Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh bình thuận thời kỳ 2014-2020...

Tài liệu Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh bình thuận thời kỳ 2014-2020

.PDF
127
172
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------- TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THANH TÂM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ LƯU THANH TÂM Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 02 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT 1 2 3 4 5 Họ và tên PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ PGS. TS. Vũ Ngọc Bích TS. Lại Tiến Dĩnh TS. Lê Quang Hùng TS. Mai Thanh Loan Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 23/10/1978 Chuyên ngành: Nơi sinh: TP. PHAN THIẾT Quản trị Kinh doanh MSHV: 1341820071 I- Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014 - 2020 II- Nhiệm vụ và nội dung: - Tổng hợp các số liệu, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan. - Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển bền vững du lịch sinh thái của Bình Thuận. Trong đó chú trọng đến các giải pháp về du lịch sinh thái. III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/7/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/1/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: TIẾN SĨ LƯU THANH TÂM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trương Thị Hải Thuận - tác giả luận văn cao học này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯƠNG THỊ HẢI THUẬN ii LỜI CÁM ƠN Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lưu Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này nhờ vậy mà tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận; các Ban ngành Công ty Cổ phần Du lịch Bình Thuận; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể lớp 13SQT11 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn này. Trong suốt thời gian làm luận văn, tuy tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn và bạn bè cũng như các anh chị trong lĩnh vực du lịch Bình Thuận, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp và phản hồi quý báu của quý Thầy, Cô và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01năm 2015 Tác giả Trương Thị Hải Thuận iii TÓM TẮT Bình Thuận là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch so với các địa phương khác trong cả nước. Là một tỉnh giàu tài nguyên về biển, rừng, khoáng sản, còn là nơi ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, cảnh quan, văn hóa, v.v … Với những lợi thế sẵn có và sự cố gắng không ngừng của chính quyền, nhân dân, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong những năm qua phát triển vượt bậc, trở thành một trong những vùng du lịch hấp dẫn nhất trong cả nước và khu vực (Theo kết quả xếp hạng tháng 11 năm 2010 của Tạp chí Traveler’s thuộc National Geographic (Mỹ), bãi biển Mũi Né của Việt Nam nằm trong nhóm xếp hạng 100 bãi biển nổi tiếng thế giới). Nhưng hiện nay Bình Thuận có nhiều hạn chế về giao thông đối ngoại (không có sân bay, không có cảng biển, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bình Thuận mất quá nhiều thời gian) và chưa đa dạng các loại hình du lịch. Thực trạng khai thác du lịch ở Bình Thuận trong những năm qua còn nhiều bất cập, tập trung vào khai thác tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo một cách thỏa đáng dẫn đến hậu quả là tình trạng xuống cấp của các điểm tham quan du lịch, chưa khai thác hết giá trị tiềm năng du lịch cũng như chưa hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Với những tồn tại và hạn chế nói trên, để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, việc nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Bình Thuận là hết sức cần thiết và cấp bách. Dưới đây tóm tắt những kết quả nghiên cứu của Luận văn:  Phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch sinh thái bền vững thông qua việc tổng hợp và khái quát các khái niệm, nguyên tắc, tiêu chuẩn về du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững làm cơ sở khoa học, lý luận nghiên cứu của luận văn.  Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn và phát triển du lịch sinh thái bền vững của các điểm du lịch sinh thái ở Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý có thể áp dụng cho phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận một cách bền vững.  Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, phản ánh những thành công và những hạn chế còn tồn tại, những vướng mắc giữa chính iv sách và thực thi, những mặt yếu kém trong phát triển du lịch chưa được giải quyết để qua đó tổng kết, đánh giá về tiềm năng, hạn chế du lịch của Tỉnh.  Mô tả thực trạng phát triển du lịch, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của phát triển du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đề xuất sơ bộ các giải pháp cơ bản, kiến nghị hướng đi đúng cho ngành du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận trên con đường đạt đến sự bền vững.  Trên cơ sở nêu những lý luận và thực tiễn, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch chung cũng như phát triển du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Bình Thuận từ năm 1991 đến 2013, luận văn sẽ tập trung đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 20142020. Tác giả mong muốn luận văn sẽ góp một phần nhỏ trong chiến lược phát triển bền vững du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của tỉnh Bình Thuận, đồng thời xây dựng ngành du lịch sinh thái của tỉnh Bình Thuận có thương hiệu uy tín trong nước và thế giới. v ABSTRACT Binh Thuan is a place, which has tourism development potential compared with other regions in the country. This province is rich in natural resources of the sea, forests and minerals. It also has hidden charm of historical places, landscapes, cultural beauty, etc. With the available advantages and the continuing efforts of the government, people, Binh Thuan Provincial Tourism in the past years has had outstanding development. It has become one of the most attractive tourist areas in the country and in the region. (According to the ranking of Traveler’s Magazine - National Geographic (USA) in November 2010, Mui Ne beach in Vietnam was ranked in the top 100 worldfamous beaches.) However, Binh Thuan currently still has many restrictions on outbound traffic (no airport, no seaport, road traffic from Ho Chi Minh City to Binh Thuan Province takes too much time). Forms of tourism here are not diverse enough. The currently status of Binh Thuan tourism operation in recent years has many shortcomings. It only focuses on exploiting the available resources without adequately investment, protection, and embellishment. This leads to many consequences such as the degradation of the tourist attractions, inadequate exploitation of tourism potential value as well as not enough attractive tourism to domestic and international tourists. Because of those existing restrictions and limitations above, to develop tourism in general and ecotourism in particular, the research for development of ecotourism in Binh Thuan is extremely urgent and essential. The following summarizes the research results of the Thesis:  Suggest sustainable development in general and sustainable ecotourism development in particular through the synthesis and generalization of concepts, principles, standards for ecotourism and sustainable tourism development. Those are the research theoretical and scientific bases of the Thesis.  Research the practical experience of sustainable ecotourism development of ecotourism attractions in Vietnam to find reasonable solutions that can be applied to the development of eco-tourism in Binh Thuan in a sustainable way. vi  Analyze and assess the status of tourism development in Binh Thuan. Reflect the successes and limitations existing, the problems between policy and implementation, the unresolved weaknesses in tourism development. Through which we summarize and evaluate the provincial potential and limitations of tourism.  Describe the currently status of tourism development. Assess the positive and negative impact of ecotourism development. On that basis, we propose basic preliminary solutions; recommend the right approach for the ecotourism sector of Binh Thuan Province on the way reaching sustainability.  Based on outlining the theoretical and practical points, we pay attention to the analysis and assessment of the current state of tourism development in general as well as the development of sustainable ecotourism in Binh Thuan Province from 1991 to 2013. As a result, this Thesis will focus on proposing solutions to develop sustainable ecotourism for Binh Thuan Province in the period 20142020. The author wishes that this Thesis would contribute a small part to the strategy of sustainable tourism development in general and sustainable ecotourism development in particular for Binh Thuan Province as well as to the building of ecotourism industry of Binh Thuan Province to have a respected brand in the country and in the world. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................................. ii TÓM TẮT ....................................................................................................................................... iii ABSTRACT .....................................................................................................................................v MỤC LỤC...................................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................ xii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................... xiii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................................... xiv MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 4 6. Kết cấu đề tài ....................................................................................................... 4 7. Tổng quan đề tài .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI……………………………………………………………………………....6 1.1. Khái niệm về phát triển bền vững và du lịch sinh thái ..................................... 6 1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững ..........................................................6 1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái................................................................7 1.1.3. Một số định nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam…………...….…..8 1.2. Những nguyên tắc và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái……...9 1.2.1. Những nguyên tắc của DLST bền vững.................................................9 1.2.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái............................11 1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển DLST bền vững……………………..12 1.3.1.Tiêu chuẩn về kinh tế............................................................................13 1.3.2. Tiêu chuẩn về xã hội, con người .........................................................13 1.3.3. Tiêu chuẩn về môi trường ....................................................................13 1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái………………………………………………...13 viii 1.4.1. Khái niệm tài nguyên DLST................................................................13 1.4.2. Môi trường và hệ sinh thái ..................................................................15 1.4.2.1. Khái niệm môi trường.……………………………………………15 1.4.2.2. Hệ sinh thái môi trường……………………………..……………15 1.4.2.3. Đa dạng sinh học…………………………………………..……..15 1.4.3. Đặc điểm của tài nguyên DLST...........................................................16 1.5. Tính tất yếu của hoạt động DLST dựa vào cộng đồng góp phần phát triển bền vững……………………………………………………………………………...16 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST CỦA TỈNH BÌNH THUẬN....19 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận ............ 19 2.1.1. Tổng quan về địa lý kinh tế ..................................................................19 2.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh...................................21 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế………………………..…………………………21 2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội……………………………...…………25 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận ................................. 27 2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên của tỉnh ..................................... 27 2.2.1.1. Các hệ sinh thái điển hình ở tỉnh Bình Thuận…………………….27 2.2.1.2. Các KBTTN nội địa - một dạng tài nguyên DLST quan trọng…...30 2.2.1.3. Hệ thống khu bảo tồn biển – hải đảo _ một dạng tài nguyên DLST độc đáo ở tỉnh Bình Thuận ........................................................................................33 2.2.1.4. Các cảnh quan thiên nhiên-danh thắng khác của Bình Thuận...36 2.2.2 Tài nguyên DLST nhân văn tỉnh Bình Thuận .......................................38 2.2.2.1. Các di tich lịch sử-văn hóa ...........................................................38 2.2.2.2. Các lễ hội tiêu biểu .........................................................................39 2.2.2.3. Các loại hình nghệ thuật, ca múa nhạc, sân khấu hiện đại và truyền thống:………………………………………….……………………………….......40 2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận……………………………...40 2.3.1. Vị trí địa lý kinh tế DL của Bình Thuận với tình hình tăng trưởng….40 2.3.1.1. Cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch………………………….40 2.3.1.2. Lực lượng lao động trong ngành du lịch………………………….42 2.3.2 Các giai đoạn phát triển của DLST Bình Thuận…………....……..….43 ix 2.3.3 Tình hình kinh doanh du lịch và DLST ở tỉnh Bình Thuận….………43 2.3.3.1 Lượt khách…………………………………………………...……43 2.3.3.2 Ngày khách và mùa thời vụ trong DLST ở tỉnh Bình Thuận……..50 2.3.3.3 Đánh giá tình hình hoạt động phát triển DLST tỉnh Bình Thuận…51 2.3.3.4 Tình hình đầu tư phát triển DLST……………………....…………53 2.4. Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Bình Thuận ……………...………...57 2.4.1 Tác động môi trường của DLST Bình Thuận ……………………..…57 2.4.2 Quy hoạch phát triển bền vững cho DLST Bình Thuận …..…..…..…58 2.5. Đánh giá kết quả về khách DLST đến tỉnh Bình Thuận …….…………......59 2.6. Đánh giá chung về hoạt động phát triển DLST tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua………………………………………………………………………….61 2.6.1 Thuận lợi………………………………….....…………………..……61 2.6.2 Những khó khăn và tồn tại……………………………. ....……..……61 2.7. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020…….......63 2.7.1 Các căn cứ để dự báo……………………… …………………..…….63 2.7.2 Dự báo về lượng du khách ....……..……………………………….…63 2.7.3 Dự báo doanh thu ngành du lịch tỉnh đến năm 2020…………….64 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 65 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2014-2020...............66 3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ........................................................... 66 3.1.1 Cơ sở mang yếu tố Quốc tế……………………………………..…….66 3.1.2 Cơ sở mang yếu tố quốc gia ....……..…………..………………….…66 3.2. Những quan điểm và mục tiêu chính khi đề xuất giải pháp DLST tỉnh Bình Thuận………...………………………………………………………….66 3.2.1. Những quan điểm phát triển theo các nội dung liên quan đến DLST..66 3.2.1.1 Quan điểm về sinh thái môi trường .................................................66 3.2.1.2 Quan điểm về kinh tế .......................................................................67 3.2.1.3 Quan điểm về đẩy mạnh phát triển các sản phẩm DLST.................68 3.2.1.4 Quan điểm tập trung đẩy mạnh phát triển DLST văn hóa lịch sử vốn là thế mạnh nổi trội của tỉnh ......................................................................................68 x 3.2.1.5 Quan điểm chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động DLST…………………………………………………………………………68 3.2.2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển DLST………………………..……….68 3.2.3. Định hướng phát triển DLST theo lãnh thổ của tỉnh Bình Thuận..…...69 3.2.3.1 Tổ chức không gian sinh thái .............................................................69 3.2.3.2 Định hướng về phát triển sản phẩm DLST và tổ chức các tuyến điểm DLST của tỉnh ...........................................................................................................73 3.2.3.3 Định hướng về thị trường nguồn khách .............................................74 3.2.3.4 Quy hoạch và tổ chức không gian phát triển du lịch sinh thái...........75 3.3. Một số giải pháp cơ bản để phát triển DLST tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ....................................................................................................................... 76 3.3.1. Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên DLST nhân văn ....................................................................................................................76 3.3.1.1 Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái-môi trường........................................76 3.3.1.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên DLST nhân văn............78 3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển ....................................................................78 3.3.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm DLST ..............................................78 3.3.2.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DLST.........................................................................................................................80 3.3.2.3 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực Du lịch-DLST ......81 3.3.2.4 Giải pháp xúc tiến quảng bá hoạt động DLST .................................84 3.3.2.5 Giải pháp về mở rộng hội nhập quốc tế một cách toàn diện...........86 3.3.2.6 Giải pháp tăng cường tổ chức quản lý về các hoạt động DLST ......87 3.4 Một số kiến nghị.............................................................................................90 3.4.1 Đối với tỉnh...........................................................................................90 3.4.2 Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch.......................................................................................................................90 3.4.3 Đối với người dân và cộng đồng địa phương.......................................90 KẾT LUẬN................................................................................................................................... 91 NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI….………………………………………......92 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 93 xi HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI…………….………………....94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... .95 PHỤ LỤC xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái PTBV Phát triển bền vững HST Hệ sinh thái WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) WTTC Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (World Tourism and Travel Council) UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization) BTTN Bảo tồn thiên nhiên KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên VQG Vườn quốc gia ĐDSH Đa dạng sinh học xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bình Thuận đến năm 2013 .......................... 20 Bảng 2.2: Đơn vị hành chính cơ sở của tỉnh Bình Thuận tính đến năm 2013 ............... 20 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Bình Thuận năm 2010-2013 ....... 21 Bảng 2.4: Các tài nguyên du lịch hệ sinh thái ven biển .................................................. 28 Bảng 2.5: Các tài nguyên hệ sinh thái khô hạn-cồn cát ....................................................... 30 Bảng 2.6: Các loại hình kinh doanh ven biển ....................................................................... 37 Bảng 2.7: Số cơ sở của các cơ sở lưu trú và số buồng, giường của khách sạn xếp theo tiêu chuẩn sao ............................................................................................................................... 40 Bảng 2.8: Tình hình khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bình Thuận từ 2008-2013……....45 Bảng 2.9: Cơ cấu số lượng lượt khách quốc tế theo nước………………...46 Bảng 2.10: Tình hình khách du lịch nội địa đến tỉnh Bình Thuận từ 2008-2013……...47 Bảng 2.11: Số ngày khách phục vụ của tỉnh Bình Thuận từ 2008-2013………………50 Bảng 2.12: Tình hình doanh thu và lượt khách du lịch đến điểm DLST Bàu Trắng từ 2011 – 2013…………………………………………………………………………….59 Bảng 2.13: Dự báo lượng du khách tỉnh Bình Thuận đến năm 2020............................... 63 Bảng 2.14: Dự báo doanh thu ngành du lịch thành phố Phan Thiết thời kỳ 2015-2020..64 xiv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ Sự tiếp cận của PTBV là nền tảng của DLST (UNWTO, 2009) ...................7 Hình 1.2: Sơ đồ DLST là một khái niệm của PTBV (UNWTO, 2009) .....................................8 Hình 2.1: Biểu đồ Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2008-2013.................................................................................................................................... ...45 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách đây gần 20 năm, vào ngày 24/10/1995, một sự kiện nhật thực toàn phần đã giúp cho du khách trong và ngoài nước biết đến tỉnh Bình Thuận là một trong những điểm đến hấp dẫn. Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi như có biển xanh, cát trắng, nắng vàng, bãi biển đẹp, đồi cát hoang sơ, quyến rũ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Nắm bắt được lợi thế này, nhiều năm qua Bình Thuận đã tập trung ưu tiên phát triển du lịch và xem đây là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển. Ngành du lịch ở nước ta tuy được thành lập từ 09/7/1960 đến nay nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và cấm vận nên không có điều kiện phát triển nhanh. Các ngành nghề kinh doanh trong du lịch đã bị thiệt hại nặng nề, công suất phòng cho thuê có thời kỳ giảm xuống còn 20% - 30% và một số khách sạn đã phải tạm ngưng hoạt động. Mặt khác, sự phát triển du lịch không đồng đều, chỉ tập trung ở những trung tâm, thành phố lớn hay các địa phương có cảnh quan nổi tiếng và còn nhiều tỉnh khác chưa phát triển mặc dầu có tiềm năng lớn. Bình Thuận là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của Việt Nam hiện nay. Nếu so với các trung tâm du lịch lớn khác của Việt Nam như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, … thì ngành du lịch Phan Thiết - Bình Thuận còn khá non trẻ. Nhưng Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Không chỉ phát huy tối đa tiềm năng lợi thế sẵn có, ngành du lịch Bình Thuận còn nhanh chóng bắt nhịp với xu thế của xã hội trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của du khách. Một trong những sản phẩm hấp dẫn đó là loại hình du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái không chỉ góp phần giúp người dân địa phương tăng thêm nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. 2 Tuy nhiên, với tài nguyên du lịch khá phong phú, nhưng chưa có chiến lược và các giải pháp tích cực để đảm bảo cho ngành du lịch sinh thái phát triển bền vững. Để đạt nhịp độ tăng trưởng cao; đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo tồn, nâng cấp và phát huy các giá trị tài nguyên nhằm phục vụ yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và khả năng cạnh tranh lâu dài cần xây dựng định hướng chiến lược phát triển và đề xuất các giải pháp thiết thực nhưng khả thi để du lịch sinh thái thực sự là ngành mũi nhọn của tỉnh. Trước yêu cầu nói trên, nhằm đảm bảo phát triển du lịch sinh thái bền vững về các góc độ kinh tế - môi trường – xã hội, tác giả chọn đề tài “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 20142020” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình với mong muốn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ở địa phương. Ngoài ra, mảnh đất Bình Thuận còn chính là quê hương của tác giả. Với lòng yêu quê hương tha thiết, tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu: “ Phát triển du lịch sinh thái bền vững cho tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2014-2020” sẽ đóng góp một phần nhỏ nhoi của mình giúp cho du lịch của tỉnh Bình Thuận phát triển đúng tiềm năng và đáp ứng được nhu cầu du lịch của thời đại. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu tiềm năng du lịch thiên nhiên để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững cho ngành du lịch tương đối còn non trẻ ở Bình Thuận. Với những giải pháp tổng hợp này sẽ giúp cho du lịch Bình Thuận điều chỉnh những bước đi hợp lý ở hiện tại và tiếp tục xác lập những định hướng quy hoạch phát triển theo mục tiêu bền vững của hoạt động du lịch trong tương lai. Việc nghiên cứu của đề tài này là nêu những lý luận và thực tiễn về nội dung phát triển du lịch sinh thái bền vững. Trên cơ sở lý luận đó, đi sâu phân tích đánh giá hiện trạng phát triển du lịch chung cũng như phát triển du lịch sinh thái bền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan