Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình...

Tài liệu Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh hòa bình

.DOCX
134
160
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN HÙNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ THANH MAI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN HÙNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016 Tác giả Đỗ Thị Thanh Mai LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Văn Hùng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo trong phòng Đào tạo, trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt luận văn này. Đồng thời xin chân thành cám ơn các cơ quan chuyên môn của tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân, những ngƣời luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2016 Tác giả Đỗ Thị Thanh Mai  MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... i DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ......................................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài ................................................................................ 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ............................................................................ 4 1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững . 7 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái ................................................ 7 1.2.2. Nội dung phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững ........................ 19 1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững .......... 26 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững ................................................................................................................ 29 1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Hòa Bình ............................................ 36 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại một số địa phương ............................................................................................................. 36 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững từ một số địa phương đối với tỉnh Hòa Bình ................................................ 44 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................... 47 2.1. Phƣơng pháp luận ............................................................................................... 47 2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng ................................................................ 47 2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử ....................................................................... 47 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................... 48 2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ...................................................... 48 2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ............................................................... 49 2.2.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 50 2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp ............................................. 50 2.2.5. Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử ................................. 51 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ........................................................................................................................... 54 3.1. Những tiềm năng ảnh hƣởng tới sự phát triển của du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. ....................................................................... 54 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 54 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 59 3.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái .................................... 63 3.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ..................................................................................................... 65 3.2.1. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình về mặt kinh tế ................................................................................................ 65 3.2.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình về mặt xã hội ................................................................................................. 75 3.2.3. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình về mặt môi trường ......................................................................................... 78 3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ............................................................................................................ 82 3.3.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 82 3.3.2. Hạn chế ........................................................................................................ 83 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra ............................................ 84 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 .................................................................................................. 86 4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 86 4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................... 87 4.2.1. Quan điểm ................................................................................................... 87 4.2.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 89 4.2.3. Định hướng .................................................................................................. 91 4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020............................................................................. 100 4.3.1. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững về mặt kinh tế .... 100 4.3.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững về mặt xã hội ... 104 4.3.3. Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tại các khu du lịch sinh thái ............................................................................................................... 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 114 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hòa Bình 56 2 Bảng 3.2 Số lƣợt khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 67 3 Bảng 3.3 Số lƣợt khách du lịch đến với loại hình du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 67 4 Bảng 3.4 Tổng thu từ du lịch, du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 68 5 Bảng 3.5 Cơ sở lƣu trú tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 70 6 Bảng 3.6 Số ngày nghỉ lƣu trú trung bình tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 71 8 Bảng 3.7 Số lƣợng lao động theo trình độ tại các khu, điểm du lịch từ năm 2011 - 2015 73 9 Bảng 3.8 Số lƣợng lao động theo trình độ tại các khu, điểm du lịch sinh thái giai đoạn 2011 - 2015 74 10 Bảng 4.1 Nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tƣ theo các chƣơng trình 99 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu t ƣ và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ... Du lịch giúp một quốc gia có thể nâng cao vị thế hình ảnh. Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của du lịch đã góp phần mang lại một số thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất n ƣớc, đƣa Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch ngày càng đƣợc nhiều du khách quốc tế biết đến. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tƣợng phổ biến trong đời sống xã hội. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đƣợc coi là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan, thúc đẩy giao lƣu, tăng cƣờng hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc. Trong những năm qua du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã và đang phát triển nhanh trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, ta thấy rằng du lịch sinh thái trong những năm gần đây nhƣ một hiện tƣợng và xu thế ngày càng chiếm đƣợc sự quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch sinh thái đƣợc khuyến khích tại nhiều nƣớc trên thế giới. Trƣớc xu thế của sự phát triển đó, Hòa Bình là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, giáp ranh với các tỉnh Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa. Đây là vùng đất đƣợc coi là cái nôi của nền văn hóa Mƣờng với vô vàn điều kỳ lạ chƣa đƣợc khám phá. Có lợi thế và điệu kiện phát triển các khu du lịch sinh thái. Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới của đất nƣớc hiện nay, với vị trí địa lý quan trọng, khả năng tiếp cận với Hà Nội và các tỉnh trong khu vực nhờ hệ thống giao thông thuận lợi cùng với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Hòa Bình đang có những điều kiện, cơ hội thuận lợi để phát triển ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Mặc dù vậy một thực tế cho ta thấy, hiện nay do nhận thức chƣa đúng, loại hình du lịch sinh thái tại tỉnh Hòa Bình còn phát triển ồ ạt, nhỏ lẻ, công tác quản lý còn hạn chế, yếu kém, các kế hoạch phát triển còn thiếu quy hoạch, tự phát, ch ƣa đồng bộ nên hiệu quả chƣa cao. Khách du lịch chƣa phong phú, chất l ƣợng về du lịch tại tỉnh chƣa cao. Điều đó đặt ra một yêu cầu đó là cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững. Vì vậy, đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” đƣợc học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Với mong muốn thấy đƣợc thực trạng, hạn chế, giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát triển bền vững du lịch sinh thái, mang lại hiệu quả cao hơn, thu hút đƣợc khách du lịch về với mảnh đất Hòa Bình nhiều hơn, đóng phóp phần nhỏ vào sự phát triển của tỉnh nhà. * Câu hỏi nghiên cứu: - Tỉnh Hòa Bình cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào để phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở tổng quan lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái, đề tài nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các tiềm năng, phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo hƣớng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vẫn đề lý luận về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững. - Phân tích kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững và vận dụng đối với tỉnh Hoà Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Từ đó, thấy đƣợc những thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng đƣợc đề cập nhằm mục đích phục vụ cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung đánh giá thực trạng và kết quả đạt đƣợc trong quá trình phát du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, từ đó tìm ra những luận cứ khoa học, đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đánh giá quá trình phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2015; định hƣớng và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016 – 2020. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Chƣơng 3: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo h ƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Hơn thế, so với các ngành khác thì du lịch ở Việt Nam phát triển khá muộn, do vậy lĩnh vực nghiên cứu càng phát triển muộn hơn. Trong nghiên cứu hầu hết phần lớn tập trung đề cập đến tác động của du lịch đối với môi trƣờng, hệ sinh thái, tài nguyên du lịch nhƣ: - Đề tài cấp bộ (2013 - 2014) "Đề xuất tiêu chí đánh giá thƣơng hiệu kinh doanh du lịch Việt Nam", Nguyễn Quốc Hƣng (chủ biên). Đề tài đề xuất những tiêu chí cơ bản và quyết định cho việc đánh giá thƣơng hiệu kinh doanh du lịch Việt Nam, để thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch, thu hút du khách đến với du lịch Việt Nam nhiều hơn nữa. Đề tài bình xét và đánh giá các doanh nghiệp du lịch cần phải có hệ thống tiêu chí đánh giá, là cơ sở cho việc đánh giá và bình xét các danh hiệu du lịch, cơ sở xác định các thƣơng hiệu doanh nghiệp du lịch mạnh, cần thiết đối với công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch để tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam trên thị trƣờng du lịch quốc tế. - Đề tài cấp bộ: "Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam" trên cơ sở nghiên cứu vấn đề chung của du lịch sinh thái, đề tài đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, làm cơ sở cho đầu tƣ, phát triển các khu du lịch sinh thái theo chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam. - Bài viết: "Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới" của tác giả Đặng Thị Thúy Duyên và Lƣơng Thanh Hà, tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, trang 47 (2016): Bài viết nói về những thuận lợi cũng nhƣ những thách thức đối với việc phát triển du lịch của Việt Nam trƣớc bối cảnh mới. Quá trình hội nhập diễn ra đối với tất cả các lĩnh vực, hội nhập về du lịch là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của điểm đến ở tất cả các quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia đến các địa phƣơng và điểm du lịch trong từng địa phƣơng nhằm có đƣợc những lợi ích và cơ hội phát triển cho điểm đến mà trƣớc hết đó là cơ hội mở rộng thị trƣờng du lịch, cơ hội phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô lãnh thổ lớn hơn. Hơn nữa bài viết giúp ta thấy đƣợc trƣớc bối cảnh mới hiện nay thì điểm đến du lịch không tự nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình để trƣớc hết là tồn tại và sau đó là phát triển thì sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi cho dù điểm đến rất có tiềm năng. - Đề tài "Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại tỉnh Quảng Ninh", Vƣơng Thị Hoài (2011): Luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản của phát triển du lịch bền vững. Đánh giá tài nguyên du lịch Quảng Ninh và phân tích một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững của du lịch Quảng Ninh. Luận văn hệ thống một cách khái quát lý luận về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, phân tích thực trạng phát triển của du lịch Quảng Ninh trên quan điểm phát triển bền vững, từ đó đƣa ra đề xuất một số giải pháp góp phần đƣa du lịch Quảng Ninh theo hƣớng bền vững. - Luận văn thạc sĩ "Quản lý phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ" của tác giả Nguyễn Trung Hải, Trƣờng Đại học Thƣơng mại, 2014: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch văn hóa tại tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đƣa ra đề xuất, phƣơng hƣớng và giải pháp thiết thực, khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà n ƣớc đối với hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Luận văn giúp ta hiểu thêm về quá trình quản lý đối với việc phát triển du lịch văn hóa để từ đó có những cách làm phù hợp nhằm thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2014: "Giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế của Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch", Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Mai (chủ nhiệm đề tài). Đề tài hƣớng tới mục tiêu xây dựng hệ thống giải pháp toàn diện, và có thể ứng dụng thực tiễn giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Viện nghiên cứu phát triển du lịch trong thời gian tới. Hợp tác quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng trong việc nâng cao năng lực từ những hỗ trợ kĩ thuật và chia sẻ kinh nghiệm của các đối tác. - Luận văn thạc sĩ "Quản lý Nhà nƣớc đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình" của tác giả Trần Thị Hƣơng Trà, Trƣờng Đại học Th ƣơng mại, 2014: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. - Luận văn thạc sĩ "Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ du lịch bền vững của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Nghệ An" của Hồ Thị Hoài Đức, Trƣờng Đại học Thƣơng mại, 2014. Luận văn nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng quá trình xây dựng quá trình nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ du lịch bền vững của các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An, đề xuất giải pháp nâng cao đƣợc năng lực cũng ững dịch vụ du lịch đáp ứng mục phát triển có hiệu quả cao của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn giúp ta có lý luận cơ bản về năng lực kinh doanh du lịch là gì, các doanh nghiệp, cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch muốn phát triển du lịch bền vững cần có những định hƣớng và giải pháp phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng khu vực hay đối với từng loại hình du lịch. 1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Công trình nghiên cứu rất phong phú và da dạng nhƣng chủ yếu quan tâm đến hoạt động kinh tế du lịch và tác động của du lịch đến môi trƣờng sinh thái và tài nguyên, các kiểu loại du lịch khai thác từ tự nhiên. Các công trình nghiên cứu và các bài viết trên mới đề cập đến du lịch dƣới góc độ rộng hẹp khác nhau. Chƣa có công trình đi sâu nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không trùng với bất cứ luận văn nào. Tôi chọn đề tài này rất mong có đóng góp phần nhỏ vào sự phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Hòa Bình, để khắc phục những khoảng trống, giúp du lịch sinh thái Hòa Bình phát triển hơn, cùng với ngành du lịch nói chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái 1.2.1.1. Khái niệm * Du lịch Du lịch ngày nay đang trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do hoàn cảnh khác nhau, dƣới góc độ nghiên cứu khác nhau, có rất nhiều cách hiểu về du lịch khác nhau. - Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và l ƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài n ƣớc họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ. - Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ nh ƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. - I. I. Pirogionic (1985) cho rằng: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa. - Các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tƣợng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đƣa ra định nghĩa: ''Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phƣơng diện khách vãng lai mà chính về phƣơng diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí''. - Điều 4, Chƣơng I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: ''Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định''. Nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể đƣợc hiểu là: - Sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất