giá trị sử dụng đặc biệt của loại lao động này có tên gọi đặc biệt “phục vụ”- là vì không lấy vật làm đối tượng mà hướng tới một con người6. Nhưng điều đó không làm cho nó có sự khác biệt với những dụng cụ, máy móc phục vụ con người khác, ví dụ đồng hồ, máy mát xa, đĩa CD dạy học .... Có thể nói, lao động GD có yếu tố mang tính SX, đầu tư GD có tính chất đầu tư cho SX. 4 Sách đã dẫn Phần 2 trang 8. Marx-Engels toàn tập (Bản tiếng Trung) NXB Nhân Dân. Bắc Kinh. 1971. Quyển 26 Tập 1 trang 159. Cũng xem 37 (bản tiếng Việt). 6 hoặc thậm chí cả động vật do con người nuôi 5 2 Thứ hai, từ góc độ khái niệm lao động SX mở rộng, GD là lao động bồi dưỡng đào tạo những nhân viên quản lý, kiến trúc sư, nghệ nhân, người thiết kế mà không thực hiện trên đối tượng lao động SX. Cũng có thể nói GD có tính SX gián tiếp. Thứ ba, tính SX của lao động GD chủ yếu phản ánh lực lượng SX xã hội mà GD có thể trực tiếp SX ra. GD SX ra khả năng lao động cho người lao động và phát triển lực lượng SX có hình thái tri thức khoa học cho xã hội. Thứ tư, việc đầu tư phát triển giáo dục (cụ thể là mở trường học) trong kinh tế thị trường về bản chất không khác với việc đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất. 1.1.2. Tái sản xuất xã hội và giáo dục Tái SX sức lao động bao hàm sự phục hồi và duy trì sức lao động hiện có và tiếp tục bồi dưỡng sức lao động mới. Sức lao động được bồi dưỡng và đào tạo cần phải thông qua GD mới có thể thực hiện được. Vì thế, GD là phương pháp của tái SX sức lao động. Chức năng chủ yếu của GD đối với tái SX sức lao động là: Thứ nhất, GD có thể tái SX khả năng lao động của con người. Marx từng nói “GD sẽ tái SX khả năng lao động của giai cấp công nhân” đồng thời cũng “bao hàm sự truyền thụ và tích luỹ các kĩ năng từ nhiều thế hệ7”. “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống. Và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi SX ra một giá trị sử dụng nào đó”8; “Thị trường (TT) lao động” “là một chi nhánh đặc biệt của TT hàng hóa (HH)”9, sức lao động cũng là HH, nó thuộc về HH của bản thân người công nhân, là đối tượng mà người chủ nhà máy, hiệu buôn mua, dựa vào giá trị thặng dư mà khả năng lao động của người công nhân tạo ra để có được lợi nhuận cao. 7 Marx K. Tư bản (bản dịch tiếng Việt NXB Tiến bộ Mátxcơva – NXB Sự thật Hà Nội 1984. Phần 2 trang 90 8 Sách đã dẫn Phần 1 trang 218 9 Sách đã dẫn Phần 1 trang 220 3 Thứ hai, GD có thể thay đổi tính chất và hình thái của khả năng lao động của con người. Trong Tư bản luận, Marx chỉ ra: “ muốn cải tạo bản tính chung của con người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo (kỹ năng) trong một ngành lao động nhất định, nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao động phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay GD nào đó”10. GD với tư cách là một hình thức phục vụ, nó có thể làm khả năng lao động thay đổi hình thái, từ hình thái lao động chân tay (thể lực) làm chủ yếu sang hình thái lao động trí óc làm chính, cũng có thể nói là từ lao động giản đơn, lao động thông thường sang lao động phức tạp và chuyên môn, những nhà khoa học, kiến trúc sư, nhân viên kĩ thuật ... Thứ ba, Marx từng nói: “Trong lực lượng SX cũng bao hàm cả khoa học”, “tư bản lấy sự phát triển lịch sử hiện có của lực lượng SX làm tiền đề,- trong những lực lượng SX này cũng bao hàm khoa học”. Marx còn nói: “ tự nhiên không làm ra bất kì máy móc nào, không tạo ra xe cộ, máy móc, đường sắt, điện báo, máy dệt chạy con suốt v.v.... nhưng chúng là vật chất tự nhiên được biến thành cỗ máy chế ngự tự nhiên theo ý chí của con người, là lực lượng tri thức được vật hoá”11. Khoa học thuộc về lực lượng SX có hình thái tri thức. Loại lực lượng SX này trước khi ứng dụng vào quá trình SX hiện đại thì cũng không phải là tư liệu lao động riêng, cũng không phải là dùng trực tiếp cho quá trình SX. GD là phương pháp quan trọng của tái SX lực lượng SX có hình thái tri thức khoa học. 1.1.3. Học thuyết giá trị lao động và giáo dục Chi phí GD là bộ phận cấu thành giá trị sức lao động. Marx nói: “Những chi phí đào tạo ấy khác nhau tùy theo tính chất phức tạp của sức lao động. Do đó, những chi phí học tập ấy đều gia nhập vào tổng số những giá trị được chi phí để SX ra sức lao động”12. 10 Sách đã dẫn Phần 1 trang 223. Theo bản dịch tiếng Trung có thể hiểu là “ thay đổi bản chất của con người bình thường làm cho họ có được kĩ năng và kĩ xảo của công việc lao động nhất định, trở thành sức lao động chuyên môn và hoàn thiện thì cần có được sự GD và đào tạo nhất định 11 Marx-Engels toàn tập (Bản tiếng Trung) NXB Nhân Dân. Bắc Kinh. 1971. Quyển 46 Tập 2 trang 119-120. 12 Marx K. Tư bản (bản dịch tiếng Việt NXB Tiến bộ Mátxcơva – NXB Sự thật Hà Nội 1984. Phần 1 Trang 224. Cũng xem 37 trang 579 4 Theo sự phát triển của thời đại và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, vị trí của chi phí GD trong tổng giá trị sức lao động càng ngày càng quan trọng, càng ngày càng được nâng cao. Thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, khi còn sử dụng máy hơi nước, sức lao động có mức GD sơ cấp thì về cơ bản cũng đã có thể đáp ứng nhu cầu SX. Đến giai đoạn điện khí, lao động cần phải đạt được mức độ GD trung cấp thì mới có thể đáp ứng nhu cầu SX. Tiến vào thời đại mới mà máy tính điện tử là đại diện sức lao động chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng ở trình độ đại học và cao đẳng mới có thể đáp ứng được nhu cầu SX. Cách đây 53 năm13, Hồ Chí Minh đã nói “Trong một xưởng máy tự động chỉ có mấy người công nhân ... người công nhân điều khiển xưởng máy đó phải có trình độ không kém kỹ sư, vì phải tính toán nhiều”. Do vậy có thể nhìn thấy xu thế là theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự ứng dụng rộng rãi của nó trong quá trình SX, kết cấu tỉ lệ của các yếu tố cấu thành tổng giá trị sức lao động sẽ thay đổi lớn, trong đó, chi phí GD và bồi dưỡng sẽ chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Lao động phức tạp có giá trị kinh tế cao Lao động phức tạp được nói tới trong tương quan với lao động giản đơn . Giữa mức độ phức tạp trong lao động, chi phí GD, thời gian tiêu hao cho GD, giá trị bản thân, giá trị sản phẩm làm ra được của sức lao động phức tạp v.v... đều có mối quan hệ tỉ lệ thuận. 14 Marx viết: ”Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao độngxã hội trung bình, là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chi phí đào tạo cao hơn, người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để SX ra nó, và vì vậy nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn”15. Marx còn nói: “Do các chức năng của người công nhân có cái tương đối phức tạp, có cái tương đối đơn giản, có cái ở cấp độ tương đối cao, có cái ở cấp độ tương đối thấp nên bộ máy, tức là sức lao động, của 13 Hồ Chí Minh. Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành GD. 3-8 tháng 6 năm 1957. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. NXB lao động xã hội (2005) trang 106. 14 Simple labour và skilled labour – lao động giản đơn và lao động lành nghề ( bản dịch tiếng Anh Tư bản luận của Marx của Bert Schultz (1993), chuyển thể website bởi Brian Basgen & Andy Blunden (1999) hiệu đính bởi Andy Blunden (2005) 15 Sách đã dẫn Phần 1 trang 255. 5 anh ta yêu cầu mức độ GD rất khác nhau, từ đó có giá trị vô cùng khác nhau”. Sức lao động có tri thức tất nhiên phải trả giá cao hơn. Sản phẩm của một giờ lao động phức tạp có giá trị cao hơn nhiều lần so với sản phẩm của một giờ lao động giản đơn. Lao động GD sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị kinh tế xã hội Lao động GD có thể tạo ra giá trị kinh tế xã hội, tức là bồi dưỡng sức lao động trí tuệ, sức lao động thành thạo, và tái SX khoa học; kết hợp với tư liệu SX vật chất tạo ra của cải vật chất. Đây là một loại giá trị kinh tế xã hội gián tiếp. Marx trình bày và phân tích tác dụng của sức lao động trong điều kiện chủ nghĩa tư bản: “một thứ hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng của nó có cái đặc tính độc đáo là một nguồn sinh ra giá trị”, “một thứ hàng hóa mà khi tiêu dùng nó thật sự thì vật hóa được lao động và do đó sẽ tạo ra được giá trị”16. Điều bổ sung này nói rõ, sức lao động và chỉ có sức lao động mới là lực lượng sáng tạo ra của cải vật chất của xã hội. Nhưng sức lao động có thể tạo ra giá trị mới thì tuyệt đối không thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng không phải là một quá trình tự nhiên, nó có mối tương quan mật thiết với mức độ GD của sức lao động. Nhìn chung, của cải vật chất của xã hội do sức lao động tạo ra có tỉ lệ tương thích với mức độ GD của sức lao động. Từ những phân tích trên đây có thể nói học thuyết giá trị lao động của Marx-Engels cho rằng tài sản vật chất của xã hội do người lao động sáng tạo ra, lao động tạo ra giá trị, quan điểm trao đổi ngang giá trị, dựa vào lao động mà trả lương là nền tảng lý luận tính toán đầu tư và hiệu quả kinh tế của đầu tư GD. I.2. Vốn nhân lực (Human Capital) 1.2.1. Nguồn nhân lực và vốn nhân lực. Vốn nhân lực là khái niệm tương ứng với vốn vật lực. Dựa vào quan điểm của Shultz quan niệm toàn bộ về vốn nên bao hàm hai mặt người và vật, tức là vốn nhân lực và vốn vật lực. 16 Sách đã dẫn Phần 1 trang 217 6 Gọi là vốn nhân lực là chỉ kiến thức, kĩ năng kết tinh ở bản thân người lao động và khả năng mà họ biểu hiện ra17. Loại năng lực này là nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng của SX. Nó là một loại vốn có giá trị kinh tế. Từ định nghĩa góc độ cá thể thì vốn nhân lực là chỉ sự tồn tại trong cơ thể con người, sau này hoà với các yếu tố chất lượng có được như tri thức kĩ năng, năng lực, sức khoẻ có giá trị kinh tế. Định nghĩa từ góc độ cộng đồng thì vốn nhân lực tồn tại trong cơ thể của từng người trong một cộng đồng của một quốc gia hoặc một khu vực, sau này tổng hoà với các yếu tố chất lượng như tri thức kĩ năng, năng lực và sức khoẻ có giá trị kinh tế của cả cộng đồng. Vốn nhân lực và nguồn nhân lực cũng có sự khác biệt. Nguồn nhân lực là một loại khái niệm về lượng, vốn nhân lực là một khái niệm về chất. Nguồn nhân lực không phản ánh được sự khác biệt về tố chất của con người mà vốn nhân lực thì lại phản ánh sự khác biệt năng lực của con người. Nguồn nhân lực là nguồn chưa khai thác mà vốn nhân lực thì là kết quả của khai thác nguồn nhân lực. Vốn nhân lực và vốn vật lực có khác biệt nhưng lại có quan hệ, vừa có tính tương đồng lại có tính khác biệt. Tính tương tự của nó biểu hiện là: kết quả của tác dụng vốn nhân lực và vốn vật lực đều có thể làm cho thu nhập cá nhân và thu nhập quốc dân tăng cao; đều thông qua hình thức đầu tư mà hình thành và thực hiện. Đầu tư cho con người thì hình thành vốn nhân lực, đầu tư cho vật lực thì hình thành vốn vật lực; đều có tính chất tư bản, đều có tác dụng đem lại lợi nhuận cao, đều có thể đem đến sản phẩm thặng dư. 1.2.2. Đặc điểm chủ yếu của vốn nhân lực. Vốn nhân lực tồn tại trong cơ thể con người, không thể chia cắt với người chuyển tải. Vốn nhân lực mà một người có thể có là có hạn. Tính có hạn này chủ yếu xuất phát từ sự chi phối của các điều kiện tự nhiên như thể lực, tinh lực và tuổi tác của một cá nhân, đồng thời, còn bị chi phối bởi 17 Human Capital: The set of skills which an employee acquires on the job, through training and experience, and which increase that employee's value in the marketplace. Nội dung này có thể tìm được trên website: http://www.investorwords.com/2359/human_capital.html 7 điều kiện XH, tức là cá nhân đó được rèn luyện, giáo dục như thế nào. Việc hình thành và phát huy hiệu quả và năng lực của vốn nhân lực còn phải chịu ảnh hưởng của cá nhân người chuyển tải. 1.2.3. Quan điểm cơ bản của lý luận vốn nhân lực. Thứ nhất, chất lượng dân số quan trọng hơn số lượng dân số. Xuất phát điểm cơ bản của lý luận vốn nhân lực là nâng cao chất lượng của dân số, tăng cường tố chất của dân số. Hiện nay then chốt của sự phát triển kinh tế thế giới là chất lượng của dân số. Thứ hai, trong điều kiện hiện đại hoá kinh tế thì tác dụng của đầu tư vốn nhân lực lớn hơn nhiều đầu tư vốn vật lực. Thứ ba, đầu tư GD là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị của vốn nhân lực. Chất lượng và tố chất của dân số không hoàn toàn tương đồng giữa các nước, nguyên nhân cơ bản của nó là mức độ đầu tư GD của các nước là khác nhau, mức độ GD bình quân xã hội là khác nhau. Thứ tư: Đầu tư GD có lợi hơn so với đầu tư vật lực, sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn. Mức hiệu quả của đầu tư GD cao hơn so với mức hiệu quả của đầu tư vật lực. Vì thế trọng điểm tích luỹ vốn có xu hướng chuyển từ vốn vật lực sang vốn nhân lực, cần tăng tổng lượng đầu tư GD. 1.2.4. Tính hợp lý và hạn chế xã hội của lí luận vốn nhân lực Tính hợp lí chủ yếu được thể hiện ở chỗ nó đã nhấn mạnh việc nâng cao năng lực của con người để phát huy tác dụng của nhân tố này trong quá trình phát triển kinh tế. Đây là lí do chính để lí luận này có thể được truyền bá rộng rãi. Lí luận vốn nhân lực nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng dân số và chất lượng người lao động, điều này không những có lợi cho việc nâng cao tỉ lệ SX xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có lợi cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động; coi GD là một ngành đầu tư có tính SX, điều này đã phá vỡ quan niệm GD truyền thống cũ kĩ, mang tính gợi ý rất cao. 8 Lí luận vốn nhân lực có tính hạn chế về giai cấp và xã hội rất rõ. Nếu phân tích lí luận vốn nhân lực từ góc độ đạo đức và nhân tính, thì nó coi tất cả là tư bản hoá, làm cho con người chỉ như là tư bản và hạ thấp giá trị của con người. Khái niệm “vốn nhân lực”, được lợi dụng để che giấu bản chất bóc lột của giai cấp tư sản; theo đó, nền kinh tế phương Tây sở dĩ tăng trưởng được là do kết quả của việc đầu tư vào nhân lực. Còn theo học thuyết giá trị lao động của chủ nghĩa Mác, thì chỉ có lao động mới tạo ra giá trị, sự phát huy và vận dụng năng lực lao động của con người là nguồn gốc của tất cả của cải trong xã hội, không phải tư bản mà chính là sức lao động có thể tạo ra giá trị. Lí luận vốn nhân lực đã “bôi đen” sự thực sức lao động tạo ra giá trị, một lần nữa đưa ra luận điệu tư bản tạo ra giá trị18. Thứ hai, phân tích từ góc độ chính trị, những điều mà lí luận vốn nhân lực đã đề cập có nhiều điểm phù hợp với quan niệm giá trị mà chế độ chủ nghĩa tư bản đang cần. Nó cho rằng nguyên nhân để tạo ra sự khác biệt giữa các mức lương hoàn toàn là do trình độ GD, không hề liên quan tới chế độ chủ nghĩa tư bản, làm cho người phải nhận mức lương thấp tin rằng như vậy là công bằng. Trên thực tế trong xã hội phương Tây, nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về tiền lương giữa người lao động và các thành viên khác trong xã hội là từ rất nhiều phương diện như: địa vị xã hội, chủng tộc, tuổi đời và tuổi nghề. I.3. Một số khái niệm về giáo dục trong kinh tế thị trường 1.3.1. Các vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường, của cơ chế thị trường. a) Các hệ thống kinh tế Về mặt thực tiễn lịch sử tồn tại nhiều mô hình phát triển kinh tế-xã hội khác nhau thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể chính: nhà nước, các thành phần kinh tế và thị trường (TT). Sự khác nhau về vai trò, vị trí và chức năng của các chủ thể đó tạo nên sự khác biệt về mô hình, hệ thống kinh tế. 18 Cận Hi Bân Kinh tế giáo dục học NXB Giáo dục nhân dân Bắc Kinh (2001) 9 Hệ thống kinh tế thuần TT (TTT) với hai yếu tố cơ bản: sở hữu tư nhân các nguồn lực (quyền sở hữu tư nhân) và phi tập trung hóa việc ra quyết định lựa chọn và sử dụng các nguồn lực (TT điều tiết, không phải nhà nước điều tiết). Hệ thống kinh tế thuần chỉ huy (TCH - kế hoạch hóa tập trung) có đặc trưng cơ bản là: Nhà nước sở hữu và kiểm soát tất cả các nguồn lực kinh tế; tập trung hóa việc ra quyết định vào tay nhà nước (Chính phủ) bằng kế hoạch hóa; TT không có vai trò điều tiết. Các hệ thống kinh tế hỗn hợp: mặc dù có một số ít nền kinh tế được coi là TTT (như Mỹ trong thế kỷ XIX), hoặc là TCH (như hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây của các nước XHCN), hầu hết các nền kinh tế hiện nay nằm trong khoảng giữa hai thái cực này- gọi là các nền kinh tế hỗn hợp. Các nền kinh tế này không thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí của nền kinh tế TTT hoặc nền kinh tế TCH. Các nền kinh tế có vai trò của cơ chế TT vượt trội hơn so với vai trò của Nhà nước-được gọi là nền kinh tế TT hỗn hợp (HH) (vẫn có vai trò của nhà nước); các nền kinh tế có vai trò của Nhà nước vượt trội hơn so với vai trò của cơ chế TT-được gọi là nền kinh tế chỉ huy hỗn hợp (kinh tế CH HH) (vẫn có yếu tố TT). b) Sự phân bổ và điều tiết các nguồn lực, các quan hệ trong nền kinh tế thị trường TT được hình thành khi có người mua và người bán một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó và cùng nhau tham gia vào hoạt động trao đổi. Mỗi loại sản phẩm hoặc dịch vụ có khu vực địa lý tồn tại. Một số TT ở cấp địa phương, một số TT ở cấp quốc gia, một số TT ở cấp liên quốc gia, cấp thế giới. Mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế TT là một chỉ số cơ bản để đánh giá, phân loại TT nói chung hoặc TT của một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó. Ở hai cực là TT thuần cạnh tranh (TTTCT) và TT thuần độc quyền (TTTĐQ). Hầu hết các loại TT nằm ở giữa hai loại (hai cực) này. TTTCT có 05 đặc điểm cơ bản: i) có số lượng người mua và người bán (đủ lớn) một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó để không ai trong số họ có thể một mình tác động đến giá bán; ii) mỗi người bán phải cung cấp 10 hàng hóa (sản phẩm hay dịch vụ) đủ tiêu chuẩn, để người mua hài lòng và có thể mua của bất kỳ người bán nào; iii) giá của sản phẩm hay dịch vụ phải được tự do lên xuống theo điều tiết của TT mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của Chính phủ; iv) người mua và người bán phải di động (bất kỳ người mua nào cũng được tự do lựa chọn người bán và mua của người nào bán với giá thấp nhất. Tương tự người bán phải được tự do di chuyển giữa những khách hàng và bán cho ai sẵn sằng trả giá cao nhất cho sản phẩm hay dịch vụ của mình); v) người bán phải được quyền chấm dứt hoạt động bán của mình nếu họ muốn, và người mua cũng có quyền tham gia SX và bán sản phẩm nếu họ thấy họ có khả năng. Trên thực tế, có thể có một số TT hàng hoá (sản phẩm hay dịch vụ) được coi là thuần cạnh tranh vì đã đáp ứng đầy đủ 05 yêu cầu trên, còn thì hầu hết các sản phẩm hay dịch vụ chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu trên. TT thuần độc quyền: TTTĐQ tồn tại chỉ có một người bán hàng hoá (sản phẩm hay dịch vụ). Người bán có thể thao túng được giá cả sản phẩm hay dịch vụ có lợi cho mình. TTTĐQ sẽ cản trở các nhà cạnh tranh tham gia vào TT, thường với sự trợ giúp của Chính phủ. Hầu hết các TT là không thuần độc quyền. TT cạnh tranh không hoàn hảo: Các TT nằm giữa TTTCT và TTTĐQ được gọi là TT cạnh tranh không hoàn hảo (TTCT KHH) và có không đầy đủ đặc điểm của các TTTCT và TTTĐQ. Trong thực tế, với những điều kiện cụ thể, có thể có những TT (sản phẩm hoặc dịch vụ) gần giống với TTTCT hoặc gần giống với TTTĐQ. Điều này không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tếTT, vào tính chất và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ, vào đặc điểm dân tộc, mà còn phụ thuộc vào quan điểm xây dựng hệ thống chính trị-kinh tế-xã hội, vào mục đích xã hội của quá trình phát triển... c) Quan hệ cung cầu: Trong kinh tế TT, quan hệ cung-cầu (C-C) là một quan hệ cơ bản. Cầu của một sản phẩm hay dịch vụ là số lượng sản phẩm hay dịch vụ người tiêu dùng sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau, khi các yếu tố 11 khác bất biến. Các yếu tố chủ yếu quy định Cầu là: thu nhập của người tiêu dùng; giá của hàng hóa liên quan trong tiêu thụ; thị hiếu của người tiêu dùng; mong muốn của người tiêu dùng; số lượng người tiêu dùng. Cung của một sản phẩm hay dịch vụ là số lượng sản phẩm hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau, khi các yếu tố khác bất biến. Sự kết hợp giá-lượng tạo thành đường Cung cụ thể. Luật cung chỉ ra rằng: giá sản phẩm hay dịch vụ càng cao thì lượng cung càng cao, giá càng thấp lượng cung càng nhỏ, khi các yếu tố khác bất biến. Quan hệ Cung-Cầu “đối thoại” với nhau trên TT, tình hình giá thăng bằng và lượng mua, được xác định bởi quan hệ giữa người mua và người bán. Tuy nhiên đối với mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể quá trình này còn chịu tác động, điều tiết có tính quyết định bởi mô hình kinh tế, loại TT, vai trò của Nhà nước, đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Sự thay đổi nhu cầu của xã hội về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó và việc nền kinh tế đáp ứng với nhu cầu đó là phương thức cơ bản của sự vận động và phát triển. Vấn đề cơ bản nhất là việc huy động và phân bổ các nguồn lực của xã hội (kể cả của Nhà nước) như thế nào cho có hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu của xã hội về mặt kinh tế và mặt xã hội. Trong nền kinh tế TT và với loại TTTCT thi vai trò huy động, phân bổ, điều tiết các nguồn lực trực tiếp do cơ chế TT tác động trực tiếp lên người SX và người tiêu dùng. Trong nền kinh tế chỉ huy và với TTT ĐQ thì vai trò phân bổ và điều tiết hoàn toàn thuộc về Nhà nước. Cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh là TT, cơ chế TT không phải là vạn năng, nó có những hạn chế, khiếm khuyết, bất cập và tác động tiêu cực tới xã hội, nhất là các lĩnh vực xã hội, dịch vụ công..., đồng thời vai trò của Nhà nước rất quan trọng, có tính quyết định đến định hướng phát triển xã hội, nhưng không thể tuyệt đối hóa “làm thay” tất cả vai trò của TT, cơ chế TT. Mô hình kinh tế hỗn hợp là giải pháp để một mặt phát huy cao nhất, có hiệu quả nhất cả vai trò của Nhà nước và vai trò của TT, mặt khác hạn chế, khắc phục những bất cập của cả thị trường và Nhà nước. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, điều kiện lịch sử cụ thể, bối cảnh cụ thể mà mỗi nước lựa chọn mô hình riêng thể hiện sự kết hợp vai trò của Nhà nước 12 và TT sao cho có hiệu quả nhất, không chỉ trên bình diện vĩ mô, mà cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng sản phẩm hay dịch vụ, đặc biệt là trong các lĩnh vực xã hội, dịch vụ công (như GD, Y tế, Văn hóa...). d) Hàng hóa và lợi ích công cộng. Theo quan điểm kinh tế học, có nhiều cách phân loại hàng hóa khác nhau phụ thuộc vào một số đặc tính của nó19. Dựa trên hai tính chất cạnh tranh (rivalrous) và loại trừ (excludable) mà hàng hóa được phân thành: hàng hóa công cộng (public good) và hàng hóa cá nhân (private good). Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa được cung cấp cho mọi người một cách không cạnh tranh (non-rivalrous) và cũng không loại trừ (nonexcludable) ví dụ: an ninh đất nước, chiếu sáng đô thị, đèn biển. Trái ngược với hàng hóa công cộng là hàng hóa cá nhân có cả hai tính chất cạnh tranh và loại trừ tiêu dùng, ví dụ như một mẩu bánh mỳ, người này ăn thì người kia không được ăn. Ngoài ra còn có các hàng hoá nằm trung gian giữa hai loại hàng hóa này (common: chung và club: tập thể). Tuy vậy, cách phân loại này chỉ mang tính lý thuyết. Một sự lẫn lộn phổ biến là dùng “public good” để chỉ hàng hóa chỉ do khu vực công (public sector) cung cấp20. Mặc dù rằng chính phủ ưu tiên cung cấp – nhưng không bắt buộc chỉ cung cấp hàng hóa công cộng. Mặt khác, hàng hóa công cộng có thể tự nhiên mà có, hoặc có thể do các cá nhân hoặc các tổ chức không của chính phủ (non-state) cung cấp. Cũng không nên lầm lẫn nội dung kinh tế của hàng hóa công cộng (public good) với “lợi ích công cộng“ (public/common good) thường được dùng để nói đến khía cạnh tập thể (collective) của lợi ích (the good) trong hoạch định chính sách21. Trong nhà nước phúc lợi, GD do nhà nước đảm bảo không loại trừ bất kỳ ai đều được thụ hưởng và mang lại lợi ích không chỉ cho các cá nhân mà toàn xã hội, GD đại học được xem là “lợi ích công cộng” (public good). 19 20 Wikipedia http://www.wikipedia.org/ có thể tra cứu phiên bản tiếng Việt. Lẽ ra nên gọi là ‘state sector’ which is usually an application of a collective ethical notion of "the good" in political decision-making19. 21 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất