Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam...

Tài liệu Phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam

.PDF
139
117
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---  --- LƯƠNG THỊ NHƯ NGỌC PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---  --- LƯƠNG THỊ NHƯ NGỌC PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2011 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... 7 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ GIAO DỊCH GIAO SAU.................................................................................... 12 1.1Khung lý thuyết về giao dịch giao sau: ............................................................ 12 1.1.1 Lợi ích của giao dịch giao sau: ................................................................. 12 1.1.1.1 Đối với những người tham gia giao dịch giao sau: .......................... 12 1.1.1.2 Đối với việc quản lý kinh tế của Nhà nước: ...................................... 17 1.1.2 Rủi ro của việc giao dịch những hợp đồng giao sau: ............................... 17 1.1.2.1 Rủi ro thị trường: ............................................................................. 17 1.1.2.2 Rủi ro basic: ..................................................................................... 18 1.1.2.3 Rủi ro bị thanh lý hợp đồng trước hạn: ........................................... 19 1.1.2.4 Rủi ro không thể đóng vị thế trước khi hợp đồng đáo hạn: ............. 19 1.1.2.5 Rủi ro khi hàng hóa giao dịch không đạt tiêu chuẩn: ...................... 19 1.1.2.6 Rủi ro tổ chức: .................................................................................. 20 1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam: ............................. 20 1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới: ............................................... 20 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam: ............................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG GIAO DỊCH GIAO SAU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM .................................................. 35 2.1 Tổng quan ngành cà phê Việt Nam: ................................................................ 35 2.1.1 Giá cả và một số yếu tố dẫn đến biến động giá: ....................................... 36 2.1.2 Sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu: ................................. 40 2.1.3 Phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê với nước ngoài: ............. 40 2.1.4 Vấn đề ký gửi:............................................................................................ 42 2.1.5 Rủi ro đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam do biến động giá cà phê: ................................................................................................. 44 2.2 Thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam: ......................................... 48 2.2.1 Giao dịch giao sau cà phê tại các Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài: 48 2.2.2 Giao dịch giao sau cà phê tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam: ............. 53 2.2.3 Giao dịch giao sau cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột: ................................................................................................................. 54 2.2.3.1 Giới thiệu Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột: .................. 54 2.2.3.2 Thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại BCEC: ............................. 56 2.3 Khảo sát: .......................................................................................................... 59 2.3.1 Quy trình khảo sát: .................................................................................... 59 2.3.2 Kết quả khảo sát:....................................................................................... 60 2 2.3.2.1 Mức độ nhận biết các sàn giao dịch cà phê: ..................................... 61 2.3.2.2 Mức độ thường xuyên giao dịch tại sàn giao dịch cà phê: ............... 62 2.3.2.3 Mức độ hài lòng khi tham gia sàn giao dịch BCEC: ........................ 63 2.3.2.4 Lý do tác động đến việc không muốn tham gia sàn giao dịch BCEC:65 2.4 Một số nguyên nhân làm cho hoạt động của BCEC chưa hiệu quả: ............... 67 2.4.1 Nguyên nhân khách quan: ......................................................................... 67 2.4.1.1 Nhận thức của các tác nhân ngành hàng cà phê đối với sàn giao dịch67 2.4.1.2 Cơ chế và các quy định hoạt động sàn giao dịch .............................. 68 2.4.1.3 Tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện nay ....................................... 68 2.4.2 Nguyên nhân chủ quan:............................................................................ 69 2.4.2.1 Nguồn nhân lực ................................................................................. 69 2.4.2.2 Phối hợp, hợp tác .............................................................................. 69 2.4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường....................................................... 69 2.5 Một số nguyên nhân giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa phát triển: 70 2.5.1 Các quy định pháp lý chi tiết về thị trường phái sinh hàng hóa vẫn chưa đầy đủ: ................................................................................................................ 70 2.5.2 Việc Ngân hàng Nhà nước cấm đầu cơ trên thị trường phái sinh hàng hóa cũng làm hạn chế số lượng thành viên tham gia: .............................................. 72 2.5.3 Quan niệm chưa đúng về “lỗ” trên thị trường phái sinh hàng hóa: ........ 73 2.5.4 Trình độ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia giao dịch giao sau cà phê còn hạn chế: ..................................................................... 73 2.5.5 Thị trường hàng hóa cơ sở chưa phát triển: ............................................. 74 2.5.6 Thói quen, tập quán của nông dân và doanh nghiệp: ............................... 74 2.5.7 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ chưa hoàn chỉnh: ............................... 75 2.5.8 Sự tham gia của các định chế tài chính không nhiều và thiếu vắng sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức lớn ............................................................... 76 2.5.9 Công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về giao dịch giao sau vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: .............................................................................. 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM .................................................................... 79 3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước: ..................................................................... 79 3.1.1 Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch giao sau:79 3.1.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động giao dịch giao sau: ...................... 80 3.1.3 Hỗ trợ phát triển thị trường cà phê giao ngay (physical market): ........... 81 3.1.4 Hỗ trợ tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt động giao dịch giao sau cà phê cho nhà đầu tư và xã hội: ....................................................................... 83 3.1.5 Ưu đãi nhất định trong chính sách thuế cho các đơn vị tham gia: ........... 84 3.2 Các giải pháp từ phía BCEC:........................................................................... 85 3.2.1 Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động giao dịch: ...................................... 85 3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực và các tác nhân ngành hàng: ............................ 86 3.2.3 Tăng thanh khoản thị trường và phát triển thành viên: ............................ 86 3.2.4 Đa dạng các tiêu chuẩn, phẩm cấp trong giao dịch giao ngay: ............... 88 3 3.2.5 Thực hiện chuyển đổi mô hình: ................................................................. 88 3.2.6 Tăng cường, phát triển các mối quan hệ hợp tác: .................................... 88 3.2.7 Thường xuyên cập nhật, thu thập, nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn: ..... 89 3.2.8 Mở rộng hệ thống kho, kiểm định và chức năng của chứng thư gửi kho: 89 3.2.9 Tập trung phát triển song song hoạt động giao dịch cà phê giao ngay và giao sau: ............................................................................................................. 90 3.2.10 Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại: ....................... 90 3.3 Các giải pháp của các đơn vị khác................................................................... 91 3.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại:.......................................................... 91 3.3.2 Đối với các nhà môi giới:.......................................................................... 91 3.3.3 Đối với các doanh nghiệp: ........................................................................ 92 3.3.4 Đối với nông dân:...................................................................................... 92 3.4 Một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, Ngân hàng Nhà nước: ...................................................................................................... 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 96 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 99 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 104 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các từ viết tắt ASCE ATB BCEC Tiếng Anh Tiếng Việt Abuja Securities and Sở Giao dịch Chứng khoán và Commodity Exchange Hàng hóa Abuja Asia Trade Brokerage JS Công ty Cổ phần Môi giới Co Thương mại Châu Á Buon Ma Thuot Coffee Trung tâm giao dịch cà phê Exchange Center Buôn Ma Thuột Cafecontrol Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu – chi nhánh Tây Nguyên CSRC China Securities Regulatory Uỷ ban quản lý chứng khoán Commission Trung Quốc CTCP Công ty Cổ phần HCM Hồ Chí Minh ICO International Coffee Hiệp hội Cà phê Thế giới Organization LIFFE London International Sở giao dịch hàng hóa Luân Financial Futures and Đôn Options Exchange NYBOT New York Board of Trade Sở giao dịch hàng hóa New York SICOM Singapore Commodity Sở giao dịch hàng hóa Singapore Exchange Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam THV Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam 5 TMCP Thương mại Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn UNCTAD United Nations Conference Hội nghị liên hiệp quốc về on Trade and Development thương mại và phát triển USD United State Dollar Đô la Mỹ VICOFA Vietnam Coffee and Cocoa Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Association Nam VNĐ Vietnam Dong Việt Nam đồng VNX Vietnam Commodity Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam Exchange 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Rủi ro biến động giá đối với người bán và người mua Bảng 2.2: Rủi ro do biến động giá chênh lệch trong trường hợp giá giao sau không đổi Bảng 2.3: Rủi ro do biến động giá chênh lệch trong trường hợp giá giao sau biến động và “chốt sau” Bảng 2.4: Kết quả lãi/ lỗ từ thị trường giao sau của CTCP cà phê PETEC và THV Bảng 2.5: Số liệu giao dịch giao sau tại BCEC từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Gợi ý sơ đồ cấu trúc có tổ chức trong giao dịch giao sau Hình 2.1: Giá cà phê Robusta tại thị trường Châu Âu và chỉ số giá tổng hợp ICO tháng 11/2011 Hình 2.2: Giá cà phê xuất khẩu FOB tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh và giá cà phê tại Đăk Lăk tháng 11/2011 Hình 2.3: Nghề nghiệp của người được khảo sát Hình 2.4: Trình độ học vấn của người được khảo sát Hình 2.5: Mức độ nhận biết các sàn giao dịch cà phê Hình 2.6: Mức độ thường xuyên giao dịch tại sàn giao dịch cà phê Hình 2.7: Mức độ hài lòng khi tham gia sàn giao dịch BCEC Hình 2.8: Lý do tác động đến việc không muốn tham gia sàn giao dịch BCEC 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thị trường giao sau hàng hóa trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ và đang tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh hơn do giới đầu tư chuyển hướng và nâng tỷ trọng của hàng hóa trong danh mục đầu tư bởi họ đã nhận thấy sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa và giao dịch hàng hóa trở nên dễ dàng hơn với mọi đối tượng. Trong khu vực, những nền kinh tế có đặc điểm tương tự với Việt Nam như Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ cũng có những bước phát triển nhảy vọt trong thị trường giao sau hàng hóa. Ở Việt Nam, thị trường giao sau hàng hóa chính thức xuất hiện từ cuối năm 2004 với sản phẩm hợp đồng giao sau hàng hóa được cung cấp bởi những nhà môi giới là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Những năm gần đây, lần lượt các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex... cũng bắt đầu triển khai dịch vụ giao dịch hợp đồng giao sau hàng hóa. Việt Nam là nước có sản lượng cà phê đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil. Sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ. Trong những năm qua đã không ít lần phải chứng kiến cảnh các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê do không ổn định đầu ra nên sản xuất mang tính tự phát, còn nông dân trồng cà phê thì bị cuốn vào vòng luẩn quẩn “trồng – chặt – trồng” và “được mùa mất giá, mất mùa được giá” khiến việc lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, định giá rất bị động, thu nhập người sản xuất và kinh doanh cà phê đều không ổn định. Hơn nữa, ngành cà phê Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn” cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. 9 Thực tiễn cho thấy, đã đến lúc cần phát triển thị trường giao sau cà phê một cách đúng nghĩa nhằm giúp các doanh nghiệp quản lý rủi ro biến động giá cà phê, tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và những người sản xuất tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với chiến lược phát triển dài hạn, đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia cuộc cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh thị trường hàng hóa liên tục biến động. Hiện tại, ở Việt Nam đã có Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) cùng với Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) tổ chức thực hiện giao dịch giao sau mặt hàng cà phê. Sự ra đời và hoạt động của VNX và BCEC đã bước đầu hoàn chỉnh kết cấu của thị trường tài chính Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch giao sau cà phê thông qua VNX và BCEC vẫn còn rất khiêm tốn về số lượng và giá trị giao dịch. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân làm cho hoạt động giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa sôi động từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam đưa thương hiệu cà phê Việt Nam vươn lên vững mạnh trên thế giới là việc làm cấp thiết. Đề tài “Phát triển giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam” đã được tác giả thực hiện để giải quyết những vấn đề trên nhằm góp phần thúc đẩy giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào ngành cà phê, tìm hiểu những tồn tại vướng mắc trong việc phát triển giao dịch giao sau cà phê. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các hoạt động giao dịch giao sau cà phê tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thực trạng ngành cà phê Việt Nam và thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp phát triển giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân. 10 4. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã dùng phương pháp tổng hợp các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch giao sau từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, báo, tạp chí, internet…và hệ thống hóa các thông tin để cho thấy cái nhìn tổng quát về thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thông qua khảo sát bằng bản câu hỏi nhằm đánh giá mức độ nhận biết các sàn giao dịch cà phê, mức độ thường xuyên giao dịch tại sàn, mức độ hài lòng khi tham gia sàn BCEC và lý do tác động đến việc không muốn giao dịch tại sàn BCEC của cộng đồng kinh doanh cà phê tại tỉnh Đắk Lắk. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu được đề cập ở trên, luận văn nghiên cứu tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Lợi ích của giao dịch giao sau đối với những người tham gia giao dịch giao sau và đối với Nhà nước? 2) Rủi ro của việc giao dịch những hợp đồng giao sau? 3) Thực trạng ngành cà phê Việt Nam có những tồn tại, khó khăn gì? 4) Thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? 5) Những giải pháp nào cần phải đặt ra để phát triển giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam? 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Thông qua quá trình khảo sát thực tế giao dịch giao sau cà phê tại BCEC của cộng đồng kinh doanh cà phê tại tỉnh Đắk Lắk – tỉnh có sản lượng cà phê lớn nhất nước Việt Nam, đề tài nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn tổng quan về nhận thức của họ đối với hoạt động giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam, từ đó thấy được nguyên nhân tại sao hoạt động giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa phát triển. Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam, thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam, đề tài đề xuất một số giải pháp 11 khả thi nhằm phát triển giao dịch giao sau cà phê ngày càng hoàn thiện, đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm lực vốn có của mình. 6. Kết cấu của luận văn: Mở đầu. Chương 1: Khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về giao dịch giao sau. Chương 2: Tổng quan ngành cà phê Việt Nam và thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị phát triển giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam. Kết luận. 12 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ GIAO DỊCH GIAO SAU 1.1 Khung lý thuyết về giao dịch giao sau: 1.1.1 Lợi ích của giao dịch giao sau: 1.1.1.1 Đối với những người tham gia giao dịch giao sau: Giao dịch giao sau là công cụ phòng ngừa rủi ro Những người có nhu cầu phòng ngừa rủi ro bao gồm người sản xuất, người sở hữu hàng hóa, người xuất khẩu, người nhập khẩu,…sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh của mình. Họ phòng ngừa những rủi ro không lường trước được về giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, lãi suất… Lợi ích của người có nhu cầu phòng ngừa rủi ro khi mua hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hóa là để chốt giá mua và đạt được mục đích bảo hộ khi giá tăng. Còn khi họ bán hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hóa là để chốt giá bán và đạt được mục đích bảo hộ khi giá giảm. Họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như hợp đồng, hoặc hai là thanh lý hợp đồng bằng thanh toán bù trừ. Thông thường, vì những lý do bị động về thời gian, địa điểm giao hàng, người có nhu cầu phòng ngừa rủi ro vẫn thích thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ để bảo vệ cho rủi ro của họ. Ví dụ cho thấy lợi ích của giao dịch giao sau đối với nông dân: Hiện tại là tháng 04, một nông dân trồng cà phê dự trù bán 4 tấn cà phê sau khi thu hoạch vào tháng 07. Nông dân dự kiến vào thời điểm thu hoạch nhiều khả năng giá sẽ giảm mạnh và nông dân sẽ bán được giá thấp dẫn đến thua lỗ. Nếu không bán ra tại thời điểm thu hoạch, thì chỉ có thể là giữ hàng chờ cho đến khi nào giá lên. Lúc đó, nông dân sẽ đối mặt với nhiều rủi ro như: biết khi nào giá lên, không có vốn tái sản xuất, tốn tiền và thâm hụt do trữ hàng trong kho, lãi ngân hàng và mất đi rất nhiều chi phí cơ hội khác mà lẽ ra nếu bán trước thì nông dân đã có được khoản tiền thực hiện rất nhiều việc khác, chứ không phải chờ giá lên. Để bảo 13 hộ rủi ro về giá, đồng thời tăng tính chủ động cho chính mình, nông dân thực hiện vị thế là bán trước cà phê bằng hợp đồng giao sau tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) (Giả sử hoạt động giao dịch tại BCEC sôi động). Giả sử hiện tại hợp đồng cà phê tháng 07 được giao dịch trên BCEC tại mức giá 42.000 VNĐ/kg. Sau khi tính toán thấy có lợi nhuận ở mức giá bán 42.000 VNĐ/kg, nông dân thực hiện bán 2 hợp đồng giao sau tháng 07 trên sàn BCEC (khối lượng mỗi hợp đồng giao sau là 2 tấn). Giả sử không có các loại phí và giá thị trường giao sau bằng với giá thị trường giao dịch tiền mặt. Chúng ta cùng xem xét vấn đề gì sẽ xảy ra với nông dân khi thời điểm tháng 07 đến. Tình huống 1: Giá giao sau tháng 07 đạt 35.000 VNĐ/kg, giảm 7.000 VNĐ/kg so với mức giá mong muốn bán của nông dân. Nông dân mua 2 hợp đồng giao sau tháng 07 tại mức giá 35.000 VNĐ/kg để bù trừ vị thế và thanh lý hợp đồng. Nông dân lời từ thị trường giao sau là (42.000-35.000) VNĐ/kg x 4 tấn = 28.000.000 VNĐ. Nông dân bán 4 tấn cà phê thực trên thị trường giao dịch tiền mặt với giá 35.000 VNĐ/kg và thu được 140.000.000 VNĐ. Tổng số tiền lời từ thị trường giao sau và số tiền bán cà phê thực trên thị trường giao dịch tiền mặt là 28.000.000 VNĐ + 140.000.000 VNĐ = 168.000.000 VNĐ, tương đương với giá bán mong muốn là 42.000 VNĐ/kg. Nông dân hoàn toàn làm chủ được nguồn vốn của mình mà không bị lệ thuộc chờ giá thị trường. Tình huống 2: Giá giao sau tháng 07 đạt 50.000 VNĐ/kg. Để thanh lý hợp đồng, nông dân mua 2 hợp đồng giao sau tháng 07 tại mức giá 50.000 VNĐ/kg và lỗ (50.000-42.000) VNĐ/kg x 4 tấn = 32.000.000 VNĐ. Đồng thời, nông dân bán 4 tấn cà phê thực trên thị trường giao dịch tiền mặt với giá 50.000 VNĐ/kg và thu được 200.000.000 VNĐ. Số tiền nông dân bán cà phê trên thị trường giao dịch tiền mặt trừ đi khoản lỗ từ thị trường giao sau là 200.000.000 – 32.000.000 = 168.000.000 VNĐ, tương đương với giá bán mong muốn là 42.000 VNĐ/kg. Như vậy, trong trường hợp nếu như giá giảm mà nông dân không bảo hộ giá trên thị trường bằng việc bán trước hợp đồng giao sau, thì khi vào vụ thu hoạch tháng 07 nông dân sẽ bị thiệt hại rất lớn và bị thụ động về vốn chuẩn bị cho mùa vụ 14 kế tiếp của mình. Còn trong trường hợp giá tăng, mặc dù nông dân không được hưởng lợi từ việc tăng giá nhưng ít nhiều đã chủ động và phòng tránh được rủi ro trong trường hợp giá giảm là điều quan trọng nhất đối với nông dân trồng cà phê. Để tăng tính hiệu quả trong trường hợp giá tăng, thì điều nhất thiết nông dân phải biết phân tích và dự báo được xu hướng sắp tới của giá cà phê, để từ đó ra quyết định có nên vào trạng thái bán trước hợp đồng giao sau hay không và bán vào thời điểm nào. Ví dụ cho thấy lợi ích của giao dịch giao sau đối với doanh nghiệp kinh doanh cà phê: Vào tháng 04, một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê vừa ký hợp đồng bán cho một đối tác nước ngoài 100 tấn cà phê nhân, giao hàng trong vòng ba tháng tại mức giá cố định 43.000 VNĐ/kg. Hiện tại giá hợp đồng giao sau tháng 07 là 38.000 VNĐ/kg. Sau khi tính toán tất cả chi phí và thấy có lợi nhuận, doanh nghiệp quyết định mua 50 hợp đồng giao sau cà phê tháng 07 trên sàn BCEC tại mức giá 38.000 VNĐ/kg. Giả sử hoạt động giao dịch tại BCEC sôi động, không có các loại phí và giá thị trường giao sau bằng với giá thị trường giao dịch tiền mặt. Có 2 tình huống xảy ra: Tình huống 1: Giá giao sau tháng 07 đạt 48.000 VNĐ/kg. Doanh nghiệp đóng vị thế bằng cách bán 50 hợp đồng giao sau cà phê tháng 07 tại mức giá 48.000 VNĐ/kg và lời (48.000 – 38.000) VNĐ x 100 tấn = 1.000.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải mua 100 tấn cà phê thực với giá 48.000 VNĐ/kg để thực hiện cam kết với đối tác. Doanh nghiệp phải bỏ ra 4.800.000.000 VNĐ, trong khi mức ký kết bán cho đối tác với tổng giá trị đơn hàng là 43.000 VNĐ x 100 tấn = 4.300.000.000 VNĐ, có nghĩa doanh nghiệp lỗ 500.000.000 VNĐ. Số tiền doanh nghiệp bỏ ra mua trên thị trường giao dịch tiền mặt trừ đi số tiền lời từ thị trường giao sau là 3.800.000.000 VNĐ, tương đương với mức giá kỳ vọng ban đầu là 38.000 VNĐ/kg. Tình huống 2: Giá giao sau tháng 07 đạt 32.000 VNĐ/kg. Doanh nghiệp đóng vị thế bằng cách bán 50 hợp đồng giao sau cà phê tháng 07 tại mức giá 32.000 15 VNĐ/kg và lỗ từ thị trường giao sau là (38.000 – 32.000) VNĐ/kg x 100 tấn = 600.000.000 VNĐ. Đồng thời, doanh nghiệp mua 100 tấn cà phê thực với giá 32.000 VNĐ/kg để thực hiện cam kết với đối tác. Doanh nghiệp phải bỏ ra 3.200.000.000 VNĐ, trong khi mức ký kết bán cho đối tác với tổng giá trị đơn hàng là 4.300.000.000 VNĐ, có nghĩa doanh nghiệp sẽ lời 1.100.000.000 VNĐ. Số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra mua trên thị trường giao dịch tiền mặt cộng với khoản lỗ từ thị trường giao sau là 3.800.000.000 VNĐ, tương đương với mức giá kỳ vọng ban đầu là 38.000 VNĐ/kg. Như vậy, nếu như giá tăng mà doanh nghiệp không bảo hộ giá trên thị trường bằng việc mua hợp đồng giao sau, thì khi tới thời điểm giao hàng vào tháng 07, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn và rất dễ bị bội tín với đối tác. Còn trong trường hợp giá giảm, mặc dù doanh nghiệp không được hưởng lợi từ việc giảm giá nhưng ít nhiều đã chủ động và phòng tránh được rủi ro trong trường hợp giá tăng là điều quan trọng nhất trong kinh doanh. Việc chọn thời điểm mua sẽ tùy thuộc vào khả năng phân tích - dự báo giá của doanh nghiệp, càng phân tích – dự báo giá tốt, doanh nghiệp càng chọn được thời điểm tốt để ra quyết định thực hiện mua hợp đồng cà phê, đồng thời doanh nghiệp càng có lợi. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, doanh nghiệp sẽ phòng tránh được rủi ro biến động giá cà phê tăng cao dẫn đến việc không thu mua được hàng giao cho đối tác hoặc gây lỗ nặng cho doanh nghiệp. Giao dịch giao sau là công cụ đầu cơ: Giao dịch giao sau hấp dẫn các nhà đầu cơ tham gia kiếm lời vì khi tham gia giao dịch giao sau, họ không phải bỏ ra đầy đủ số tiền như mình đã ký kết trong hợp đồng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thay vào đó là đóng tiền ký quỹ cho mỗi lần giao dịch và đạt mức duy trì tài khoản ký quỹ. Thông thường, mức tiền ký quỹ chỉ nằm trong khoảng từ 2% đến 20% giá trị hợp đồng giao sau tùy thuộc vào loại hàng hóa. Mức tiền ký quỹ càng thấp thì khả năng đòn bẩy tài chính càng cao và càng hấp dẫn các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các nhà đầu cơ mua hợp đồng giao sau nhằm kiếm lời từ việc tăng giá và bán hợp đồng giao sau nhằm kiếm lời từ việc giảm giá. 16 Ví dụ cho thấy lợi ích của giao dịch giao sau đối với nhà đầu cơ: Khi nhà đầu cơ cho rằng giá cà phê sẽ giảm trong tháng tới, nhà đầu cơ quyết định bán 5 hợp đồng giao sau trên sàn BCEC tại mức giá 44.000VNĐ/kg (Giả sử hoạt động giao dịch tại BCEC sôi động và không có các loại phí). Tổng giá trị cho hợp đồng là 5 x 2 tấn x 44.000 VNĐ/kg = 440.000.000 VNĐ (khối lượng mỗi hợp đồng giao sau là 2 tấn). Và để thực hiện hợp đồng này, nhà đầu cơ cần ký quỹ giao dịch là 15% x 440.000.000 VNĐ = 66.000.000 VNĐ. Giả sử vào tháng sau, giá hợp đồng giao sau cà phê giảm 10% tức đạt 39.600 VNĐ/kg, nhà đầu cơ quyết định đóng trạng thái hợp đồng đã bán trước đó bằng cách mua 5 hợp đồng giao sau trên sàn BCEC tại mức giá 39.600 VNĐ/kg. Nhà đầu cơ thu được lợi nhuận 440.000.000 – 5 x 2 tấn x 39.600 VNĐ/kg = 44.000.000 VNĐ. Tỷ lệ lợi nhuận/tiền ký quỹ là 67%. Đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu cơ tham gia giao dịch giao sau kiếm lời nhiều. Tuy nhiên, nếu như nhà đầu cơ không biết quản lý rủi ro và không có kỹ năng phân tích – dự báo giá thì khi giá đi ngược xu hướng, nhà đầu cơ buộc phải đóng thêm tiền ký quỹ theo quy định để duy trì tài khoản và có thể thua lỗ nặng nề. Giao dịch giao sau là công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường: Việc các bên mua bán hàng hóa với giá cả dự kiến trong tương lai giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá. Nếu có một tin xấu (chẳng hạn như thời tiết khó khăn có thể gây mất mùa) hoặc tin tốt (được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả của mặt hàng đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trên thị trường giao sau trước khi có sự thay đổi giá thực sự trên thị trường tự do. Nhờ biết trước được giá cả dự kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có thể điều tiết sản xuất, tự động cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả công khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá. Giá cả được niêm yết công khai không chỉ lợi cho những người giao dịch giao sau mà nó còn là căn cứ để các nhà kinh doanh trong nước, khu vực hoặc thế giới thực hiện việc mua bán của mình. 17 1.1.1.2 Đối với việc quản lý kinh tế của Nhà nước: Giao dịch giao sau giúp cho Nhà nước và các thành phần tham gia giao dịch giao sau nắm được quan hệ cung cầu và giá cả. Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường phản ánh được quan hệ cung cầu, đặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả dự kiến trong tương lai. Những người bảo hộ sẽ không lo bị ép giá và tự động điều tiết việc sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Còn Nhà nước thì biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sản xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế vĩ mô của mình. Việc tiêu chuẩn hóa trong giao dịch giao sau giúp Nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất thiếu tập trung. Ngoài ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lĩnh vực được mua bán, sự thay đổi giá cả, thông tin…trên thị trường giao sau có ý nghĩa rất lớn trong việc thống kê thương mại. Với nguồn dữ liệu thống kê được trong quá khứ, Nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự đoán trong tương lai, tránh rơi vào những tình huống xấu xảy đến bất ngờ và thực hiện việc quản lý kinh tế hiệu quả hơn. 1.1.2 Rủi ro của việc giao dịch những hợp đồng giao sau: 1.1.2.1 Rủi ro thị trường: Rủi ro đầu tiên của giao dịch giao sau là rủi ro thị trường, rủi ro này liên quan đến sự dao động trong giá trị của những công cụ do tình hình thị trường. Những công ty sử dụng hợp đồng giao sau để đầu cơ sẽ liên quan mật thiết đến tình hình thị trường. Nếu những mong đợi của họ về tình hình thị trường là sai họ phải chịu tổn thất trên những hợp đồng giao sau. Ví dụ, một công ty mua một hợp đồng giao sau, công ty sẽ lỗ nếu giá xuống. Ngược lại, nếu công ty bán một hợp đồng giao sau, công ty sẽ lỗ nếu giá lên. Trên lý thuyết khoản lỗ này sẽ không giới hạn bởi không có giới hạn mức giá sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu. Những công ty sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa thì ít liên quan đến tình hình thị trường vì 18 khi thị trường đi ngược lại những dự đoán của họ, họ sẽ có được một phần lợi nhuận bù trừ trên vị thế mà họ đã phòng ngừa. 1.1.2.2 Rủi ro basic: Loại rủi ro thứ hai là rủi ro basic. Basic thường được định nghĩa là giá giao ngay trừ đi giá giao sau. Giá giao ngay tăng nhiều hơn giá giao sau, basic sẽ tăng lên và được gọi là basic mở rộng. Nó làm cải thiện thành quả của phòng ngừa vị thế bán. Nếu giá giao sau tăng nhiều hơn giá giao ngay, basic sẽ giảm và làm giảm đi thành quả của phòng ngừa, đây được gọi là basic thu hẹp. Rủi ro này xảy ra cho những công ty, cá nhân sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa. Ví dụ basic ảnh hưởng hiệu quả của hoạt động phòng ngừa Vào tháng 07, một doanh nghiệp kinh doanh cà phê đang có kế hoạch bán 50 tấn cà phê đang trữ trong kho vào tháng 11 tới. Sau khi tính toán tất cả các chi phí, doanh nghiệp kỳ vọng basic là + 20 USD/tấn và bán 5 hợp đồng giao sau cà phê tháng 11 trên sàn LIFFE (khối lượng mỗi hợp đồng giao sau trên sàn LIFFE là 10 tấn) tại mức giá là 2.040 USD/tấn để bảo hộ rủi ro về giá cà phê. Giá bán kỳ vọng của doanh nghiệp trên thị trường giao dịch tiền mặt là 2.040 + 20 = 2.060 USD/tấn. Giả sử không có các loại phí giao dịch. Giả sử vào tháng 11, giá thị trường giao sau cà phê giảm đạt 1.800 USD/tấn và giá thị trường giao dịch tiền mặt đạt 1.810 USD/tấn. Basic là 10 USD/tấn giảm so với basic kỳ vọng. Doanh nghiệp bán 50 tấn cà phê thực trong kho với giá 1.810 USD/tấn và lỗ (2.060 – 1.810) USD/tấn x 50 tấn = 12.500 USD. Doanh nghiệp mua 5 hợp đồng giao sau trên sàn LIFFE với giá 1.800 USD/tấn và lời (2.040-1.800) USD/tấn x 50 tấn = 12.000 USD. Kết quả doanh nghiệp lỗ 12.500 – 12.000 = 500 USD. Vì basic giảm nên khoản lời từ thị trường giao sau không bù trừ hoàn toàn khoản lỗ từ thị trường giao dịch tiền mặt.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất