Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình...

Tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình

.DOC
69
429
85

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm… thì gần đây du lịch văn hóa được xem là xu hướng mới vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch văn hóa đang là hình thức rất được ưa chuộng và ngày càng phát triển. Thái Bình là tỉnh đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn phong phú. Mặt khác, vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thái Bình có nhiều di tích, di sản văn hóa có giá trị độc đáo, các lễ hội truyền thống mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước và các giá trị nhân văn khác. Do đó Thái Bình có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa. Từ những nhận thức trên đây, báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em với đề tài “Phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình” không ngoài mục đích tìm hiểu các giá trị văn hóa của Thái Bình nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung nhằm nâng cao hiểu biết của mình đồng thời em cũng xin đưa ra một số đề xuất với hy vọng phần nào giúp cho các nhà kinh doanh du lịch Thái Bình có cái nhìn đúng hướng hơn trên con đường đưa du lịch Thái Bình phát triển mạnh mẽ và bền vững. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm 2 chương: Chương 1: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình. Chương 2: Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Vương Quỳnh Thoa đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THÁI BÌNH. 1.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Du lịch văn hóa ra đời và phát triển từ rất lâu. Từ thời Hy Lạp cổ đại hay ở đế quốc La Mã cổ đại (thế kỷ I – IV), bên cạnh các loại hình du lịch khác người dân đã đi du lịch với mục đích văn hóa, nghiên cứu và giáo dục. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước. Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Một số nước có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến như: Công hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Liên bang Nga… Ngày nay, tại Ai Cập vẫn còn đài kỷ niệm “Tượng thần du ngoạn” để nói lên ý nghĩa của các cuộc du ngoạn đối với đời sống của người dân Ai Cập cổ xưa. Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Các giá trị văn hóa thường có nhiều ở các thành phố thủ đô. Ở đó thường có các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, nhiều tòa nhà kiến trúc đẹp, các triển lãm tranh… Những trung tâm văn hóa nổi tiếng thế giới là: Luân Đôn, Paris, Matxcova, Viên, Rooma, Bruxel và hầu hết tất cả thủ đô các nước. Một số thành phố nổi tiếng thế giới như: Thành phố Zaltsburg (Áo) – nổi tiếng là thành phố đẹp nhất Tây Âu, hàng năm có tổ chức liên hoan ca nhạc tưởng nhớ nhà soạn nhạc Áo nổi tiếng Moza, thành phố Can (Pháp) hàng năm có liên hoan phim, Leningrad (LB Nga) – trung tâm văn hóa lớn, nổi tiếng với nhiều tượng đài gắn với tên tuổi của Vua Pie vĩ đại với Ermitage, với các triển lãm nghệ thuật…Các giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các giá trị văn hóa hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa. Các phong tục tập quán cổ truyền (phong tục lâu đời, cổ lạ), các lễ hội truyền thống cũng luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Đến những ngày lễ hội, hàng nghìn người sung bái đến Memphis để dự lễ. Các thành tựu về chính trị và kinh tế cũng có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch văn hóa. Khách du lịch thường quan tâm đến những vấn đề xã hội liên quan đến văn hóa và mức sống của nhân dân như vấn đề nhà ở, tổ chức phục vụ sinh hoạt công cộng ra sao…. Đối với các thành tựu kinh tế của đất nước hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch văn hóa. Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân đến thăm với những năm trước đó hoặc với kinh tế của nước mình. Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay vùng, nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ v.v… thường được tổ chức. Ở đó sẽ thấy được kết quả của công cuộc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thông tin v.v… rất nhiều thành phố đã trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm như: Lepzich, Poznan, Viên, Bruxel, Matxcơva, Leningrad, Cairo, Plovdiv… Bởi thế thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ… Theo thống kê của cơ quan Du Lịch quốc gia Thái Lan, Lào và Campuchia thì văn hóa là sản phẩm hấp dẫn thu hút đông khách du lịch nhất. 1.1.2. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn không những đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế. Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa học... và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách. Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như Đà Lạt - thành phố thông reo, hay vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới… Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn hóa - lịch sử phong phú. Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình... nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức như Đền Hùng, Hoa Lư, chùa Tây Phương, Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An... Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), hội Gióng (Hà Nội), hội chùa Dâu ( Bắc Ninh ), hội chùa Keo (Thái Bình),… những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng, Krông put...) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam... Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú và độc đáo. Không những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đât, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam. Ngoài ra, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng với cung cách sáng tạo riêng của mình. Chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm từ cói v.v… đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu các loại cho khách du lịch. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Vì vậy trong vài năm trở lại đây loại hình du lịch văn hóa rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng tại nước ta. Văn kiện đại hội 8 của Đảng chỉ rõ: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại hình du lịch khác nhau”. Bảng 1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2007 – 2009) Năm Mục đích 2007 2008 2009 Du lịch, nghỉ ngơi 2.569.150 (lượt khách) Đi công việc 643.611 61,6% 603.847 15,4% 354.956 (lượt khách) 844.777 14,5% 509.627 19,9% 267.393 (lượt khách) 59% 783.139 20,8% (lượt khách) 11,9% (lượt khách) 8,5% 2.226.440 (lượt khách) (lượt khách) (lượt khách) Các mục đích khác 61,9% (lượt khách) (lượt khách) Thăm than nhân 2.631.943 517.703 13,7% (lượt khách) 6,3% 245.077 6,5% (lượt khách) (Nguồn: www.vietnamtourism.gov.vn) Theo như số liệu trên thì khách đi du lịch tại Việt Nam phần lớn với mục đích du lịch, nghỉ ngơi. Du lịch văn hóa còn chiếm một tỷ trọng rất ít. Với những nguồn tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng như vậy, chúng ta cần phải tập trung khai thác loại hình này sao cho phù hợp với thực trạng phát triển của ngành du lịch. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo được sự thoải mái cho du khách. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền như chương trình: “Lễ hội Đất Phương Nam” (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), “Du lịch Điện Biên” (Lễ hội văn hóa Tây Bắc), “Con đường Di sản miền Trung” (Lễ hội dân gian kết hợp với tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”… Đặc biệt trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam để giới thiệu với khách du lịch về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể được UNESCO công nhận và Lễ tế Nam Giao – một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Hay gần đây nhất, ngày 19/09/2010, tại Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức lễ khai trương Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ lễ khai trương diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: lễ mở cổng làng; lễ vinh danh một số làng nghề truyền thống của 54 dân tộc anh em chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; trưng bày triển lãm đặc trưng văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; trưng bày giới thiệu các làng nghề truyền thống; trò chơi dân gian; hội chợ ẩm thực; giao lưu văn hóa nghệ thuật các dân tộc; cộng đồng dân tộc Tây Nguyên giới thiệu về văn hóa dân tộc; tham gia các hoạt động trong không gian văn hóa truyền thống nhà ở, trang phục, trang sức, hoạt động sản xuất, lễ hội, tín ngưỡng…; tổ chức các hoạt động văn nghệ dân gian (sử thi, hát ru, dân ca, giao duyên…). Các hoạt động đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vùng, miền, có nội dung nghệ thuật, tính dân tộc, tính hiện đại, tính cộng đồng, tính đa dạng, phong phú và độc đáo. Đây là một điểm nhấn trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.Tất cả đều là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. 1.2. Tình hình khách du lịch đến Thái Bình. 1.2.1 Khách du lịch trong nước. Số lượng khách du lịch đến Thái Bình đã tăng lên rất nhanh trong những năm qua. Bảng 2: Số lượng khách đến Thái Bình (2007 – 2009) Đơn vị: lượt khách Năm Số khách 2007 2008 2009 Tổng số khách 240.500 321.100 381.500 Khách nội địa 235.000 315000 375000 Khách quốc tế 5.500 6100 6500 (Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thái Bình) Bảng 3: Thị trường khách du lịch đến Thái Bình theo quốc tịch Đơn vị: tỷ lệ % Năm 2007 2008 2009 Việt Nam 97,9 98,1 98,3 Trung Quốc 1 0,7 0,7 Đông Nam Á 0,6 0,5 0,5 Pháp 0,2 0,3 0,2 Khác 0,3 0,4 0,3 Quốc tịch (Nguồn: Khách sạn Thái Bình) Thị trường khách du lịch nội địa của Thái Bình chủ yếu đến từ trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng phụ cận. Khách du lịch nội địa đến Thái Bình chiếm phần lớn là khách đi du lịch các lễ hội, thăm các di tích lịch sử văn hoá, thăm thân, du lịch sinh thái cảnh quan với mục đích đi công tác, làm ăn, học sinh, sinh viên đi du lịch dã ngoại. Ngày lưu trú của khách du lịch đến Thái Bình rất thấp, trung bình 1,2-1,4 ngày, mức chi tiêu của mỗi du khách thấp do sản phẩm du lịch chưa được đầu tư nên kém hấp dẫn, đơn điệu, cơ sở lưu trú du lịch chưa đáp ứng được theo yêu cầu của khách. Thái Bình là tỉnh nghèo về các điểm du lịch tự nhiên, đặc biệt là thiếu các điểm du lịch nổi tiếng. Vì vậy hàng năm khách quốc tế đến Thái Bình không nhiều. Đối tượng khách quốc tế đến Thái Bình những năm qua gồm có: - Khách đến khảo sát một số dự án đầu tư vào Thái Bình. - Khách đến từ các tổ chức phi chính phủ làm từ thiện (Hội chữ thập đỏ, chương trình môi trường, nước sạch Phần Lan, rừng ngập mặn Đan Mạch...). - Là người gốc Thái Bình đi làm ăn sinh sống ở nước ngoài về thăm thân. - Khách du lịch theo tour. Nhìn chung khách du lịch quốc tế vào Thái Bình còn quá ít, tốc độ tăng trưởng tuy nhanh nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với du lịch cả nước. Đặc biệt ngày lưu trú bình quân của khách rất thấp trung bình là 1,3 ngày, điều đó chứng tỏ sản phẩm du lịch của Thái Bình chưa có sức hút mạnh mẽ với khách quốc tế, khả năng cạnh tranh rất yếu, điều này một phần phụ thuộc vào tài nguyên du lịch nhưng chủ yếu là do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của khách, các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí cho khách nghèo nàn, không hấp dẫn nên đã không níu kéo được khách. Những năm gần đây lượng khách du lịch đến Thái Bình cả trong và ngoài nước đang phát triển mạnh và có xu hướng ngày càng tăng nhanh hơn mức tăng trung bình của cả nước. Vì vậy nhận định trong thời gian tới lượng khách du lịch đến Thái Bình sẽ có tốc độ tăng trưởng 25-30%/năm. Tuy nhiên để du lịch Thái Bình phát triển bền vững cần lựa chọn để đầu tư phát triển một số khu, điểm du lịch mang tính đặc thù riêng của Thái Bình, không trùng lắp với các tỉnh lân cận, đồng thời phải tổ chức phục vụ du khách một cách tốt nhất, đề ra được các giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí tại các khu, điểm du lịch, có như vậy mới thu hút được ngày càng nhiều du khách và lưu giữ được khách ở lại lâu hơn. Doanh thu du lịch có mức tăng trưởng khá. Tổng doanh thu du lịch Thái Bình giai đoạn 2001 – 2008 đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,1%/năm. Doanh thu năm 2009 đạt 105 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 97% kế hoạch đề ra. Doanh thu du lịch có tỷ lệ khá cân đối, bình quân doanh thu buồng ngủ chiếm 39%, doanh thu ăn uống chiếm 37% và doanh thu dịch vụ khác chiếm 24%. => Như vậy ta có thể thấy khách du lịch đến với Thái Bình đa phần đều kết hợp công việc với các mục đích khác. Hay nói cách khác, thị trường khách du lịch mục tiêu mà các nhà kinh doanh Thái Bình nên chú ý trong thời gian tới là khách công vụ. Nhận thấy tiềm năng kinh tế của Thái Bình ngày càng phát triển, tình hình chính trị ổn định, rất thuận lợi đối với việc tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy cần phải chuẩn bị các chương trình du lịch hợp lý để giới thiệu với các vị khách đến công tác tại Thái Bình, để sau những giờ làm việc, họ có thể tham quan, du lịch một cách thoải mái. Mặt khác, xã hội phát triển, quan niệm về cuộc sống cũng thay đổi, con người rất quan tâm đến vấn đề tâm linh. Thái Bình là một tỉnh có nhiều chùa chiền, đình bảng, rất thuận lợi cho loại hoạt động này. Khách công vụ đến Thái Bình cũng không nằm ngoài mục đích trên. 1.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình. 1.3.1. Tình hình phát triển tài nguyên du lịch văn hóa. Thái Bình là tỉnh đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn mang tính đặc trưng riêng của vùng. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và trên cơ sở các quy hoạch về tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch ngành, địa phương, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Bình thời kỳ 2001 – 2010 và định hướng đến 2020, Thái Bình đã tập trung khai thác các tài nguyên du lịch đặc trưng nhằm phát huy được lợi thế của địa phương để phát triển du lịch và đã thu được những kết quả quan trọng. Nguồn tài nguyên nhân văn của Thái Bình cũng rất phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu cho nền văn hóa vùng đồng bằng Sông Hồng là một trong những lợi thế để Thái Bình phát triển du lịch văn hóa. 3.1.1.1. Các di tích lịch sử - văn hóa. Theo thống kê trên toàn tình Thái Bình có 2117 thiết chế văn hóa cổ, trong đó có 372 di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh và 91 di tích lịch sử cấp quốc gia. Về di tích kiến trúc nghệ thuật: Ngoài chùa Keo và đình An Cố, Thái Bình có 5 di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ văn hóa thông tin đánh giá cao. Đó là cụm di tích chùa Đọ, chùa Ký Con (Đông Hưng), đình Phát Lộc (Thái Thụy), miếu Hòe Thị (Quỳnh Phụ). Đó là những quần thể kiến trúc lớn, ở đó lưu giữ được những hiện vật tiêu biểu có niên đại từ 300 năm đến 400 năm như chân đèn, bát hương thời Mạc, bàn thờ, kiệu võng niên đại thời Lê. Về di tích lịch sử: Rất nhiều công trình kiến trúc ở Thái Bình xuất hiện cùng thời gian hoặc sau lại gắn liền với các sự kiện lịch sử, người có công lớn trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất bồi đắp phù sa này. Đó là đền Trần (Hưng Hà) – khu di tích nhà Trần có giá trị đặc biệt, là nơi liên quan đến cội nguồn dân tộc, hay đền Tiên La (Hưng Hà) – căn cứ của Bát nạn tướng quân – một trong những phó tướng của Trưng Vương đánh quân Đông Hán năm 40-43. Nhiều di tích được coi là trọng điểm, căn cứ xưa của cuộc khởi nghĩa Lý Bôn : Đình Tử Các, đình Các Đông (Thái Thụy), đình Bạch Đằng (Đông Hưng)… Các công trình kiến trúc lớn được xây dựng cũng là nơi để tưởng niệm các danh nhân chính trị mà tên tuổi vang mãi với thời gian: Chùa Keo thờ đại sư Dương Khổng Lộ, chùa La Vân thờ quốc sư Minh Không, lăng tẩm vua Trần ở Long Hưng (Hưng Hà), đền thờ Lê Qúy Đôn (Hưng Hà), từ đường văn thân yêu nước Ngô Quang Bích, các khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Thái Thụy), chủ tịch Hồ Chí Minh (Vũ Thư)… Không gian kiến trúc, mỗi hiện vật còn lưu giữ làm sống lại từng năm tháng hào hùng trên quê hương, gợi về những con người góp sức mình tạo nên trang sử vẻ vang của dân tộc Các di tích lịch sử - văn hóa Thái Bình xét về mặt kiến trúc bao gồm nhiều loại như từ đường, chùa, đình, đền, miếu, lăng mộ, khu lưu niệm… được coi là yếu tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng làng xã. Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, các công trình kiến trúc của Thái Bình mang nét giản dị, nhẹ nhàng, thanh thoát, hòa quyện với thiên nhiên. Các đường nét chạm trổ khéo léo, công phu đã phần nào thể hiện được ý tưởng, quan niệm của con người nơi đây với hoàn cảnh lịch sử trong từng thời kỳ. Chùa Keo Nhận xét: Mật độ các di tích lịch sử văn hóa tại Thái Bình tương đối dày, số lượng nhiều. Được phân bố tương đối tập trung và hình thành theo cụm nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các tuor du lịch. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn đang diễn ra đó là tình trạng khai thác và bảo dưỡng không hợp lý. Nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Di tích thành phế tích, hiện tượng lãng quên lịch sử và quá khứ đang là một nguy cơ, thậm chí là phổ biến vì nó đang diễn ra hàng ngày với nhiều cấp độ khác nhau. Hiện tại còn nhiều vấn đề tồn đọng với các di tích lịch sử văn hóa. Có di tích bị xuống cấp, có di tích bị lấn chiếm, có khi có cả sự tranh chấp quyền quản lý di tích, bất chấp pháp luật. Các nơi có hiện tượng tranh chấp quyền quản lý di tích là : Đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ), miếu Hai Thôn (Vũ Thư), có nơi tranh chấp đồ tế như An Khê (Quỳnh Phụ), Thụy Thanh (Thái Thụy), có nơi tranh chấp đất đai di tích như chùa Lan Thành (Đông Hưng), An Lễ (Quỳnh Phụ)… Mặc dù nhiều di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng đã huy động được phần nào sự đóng góp của nhân dân và được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí nhưng so với yêu cầu thì còn quá thấp. Đặc biệt một số di tích trong quá trình tôn tạo, tu sửa đã không đảm bảo được tính lịch sử, nguyên trạng của di tích. Nhiều địa phương chỉ chú trọng đến kinh phí mà không cần biết đến những nguyên tắc khoa học và pháp lý cần thiết. Khu tu bổ theo quan điểm phải mới hơn, đẹp hơn đã biến di tích thành sản phẩm đương đại như sơn lại tượng và đồ tế khí, lát nền di tích bằng gạch men, đá thay cho gạch Bát Tràng, đưa tượng lạ vào sắp xếp tượng, ảnh, các đồ thờ tự. Đó là các hiện tượng ở chùa Bỏng Điền (Tân Lập – Vũ Thư), chùa Keo (Duy Nhất – Vũ Thư)… Trong công tác quản lý tu bổ di tích bảo tang Thái Bình kết hợp với trung tâm bảo quản tu bổ di tích Trung ương có trách nhiệm khảo sát lập luận chứng tu bổ, tôn tạo cảnh quan chùa Keo cho kế hoạch hàng năm và lâu dài với lượng kinh phí hàng tỷ đồng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý tu bổ di tích. Việc đầu tư kinh phí tu bổ còn mang tính chất rải đều, không tập trung dứt điểm từng công trình; việc lập luận chứng kinh tế còn yếu kém; nhiều địa phương còn chiếm dụng vốn làm việc khác hoặc tu sửa theo ý mình. 3.1.1.2. Lễ hội. Lễ hội truyền thống ở Thái Bình thường được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa ông Đùng bà Đà cổ xưa gắn với nghi lễ phồn thực sơ khai của một vùng ven biển, một hội làng duy trì tục đánh Hổ (đánh Bệt hay múa Bệt) có nghi thức xa lạ đối với vùng duyên hải. Mỗi lễ hội lại mang một sắc thái văn hóa riêng. Cái hay cái đẹp của các lễ hội Thái Bình đã đi vào ca dao như một lời mời du khách: “Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm” Hay “Dù ai buôn bán trăm nghề Hai mươi tháng tám nhớ về Đào thôn” Lễ hội truyền thống nói chung và ở Thái Bình nói riêng khi được nghiên cứu thường được phân theo các tiêu chí khác nhau: theo mùa, theo nội dung (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử…). Nhưng về cơ bản, lễ hội ở Thái Bình phản ánh bốn xu hướng sau: - Lễ hội nhằm tái hiện cuộc sống nhà nông. - Lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc, những người có công với làng xã quê hương. - Lễ hội tái hiện phong tục, tín ngưỡng. - Lễ hội thi tài, vui chơi giải trí. Trong các xu hướng trên thì lễ hội gắn với nông nghiệp được coi là chủ yếu, thể hiện dưới nhiều hình thức, tập tục khác nhau như thờ lúa gạo (chùa Am – Tiền Hải thờ vỏ trấu lớn làm bằng gỗ sơn màu vàng óng), rước mưa, cầu mưa ở hội chùa Keo, đền Đồng Sâm. Một số lễ hội có sự kết hợp của nhiều nội dung, xu hướng nên sự phân loại chỉ mang tính tương đối. Cũng giống như nhiều hội lễ ở các miền quê khác, hội làng ở Thái Bình không thể trống vắng các trò chơi giải trí, thi tài, đua khéo. Nhiều trò mang tính phổ biến ở mọi làng nhưng có những trò chỉ có ở một số hội đã tạo nên nét độc đáo hấp dẫn du khách: bơi ống ở hội Quang Lang (Thái Thụy), ném pháo (chùa Keo), thi làm cỗ chay ở hội Lạng (Vũ Thư)… Đặc biệt các cuộc thi tài đã lôi kéo đông đảo người tham gia làm cho không khí của lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt. Lễ hội cũng là hoạt động văn hóa để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người nên nội dung tôn giáo không thể thiếu. Hiện nay, một trăm hội làng truyền thống ở Thái Bình được khôi phục, duy trì, tổ chức vào thời gian nhất định. Lễ hội ở các làng chính là thành tố văn hóa góp phần làm cho văn hóa làng ở Thái Bình cũng như cho cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ thêm sinh động. Ở đó hòa quyện được các giá trị văn hóa tinh thần trong một không gian kiến trúc của quá khứ với không khí tươi vui, hạnh phúc của cuộc sống hiện tại mà con người nơi đây đã vun đắp lên. Lễ hội đền Trần – Hưng Hà Nhận xét: Lễ hội ở Thái Bình nói chung đã đáp ứng nhu cầu tâm linh, hướng thiện, góp phần làm lành mạnh văn hóa. Thông qua việc lễ thánh, lễ phật ở các hội đình hội đền, hội chùa đã khơi dậy ý thức cộng cảm, hướng về cội nguồn, hướng thiện làm cho đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân thêm phong phú, góp phần giáo dục truyền thống, xây dựng con người. Du khách đến trẩy hội thắp hương là mang theo tâm thức uống nước nhớ nguồn. Thông qua các hoạt động lễ hội đã huy động được nguồn lực cộng đồng vào việc giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và các thiết chế tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội đã tạo điều kiện để khôi phục và duy trì các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc. Hội làng Quang Lang (Thái Thụy) ngoài điệu múa ông Đùng bà Đà còn tiếp tục khôi phục lễ rước nước, reo ông bắt cá được đông đảo ngư dân tham gia. Hội làng Vọng Lỗ với trò múa Bệt độc đáo tưởng chừng chỉ có ở vùng rừng núi. Làng Long Bối (Đồng Hợp – Đông Hưng) khôi phục múa rồng, múa kiếm. Các điệu múa dân gian truyền thống: kỳ lân, tứ linh…, các hình thức văn nghệ dân gian: hát chèo, tuồng, chầu văn… cũng được duy trì, có tác động tích cực cho việc tuyên truyền cho lớp trẻ. Lễ hội Thái Bình đã đẩy mạnh quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa thể thao. Hoạt động này đặc biệt cuốn hút lớp trẻ như đấu bóng chuyền, cầu lông, bóng đá… Bên cạnh những thành quả đã đạt được, lễ hội Thái Bình cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn chưa cụ thể. Nhiều lễ hội kéo dài nhưng lại đơn điệu, tẻ nhạt các hoạt động vui chơi. Không ít lễ hội đã xảy ra các tình trạng lộn xộn: sự lấn chiếm của hàng quán, dịch vụ, các hoạt động mê tín, dị đoan, lừa bịp xuất hiện, du khách khó chịu vì những người hành khất gây phiền hà… Muốn khắc phục được tình trạng này đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, sự kiểm tra, hướng dẫn cụ thể của chính quyền, ngành văn hóa các cấp. 3.1.1.3. Văn nghệ truyền thống. Văn nghệ truyền thống ở Thái Bình rất phong phú về loại hình. Thái Bình chính là quê hương của chèo và múa rối nước. - Múa rối nước: Xuất hiện từ thời Lý (1010 – 1225), là một nghệ thuật kết hợp tinh vi giữa các nghệ nhân, quân rối, buồng trò… Múa rối nước Thái Bình có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội thuộc huyện Đông Hưng. Nhân vật tiêu biểu nhất là Chú Tễu, thân hình được cải trang bụ bẫm với nụ cười hóm hỉnh lạc quan. - Hát chèo: Từ xưa đến nay, Thái Bình vẫn được nhắc tới là cái “nôi chèo”, “đất chèo”. Hát chèo đã trở thành nghệ thuật khá đặc sắc của Thái Bình. Chèo Thái Bình ra đời và tồn tại đến ngày nay dựa trên nền tảng của những trò diễn xướng dân gian từ xa xưa và của dân ca, dân vũ đồng bằng Bắc Bộ. Trước cách mạng tháng tám có ba vùng đất chèo là chèo Hà Xá, chèo Sáo Đền, chèo Khuốc cùng với các nghệ nhân hát hay, diễn giỏi nổi tiếng như cụ Trùm Thịnh, cụ Lý Mầm, cụ Cả Tam, Cả Ngũ, bác Năm Ngũ… chèo Thái Bình đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Đến nay chỉ còn lại “chèo làng Khuốc”, chèo Sáo Đền và chèo Hà Xá đã không còn hoạt động . Âm nhạc chèo nói chung và chèo Thái Bình nói riêng là sự kết tinh từ chất liệu những điệu hát, nói, hát bỏ bộ trong sinh hoạt nghệ thuật dân gian vùng châu thổ sông Hồng: Xoan ghẹo, chèo tàu tương, hát giặm... Âm nhạc chèo Thái Bình rất chân thật, hồn hậu và có phần phóng khoáng song vẫn giữ cân bằng đối đãi về trống mái. Ngày nay những tinh hoa của chèo Thái Bình đã được các nghệ nhân lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ trẻ. Hàng năm, từ ngày 6 tháng Giêng hội chèo làng Khuốc bắt đầu rậm rịch. Các gánh chèo lại tưng bừng trống phách ra đình diễn thi nội bộ. Đây là dịp đua tài đông vui, sôi nổi, mang tính nghề nghiệp để động viên, khích lệ lẫn nhau đồng thời là dịp để du khách gần xa tới tham dư, tìm hiểu về một loại hình văn hóa đặc sắc của vùng quê lúa Thái Bình. Ngoài chèo và múa rối nước thì các điệu hát dân ca, múa dân gian ở Thái Bình cũng mang nhiều nét đặc sắc, đặc biệt nở rộ vào những ngày hội làng. Các điệu múa thường đều tái hiện lại một hoạt động trong cuộc sống đời thường hoặc gắn với thói quen tập tục cụ thể như: múa kéo chữ, múa rồng, múa chèo đò, múa đánh bệt, múa ếch vồ. Hội diễn Chèo Nhận xét: Nghệ thuật văn nghệ truyền thống ở Thái Bình phong phú và sinh động, có những hoạt động đã tách rời, nâng lên thành một nghệ thuật chuyên nghiệp. Trong các ngày hội, các loại hình văn nghệ này đã góp phần tạo nên không khí vui tươi, thu hút du khách thập phương về dự. Đoàn chèo chuyên nghiệp Thái Bình vẫn liên tục giành được các danh hiệu cao quý với nhiều vở diễn đặc sắc được nhiều nước trên thế giới biết tới. Tuy nhiên, nghệ thuật văn nghệ truyền thống ở Thái Bình mới dừng lại ở quy mô nhỏ, hạn chế trong các lễ hội làng, ngoài loại hình chèo và múa rối nước thì các loại hình khác chưa được đưa ra giới thiệu bên ngoài tỉnh, mọi người chưa biết được giá trị của các loại hình đó. 3.1.1.4. Làng nghề. Thái Bình có hơn 170 làng nghề, được phân thành 6 nhóm chính sau: nhóm trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa; nhóm nghề trồng chế biến cói đay gai: dệt chiếu, đan cói, đan võng lưới; nhóm nghề đan mây tre; nhóm nghề rèn, đúc, chạm, kim loại; nhóm nghề xây dựng và sản xuất gỗ, gốm sứ dân dụng; nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm. Các làng nghề, các sản phẩm thủ công được coi là đối tượng tham quan, tìm hiểu hay lưu niệm phải đảm bảo được yêu cầu là mang đậm bản sắc quê hương, có tính độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao, hay giá trị sử dụng. Trong đó các làng nghề nổi bật lên là làng nghề thêu Minh Lãng, làng dệt Thái Phương, làng dệt đũi Nam Cao, bạc Đồng Sâm, bánh cáy làng Nguyễn… góp phần tạo nên hoạt động du lịch hấp dẫn. Chiếu Làng Hới Nhận xét: Thái Bình có rất nhiều làng nghề truyền thống nhưng những làng nghề có thể làm du lịch thì lại rất ít. Đó là làng dệt Thái Phương, làng thêu Minh Lãng, bánh cáy làng Nguyễn. Các làng nghề còn lại hầu như bị phân tán, không còn hoạt động. Việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, khả năng tổ chức, quản lý, vốn kiến thức thị trường và kỹ năng marketing đều thiếu và yếu. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng được công nghiệp hóa, mất đi những giá trị truyền thống và đặc trưng riêng của làng nghề. 1.3.2 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. 1.3.2.1. Cơ sở hạ tầng. Thái Bình được coi là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước vì đã phát triển được các vấn đề “điện, đường, trường, trạm”. Với 3476 km đường bộ các loại, hệ thống giao thông từ thành phố tới vùng nông thôn ở Thái Bình tương đối thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hầu hết các đầu mối giao thông của tỉnh đã được nối đến các khu và điểm du lịch, phương tiện vận chuyển khách du lịch ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với điểm du lịch một cách dễ dàng. Tuy nhiên chất lượng đường cầu còn thấp. Việc mở rộng, nâng cấp và mở mới các tuyến đường là những thuận lợi cho Thái Bình trong việc đi lại, rút ngắn khoảng cách giữa các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình, rút ngắn khoảng cách giữa Thái Bình với thủ đô Hà Nội, với các vùng lân cận, đặc biệt là rút ngắn khoảng cách giữa các điểm du lịch của tỉnh Thái Bình với các điểm du lịch khác của vùng như Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương... tạo thành một hệ thống tour du lịch thông suốt Về đường thủy, có cảng Diêm Điền là cảng quốc gia, đang đầu tư xây dựng để tàu 1000 tấn có thể ra vào. Thái Bình có 4 con sông khá lớn chảy qua là sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa. Việc phát triển cảng đường sông là một thuận lợi cho ngành du lịch vì du khách có thể đi tour du lịch đến Thái Bình bằng đường sông kết hợp với các điểm du lịch hai bên bờ sông Bên cạnh những thuận lợi trên về hệ thông giao thông trên, Thái Bình cũng gặp không ít những khó khăn. Hiện tại việc giao lưu đưòng bộ giữa Thái Bình với bên ngoài còn gặp nhiều trở ngại. Tuy chỉ cách Hà Nội 110 km, Hải Phòng 75 km nhưng thời gian chi phí cho đi lại lớn, dễ gây mệt nhọc, hạn chế lượt khách tìm đến các điểm du lịch của tỉnh. Về hệ thống cấp thoát nước: Được bao bọc bởi hệ thống sông và biển, Thái Bình như một hòn đảo nhỏ, nên việc cấp thoát nước ở Thái Bình có nhiều thuận lợi. Hệ thống nước đô thị và nước sạch nông thôn tăng cao: tỷ lệ dùng nước sạch là 86% trong đó thành thị chiếm 100%, nông thôn là 82,1%. Hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải trong các huyện thị xã được cải thiện. Về hệ thống thông tin liên lạc: Toàn tỉnh có hai tổng đài HOST, chín tổng đài vệ tinh, mười hai tổng đài khu vực, trạm điện thoại di động phủ kín toàn tỉnh, mỗi xã đều có một điểm bưu điện văn hóa. Hệ thống thông tin liên lạc thông suốt đảm bảo nhu cầu kịp thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các vùng khác. 1.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm du lịch và nó cũng quyết định đến mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu du lịch của khách du lịch. Chính vì vậy, sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với sự phát triển hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. * Cơ sở lưu trú: Số lượng khách sạn nhà nghỉ của nhà nước và tư nhân trong những năm gần đây tăng nhanh, trong đó khách sạn du lịch Thái Bình có quy mô tương đối lớn, các phòng đã được tăng cường trang thiết bị, tiện nghi hiện đại: truyền hình màu, video, điện thoại, điều hòa nhiệt độ, tắm nóng lạnh, phòng tắm hơi, phòng tập thể dục, massage... Trong những năm qua, ngành du lịch Thái Bình đã có sự đầu tư vào việc cải tạo, nâng cấp và bổ sung thêm các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2008, trên địa bàn Thái Bình đã hình thành hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm 57 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 851 phòng nghỉ, trong đó có 210 phòng loại I đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Tuy nhiên chỉ có 2 cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 2 sao và 3 cơ sở khác đang trong quá trình thẩm định hạng sao, còn lại là nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn. Bảng 4 : Danh mục các doanh nghiệp khách sạn nhà nghỉ trực thuộc nhà nước địa phương tại Thái Bình STT 1 Doanh nghiệp khách sạn, nhà nghỉ Tiêu chuẩn Phòng ăn Phòng ngủ Lao động Số giường Các dịch vụ kèm theo Khách sạn Du lịch Thái Bình - Địa chỉ: đường Lý Bôn - Thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình. -ĐT:036.831789 838110 - 837960. - Tiêu chuẩn khách sạn: Khách sạn 2 sao (đang nâng cấp 4 108 83 218 -Dịch vụ ăn uống -Dịch vụ xuất khẩu lao động -Dịch vụ lữ hành nội địa -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp 2 3 4 5 6 7 thành khách sạn 3 sao). Khách sạn công Đạt tiêu đoàn Đồng Châu chuẩn - Địa chỉ: Xã Đông kinh Minh - huyện Tiền doanh cơ Hải - tỉnh Thái Bình sở lưu trú -ĐT:036.824120 du lịch Khách sạn Hồng Hà Đạt tiêu - Địa chỉ: Phường chuẩn Phúc Khánh kinh Thành phố Thái doanh cơ Bình. sở lưu trú -ĐT:036.836093 du lịch Khách sạn sông Trà Đạt tiêu - Địa chỉ: phố Lê chuẩn Lợi - Thành phố kinh Thái Bình. doanh cơ -ĐT:036.835343 sở lưu trú du lịch Nhà khách uỷ ban Đạt tiêu nhân dân huyện chuẩn Thái Thuỵ kinh - Địa chỉ: Thị trấn doanh cơ Diêm Điền - huyện sở lưu trú Thái Thuỵ - tỉnh du lịch Thái Bình -ĐT:036.853065 Khách sạn Du lịch Đạt tiêu Đồng Châu - Địa chuẩn chỉ: Xã Đông Minh kinh - huyện Tiền Hải doanh cơ tỉnh Thái Bình. sở lưu trú -ĐT:036.824118 du lịch. Khách sạn Thanh Đạt tiêu Bình chuẩn - Địa chỉ: phố Lý kinh -Dịch vụ massage, xông hơi 2 4 28 58 10 39 24 76 4 48 39 76 3 15 20 26 3 50 20 150 12 16 50 31 -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp. -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp. Dịch vụ ăn uống Phòng hát karaoke, phòng hội họp Dịch vụ massage, tắm hơi. -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp. -Dịch vụ ăn uống. -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp. -Dịch vụ phục vụ khách tắm biển. -Dịch vụ ăn uống -Phòng hội họp. 8 9 10 11 12 Bôn - Thành phố Thái Bình. -ĐT:036.836172 Nhà khách UBND tỉnh Nhà khách tỉnh uỷ Nhà nghỉ dệt nhuộm Nhà nghỉ thương mại - Địa chỉ:Km 4, Quốc lộ 10, TP. Thái Bình - ĐT:036.383 1708 Nhà hàng ăn uống dân tộc Thái Bình doanh cơ sở lưu trú du lịch. Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. - Dịch vụ ăn uống - Phòng hội họp 9 12 30 24 - Dịch vụ ăn uống - Phòng hội họp 6 14 9 30 14 9 20 1 15 6 28 6 0 8 0 ( Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Bình) Bảng 5 : Danh sách khách sạn, nhà nghỉ tư nhân tại Thái Bình STT 1 2 3 4 5 6 7 Khách sạn, nhà Tiêu chuẩn nghỉ Khách sạn Hoa - Tiêu chuẩn Hồng khách sạn: -Địa chỉ: Số 352 - Khách sạn 2 Đường Lý Thường sao Kiệt - TP.TB ĐT:036.731024 Khách sạn Thái Bình Vàng -Địa chỉ: Số 8 Tổ 30 - Phường Đề Thám - TP.TB ĐT:036.840777/ 834997 Khách sạn PARIS -Địa chỉ: Số 53 P.Phú khánh TP.TB ĐT: 036.834340 Khách sạn Kim Cương -Địa chỉ: 373 Trần Nhân Tông Phường Đề Thám - TPTB ĐT: 036.641555 Khách sạn Hương Giang -Địa chỉ: Tổ 14 phường Trần Lãm - TP.TB ĐT: 036.835766 Khách sạn Hùng Cường -Địa chỉ: 486 phố Lý Bôn - phường trần Lãm- Thái Bình. - ĐT: 036.845688 Khách sạn Nam Thái -Địa chỉ:532 Lý Tiêu chuẩn khách sạn: Khách sạn 2 sao Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Đạt tiêu chuẩn kinh doanh cơ sở Phòn g ăn Phòn g ngủ Lao động Số giường 3 28 13 40 5 36 21 52 0 14 9 18 2 3 16 15 9 20 28 26 1 10 12 24 0 16 5 26 Các dịch vụ kèm theo -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Dịch vụ massage, xông hơi -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp. -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Dịch vụ ăn uống -Phòng hát karaoke -Phòng hội họp. -Dịch vụ ăn uống. -Phòng hát karaoke
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất