Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện sóc sơn – hà nội...

Tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện sóc sơn – hà nội

.PDF
86
1
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KIỀU HẢI YẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN – HÀ NỘI Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 8620115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Xuân Luận THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022 Tác giả Kiều Hải Yến ii LỜI CẢM ƠN Quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi biết ơn đến PGS. TS. Đỗ Xuân Luận người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ phòng đào tạo và các phòng, khoa chuyên môn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi tham gia hoàn thành chương trình cao học. Tôi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Kiều Hải Yến iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................ Error! Bookmark not defined. TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................ vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI...........................................................5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................5 1.1.3. Vai trò của du lịch cộng đồng .........................................................................10 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................13 1.3. Bài học kinh nghiệm ..........................................................................................21 Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............23 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23 2.1.2. Kinh tế xã hội ..................................................................................................25 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................29 2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................31 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................34 3.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội .............................................................................................................................34 3.1.1. Những căn cứ pháp lý để xây dựng khu du lịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn 34 3.1.2. Thực trạng các sản phẩm du lịch khảo sát các hộ tham gia kinh doanh ..35 Sản phẩm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn ...................................35 3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển sản phẩm du lịch ..........................53 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ...........................................54 3.3.3. Giải pháp đẩy mạnh thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch .............55 iv 3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch ...................................................56 3.3.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .58 3.3.6. Giải pháp khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ..........59 3.3.7. Giải pháp liên kết và hợp tác quốc tế ..............................................................60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66 PHỤ LỤC I ...............................................................................................................69 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên chữ viết tắt Tên đầy đủ CC Cơ cấu CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DLCĐ Du lịch cộng đồng ĐVT Đơn vị tính GTNT Giao thông nông thôn KT-XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động SL Số lượng vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Kiều Hải Yến 2. Tên luận văn: Phát triển Du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn Hà Nội 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên 5. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 5.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng, đồng thời đánh giá thực trạng về phát triển kinh tế du lịch Cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2019 - 2021 từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc sơn giai đoạn 2019-2021 và tầm nhìn đến năm 2030. 5.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động phát triển kinh tế du lịch, du lịch Cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Sóc Sơn - TP Hà Nội - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu giai đoạn từ 2019-2021 - Về không gian: Trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội nhằm nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. 6. Các phương pháp sử dụng - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Là những thông tin chưa có sẵn, được thu thập lần đầu do chính người nghiên cứu thu thập. vii Tham vấn ý kiến cán bộ xã để lựa chọn, phỏng vấn các thôn và các hộ đại diện, sử dụng phiếu khảo sát đã chuẩn bị trước. Phỏng vấn trực tiếp các hộ sẽ được tiến hành tạiđịabàn nghiên cứu; phỏng vấn trực tiếp các hộ có thể được kết hợp với thảo luận nhóm. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin: N n = (1+N.e2) Trong đó: n là số mẫu điều tra N là tổng số mẫu e là sai số (e = 5%). - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp về du lịch cộng đồng sẽ được thu thập từ các cơ quan thống kê, các sở, phòng văn hóa thể thao và du lịch và ủy ban nhân dân cấp xã. Nghiên cứu này sẽ tiếp cận và sử dụng tối đa số liệu từ các cuộc điều tra chuyên đề để hỗ trợ cho phân tích. - Phương pháp phân tích số liệu Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu. Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Thu thập, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp so sánh: Phương pháp này xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: viii Ý nghĩa của các mức như sau: 1,00 - 1,80: Hoàn toàn không lợi thế/ hoàn toàn không đồng ý/... 1,81 - 2,60: Không lợi thế/ không đồng ý/... 2,61 - 3,40: Bình thường. 3,41 - 4,20: Lợi thế/ đồng ý/ cần thiết. 4,21 - 5,00: Rất lợi thế/ rất đồng ý/ rất cần thiết. Sau đó, dựa vào khoảng mức thang đo Likert ta sắp xếp các thứ tự ưu tiên; khoảng có giá trị cao nhất ta xếp thứ tự số 1, khoảng có giá trị cao thứ 2 ta xếp thứ tự số 2, lần lượt như thế đến hết. 7. Tóm tắt kết quả chính của đề tài 7.1. Thực trạng các sản phẩm du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Sóc Sơn Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội, hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn Hà Nội là nơi cách thủ đô không xa vì vậy với các hoạt động du lịch đang được biết đến, những năm gần đây số người biết đến và đi du lịch, dã ngoại, píc níc đến với Sóc Sơn ngày một tăng cao. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên như nằm trong vùng đồi gò núi thấp, đồi thấp, và trung bình. Có nhiều suối, hồ nước tạo cảnh quan cho hoạt động du lịch ngắm cảnh và trải nghiệm thực tế thúc đẩy các hoạt động của của con người. Các sản phẩm du lịch gồm: Du lịch nghỉ dưỡng homestay; Du lịch phượt cắm trại; Du lịch trải nghiệm học tập; Du lịch văn hóa, tâm linh. 7.2. Thực trạng số lượng mục đích khách du lịch đến với huyện Sóc Sơn Do Sóc Sơn là điểm du lịch mới, còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, hình thức du lịch… nên chưa thu hút được đa dạng đối tượng khách như các địa danh du lịch khác. Hiện tại khách đến với Sóc Sơn chủ yếu là giới trẻ đến để khám phá nơi đây. Qua quan sát, điều tra thực tế, đối tượng khách du lịch chủ yếu đến vùng này là học sinh, sinh viên, các cặp tình nhân và khách du lịch đi cùng với gia đình. Do Sóc Sơn là điểm du lịch mới, còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ ix thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, hình thức du lịch… nên chưa hút được khách du lịch đa dạng đối tượng khách như các địa danh du lịch khác. 7.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị và làm thay đổi bộ mặt huyện. Đặc điểm nổi bật nhất của du lịch tại huyện Sóc Sơn là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh thành sản phẩm du lịch chính, mũi nhọn; nâng cao chất lượng các lễ hội nhất là lễ hội Gióng ở đền Sóc Sơn; xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề; xây dựng các tuyến du lịch kết nối giữ các địa danh nội vùng như: Đền Sóc Chùa Non - Học viện Phật giáo - Tượng đài Thánh Gióng - hồ Đồng Quan Việt phủ Thành Chương, Đền Sóc - Cổ Loa - trung tâm Hà Nội, Đền Sóc Tây Thiên - Đại Lải. Đồng thời phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với những dịch vụ vui chơi khám phá, học hỏi trải nghiệm thực tế để thu hút du khách ngày càng nhiều đến với Sóc Sơn, 7.4. Thu nhập của lao động từ hoạt động du lịch Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động du lịch chiếm tỷ trọng lớn năm 2018 chiếm 61,67%; năm 2019 chiếm 62,49% tổng thu nhập từ hộ dân. Điều này cho thấy người dân địa phương đã chủ động phát triển khu du lịch để ngày càng hấp dẫn thu hút khách du lịch hơn từ đó tạo nguồn thu ổn định và là nguồn thu chính trong tổng thu nhập của người dân. 8. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch cộng đồng tại huyện Sóc Sơn 8.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển sản phẩm du lịch Phải có quy định và chế tài đảm bảo các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng đúng với nguyên tắc của hoạt động du lịch này và bảo đảm đúng với quan điểm và mục tiêu, định hướng của Nhà nước và của thành phố Hà Nội cũng như của huyện Sóc Sơn đã đề ra. Phải có cơ chế lợi ích và chế tài đủ mạnh để dàng buộc và nâng cao chất lượng trong phối hợp và thống x nhất hành động của các bên tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn. Các công ty cúng như hệ thống cộng tác viên du lịch cùng với các chủ khu du lịch cũng như chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư nơi đây. 8.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch Đánh giá, kiểm soát các dự án phát triển du lịch theo đúng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của huyện để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch đúng trọng tâm, tránh trùng lắp; thường xuyên rà soát tính phù hợp của quy hoạch, thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển. Trong thời gian tới để tạo lập và nâng cao hình ảnh quảng bá DLCĐ tại địa phương, tăng cường thu hút khách du lịch, một trong những việc làm cần làm đó là giới thiệu và quảng bá mạnh mé hình ảnh của du lịch Sóc Sơn – Hà Nội: - Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của đối tượng khách du lịch để có được sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng cáo. - Xây dựng hình ảnh quảng cáo có tính chất chuyên ngành bằng các hình ảnh qua phim truyền hình giới thiệu về danh thắng của các điểm du lịch trên đị bàn huyện Soc Sơn. 8.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động du lịch Đặc điểm của DLCĐ là hình thức du lịch chủ yếu gây được cảm hứng bởi lịch sử tự nhiên của nơi đến, bao gồm cả nền văn hóa bản địa ở đó. Luôn quan tâm đến chất lượng phục vụ, tấm lòng mến khách.Vì vậy cần có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thích hợp để kinh doanh sản phẩm DLCĐ tại địa phương đòi hỏi người phục vụ du lịch có tri thức rộng và sâu về đặc điểm địa phương, những thế mạnh của địa phương có tính chuyên nghiệp cao, ứng xử thông minh, chân thành, giỏi ngoại ngữ. - Tăng cường quảng bá, đào tạo cho người dân để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại và ý nghĩa, vai trò của du lịch cộng xi đồng đối với việc nâng cao, cải thiện đời sống, bảo vệ tài nguyên và văn hóa địa phương. Đồng thời, trang bị cho cộng đồng những kiến thức cơ bản về du lịch, các kỹ năng đón tiếp khách du lịch, phát triển dịch vụ tại điểm đón khách du lịch và kết hợp dịch vụ tạo tính đa dạng cho khách du lịch. Tạo sự hiểu biết và hứng thú của cộng đồng đối với việc tham gia hoạt động du lịch. 8.4. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết và hợp tác quốc tế Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng, tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Đảm bảo cơ sở hạ tầng để du lịch phát triển có 3 yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm - dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch bởi tài nguyên du lịch; cơ sở vật chất du lịch và lao động trong ngành du lịch. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động du lịch còn cần có sự hợp tác, liên kết khai thác và phát triển thị trường: Thị trường khách du lịch phân bố khắp mọi nơi, trong khi đó sản phẩm du lịch thường nằm tại những vị trí xác định gọi là điểm đến. Liên kết phát triển thị trường có thể được thực hiện giữa huyện với ngành du lịch thành phố Hà Nội với các địa phương khác trên cả nước, với các khu, điểm du lịch khác. Người hướng dẫn khoa học Học viên (Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên và chữ ký) PGS. TS. Đỗ Xuân Luận Kiều Hải Yến 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2017-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 1,4 lần từ 12,92 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 39,13% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019. Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến, được nhiều tạp chí du lịch quốc tế uy tín bình chọn là điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á và là một trong 10 điểm đến du lịch đang nổi trên thế giới. Sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội đến từ những giá trị văn hoá, lịch sử của một thủ đô cổ kính, cảnh quan tự nhiên tươi đẹp, cùng nét hiện đại, tiện nghi của một đô thị lớn. Với hệ thống di tích lịch sử phong phú cùng những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, Hà Nội đang khai thác phát triển những sản phẩm du lịch văn hóa rất hấp dẫn, đặc biệt đối với khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, với vai trò là thủ đô của cả nước, trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế, Hà Nội là một thành phố năng động, với hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch tiện nghi, cơ sở vui chơi giải trí mua sắm phong phú, đã và đang thu hút khách du lịch nội địa với những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, mua sắm… 2 Thực tế cho thấy, du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận theo đúng định hướng của Thủ đô và là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Du lịch đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị và làm thay đổi bộ mặt Thủ đô. Thời gian qua, du lịch Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể, tính đến năm 2015, Hà Nội đã đón gần 3,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tăng 8% so với năm 2014) và trên 16,4 triệu lượt khách du lịch nội địa (tăng 6%), tổng thu từ khách du lịch đạt trên 50.000 tỷ đồng (tăng 10%). Tuy vậy, so sánh với những điểm đến là thủ đô của một số nước trong khu vực như Bangkok – Thái Lan (đón 21,9 triệu khách quốc tế năm 2015), Singapore – Singapore (11,8 triệu khách quốc tế), Kuala Lumpur – Malaysia (11,3 triệu), Phnom Pênh – Campuchia (3,7 triệu)[5]… thì sự phát triển của du lịch Thủ đô Hà Nội vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chưa xứng tầm là một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam . Định hướng của thành phố đối với phát triển sản phẩm du lịch cũng đã được xác định rõ tại Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm và du lịch nông nghiệp. Có thể thấy, định hướng phát triển sản phẩm này được đưa ra phù hợp với những tiềm năng sẵn có và những hướng phát triển sắp tới của du lịch Hà Nội, cũng như định hướng phát triển chung của cả nước. Việc tập trung phát triển hệ thống sản phẩm này cần những chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có thể dần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước nói chung của Sóc Sơn nói riêng. Đồng thời để đảm bảo phát triển bền vững, cần xác định một số yêu cầu trong phát triển sản phẩm du lịch của Sóc Sơn: Xác định phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái nghỉ 3 dưỡng tại Sóc Sơn là ngành kinh tế chủ lực trong giai đoạn tiếp theo, kinh tế du lịch tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Sản phẩm của du lịch cộng đồng đa dạng thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng là thế mạnh để phát triển kinh tế cũng như tạo ra nguồn thu nhập địa phương. Nhu cầu đi du lịch khám phá ngày càng cao của con người, nhất là những người sống tại những đô thị lớn đông đúc như thành Phố Hà Nội. Thì những ngày cuối tuần được nghi ngơi tận hưởng không khí trong lành là một trong những nhu cầu không thể thiếu. Cùng với việc mở cửa du lịch sau 03 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 việc phát triển du lịch cộng đồng đang là lự chọn để phát triển kinh tế cho địa phương.Với lợi thế nằm cách Thành phố không xa Sóc Sơn là nơi lựa chọn đến để du lịch trải nghiệm và nạp lại năng lượng cho cuộc sống. Vì vậy phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn đang được chú trọng và tạo điều kiện phát triển. Nhận thấy được thực trạng của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển Du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Những lợi thế của Sóc Sơn từ đó đưa ra được hướng phát triển du lịch và nhất là du lịch cộng đồng, trên địa bàn Huyện. - Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Sóc Sơn nhứng năm trước đây đồng thời so sánh với giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng phát triển du lịch cộng đồng, Homesay của những năm tiếp theo. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2018-2022 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Là những tiềm năng về phát triển du lịch, thực tiễn các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Nghiên cứu sâu về sự phát triển và tiềm năng phát triển loại hình du lịch Homestay trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Sóc Sơn trong thời gian qua và có những so sánh với sự phát triển giai đoạn từ 2018-2020 và định hướng của địa phương những năm tiếp theo. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Sóc Sơn – Hà Nội nhằm nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và giải pháp định hướng để phát triển lợi hình du lịch cộng đồng mà đặc biệt là Homestay. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Sóc Sơn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã góp phần - Đánh giá thực trạng du lịch cộng đồng tại huyện Sóc Sơn giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng phát triển du lịch những năm tiếp theo. - Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những khó khăn, hạn chế, thách thức cần giải quyết để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Sóc Sơn. Phân tích các điều kiện cần thiết và tiểm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn Sóc Sơn từ đó quảng bá giới thiệu về các mô hình du lịch hiện có trên địa bàn thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư đến với Sóc Sơn. - Trên cơ sở đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch đến với Sóc Sơn giúp cho huyện có những chiến lược trong phát triển kinh tế của huyện. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Trong khoản 1, Điều 4, Chương I của Luật du lịch Việt Nam 2009: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”(Luật du lịch) Như vậy, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. Đồng thời, du lịch cũng là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên với mục đích phục hồi sức khỏe và nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Hay nói cách khác, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.2. Khái niệm về du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch 6 tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. 1.1.1.3. Du lịch Homestay Homestay là loại hình lưu trú du lịch khá phổ biến trên thế giới và cả ở Việt Nam. Homestay đúng nghĩa là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ ngơi và sinh hoạt tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân tới nhằm giúp khách du lịch khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn háo của từng vùng miền tại địa điểm đó. Nói một cách khác, Homestay là loại hình du lịch dự vào cộngđồng, lưu trú tại nhà dân địaphương nơi dụ khách đến. Từ đó giúp đị phương đó quảng bá văn hóa con người và cảnh đẹp một cách thực tế nhất. Loại hình du lịch Homestay được đánh giá là đặc biệt thích hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Phát triển nhất tại những tỉnh, thành phố như Hà Nội, Yến Bái, Hòa Bình, Mộc Châu, Huế.... 1.1.1.4. Du lịch cộng đồng những lợi thế. Chính quyền địa phương có sự nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng. Các xã nơi phát triển du lịch cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch. Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng. 7 Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương… Ở một số địa phương trên cả nước có rất nhiều mô hình du lịch cộng đồng phát triển khá thành công ở các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang v.v... Những mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ phát huy được thế mạnh văn hoá bản địa của các dân tộc, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương. Theo các chuyên gia du lịch, việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc. Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cũng đưa ra lời khuyến cáo: Muốn du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chất phác chân thực của văn hoá bản địa, đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng, không để đánh mất nó. Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với xã hội. Để phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì loại hình du lịch có trách nhiệm sẽ là giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững. Một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương… 1.1.2. Nội dung của du lịch cộng đồng ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Đánh giá từ các chuyên gia du lịch cho thấy, việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc. Nhu cầu của khách du lịch để thỏa mãn đam mê khám phá những giá trị dịch vụ văn hóa mới, khác lạ với cái họ đang có, là cách mà mỗi người mở rộng không gian văn 8 hóa cho bản thân mình. Khám phá cái mới, khác lạ đó chính là bản sắc văn hóa của mỗi tộc người (ẩm thực, lễ hội, trang phục, kiến trúc…), là cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng những điều kiện tự nhiên hấp dẫn (rừng núi, sông hồ, nắng mưa), là những di tích, thắng cảnh gắn liền với lịch sử của từng dân tộc. Tác động của du lịch đến kinh tế đã được nghiên cứu nhiều nhất trong các tác động của du lịch đối với nơi đến du lịch. Đối với các nhà kinh tế, các công trình của họ chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng kinh tế của du lịch. Kết quả phân tích cho thấy, du lịch có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thu hút vốn đầu tư, mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa, mang lại nguồn thu cho chính quyền địa phương từ thuế kinh doanh du lịch, mang lại thu nhập cho người dân địa phương. - Các chính sách của chính quyền, địa phương: các chính sách có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Chính sách đưa ra các quy hoạch, hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch - Con người: con người là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định đến sự thành công của mô hình du lịch cộng đồng; thái độ thân thiện, dễ mến làm cho du khách cảm thấy mình được chào đón vui vẻ, chu đáo, tạo nên một nét đẹp đặc trưng của những điểm du lịch cộng đồng. - Tài nguyên: Cảnh quan: cảnh quan thiên nhiên nói lên được vẻ đẹp riêng có của vùng; nét đặc trưng riêng mà các vùng khác không có, những cảnh quan tự nhiên nên gìn giữ và cần được phát huy bảo vệ để không bị mất đi vẻ đẹp riêng vốn có của vùng. Văn hóa, đặc sắc vùng: tạo nên điểm nhấn cho điểm du lịch đó, những nét đẹp về văn hóa, phong thuc tập quán của vùng thu hút khách du lịch tìm hiểu và khám phá cũng như những món ăn đặc sản của địa phương tạo nên một cái gì đó riêng biệt cho vùng mà khi nhắc tới địa danh đó, người ta nghĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất