Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch văn hóa phía nam hà nội...

Tài liệu Phát triển du lịch văn hóa phía nam hà nội

.PDF
17
89
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGHIÊM THU HẰNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA PHÍA NAM HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGHIÊM THU HẰNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA PHÍA NAM HÀ NỘI Chuyên ngành: Du lịch (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Triệu Thế Việt Hà Nội – 2016 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác . Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Nghiêm Thu Hằng 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. DLVH Du lịch văn hóa 1. DLST Du lịch sinh thái 2. DT Di tích 3. DTLS Di tích lịch sử 4. DSVH Di sản văn hóa 5. ĐTM Đền thờ Mẫu 6. GS.TS Giáo sư Tiến sĩ 7. PGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ 8. SPDL Sản phẩm du lịch 9. UBND Ủy ban nhân dân 10. UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú tại huyện Lạc Thủy năm 2007 -2014 2. Bảng 2.2. Số lượng cơ sở lưu trú tại Hương Sơn 2007 – 2014 3. Bảng 2.3. Giá vé tham quan và cáp treo chùa Hương năm 2015 4. Bảng 2.4. Lượng khách du lịch đến Hương Sơn giai đoạn 2008 – 2014 5. Bảng 2.5. Lượng khách du lịch nội địa đến huyện Lạc Thủy giai đoạn 2008 – 1014 6. Bảng 3.1. Chiến lược sản phẩm – thị trường 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 1. Bến Đò - Chùa Hương Ảnh 2. Suối Yến - Chùa Hương Ảnh 3. Biển báo cho du khách - Chùa Hương Ảnh 4. Khai hội chùa Hương 2015 Ảnh 5. Đường lên động Hương Tích ngày hội Ảnh 6. Lầu chuông - Chùa Hương Ảnh 7. Đại Hùng Bảo Điện - Chùa Thiên Trù Ảnh 8. Động Hương Tích – Chùa Hương Ảnh 9. Ban thờ Phật – Động Hương Tích Ảnh 10. Nhà bia - Đền Đức Thánh Cả Ảnh 11. Chuông - Đền Đức Thánh Cả Ảnh 12. Rác tại bến Đục - Đền Đức Thánh Cả Ảnh 13. Bến Đục - Đền Đức Thánh Cả Ảnh 14. Cổng vào phía Bến Đục - Đền Đức Thánh Cả Ảnh 15. Đường vào Đền Đức Thánh Cả Ảnh 16. “Giám Sơn Tiên Động” Chùa Tiên – Động thờ vị tiên trông coi núi Ảnh 17. Lễ khai hôi Chùa Tiên Ảnh 18. Chùa Tiên Ảnh 19. Cổng - Đền Mẫu Âu Cơ Ảnh 20. Đường lên Đền Mẫu Âu Cơ Ảnh 21. Toàn cảnh đền Mẫu Âu Cơ Ảnh 22. Bàn thờ Mẫu – đền Mẫu Âu Cơ Ảnh 23. Bia đền thờ Mẫu Âu Cơ Ảnh 24. Nhà vệ sinh – đền Mẫu Âu Cơ Ảnh 25. Khu vực bán hàng lưu niệm trong chùa Tiên Ảnh 26. Vé thắng cảnh chùa Hương Ảnh 27. Phiếu ghi nhận công đức Đền Mẫu Âu Cơ Ảnh 28. Bảng phối cảnh tổng thể quần thể di tích đền Đức Thánh Cả 6 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. 4 DANH MỤC CÁC B ẢNG ......................................................................................................... 5 DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 9 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................................10 3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 11 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................................13 7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................................14 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH VĂN HOÁError! Bookmark not 1.1. Những vấn đề về du lịch văn hóa ............................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa .......................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Ninh Bình Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 1 .................................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA PHÍA NAM HÀ NỘI .................................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Giới thiệu khái quát phía Nam Hà Nội ...................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Các điểm đến tiêu biểu của du lịch văn hóa phía Nam Hà Nội..................................40 2.3. Thực trạng các loại hình dịch vụ................................................................................51 Tiểu kết chương 2 .................................................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA PHÍA NAM HÀ NỘI.................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp........................................ .....Error! Bookmark not defined. 3.2 Những giải pháp cụ thể ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.3 Đề xuất một số kiến nghị ............................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3 .................................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................................. Error! Bookmark not defined. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................15 SƠ ĐỒ DU LỊCH................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC B ẢNG BIỂU .................................................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ......................................................... Error! Bookmark not defined. 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch. Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành lên ho ạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản là Văn hoá vật thể và Văn hoá phi vật thể. Trong đó, ngành du lịch xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn cụ thể là các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật. Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát triển. Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là những khó khăn, thách thức phải đối mặt như: sự gia tăng dân số, suy đồi về lối sống, tệ nạn xã hội, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Vì thế người dân ngày càng phải chịu nhiều áp lực. Do đó để cân bằng cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu tinh thần họ đã dành thời gian cho các chuyến du lịch để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, giải trí… Bên cạnh các chuyến du lịch thuần túy đó, họ còn thực hiện các chuyến du lịch kết hợp giữa du lịch và văn hóa, để không chỉ thỏa mãn các nhu cầu vật chất mà còn thỏa mãn các nhu cầu tinh thần. Những chuyến hành trình đó còn được gọi là du lịch văn hóa. Phía Nam Hà Nội với điều kiện khí hậu thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng tạo cho nơi đây có địa thế đẹp, với dạng địa hình Kast tạo nên hệ thống hang động kỳ bí trong lòng núi, nhiều nhũ đá kỳ ảo; đây cũng là khu vực đầm lầy nhiều vũng, sông, suối, kênh rạch tạo nên hệ thống đường thủy thuận lợi cho người dân đi lại cũng như cho du khách thưởng ngoạn thắng cảnh. Như chùa Hương một danh thắng đẹp, nổi tiếng trong và ngoài nước; hay Đầm Đa muốn đến thì phải đi đường bộ leo lên các bậc đá, luồn qua các hang động, các khe đá để thưởng ngoạn cái đẹp, cái mới lạ.... Có thể nói thiên nhiên đã làm nên cái đẹp, cái độc đáo của văn hóa bản địa nơi đây. Bên cạnh địa hình độc mà lạ đó khu vực này còn có tài nguyên văn hóa phong phú: văn hóa ở đây chính là văn hóa chung của dân tộc nó ôm chứa giá trị văn hóa bản địa, tín ngưỡng và Phật giáo, đặc biệt là quá trình Việt hóa Văn hóa, 9 Việt hóa Phật giáo. Nơi đây có hệ thống đền chùa tạo nên vị trí quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Ta có thể thấy rõ trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở đền Mẫu Âu Cơ, Chùa Hương; tục thờ Đức Thánh Cả; hay các huyền tích về Quan Âm Thị Kính đã được nhân dân ta Việt hóa …. Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch phía Nam Hà Nội vẫn chưa thực sự phát huy được lợi thế này, thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: thiếu quy hoạch tổng thể lâu dài đặc biệt nổi cộm ở vùng trung tâm và ngoại vi của Hà Nội, thiếu những dự án cho từng hạng mục công trình theo đúng nguyên t ắc của khoa học về bảo tồn di tích, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, mà căn bản là do địa phương tự lo kinh phí, tự quản lý, chỉ đạo thi công, giám sát và nghiệm thu công trình…Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Chính vì thế nên có rất nhiều vấn nạn đã và đang diễn ra thường xuyên tại các khu vực này như: việc phát triển du lịch còn mang tính chất tự phát, thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng; Đền, Chùa xây dựng chưa có quy hoạch cụ thể dẫn đến tình trạng được tu bổ nhưng lại mất đi những giá trị kiến trúc đặc biệt trước đó; tình trạng buôn bán trước cửa đền chùa; buôn thần bán thánh; buôn bán thú cưng; chặt chém du khách; trộm cắp … vẫn đang diễn ra. Mặt khác lượng du khách đến đây khá đông nhưng đa phần là du lịch ngắn ngày vì thế mà số ngày lưu trú bình quân, công suất buồng phòng còn thấp, mức tiêu dùng của khách khi đến Chùa Hương hay Chùa Tiên - Hòa Bình còn ở mức rất khiêm tốn, đóng góp của ngành du lịch cho địa phương chưa nhiều, chưa giải quyết được việc làm cho nhân dân, cơ cấu của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp, mặc dù đã được chú trọng đầu tư nhiều. Nêú tình trạng này kéo dài, ngành du lịch khó có thể trở thành động lực cho kinh tế nơi đây phát triển. Vì những yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển du lịch văn hóa với phương châm phát triển theo hướng bền vững tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch văn hóa phía Nam Hà Nội (nghiên cứu điển hình: đền Đức Thánh Cả; chùa Hương, đền Mẫu Âu Cơ (Đầm Đa), chùa Tiên) làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên c ứu tiềm năng, thực trạng và triển vọng phát triển du lịch tại khu vực phía Nam Hà Nội nhằm phát huy các giá trị về sinh thái - văn hóa - tâm 10 linh; đồng thời thu hút cộng đồng tham gia góp phần giải quyết các vấn nạn trong mùa lễ hội và thu hút khách du lịch nhiều hơn trong thời gian tới. Nhất là việc phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, tổng quan các tài liệu lý luận và thực tiễn về du lịch. - Khảo sát thực trạng về du lịch tại các điểm du lịch văn hóa đã chọn nghiên cứu điển hình. - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa của một số điểm du lịch khu vực phía Nam Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hóa tại điểm đến trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Tác giả tiến hành nghiên cứu các giá trị văn hóa lịch sử bằng hiện vật và tinh thần thể hiện ở các điểm liên quan đến phía Nam Hà Nội trong đó có các điểm chính là: Đền Đức Thánh Cả (thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, Ứng Hoà, Hà Nội); Chùa Hương Tích (xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội); Đền Mẫu Âu Cơ và chùa Tiên (Đầm Đa, Lạc Thủy, Bình Hòa).  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại tại phía Nam thành phố Hà Nội bao gồm: huyện Ứng Hoà; huyện Mỹ Đức (Hà Nội) và Đầm Đa - huyện Lạc Thủy (Hòa Bình). - Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2014 và đ ầu năm 2015, các số liệu được sử dụng trong khóa luận được lấy từ năm 2008 đến nay. Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên luận văn chỉ phát được 50 phiếu cho mỗi điểm nghiên cứu với tổng là 200 bảng hỏi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Việc vận dụng phương pháp này nhằm bảo đảm tính kế thừa của các công trình trước đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, giúp ta có cái nhìn tổng thể về đề tài nghiên cứu. 11 Các tài liệu thu thập trong đề tại chủ yếu là về lịch sử nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc phát triển du lịch văn hóa, các tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch; Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nói chung và c ủa Hà Nội nói riêng nhằm phát triển du lịch bền vững. Nguồn tài liệu này chủ yếu lấy từ các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, các báo cáo của Sở ban ngành có liên quan như: Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội, … Sau khi thu thập đủ tài liệu tác giả tiến hành phân tích tổng hợp các tài liệu phục vụ cho các nhận định về sự phát triển du lịch văn hóa phía Nam Hà Nội trên cơ sở khoa học và thực tiễn. - Phương pháp thực địa: nghiên cứu thực địa là phương pháp điển hình và phổ biến nhất của Địa lí học và Du lịch học. Sử dụng phương pháp này cho phép tác giả có một cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu, kiểm nghiệm độ xác thực của tài liệu hiện có, hạn chế những nhược điểm của phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu trong phòng. Quá trình thực địa được tiến hành từ khi bắt đầu đến khi nghiệm thu và kết thúc đề tài nghiên cứu. Quá trình thực địa của tác giả được tiến hành như sau: Tiến hành khảo sát một số điểm du lịch phía Nam Hà Nội bao gồm các điểm du lịch có sự thu hút khách lớn đặc biệt trong mùa lễ hội. Tại mỗi điểm thực địa tác giả tiến hành quan sát, mô tả, ghi chép tư liệu, chụp ảnh điểm đến, trao đổi trực tiếp với các nhà quản lý du lịch tại điểm đến du lịch phía Nam Hà Nội, đội ngũ nhân lực du lịch hoạt động du lịch, người dân địa phương, khách du lịch … - Phương pháp chuyên gia khoa học du lịch: ngoài những phương pháp kể trên, tác giả cũng đã thu thập ý kiến của một số chuyên gia là các nhà khoa học du lịch và các nhà quản lý trực tiếp tại điểm đến du lịch, một số cán bộ tại địa phương. Đây chính là căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách khách quan, khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi cao; Là cơ sở để đề ra các giải pháp phát triển du lịch văn hóa phía Nam Hà Nội.  Kỹ thuật nghiên cứu - Kỹ thuật khảo tả: tác giả tiến hành khảo sát và mô tả các kiến trúc đền, chùa, đường đi… trong suốt quá trình nghiên cứu bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm phản ánh một cách chân thực nhất về đối tượng được nói đến. 12 - Kỹ thuật miêu thuật: tiến hành miêu tả và tường thuật lại các điểm đến đã thu thập được nhằm tái hiện lại những sự vật hiện tượng một cách rõ ràng, chân thực trong suốt quá trình nghiên cứu của tác giả. - Kỹ thuật giải mã: trong quá trình nghiên cứu có một số vấn đề cần được giải thích rõ ý nghĩa được ẩn sâu của các đối tượng như các bức hoành phi, câu đối, các hiện vật còn lưu lại… hoặc xây dựng được thông điệp mà đối tượng đang hướng đến.  Cách tiếp cận Trong đề tài này tác giả sử dụng cách tiếp cận khu vực học, coi phía nam Hà Nội là một vùng văn hóa lấy điển hình ba huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức (Hà Nội) và Lạc Thủy (Hòa Bình) làm đề tài nghiên cứu của mình. Bởi nơi đây là vùng chuyển tiếp giữa các dãy núi đồ sộ của vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Lại là nơi các có các điểm du lịch nổi tiếng, giữa chúng có sự thống nhất tuor tuyến với nhau hình thành tuor du lịch văn hóa phía Nam Hà Nội. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Du lịch là ngành kinh tế có tính chất liên ngành, liên vùng, liên quốc gia và có tính xã hội hóa cao, nên việc phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh cũng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi việc nghiên cứu về du lịch trên phương diện tổng thể, toàn diện và có chiều sâu. Nhất là vấn đề văn hóa và văn hóa du lịch đã được nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên c ứu như: Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam; Toan Ánh với Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam; Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương; Hồ Văn Khánh với Tâm Hồn – khởi nguồn cuộc sống tâm linh… Những công trình nghiên c ứu này chủ yếu đề cập đến vấn đề lý luận văn hóa, các đặc trưng của văn hóa, các thành tố văn hóa của Việt Nam; tôn giáo tín ngưỡng trong văn hóa Việt; quan niệm về văn hóa tâm linh… Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: công trình c ủa tiến sĩ Trần Thúy Anh chủ biên (2014) “Du lịch văn hóa – những vấn đề lí luận và nghiệp vụ” [1] đã nêu lên những vấn đề về du lịch văn hóa, các kỹ năng nhận diện xác định và khai thác giá trị văn hóa, văn hóa vật thể và phi vật thể, vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng ở mức độ khái quát cao nhưng vẫn chưa đi sâu vào các di tích bên trong. 13 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hải (2004) “Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội” [10] đã trình bày cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch cuối tuần. Nghiên cứu nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần ở Hà Nội và phụ cận. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần tại một số điểm nghiên cứu. Nêu lên hiện trạng và định hướng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần ở Hà Nội; Hay như luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Đức (2013) “Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững”[9]. Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực trạng, giải pháp về tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội; Luận án tiến sĩ của Phạm Lê Thảo (2004) “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình trên quan điểm phát triển bền vững”[14] đã phân tích, đánh giá, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng tổ chức lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hòa Bình; nghiên c ứu đề xuất tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hòa Bình trên quan điểm phát triển bền vững có tính đến các yếu tố xây dựng cơ sở vật chất các điểm du lịch, môi trường sinh thái... và các giải pháp thực hiện. Những tài liệu nghiên cứu nói trên đã giúp tác giả nắm được các giá trị văn hóa nói chung, văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa, các loại hình thờ tự, bài trí chung nhất tại các điểm du lịch văn hóa như đền thờ thánh, các chùa phật giáo … sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích cho tác gỉả nghiên cứu và hiểu rõ hơn những vấn đề đã và đang tiếp cận. Nhằm có những kết luận thỏa đáng nhất cho việc nghiên cứu đề tài phát triển du lịch văn hóa tâm linh khu vực phía Nam Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung bao gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề chung về du lịch văn hóa Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tại phía Nam Hà Nội Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa phía Nam Hà Nội 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thúy Anh (chủ biên), Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, Phan Quang Anh (2014), Du lịch văn hóa - những vấn đề lý luận và nghiệp vụ,Nxb Giáo dục Việt Nam. 2. Ban quản lý khu di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh chùa Tiên: báo cáo tổng kết về hoạt động du lịch tại khu di tích các năm 2007 – 2011. 3. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch. 4. Nguyễn Đăng Duy (2004), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, Nxb Hà Nội. 5. Nguyễn Hồng Dương (2004) , Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 6. Nguyễn Quang Đại, Trần Đăng Hùng và Nguyễn Hồng Hạnh: Trẩy hội chùa Hương, Nxb Hà Nội, 2009. 7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004) Kinh tế Du Lịch, Nxb Lao động – Xã hội. 8. NguyÔn V¨n §Ýnh, NguyÔn V¨n M¹nh (1995) - Gi¸o tr×nh "T©m lý vµ nghÖ thuËt giao tiÕp, øng xö trong kinh doanh du lÞch", NXB thèng kª, Hµ Néi. 9. Nguyễn Văn Đức (2013) Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững, Luận án TS Kinh tế Du lịch - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 10. Nguyễn Thị Hải (2004) Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án TS – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. 11. TrÇn Minh Hoµ - Bµi gi¶ng Kinh tÕ du lÞch. 12. Hoàng Văn Hoàn (2010) Xúc tiến đầu tư phát triển Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay : Luận án TS Kinh tế - Trường Đại học Thương mại. 13. Khoa Du lÞch - kh¸ch s¹n tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n- "Gi¶i thÝch thuËt ng÷ Du lÞch - kh¸ch s¹n" 15 14. Phạm Lê Thảo (2004) Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Luận án TS Địa lí, trường ĐH Sư phạm Hà Nội. 15. Trần Đức Thanh - Nhập môn khoa học du lịch - Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005. 16. Đỗ Quốc Thông (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, giảng dạy tại Khoa Du lịch Trường đại học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Quang Thành, Lịch sử Chùa Hương, Nxb Văn hoá Thông tin, 1999. 18. Thích Viên Thành, Chùa Hương ngày nay, Nxb Khoa học Xã hội, 1996. 19. Từ điển tiếng Việt (2009), Nxb Đà Nẵng. 20. Luật Du lịch (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Luật Di sản Văn hóa (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Phương Mai, Báo Giáo dục Thời đại Chủ nhật số 8, năm 2001 Chùa Hương mùa lễ hội. 23. Phan Thanh Nam, Lê Ngọc Năm: Báo động khẩn cấp ở chùa Hương kỳ I; Nạn động giả, sư giả, Báo Văn hóa, Số ra ngày 19/3/2000. 24. Nguyên Minh: Về mái chùa xưa, Nxb Tôn Giáo, 2005. 25. Kế hoạch bảo vệ môi trường tại khu vực lễ hội chùa Hương năm 2010. 26. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Lạc Thủy: Báo cáo tổng kết về hoạt động du lịch trên địa bàn huyện các năm 2008 – 2014. 27. Bùi Hoài Sơn (2007), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ từ 1945 đến nay, Luận án TS Quản lý văn hoá – Viện Văn hóa Thông Tin. 28. Tài liệu thống kê của UBND xã Hương Sơn Hương từ năm 2005 – 2010. 29. UNESSCO (2004), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Thông báo khoa học Viện Văn hóa - Thông tin, số 9, tháng 6/2004. 30. UBND huyện Lạc Thủy: Báo cáo tổng kết công tác dân tộc qua các thời kỳ cách mạng và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc đến năm 2013, 2014 31. Trần Quốc Vượng (1997) Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 32. Bùi Hải Yến (2005), Tuyến điểm Du lịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 33. Sở du lịch Hà Tây và viện nghiên cứu phát triển du lịch (1997) Quy hoạch phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (1997-2010). 16 Các trang thông tin điện tử, Website 34. http: //chuatien.com.vn 35. http://chuatienhoabinh.com.vn 36. http: //dulichchuahuong.com.vn 37. http://hanoimoi.com.vn 38. http://hanoi.gov.vn 39. http://lacthuy.hoabinh.gov.vn 40. http:// trangandanhthang.vn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan