Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch đà nẵng bền vững thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Phát triển du lịch đà nẵng bền vững thực trạng và giải pháp

.PDF
131
46
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG BỀN VỮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Họ và tên học viên: NGUYỄN PHÚC TP. Hồ Chí Minh - năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG BỀN VỮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Phúc Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Xuân Minh TP. Hồ Chí Minh - năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển du lịch Đà Nẵng bền vững: thực trạng và giải pháp” này được hoàn thành dựa trên số liệu mà thu thập từ Cục Thống kê TP. Đà Nẵng cung cấp và thu thập đánh giá khảo sát trực tiếp từ khách du lịch, kết hợp với việc phân tích đánh giá của bản thân tác giả, các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kỳ tài liệu đã công bố trước. Tp.HCM, ngày 24 /05 /2019 Học viên Nguyễn Phúc LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, người viết đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý số liệu, định hướng và sắp xếp nội dung cũng như những áp lực về thời gian nghiên cứu và giới hạn về chuyên môn. Để có thể vượt qua những khó khăn đó, tác giả đã may mắn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của PGS, TS Nguyễn Xuân Minh. Thông qua đề tài, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý thầy cô của Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức vô cùng giá trị trong năm học vừa qua, đặc biệt là PGS, TS Nguyễn Xuân Minh đã dành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện nghiên cứu nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên cao học Nguyễn Phúc MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG .......................................................................... 6 1.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch, phân loại, du lịch bền vững, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững .................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm du lịch....................................................................................... 6 1.1.2. Phân loại loại hình du lịch và một số mô hình du lịch tiêu biểu ............... 7 1.1.3. Khái niệm du lịch bền vững....................................................................... 9 1.1.4. Khái niệm phát triển du lịch bền vững .................................................... 10 1.2. Vai trò và tính tất yếu của phát triển du lịch bền vững ......................... 10 1.2.1. Vai trò phát triển du lịch bền vững. ......................................................... 10 1.2.2. Vai trò của du lịch quốc tế chủ động. ...................................................... 11 1.2.3. Tính tất yếu của phát triển du lịch bền vững ........................................... 12 1.3. Ý nghĩa, lợi ích và động cơ của phát triển du lịch bền vững ................. 13 1.3.1. Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa như sau: ............................. 13 1.3.2. Lợi ích của phát triển du lịch bền vững ................................................... 13 1.3.3. Động cơ và nhu cầu phát triển du lịch bền vững ..................................... 14 1.4. Điều kiện để phát triển du lịch bền vững ................................................. 15 1.4.1. Nhóm điều kiện chung ............................................................................. 15 1.4.2. Nhóm điều kiện đặc trưng ....................................................................... 16 1.4.3. Nhóm điều kiện xúc tác, sự kiện đặc biệt ................................................ 20 1.5. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của Việt Nam .......................... 20 1.5.1. Nhóm tiêu chí 1: Quản lý hiệu quả và bền vững ..................................... 21 1.5.2. Nhóm tiêu chí 2: Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương ........................................................................... 22 1.5.3. Nhóm tiêu chí 3: Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực ................................................................................................. 23 1.5.4. Nhóm tiêu chí 4: Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực…................................................................................................................... 24 1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch và bài học kinh nghiệm cho TP. Đà Nẵng ……… ................................................................................................................…27 1.6.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 27 1.6.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp ........................................................... 29 1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho TP. Đà Nẵng ................................................... 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH.............. 34 ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2018 ..................................................................... 34 2.1. Tình hình khách du lịch đến với TP. Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018 .. 34 2.1.1. Lượng khách du lịch TP. Đà Nẵng .......................................................... 34 2.1.2. Doanh thu từ khách du lịch TP. Đà Nẵng................................................ 35 2.1.3. Cơ cấu khách du lịch TP. Đà Nẵng ......................................................... 36 2.1.4. Thời gian lưu trú trrung bình và cơ sở lưu trú ......................................... 37 2.1.5. Dự đoán tình hình kinh doanh du lịch TP. Đà Nẵng những năm tiếp theo38 2.2. Lợi ích Sự cần thiết thu hút khách du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2019-2025 ……… ................................................................................................................…39 2.2.1. Phát triển tiềm năng du lịch của TP. Đà Nẵng ........................................ 39 2.2.2. Lợi ích cho TP. Đà Nẵng ......................................................................... 39 2.3. Phân tích điều kiện chung, điều kiện đặc trưng và điều kiện xúc tác ... 40 2.3.1. Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch ....... 40 2.3.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch .............. 40 2.3.3. Điều kiện về tài nguyên du lịch ............................................................... 41 2.3.4. Nhóm điều kiện sẵn sàng phục vụ khách du lịch .................................... 58 2.3.5. Điều kiện xúc tác, sự kiện đặc biệt du lịch Đà Nẵng............................... 60 2.4. Dấu hiệu TP. Đà Nẵng phát triển du lịch không bền vững .................... 60 2.4.1. Nhóm tiêu chí 1: Việc quản lý không bền vững và hiệu quả .................. 60 2.4.2. Nhóm tiêu chí 2: Tác động tiêu cực cho cộng đồng địa phương ............. 62 2.4.3. Nhóm tiêu chí 3: Chưa tối đa lợi ích cho di sản văn hóa......................... 62 2.4.4. Nhóm tiêu chí 4: Tác động có hại đến môi trường ngày càng tăng cao .. 62 2.5. Đánh giá, nhận xét chung trong việc phát triển du lịch TP. Đà Nẵng trong giai đoạn 2014- 2018 ............................................................................................. 63 2.5.1. Nhận xét chung kết quả đạt được ............................................................ 63 2.5.2. Tác động của du lịch đến TP. Đà Nẵng ................................................... 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP. ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2025 .............................................................................. 67 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch TP. Đà Nẵng ...................... 67 3.1.1. Định hướng của TP. Đà Nẵng ................................................................. 67 3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 69 3.2. Giải pháp phát triển du lịch TP. Đà Nẵng giai đoạn 2019– 2025 .......... 70 3.2.1. Đối với cư dân địa phương ...................................................................... 70 3.2.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch ............................................... 72 3.2.3. Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch.................................................... 74 3.2.4. Đối với TP. Đà Nẵng ............................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 94 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 TP. ĐN Thành Phố. Đà Nẵng 2 UBND Ủy Ban Nhân Dân 3 HDV Hướng dẫn viên 4 ANTT An Ninh Trật Tự 5 DLQG Du Lịch Quốc Gia STT TIẾNG ANH STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG NGHĨA Global Sustainable Tourism Hội Đồng Du Lịch Bền Vững 1 GSTC Council Tòan Cầu DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Loại hình du lịch theo nhu cầu ................................................................... 8 Bảng 1.2. Trình độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch (Theo Robert W. McIntosh 1995) ......................................................................................................... 15 Bảng 2.1: Lượng khách du lịch lưu trú đến TP. Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018 .... 34 Bảng 2.2: Doanh thu từ ngành du lịch của TP. Đà Nẵng giai đoạn 2014 -2018 ...... 35 Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi ........................................ 36 Bảng 2.4: Thời gian lưu trú của du khách đến Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018 ...... 37 Bảng 2.5: Tỉ lệ các món ăn đặc sản được du khách biết đến .................................... 55 Bảng 2.6: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Đà Nẵng năm 2018 ................. 59 Bảng 2.7: Cơ sở lưu trú của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018 .................... 59 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ Đồ 1.1. Mối quan hệ giữa 4 yếu tố trong khái niệm “Du lịch” của Micheal Coltman ..................................................................................................................................... 6 Sơ Đồ 2.1: Cơ cấu chi tiêu khách du lịch theo thị trường khu vực của du khách quốc tế giai đoạn 2017 ........................................................................................................... 37 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thập kỉ gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với mức tăng trưởng về lượng khách du lịch bình quân là 10- 14% và tỷ lệ khách quay lại là 40% (Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018). Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thân thiện và an toàn nhất trên thế giới. Năm 2013, theo báo cáo giám sát của Tổng cục thống kê Du lịch năm 2013 và theo Niên giám của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng lên gần 7,5 triệu khách (tăng 10,6% so với năm 2012). Năm 2014, con số này đã lên gần 7,8 triệu khách, tăng trưởng chậm lại vào các năm tiếp theo như số lượng khách du lịch quốc tế đạt 7,9 triệu khách tại năm 2015. Đỉnh điểm là 10 triệu lượt khách (tăng 26% vào năm 2016) và 12,9 triệu lượt khách (tăng 29% vào năm 2017) đã thể hiện rõ tiềm năng của du lịch Việt Nam. Với lượng du khách không ngừng tăng lên và có thể đạt đến 15 triệu lượt khách vào năm 2020, Việt Nam vẫn đang cố gắng tích cực hơn nữa để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trở thành trọng điểm du lịch ở khu vực Đông Nam Á, vượt qua những quốc gia có ngành du lịch mạnh mẽ trong cùng khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia. Từ khi đất nước ta mở cửa, thực hiện cơ chế phát triển kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước nhà đã có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể, đặc biệt là ngành du lịch. Du khách vào Việt Nam ngày một nhiều, các điểm đến du lịch ngày càng được khai thác và mở rộng. Sự phối kết hợp giữa các ngành hữu quan ngày càng được quan tâm chặt chẽ. Sự chỉ đạo vĩ mô quản lý nhà nước về du lịch của Tổng cục du lịch ngày càng sâu sát. Ngành du lịch nói riêng và ngành dịch vụ nói chung đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực thì việc khai thác và phát triển du lịch quá tải cũng gây ra nhiều tác hại cả về mặt kinh tế lẫn xã hội như: tạo ra sự 2 mất cân đối về lợi ích của các bên tham gia hoạt động du lịch và các tác hại sâu xa khác như an ninh, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam hiện nay là phải phát triển du lịch một cách bền vững, tức là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, vừa quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời vừa duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường, tôn tạo các tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Đà Nẵng có nhiều phong cảnh hữu tình với những đường bờ biển dài đẹp đẽ thơ mộng, những cây Cầu đẹp hết sức mới mẻ và bên cạnh đó là những điều kiện thuận lợi khác như môi trường chính trị hòa bình, ổn định, cơ sở hạ tầng cơ bản tốt, nguồn nhân lực đủ đáp ứng và tài nguyên thiên nhiên – văn hóa đa dạng phong phú. Đà Nẵng là nơi có nhiều khu du lịch biển được biết đến như một điểm dừng chân lí tưởng để khám phá những nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Nhưng ngành du lịch Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng theo các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững của thế giới. Trong khi đó du lịch bền vững không chỉ còn là một hiện tượng mốt nhất thời mà đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam trong đó có Đà Nẵng. Nhận thấy tầm quan trọng cũng như nắm bắt được tình hình cấp thiết trên tôi đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch Đà Nẵng bền vững: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cho mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Theo tìm hiểu của tác giả trước đây chưa có đề tài nghiên cứu về Phát triển du lịch bền vững tại TP. Đà Nẵng nhưng bên cạnh có nhiều đề tài và tài liệu về phát triển du lịch bền vững khác như: - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của PGS.TS Phạm Trung Lương: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. 3 - Đề tài nghiên cứu của Th.s Huỳnh Thị Trúc Giang: “Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp: Hiện trạng và định hướng” Qua tổng kết các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra được những vấn đề cơ sở lí luận phát triển du lịch bền vững và vấn đề phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch bền vững tại TP. Đà Nẵng thì cho đến nay vẫn chưa có ai chính thức tiến hành nghiên cứu. Vì thế, đây cũng là cơ sở để tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, sẽ đưa ra đầy đủ các yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững theo tiêu chuẩn chung của thế giới được cập nhật mới nhất và đưa ra những giải pháp cụ thể, chi tiết, thiết thực hơn. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Luận văn hướng tới các mục đích sau: Thứ nhất là khái quát hóa cơ sở lý luận về Phát triển du lịch bền vững theo tiêu chuẩn thế giới được cập nhật đến 2018 và tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm của các tỉnh thành công trong phát triển du lịch bền vững để rút ra bài học kinh nghiệm cho TP. Đà Nẵng. Thứ hai là tìm hiểu và phân tích Đã Nẵng có phát triển du lịch theo tiêu chí phát triển du lịch bền vững hay không, những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân. Thứ ba là đề xuất những giải pháp trong giai đoạn 2019 – 2025 nhằm phát triển du lịch theo tiêu chí phát triển du lịch bền vững. 4. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Phát Triển Du lịch bền vững đối với TP. Đà Nẵng. 5. + Phạm vi nghiên cứu đề tài Về không gian: Xem xét nghiên cứu trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Đồng Tháp đã được áp dụng thành công. 4 + Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững của Đà Nẵng trong giai đoạn 2014 – 2018. Thông qua phân tích thực trạng nhằm đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách Du lịch bền vững đến TP. Đà Nẵng trong giai đoạn 2019 – 2025. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích thông tin từ sách, tạp chí, các trang website của cơ quan quốc gia chuyên ngành du lịch, các bài phân tích của các chuyên gia; phương pháp phân tích và so sánh số liệu thu thập được từ các niên giám thống kê, các báo cáo của cơ quan chuyên ngành hay Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở trong Thành Phố và các nguồn khác và bên cạnh còn sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học. Mục đích để đánh giá phát triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2014 – 2018 có bền vững hay không và nếu không đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2019- 2025. Các số liệu trong đề tài nghiên cứu được thống kê bằng phương pháp nghiên cứu tại bàn và đi khảo sát thực tế. 7. Tính mới của đề tài Dữ liệu thông tin được cập nhật mới nhất đến tháng 12 năm 2018. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về Phát triển du lịch bền vững tại TP. Đà Nẵng và là tiền đề cơ bản để gợi ý cho những công ty kinh doanh du lịch và chính quyền các cấp TP. Đà Nẵng nhằm mục đích phát triển du lịch nói chung cũng như Phát triển du lịch bền vững nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn tốt nghiệp được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc Phát triển du lịch bền vững TP. Đà Nẵng. Chương 2: Thực trạng Phát triển du lịch bền vững TP. Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018. 5 Chương 3: Định hướng và giải pháp Phát triển du lịch bền vững cho TP. Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2025. Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến thầy cô trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, đặc biệt là thầy PGS. TS Nguyễn Xuân Minh và các anh chị cán bộ bên Phòng Kế Hoạch Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch TP. Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh tác giả cũng xin cám ơn Phòng thống kê thương mại – dịch vụ, Cục thống kê TP. Đà Nẵng đã giúp đỡ cung cấp số liệu để tác giả có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng nhiều nhưng với điều kiện và năng lực còn hạn chế nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong quý thầy cô và các bạn đọc phản hồi đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên thực hiện Nguyễn Phúc 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG 1.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch, phân loại, du lịch bền vững, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Khái niệm du lịch Thế giới xung quanh nơi chúng ta sinh sống có rất nhiều điều còn chưa được biết đến. Chính vì thế từ rất lâu đã xuất hiện các hoạt động du lịch, nhằm giải đáp cho tính tò mò và muốn tìm hiểu của con người. Những vùng đất mới, phong cảnh ra sao, con người ở đó thế nào, văn hóa dân tộc nơi đó có gì đặc sắc, thời tiết và động thực vật có phát triển tại đó hay không. Con người trên trái đất càng ngày càng nhiều, không ngừng gia tăng dân số dẫn đến du lịch giữa các nước tăng cao với tốc độ nhanh. Chính vì vậy khái niệm về “du lịch” được giải thích khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Lần đầu tiên “du lịch” được giải thích vào năm 1811 ở Anh là: “Du lịch và sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”. (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 15). Ông Micheal Coltman (Mỹ) đưa ra một khái niệm về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 18). DU KHÁCH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƠI ĐÓN TIẾP DU KHÁCH NHÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CƯ DÂN SỞ TẠI Sơ Đồ 1.1. Mối quan hệ giữa 4 yếu tố trong khái niệm “Du lịch” của Micheal Coltman Hai người được cho là người đặt nền mòng cho những lý thuyết về du lịch là giáo sư tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Kraft với khái niệm như sau: “Du lịch là 7 tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời” (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 16). Khái niệm “du lịch” của Micheal Coltman là cơ sở tiếp cận của bài luận văn vì các yếu tố cấu thành lên khái niệm du lịch đã nằm trong khái niệm Micheal Coltman. Theo Luật Du Lịch 2017 có hiệu lực 1/1/2018 được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Phân loại loại hình du lịch và một số mô hình du lịch tiêu biểu Để quản lí, định hướng và hỗ trợ phát triển du lịch, các nhà quản lí vĩ mô tập trung vào các đối tượng loại hình du lịch để tập trung nguồn lực tốt hơn. Với việc hiểu rõ và thỏa mãn các đặc điểm, nhu cầu và động cơ của một nhóm khách hàng du lịch giống nhau sẽ dựa vào điều kiện địa phương giúp phát triển về du lịch. Có 8 cách phân loại loại hình du lịch căn cứ theo 8 tiêu thức khác nhau là: căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, căn cứ vào đối tượng khách du lịch, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng, căn cứ vào thời gian đi du lịch và căn cứ vào vị trí địa lý của nới đến du lịch. (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 71). Cụ thể các loại hình du lịch căn cứ vào các tiêu thức phân loại như sau: 1.1.2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Theo tiêu thức phạm vi lãnh thổ có 3 loại hình du lịch như sau: - Du lịch quốc tế chủ động hay còn gọi là xuất khẩu dịch vụ. - Du lịch quốc tế thụ động hay còn gọi là nhập khẩu dịch vụ. - Du lịch nội địa là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình. 1.1.2.2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch 8 Theo tiêu thức này có 9 loại hình du lịch theo nhu cầu như sau (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 72- tr.74) Bảng 1.1. Loại hình du lịch theo nhu cầu - Du lịch chữa bệnh - Du lịch văn hóa - Du lịch nghỉ ngơi, giải trí. - Du lịch công vụ. - Du lịch thể thao. - Du lịch tôn giáo. - Du lịch thăm hỏi, quê hương - Du lịch thương gia - Du lịch quá cảnh, (Nguồn: Nguyễn Văn Đính, 2006) 1.1.2.3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch Theo tiêu thức này có 4 loại hình du lịch chính như sau: Du lịch dành cho thanh, thiếu niên - Du lịch dành cho người cao tuổi - Du lịch phụ nữ, đàn ông - Du lịch dành cho gia đình 1.1.2.4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi Theo tiêu thức mô hình này có 4 loại hình du lịch chính là - Du lịch theo đoàn thông qua tổ chức du lịch - Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức - Du lịch cá nhân theo tổ chức, đã được sắp xếp trước. - Du lịch cá nhân tự phát, giống hình thức đi phượt. 1.1.2.5. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng Theo tiêu thức phương tiện giao thông có 9 loại hình du lịch hiện nay là: - Du lịch bằng xe đạp - Du lịch bằng xe máy - Du lịch bằng ô tô - Du lịch bằng tàu hỏa - Du lịch bằng tàu thủy. - Du lịch bằng tầu biển. - Du lịch bằng máy bay. 1.1.2.6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng 9 Theo tiêu thức phương tiện lưu trú có 4 loại hình du lịch như sau: - Du lịch ở khách sạn (Hotel) - Du lịch ở khách sạn ven đường (Motel) Du lịch ở lều, trại (Camping) - Du lịch ở làng du lịch (Tourism village) 1.1.2.7. Căn cứ vào thời gian đi du lịch Theo tiêu thức thời gian thì có 2 loại hình du lịch như sau: - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày (còn gọi là du lịch cuối tuần hoặc du lịch ngày lễ) 1.1.2.8. Căn cứ vào vị trí địa lý của nới đến du lịch Theo tiêu thức này, có 4 loại hình du lịch chủ yếu như sau: - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nghỉ biển, sông và hồ - Du lịch thành phố - Du lịch đồng quê Hướng tiếp cận của tác giả trình bày tiếp theo của bài luận văn đề cập đến sẽ nói về du lịch quốc tế chủ động (Nhận khách) theo tiêu chí phân loại phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch. 1.1.3. Khái niệm du lịch bền vững Tiếp theo khái niệm về “du lịch” chúng ta tìm hiểu khái niệm “du lịch bền vững”. “Du lịch bền vững” không phải là một loại hình du lịch mà là quan điểm phát triển du lịch. Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau”. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng