Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Phát triển du lịch sinh thái tỉnh phú yên thực trạng và giải pháp

.PDF
132
290
95

Mô tả:

MỤC LỤC Trang PHẦN DẪN LUẬN ................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 4. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 6. Những đóng góp của đề tài ............................................................................. 7 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................. 8 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VÀ TỈNH PHÚ YÊN ...................................................................... 9 1.1. Khái quát về du lịch sinh thái ...................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái ........................................................... 9 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái ...................................... 11 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái ................... 12 1.1.4. Các yêu cầu của du lịch sinh thái..................................................... 13 1.1.5. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ....................................... 15 1.1.6. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái cơ bản .................................... 16 1.2. Khái quát về tỉnh Phú Yên ......................................................................... 17 1.2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ........................................................ 17 1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ...................... 26 Tiểu kết chương I .............................................................................................. 43 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH PHÚ YÊN ................................................................. 45 2.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ................................ 45 2.1.1. Một số loại hình du lịch sinh thái hiện nay của tỉnh ........................ 46 2.1.2. Các tuyến du lịch sinh thái............................................................... 51 2.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái ......................... 54 2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái ..................... 59 2.1.5. Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý sinh thái của tỉnh.......... 62 2.2. Kết quả hoạt động từ du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên................................. 63 2.2.1. Nguồn khách đến các điểm du lịch sinh thái của tỉnh ..................... 63 2.2.2. Tình hình doanh thu của các điểm du lịch sinh thái ........................ 65 2.2.3. Mức độ tác động của môi trường .................................................... 66 2.2.4. Tình hình phát triển về lượng khách, doanh thu, lợi nhuận ............. 67 2.3. Phân tích SWOT trong du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ............................. 69 2.3.1.Thế mạnh ......................................................................................... 69 2.3.2. Điểm yếu ........................................................................................ 70 2.3.3. Cơ hội.............................................................................................. 71 2.3.4. Thách thức ...................................................................................... 72 Tiểu kết chương II ............................................................................................ 75 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH PHÚ YÊN .............................. 76 3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ............................... 76 3.1.1. Định hướng chung .......................................................................... 76 3.1.2. Định hướng cụ thể ........................................................................... 76 3.2. Một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên.. 77 3.2.1. Giải pháp về phát triển du lịch bền vững ......................................... 77 3.2.2. Giải pháp về môi trường xã hội ....................................................... 78 3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách và thị trường .................................. 79 3.2.3.1. Cơ chế chính sách ................................................................ 79 3.2.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch ............................................. 80 3.2.3.3. Quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch ................................... 81 3.2.3.4. Khả năng liên kết ................................................................. 91 3.2.4. Giải pháp về quy hoạch và đào tạo ................................................... 93 3.2.4.1. Về quy hoạch ........................................................................ 93 3.2.4.2. Về đào tạo ............................................................................ 93 3.2.5. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch ..................... 94 3.2.5.1. Phương tiện vận chuyển ....................................................... 94 3.2.5.2. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng ...................................................... 95 3.2.5.3. Phát triển cơ sở lưu trú ......................................................... 99 3.2.6. Giải pháp về tổ chức quản lý .......................................................... 100 Tiểu kết chương III ....................................................................................... 101 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 106 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 111 TÓM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG TIẾNG VIỆT ....................................................... 123 TÓM TẮT ĐỀ TÀI BẰNG TIẾNG ANH ........................................................ 125 DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên .......................................................... 18 Hình 1.2: Biển Long Thủy - An Phú -Tuy Hòa ..................................................... 25 Hình 1.3: Vịnh Xuân Đài ...................................................................................... 28 Hình 1.4: Đầm Cù Mông ........................................................................................ 30 Hình 1.5: Ghềnh Đá Dĩa......................................................................................... 32 Hình 1.6: Biển Tuy Hòa ........................................................................................ 33 Hình 1.7: Tháp Nhạn ............................................................................................. 34 Hình 1.8: Bãi Môn ................................................................................................. 36 Hình 1.9: Ngọn Hải Đăng – Mũi Đại Lãnh ............................................................ 37 Hình 1.10: Cảng Vũng Rô ...................................................................................... 38 Hình 2.1: Bản đồ du lịch Phú Yên ......................................................................... 46 Hình 2.2: Bãi Môn – Mũi Điện .............................................................................. 48 Hình 2.3: Núi Đá Bia ............................................................................................. 49 Hình 2.4: Rạn San Hô ............................................................................................ 50 Hình 2.5: CenDeluxe Hotel .................................................................................... 57 Hình 3.1: Tháp Nhạn .............................................................................................. 84 Hình 3.2: Đàn đá Tuy An ....................................................................................... 85 Hình 3.3: Đua thuyền ở Đầm Ô Loan .................................................................... 86 Hình 3.4: Chùa Từ Quang ...................................................................................... 86 Hình 3.5: Chùa Thanh Lương ................................................................................ 87 Hình 3.6: Cua Huỳnh Đế ....................................................................................... 87 Hình 3.7: Vực Phun ................................................................................................ 88 Hình 3.8: Suối nước khoáng Phú Sen ................................................................... 89 Hình 3.9: Cao nguyên Vân Hòa ............................................................................ 89 Hình 3.10: Suối nước nóng Triêm Đức ................................................................. 90 Hình 3.11: Suối Lạnh ............................................................................................ 90 Hình 3.12: Khách sạn Anh Tuấn ........................................................................... 96 Hình 3.13: Khách sạn Thu Hường ......................................................................... 96 Hình 3.14: Khách sạn Sài Gòn - Phú Yên ............................................................. 97 Hình 3.15: Khách sạn Ái Cúc 2 ............................................................................ 97 Hình 3.16: Khách sạn Lam Trà ............................................................................. 97 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên .............................. 39 Bảng 2.1: Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 - 2009 ........................................................................... 55 Bảng 2.2: Công suất phòng trung bình của các khách sạn ở Phú Yên................... 56 Bảng 2.3: Hiện trạng cơ cấu cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Yên .......................... 58 Bảng 2.4: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạo năm 2000 - 2009 .................................................................................... 61 Bảng 2.5: Diễn biến lượng khách du lịch đến Phú Yên 2000 - 2009 ................... 63 Bảng 2.6: Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2000 - 2009 ...... 65 Bảng 2.7: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Yên, giai đoạn năm 2001 - 2009 ........... 68 -1- PHẦN DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống đầy sôi động hiện nay, sự phát triển như vũ bão của các ngành kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của một loạt các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời kéo theo quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư cùng với những vấn đề khác như khói bụi, ô nhiễm, tranh chấp, chen lấn,… Đời sống sinh hoạt đô thị làm con người ngày càng mệt mỏi và căng thẳng. Vì thế, để nghỉ ngơi, giải trí và giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống, con người đang ngày càng có xu hướng tìm về và hòa mình vào thiên nhiên mỗi khi có thể. Điều này đã giúp cho loại hình du lịch sinh thái ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tỉnh Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng như: Bãi biển Đại Lãnh, Cảng Vũng Rô, Tháp Nhạn, Bãi biển Tuy Hòa, Khu sinh thái Thuận Thảo, Suối nước nóng, Suối nước lạnh, Thác Vực Phun, Thác Đá Bàn, Đập Đầm Cam, Đầm Ô Loan, Ghềnh Đá Dĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông và nhiều khu danh lam thắng cảnh khác, nhưng tiếc rằng do nhiều yếu tố khác nhau mà du lịch của tỉnh Phú Yên vẫn chưa thật sự phát triển. Là một người con của tỉnh Phú Yên, tôi muốn cố gắng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để giúp du lịch tỉnh nhà phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái, giới thiệu những hình ảnh đẹp về du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên đến với mọi người và hy vọng từ những hình ảnh đó, ngày càng có nhiều người đến với Phú Yên để tham quan, du lịch, nghỉ ngơi và mua sắm, giúp tỉnh nhà ngày càng phát triển và thịnh vượng đúng nghĩa với tên gọi Phú Yên (vùng đất với hàm nghĩa “giàu có” và “bình yên”) nhưng lâu nay đa số người dân Phú Yên chỉ được yên mà chưa được phú. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên – Thực trạng và Giải pháp.” -2- 2. Lịch sử vấn đề Lâu nay đã có nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến du lịch tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên trong tiến trình phát triển du lịch sinh thái vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Cuốn sách “Khảo sát về việc hoạch định biên giới Việt Nam - Lào: Chủ yếu nói về đoạn biên giới Quảng Ngãi - Bình Định – Phú Yên và Nam Lào” (Nguyễn Ngọc Mô, 1900), đã đề cập đến vấn đề về đường biên giới của các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và một phần của nước Lào, trong đó có nói vài nét về tỉnh Phú Yên như đường biên giới, vị trí tiếp giáp của tỉnh Phú Yên với các tỉnh khác. Cuốn sách “Đánh giá tài nguyên nước và môi trường sống của hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa” (Bùi Đức Tuấn, 1996), nhà xuất bản Hà Nội - Viện khí tượng thủy văn, viết về hiện trạng tài nguyên nước của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, vai trò của tài nguyên nước đối với sự sống của nhiều loài sinh vật trong đó có con người. Đã đề cập đến hiện trạng các mạch nước ngầm, sông, suối, ao, hồ,… của tỉnh Phú Yên như về nguồn nước sạch và những nơi nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng của tài nguyên nước đến đời sống con người trong sinh hoạt, trồng trọt và sản xuất… Cuốn sách “Phú Yên: Diện tích và Dân số” của nhà xuất bản sách Nha Địa Cư năm 1971 nói về diện tích của tỉnh Phú Yên đồng thời phân loại địa hình và diện tích đất đang được sử dụng, dân số, mật độ dân số và các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Phú Yên. “Trăn trở cúng lễ hội đầm Ô Loan” trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 02/03/1997 đề cập về những lễ hội được diễn ra hằng năm ở đầm Ô Loan cùng những trăn trở của người dân địa phương. Vào ngày mùng 7 tháng Giêng tại xã An Cư huyện Tuy An tổ chức lễ hội hằng năm gồm có: Đua thuyền rồng, sõng chài, sõng lưới, sõng chống sào, lắc thúng chai, ngoài ra còn có phần trình diễn: Múa siêu, múa lân, hòa bá đạo, cùng nhiều trò chơi dân gian đã thu hút hàng vạn người về trảy hội. -3- “Tập trung khai thác kinh tế biển và dịch vụ du lịch: Thăm và làm việc với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 13/03/1998, đề cập đến định hướng phát triển về kinh tế biển, tập trung khai thác các tiềm năng kinh tế biển ở hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đây cũng là sự khởi đầu cho việc phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ du lịch biển. “Ai làm cho đầm Ô Loan bị ô nhiễm nghiêm trọng”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 07/10/ 1998, đã phân tích, đánh giá thực trạng hiện tại của đầm Ô Loan và hướng khắc phục ô nhiễm tại đầm Ô Loan nhằm định hướng phát triển du lịch trong tương lai. “Đầu tư gần hai tỷ đồng trùng tu di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn – Phú Yên, Thế Giới – Việt Nam”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 14/12/1998, đã đặt ra một câu hỏi cho việc trùng tu Tháp Nhạn và trách nhiệm thuộc về ai. Tại sao sau một thời gian dài xây dựng và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, Tháp Nhạn có những dấu hiệu bị xuống cấp. Việc đầu tư hai tỷ đồng nhằm bảo tồn một nghệ thuật kiến trúc của người Chăm mà hiện nay đã mất mã di truyền về kĩ thuật xây dựng là đúng hay sai? Trong khi đó, Tháp Nhạn là một cảnh quan đẹp của thành phố Tuy Hòa bên bờ sông Đà Rằng, được xem là một trong những ngôi tháp lớn của người Chăm và ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Tháp Nhạn - Núi Nhạn là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp Quốc gia. “Nuôi tôm gây ô nhiễm đầm Ô Loan”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 20/03/1999, đề cập đến hậu quả của việc nuôi trồng thủy sản một cách đại trà do cơ quan địa phương không có những định hướng cụ thể. Cụ thể là các hồ tôm của các hộ dân đang thải ra một lượng nước thải lớn vào đầm Ô Loan, gây ra ô nhiễm nghiêm trọng cho đầm, một số lượng lớn các sinh vật trong đầm chết do ô nhiễm, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của đầm Ô Loan. Trong khi đó đầm Ô Loan được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 27/09/1996. -4- “Trường ca tiếng cồng ông bà Hbia Lơ Đắc: dân tộc Chăm Phú Yên”, nhà xuất bản Phú Yên _ Hội VHDG và VHCDT năm 2000, viết về những dấu tích, bảo tồn và phát huy những di sản phi vật thể tiếng cồng Hbia Lơ Đắc. “Mở thầu thi công Cảng Vũng Rô – Phú Yên”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 09/04/2001, nêu nội dung về xây dựng và bảo tồn cảng Vũng Rô, đầu tư phát triển du lịch tại cảng. Vũng Rô được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia ngày 18/06/1997. “Khám phá Gành Đá Đĩa xã An Ninh Đông – Tuy An – Phú Yên”, trích từ cuốn tạp trí tiếp thị gia đình ngày 04/04/2002, miêu tả chi tiết về Gành Đá Đĩa. Gành Đá Đĩa có chiều rộng khoảng 50m và trải dài hơn 200m, là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa. Có thể nói phong cảnh ở đây còn nguyên vẻ hoang sơ và môi trường thiên nhiên thuần khiết sẽ để lại ấn tượng khó quên cho khách du lịch. Gành Đá Đĩa được công nhận Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 23/01/1997. “Phú Yên: Quy hoạch vùng kinh tế Đông Tác – Vũng Rô”, trích từ báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 6/8/2002, đề cập đến sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm từ Đông Tác đến cảng Vũng Rô. “Phú Yên một thời để nhớ: Hồi ký lịch sử _tập 2” của nhiều tác giả, xuất bản năm 2003, ca ngợi mảnh đất và con người Phú Yên trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Một mảnh đất gánh chịu bao đau thương của chiến tranh, con người ở đây hiền lành, chất phát, mộc mạc, chịu nhiều mất mát do chiến tranh để lại. Cuốn sách “Phú Yên miền đất ước vọng” của tác giả Trần Huyền Ân, xuất bản năm 2004, là một quyển sách trong toàn bộ công trình Việt Nam các vùng văn hoá, nhằm giới thiệu những diện mạo văn hoá của từng địa phương, gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, những gì hiện tồn tại, những gì đang phát triển hay phục hồi, những gì chỉ là phế tích, những gì đã mai một, những gì vẫn còn mãi lắng sâu trong tiềm thức nhiều người. Cuốn sách này đã giới thiệu khái quát vùng đất Phú Yên: -5- Lịch sử hình thành, những nét cơ bản về tự nhiên, kinh tế, sau đó là phần tương đối cụ thể về đất, nước, môi trường và con người: Các di tích, thắng cảnh, nhân vật lịch sử, tiếp theo là các hình thức lễ hội, làng điệu dân ca, những sản vật đặc biệt, món ăn địa phương,... Bên cạnh đó còn có một số phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tái sinh rừng lá rộng thường xuyên sau khai thác và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng ở tỉnh Phú Yên” của Nguyễn Thành Mến và người hướng dẫn khoa học Phùng Ngọc Lan, Bảo Huy, Trường Đại Học Lâm Nghiệp (2005), nêu ra một số phương pháp để bảo vệ rừng lá rộng sau khi khai thác và cách nuôi dưỡng rừng với thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện thời tiết của tỉnh Phú Yên. Đối với ngành du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, việc nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa nhiều. Tài liệu nước ngoài nghiên cứu về tỉnh Phú Yên rất hiếm, tài liệu nghiên cứu trong nước về tỉnh Phú Yên còn ít và chủ yếu chỉ tập trung ở các khía cạnh nhỏ như về lễ hội, ô nhiễm môi trường, định hướng phát triển nhưng không toàn diện mà chỉ ở một khu vực nhỏ hay chỉ đơn thuần là một thắng cảnh trong nhiều thắng cảnh du lịch ở tỉnh Phú Yên. Đối với ngành du lịch tỉnh Phú Yên, đặc biệt là du lịch sinh thái thì vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu. Tỉnh Phú Yên chưa đặc biệt chú trọng việc phát triển du lịch sinh thái, tầm quan trọng của du lịch sinh thái đối với vùng đất, con người Phú Yên nói riêng và đất nước nói chung. Vì vậy, nghiên cứu du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên và đưa ra giải phát để phát triển đang thực sự cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội và phục vụ nhu cầu, tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của du khách thời nay. -6- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu toàn diện các yếu tố liên quan đến phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đặc biệt là những vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Vũng Rô, Tháp Nhạn, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Mũi Điện - Bãi Môn, Biển Long Thủy, Biển Tuy Hòa, Ghềnh Đá Dĩa, Núi Thơm, Núi Chóp Chài, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, Chùa Đá Trắng,... trong thời gian 10 năm trở lại đây đồng thời định hướng phát triển du lịch sinh thái trong tương lai. 4. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu những tiềm năng, hiện trạng và các định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên. Xác định rõ những tiềm năng cụ thể có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đây. Nêu lên những hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua. Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên lên một tầm cao mới và khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, tổng hợp từ các nghiên cứu của các ngành khác như nhân học, xã hội học, tâm lý học, văn học, ngôn ngữ học,... Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Đây là phương pháp quan trọng, hỗ trợ cách nhìn hệ thống, giúp quan sát quá trình vận động và biến đổi trong nhận thức về phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên từ xưa đến nay. Phương pháp lịch sử: Phương pháp này nhằm giúp bổ sung cách nhìn hệ thống từ lịch đại đến đồng đại để xem xét vấn đề một cách hệ thống và có trình tự. -7- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này nhằm tổng hợp và phân tích những thông tin, tài liệu, số liệu từ các loại sách, tạp chí chuyên ngành, các bài viết, những nghiên cứu có liên quan trên internet để đưa vào bài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực địa, thu thập tài liệu: Phương pháp nghiên cứu giúp cho đề tài có những trải nghiệm thực tế, thu thập tài liệu về tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu để bổ sung cho đề tài hoàn chỉnh hơn. Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình hóa sau khi thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên. Thống kê, sắp xếp số liệu một cách hợp lý, hệ thống, lôgic. Phân tích, so sánh các tiềm năng và hiện trạng ấy với các địa phương khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các khu vực đang phát triển loại hình du lịch sinh thái. Sau khi có kết quả nghiên cứu công trình trên thì sẽ xây dựng các mô hình để dễ đọc và dễ hiểu cho tất cả mọi người. Đồng thời việc nghiên cứu phải kết hợp sử dụng phương pháp quan sát điền dã thực tế tại điểm đến và phương pháp tổng hợp số liệu. 6. Những đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: Đây là đề tài ít nhiều đã có một số công trình quan tâm nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên. Vì vậy, đề tài ra đời sẽ đóng góp thêm cho ngành du lịch một cái nhìn chung về vùng du lịch mới phát triển. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, nhận định được thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới quá trình hình thành và mở rộng phát triển du lịch tại tỉnh Phú Yên, đề tài đưa ra những chiến lược, giải pháp và kiến nghị về quá trình mở rộng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiểu biết của cộng đồng, ban lãnh đạo tỉnh, nhà quản lý, hướng dẫn viên về ý thức, trách nhiệm đối với việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên. Kết quả nghiên cứu đề tài này có thể làm căn cứ khoa học cho việc khai thác có hiệu quả thế mạnh của tỉnh trong sự phát triển du lịch sinh thái. -8- 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần dẫn luận, đề tài gồm có ba chương được bố cục phù hợp với mục đích, phạm vi nghiên cứu đặt ra: Chương 1, “Khái quát về loại hình du lịch sinh thái và tỉnh Phú Yên”, trình bày một số khái niệm về du lịch sinh thái và tổng quan du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên. Chương 2, “Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên”, giới thiệu về điều kiện phát triển và thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên. Chương 3, “Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên”, đề cập đến một số định hướng cũng như tìm ra các giải pháp khả thi nhất để phát triển du lịch sinh thái tại đây. -9- CHƢƠNG I KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VÀ TỈNH PHÚ YÊN 1.1. Khái quát về du lịch sinh thái 1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch còn khá mới mẻ so với các loại hình du lịch khác. Du lịch sinh thái có thể được bắt nguồn từ những cuộc dạo ngoài trời với mục đích thư giãn và mong muốn gần gũi với thiên nhiên. Bao gồm những người đến các khu tự nhiên hoang dã hay các khu bảo tồn; những người đi cắm trại, ngủ nghỉ trong những lều bạt hay trong nhà của người dân địa phương; những người đi leo núi, đi bộ xuyên rừng hay đi thuyền trên suối,... đều có thể được coi là những khách du lịch sinh thái. Có thể nói du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối rộng lớn, được hiểu theo nhiều cách nhìn khác nhau từ các cá nhân và tổ chức nghiên cứu. Ban đầu, dưới nhận thức của một số người, du lịch sinh thái được hiểu dưới dạng như một loại hình du lịch được hình thành từ việc kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là “du lịch” và “sinh thái” trước đó vốn đã quen thuộc với nhiều người. Nhưng cũng có nhiều người lại cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái hay khu vực diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái. Những quan niệm ban đầu này đã dần hình thành nên định nghĩa về du lịch sinh thái về sau. Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái là của Hector Ceballos – Lascurain, ông được xem là nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động thực vật cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong khu vực này”. Định nghĩa này đã tổng hợp khá đầy đủ về - 10 - du lịch sinh thái, nhưng chỉ dừng lại ở sự “trân trọng tự nhiên” mà còn thiếu các yếu tố khác như phát triển cộng đồng hay phát triển bền vững. Định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái Ôxtrâylia: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, trong đó bao gồm các nhân tố giáo dục và được quản lí bền vững về mặt sinh thái” theo định nghĩa này thì lại nhấn mạnh hai nhân tố chủ yếu trong du lịch sinh thái là quản lí bền vững và giáo dục. Các định nghĩa ra đời sau được tổng hợp đầy đủ, nhận định sâu sắc hơn nhưng theo tôi định nghĩa được xem là ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa nhất là của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái đã được đưa vào trong Luật Du lịch có nội dung như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triển bền vững”. Định nghĩa trên đã nêu một cách khái quát khá đầy đủ đặc tính của loại hình du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có rất nhiều tên gọi và khái niệm về các loại hình du lịch khác có liên quan và gần gũi về ý nghĩa với du lịch sinh thái như loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch xanh,... Như vậy, từ những quan niệm ban đầu tới những định nghĩa đầu tiên cho tới hiện tại, có thể thấy nội dung về du lịch sinh thái đã có nhiều thay đổi theo hướng nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ chỗ đơn thuần chỉ được hiểu là kết hợp của hai yếu tố “du lịch” và “sinh thái”, cho tới nay nội dung về du lịch sinh thái đã có cách nhìn tích cực hơn và trở thành loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn sinh thái và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương. Điều này đã khiến cho du lịch sinh thái trở thành một loại hình du lịch riêng, hoàn toàn không đồng nghĩa - 11 - với du lịch thiên nhiên hay du lịch môi trường mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái làm đối tượng. 1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái Có thể nói, các loại hình du lịch đều phát triển trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử của những khu vực có tiềm năng, đi kèm với các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ để hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu khách tham quan. Trong quá trình phát triển đã hình thành những đặc trưng riêng chứa trong mỗi loại hình du lịch và du lịch sinh thái cũng vậy. Đặc trưng thứ nhất của du lịch sinh thái là dựa trên sự hấp dẫn về tự nhiên với các đối tượng là những khu vực có các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Chính vì vậy, đa phần các hoạt động du lịch sinh thái thường được diễn ra ở khu vực các vườn quốc gia, các khu vực gần gũi với thiên nhiên hay các khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều cây xanh. Đặc trưng thứ hai của du lịch sinh thái là sự phát triển các hoạt động du lịch sinh thái luôn bao gồm các yếu tố bảo tồn và quản lý bền vững về sinh thái đi kèm với giáo dục về môi trường. Những yếu tố này cũng là một trong những đặc trưng quan trọng của du lịch sinh thái. Thêm nữa, khách du lịch sinh thái đích thực là những khách mong muốn được gần gũi, tiếp xúc với môi trường sinh thái vì đơn giản chỉ là muốn được hòa mình với thiên nhiên. Vì thế, bên cạnh việc giáo dục môi trường nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho người dân thì nên có những hoạt động giáo dục cho du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch nhằm làm thay đổi thái độ của mọi người đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch sinh thái trong những khu bảo tồn thiên nhiên. Đặc trưng thứ ba của du lịch sinh thái là phải đảm bảo cải thiện đời sống, tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực du lịch sinh thái, đồng thời hỗ trợ sự phát triển đời sống cộng đồng người dân địa phương. Đặc trưng thứ tư của du lịch sinh thái là phải thỏa mãn nhu cầu muốn trải nghiệm cho khách tham quan. Phần lớn du khách khi tham gia các hoạt động du lịch sinh thái thường có mong muốn được hòa mình trong môi trường thiên nhiên. Qua - 12 - đó, mức độ đáp ứng nhu cầu cho du khách sẽ thể hiện ở chất lượng của hoạt động du lịch sinh thái. Vì vậy, các dịch vụ du lịch làm hài lòng về mặt trải nghiệm thiên nhiên cho du khách nên được đặt lên hàng đầu. 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái Với đặc trưng là dựa vào sự hấp dẫn về tự nhiên và hướng tới sự phát triển bền vững, các nguyên tắc của du lịch sinh thái không chỉ dành cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lí hay các nhà điều hành mà còn dành cho cả những người hướng dẫn viên và cộng đồng người dân địa phương. Hoạt động du lịch sinh thái cần được tuân theo một số nguyên tắc sau: Thứ nhất, sử dụng thận trọng những nguồn tài nguyên môi trường, kích thích sự bảo tồn và giảm thiểu các nguồn tiêu dùng gây rác thải. Đi kèm với đó là các hoạt động bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái. Vì vậy, mọi hoạt động du lịch sinh thái cần phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu những tác động không mong muốn tới môi trường thiên nhiên. Thứ hai, phát triển ở mức độ vừa và nhỏ đồng thời hợp nhất với các ngành kinh tế khác, tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương thông qua việc tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng nhưng phải có qui hoạch cụ thể của tỉnh và không được phép làm đại trà để bảo vệ môi trường thiên nhiên. Phát triển du lịch sinh thái bao gồm việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như tuyển một số hướng dẫn viên là người dân địa phương để hướng dẫn du khách tham quan, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách, có các sản phẩm lưu niệm của địa phương cho khách,... Từ đó mà cuộc sống của người dân địa phương sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái. Thứ ba, các chiến lược nghiên cứu và phát triển thị trường cần tôn trọng môi trường tự nhiên, không nên làm xói mòn nền văn hoá và xã hội của địa phương. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có - 13 - một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, cũng cần tạo ra khả năng hấp dẫn một lượng lớn khách du lịch. Thường xuyên cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục môi trường và làm hài lòng du khách. 1.1.4. Các yêu cầu của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái cần dựa trên các yêu cầu sau: Dựa trên cơ sở các hệ sinh thái điển hình Một trong những yêu cầu tiên quyết để du lịch sinh thái được hình thành và phát triển là phải có các hệ sinh thái điển hình và có tính đa dạng sinh học cao, đi kèm là các yếu tố văn hóa - nhân văn bản địa. Điều này đã giải thích lý do tại sao du lịch sinh thái thường được phát triển ở những địa điểm có tính đa dạng sinh học cao như các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia. Đảm bảo tính giáo dục Giáo dục môi trường du lịch sinh thái cho các thành phần tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo nên sự bền vững cho du lịch sinh thái. Các thành phần ở đây bao gồm các nhà quản lí, các nhà điều hành, hướng dẫn viên, cộng đồng người dân địa phương và bao gồm cả bản thân những người khách du lịch sinh thái. Yêu cầu giáo dục trong du lịch sinh thái trước hết phải đảm bảo đầy đủ các thông tin trước chuyến đi cho du khách nhằm cung cấp những thông tin khái quát nhất cho khách du lịch và giúp họ phần nào định hình được điểm đến thông qua nhiều hình thức khác nhau như qua báo, đài, tivi, radio, sách báo, internet, các ấn phẩm, qua các công ty lữ hành, các hướng dẫn viên, các tờ rơi, tờ gấp,… Để giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên cần phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng. Có như vậy, trong quá trình thuyết minh hướng dẫn viên mới có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và nâng cao nhận thức cho du khách. - 14 - Sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn Một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, sẽ thu hút ngày càng đông khách du lịch tới thăm. Bên cạnh việc có nguồn tài nguyên phong phú thì cần đảm bảo chất lượng du lịch, hạn chế những tác động có hại cho môi trường du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách tham quan. Từ đó cho thấy, du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa. Sức chứa du lịch đã được UNWTO định nghĩa như sau: “Sức chứa du lịch là mức độ sử dụng của khách tham quan mà một khu vực có thể cung cấp, đáp ứng ở mức độ cao cho du khách và để lại rất ít tác động vào nguồn tài nguyên”. Ngoài định nghĩa trên thì định nghĩa về sức chứa còn được hiểu dưới bốn khía cạnh khác là vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội. Đứng trên khía cạnh vật lý thì sức chứa ở đây có thể được hiểu là lượng khách thực tế tối đa mà điểm đến du lịch sinh thái có thể tiếp nhận. Đứng trên khía cạnh sinh học thì sức chứa lại được hiểu là những nguy cơ và tác động có thể được gây ra bởi khách du lịch sinh thái, làm ảnh hưởng tới môi trường mà nguyên nhân là do lượng khách vượt quá khả năng tiếp nhận của địa điểm diễn ra hoạt động du lịch sinh thái. Đứng trên góc độ xã hội thì sức chứa được xem là giới hạn về lượng khách tham quan. Sự vượt quá ngưỡng nhất định từ các tác động tích cực của hoạt động du lịch làm xuất hiện sự suy thoái về cả văn hóa và xã hội cũng như lối sống của cư dân địa phương. Đứng trên khía cạnh tâm lý thì sức chứa được hiểu là vượt quá giới hạn về số lượng của các nhóm khách tham quan. Những tác động này có thể làm ảnh hưởng tới sự hài lòng, sự thích thú hay kinh nghiệm du lịch của các nhóm du khách Du lịch sinh thái muốn tiếp tục duy trì và phát triển thì cần đạt được mức độ sử dụng tự nhiên hợp lí thông qua việc sử dụng lãnh thổ du lịch phù hợp với bảo tồn và tổ chức hoạt động du lịch trong khu vực cho phép. - 15 - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng Các hoạt động du lịch sinh thái cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, dân cư địa phương có thể phát huy được vai trò làm chủ của mình trong việc quản lí tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và tham gia trực tiếp vào các hoạt động bổ trợ du lịch như làm hướng dẫn địa phương, cung cấp thực phẩm, địa điểm lưu trú hay các mặt hàng lưu niệm cho du khách. Để thực hiện được mục tiêu này, thì bên cạnh việc quan tâm tới đời sống cộng đồng, sử dụng hiệu quả nguồn lực địa phương thì cần yêu cầu người dân phải cam kết sử dụng sản phẩm địa phương, để không làm mất đi sản phẩm truyền thống. Bên cạnh đó, các nhà quản lí và các nhà qui hoạch phải hoạt động sao cho cộng đồng địa phương vẫn phải duy trì các nền kinh tế khác, mà trước đây địa phương đã từng có. 1.1.5. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch bao gồm các điều kiện về tự nhiên, các đối tượng văn hóa và lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không nhắc đến các nguồn tài nguyên gắn liền với các yếu tố thiên nhiên. “Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu du lịch sinh thái; bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu về du lịch sinh thái.” Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên đang được khai thác và tài nguyên có triển vọng sẽ khai thác. Khả năng khai thác đó phụ thuộc vào các yếu tố: - Khả năng tìm kiếm, nghiên cứu, phát hiện, đánh giá các tiềm năng của tài nguyên và đưa các tài nguyên đó vào sử dụng. - Khả năng tiếp cận khai thác các tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan