Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ...

Tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên

.PDF
97
1
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRƯỜNG TRUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRƯỜNG TRUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG DỰA TRÊN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh THÁI NGUYÊN, NĂM 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Trường Trung ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Hồ Lương Xinh- Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các Thầy Cô giáo phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy, Cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Trường Trung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP ...................................................................... vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................... v MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu......................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn.............................. 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5 1.1.1. Hệ thống hóa các khái niệm .................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội .... 12 1.1.3. Nông thôn mới những yêu cầu đặt ra và tính tất yếu đối với XD NTM ... 13 1.1.4. Vai trò và đặc điểm của phát triển DLCĐ trong XD NTM .................. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam trong phát triển DLCĐ dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM ............................................................. 21 1.2.2 . Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................. 24 1.2.3. Rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ dựa trên việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên ............................... 27 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Điện Biên Phủ ....................................... 29 iv 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Điện Biên Phủ ............................ 30 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội đối với phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống DTTS trong XD NTM thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên.................................... 32 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.............................................. 34 2.3.2. Phương pháp phân tích văn bản ............................................................ 34 2.3.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 35 2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin thực địa .............................................. 35 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC ....................................... 39 3.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển DLCD dựa trên văn hóa truyền thống của DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ ........... 39 3.1.1. Tiềm năng phát triển DLCĐ ................................................................. 39 3.1.2. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới thành phố Điện Biên Phủ .......... 41 3.1.3. Thực trạng về doanh thu từ hoạt động DLCĐ ...................................... 44 3.1.4. Thực trạng về số lượt khách đến DLCĐ ............................................... 46 3.1.5. Thực trạng về số lao động tham gia DLCĐ .......................................... 47 3.2. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về thực trạng DLCD tại thành phố Điện Biên ....................................................................................... 49 3.2.1. Đánh giá của khách du lịch đã từng đi du lịch đến các bản DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ ................................................................. 49 3.2.2. Đánh giá của các hộ tham gia DLCĐ ................................................... 56 3.2.3. Đánh giá của các doanh nghiệp làm du lịch ......................................... 60 3.2.4. Đánh giá của các cán bộ quản lý về tiềm năng DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ ....................................................................................... 60 3.3. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của DLCĐ thành phố Điện Biên Phủ ................................................................................ 62 v 3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 62 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 65 3.4 Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu về phát triển DLCĐ dựa trên khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong xây dựng NTM tại thành phố Điện Biên Phủ .............................................. 66 3.4.1. Bối cảnh chung ...................................................................................... 66 3.4.2. Quan điểm ............................................................................................. 67 3.4.3. Mục tiêu................................................................................................. 67 3.5 Một số giải pháp phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của các DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ ..................... 68 3.5.1. Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch bền vững và đặc sắc....... 68 3.5.2. Nhóm giải pháp lựa chọn thị trường du lịch ......................................... 69 3.5.3. Nhóm giải pháo thu hút đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và tiện nghi phục vụ du lịch .................................................................. 69 3.5.4. Nhóm giải pháp phát huy vai trò cộng đồng doanh nghiệp và dân cư . 70 3.5.5. Nhóm giải pháp liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và hiệp hội du lịch .... 71 3.5.6. Tuyên truyền, quảng bá có trọng tâm ................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 80 vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH, HỘP Bảng Bảng 3.1: Số điểm DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ ..................................40 Bảng 3.2: Kết quả thực hiện chương trình NTM tại các xã thành phố Điện Biên Phủ..............................................................................................41 Bảng 3.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thành phố Điện Biên trước dịch Covid-19 .....................................................................................44 Bảng 3.4. Doanh thu từ hoạt động du lịch tại thành phố Điện Biên trong dịch Covid-19 .....................................................................................45 Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh từ DLCĐ tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2021................................................................................46 Bảng 3.6. Số lao động tham gia vào DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ .....48 Bảng 3.7: Thông tin chung về khách du lịch .....................................................49 Bảng 3.8: Lý do khách đi DLCĐ tại thành phố Điện Biên ..............................51 Bảng 3.9: Đánh giá của khách du lịch về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện cơ sở vật chất.................................................................52 Bảng 3.10: Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm dịch vụ của các điểm DLCĐ .................................................................................54 Bảng 3.11: Đánh giá hiện trạng môi trường tại các điểm DLCĐ.......................55 Bảng 3.12: Thông tin chung về các hộ làm DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ......57 Bảng 3.13: Đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ .........58 Bảng 3.14: Đánh giá Kiến thức/ kỹ năng của người dân trong phát triển DLCĐ...59 Hình, Hộp Hình 1.1. Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM ................................................. 17 Hộp 3.1: Phỏng vấn sâu bà Lò Kim Tuyến- Chủ nhà hàng Dân tộc quán, TP. Điện Biên Phủ ............................................................ 60 Hộp 3.2: Trích phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Giảng - Phòng Văn hóa thông tin thành phố Điện Biên Phủ ...................................... 62 v TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Nguyễn Trường Trung 2. Tên luận văn: Phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên 3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp, Mã số: 8.62.01.15 4. Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Lương Xinh 5. Cơ sở đào tạo: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Mục đích: Tính đến tháng 12/2021 thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên đã có 4/5 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2024 thành phố Điện Biên Phủ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Trong XD NTM có 02 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa do vậy có thể thấy văn hóa có vai trò rất quan trọng trong xây dựng NTM. Trong tiềm năng du lịch của Điện Biên thì DLCĐ có vai trò hết sức quan trong giúp cộng đồng dân cư địa phương bảo tồn các giá trị văn hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. Thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên có rất nhiều tiềm năng phát triển DLCĐ trong XD NTM dựa vào văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vì trên địa bàn có 10 dân tộc cùng sinh sống. Vậy thực trạng phát triển DLCĐ gắn với truyền thống của các DTTS trong XD NTM của thành phố Điện Biên Phủ hiện nay như thế nào? Đánh giá về tiềm năng và thực trạng của thành phố ra sao? Đây chính là lý do chính để lựa chọn đề tài” Phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ - chuyên ngành kinh tế nông nghiệp của mình. Phương pháp nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với XD NTM dựa trên mục tiêu cụ thể của luận văn bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD vi NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. (2) Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. Trong nghiên cứu này tôi sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo, văn bản liên quan đến phát triển DLCĐ trong giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra phỏng vấn 120 hộ tham gia du lịch cộng đồng và 100 khách du lịch đã đến DLCĐ tại thành phố Điện Biên và phỏng vấn sâu các nhà hàng và cán bộ quản lý làm DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ Kết quả nghiên cứu: Khi có đại dịch Covid diễn ra, do các biện pháp hạn chế du khách nên lượng khách đến với thành phố Điện Biên giảm hẳn đặc biệt là khách nước ngoài. Do vậy doanh thu từ du lịch của thành phố Điện Biên Phủ giảm hơn 2,5 lần. Nhưng điều quan trọng trong sự giảm đó tỷ lệ doanh thu từ DLCĐ lại tăng lên chiếm 2,70% trong tổng thu từ du lịch năm 2021. Điều này cho thấy hành vi du lịch của khách du lịch đã có sự thay đổi khi có dịch bệnh. Nhu cầu đi DLCĐ, du lịch trở về với thiện nhiên của các du khách tăng lên. Đấy chính là cơ hội cho DLCĐ phát triển sau đại dịch, các điểm DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: Các dịch vụ về ẩm thực, văn nghệ, vệ sinh môi trường, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.... Đối tượng khách chủ yếu là giáo viên, học sinh, sinh viên đi theo tour, đoàn đến tham quan, nghỉ lễ với mục đích tìm hiểu nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, thưởng thức ẩm thực, giao lưu văn hóa, văn nghệ cộng đồng. Trong đó thị trường khách quốc tế chủ yếu tới từ các nước: Pháp, Úc, Tây Ban Nha... và thị trường khách nội địa chủ yếu đến từ các tỉnh, thành phố như Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Hồ Chí Minh... Các khách du lịch đã đánh giá hài lòng bằng các tiêu chí về điểm DLCĐ bền vững tại bản DLCĐ tại thành phố Điện Biên Phủ. vii Kết luận: Trên cơ sở đánh giá chung về kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân, đề tài đã đề xuất 6 nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm DLCĐ tại thành phố Điện Biên bao gồm (1) Nhóm giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch bền vững và đặc sắc, (2) Nhóm giải pháp lựa chọn thị trường du lịch, (3) Nhóm giải pháo thu hút đầu tư cho cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và tiện nghi phục vụ du lịch, (4) Nhóm giải pháp phát huy vai trò cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, (5) Nhóm giải pháp liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và hiệp hội du lịch, (6) Tuyên truyền, quảng bá có trọng tâm. Các nhóm giải pháp đã đưa ra các cách làm cụ thể cho phát triển DLCĐ thành phố Điện Biên Phủ. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, đối với Việt Nam, ngành du lịch hiện nay được xem như là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, không ngừng phát triển và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia. Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch. Năm 2018, đón 80 triệu lượt khách nội địa, 15,5 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp vào tổng GDP cả nước 8,3%. Năm 2019 đã cán được mốc 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm tiếp tục tăng cường vị thế của một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam (Báo cáo tổng cục du lịch, 2020). Việt Nam hiện đang có rất nhiều các loại hình du lịch đa dạng đang được phát triển như du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng (DLCĐ),.... Trong đó du lịch dựa vào cộng đồng thường gọi là “DLCĐ” xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 tại một số địa điểm như Mai Châu - Hòa Bình, Sa Pa - Lào Cai, Hội An - Quảng Nam và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Để phát triển mô hình DLCĐ, từ năm 2003, tỉnh Điện Biên đã lựa chọn 08 bản để xây dựng thành mô hình bản văn hóa phục vụ khách du lịch. Mỗi bản được hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; chọn các hộ gia đình có điều kiện phù hợp để xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn. Từ đó đến nay, tỉnh đã xây dựng thành công thêm nhiều bản văn hóa mới, thường xuyên quan tâm đầu tư hỗ trợ nâng cấp, cải tạo các điều kiện, dịch vụ phục vụ du lịch, đồng thời tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về DLCĐ cho người dân tại các bản này. Nhiều gia đình tại các bản cũng đã chủ động cải tạo, nâng cấp nhà cửa, đặc biệt là khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi; chỉnh trang đường làng, ngõ xóm; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ; phục dựng lại một số lễ hội truyền thống để đón và phục vụ 2 khách du lịch; khôi phục các nghề sản xuất thủ công truyền thống, đặc biệt là các hàng hóa thổ cẩm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (Phòng VH&TT, TP Điện Biên, 2020) Tính đến tháng 12/2021 thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên đã có 4/5 xã được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2024 thành phố Điện Biên Phủ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XD NTM). Trong XD NTM có 02 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa do vậy có thể thấy văn hóa có vai trò rất quan trọng trong xây dựng NTM (VP ĐP XD NTM, TP Điện Biên, 2022). Thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên có rất nhiều tiềm năng phát triển DLCĐ trong XD NTM dựa vào văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS vì trên địa bàn có 19 dân tộc cùng sinh sống. Vậy thực trạng phát triển DLCĐ gắn với truyền thống của các DTTS trong XD NTM của thành phố Điện Biên Phủ hiện nay như thế nào? Đánh giá về tiềm năng và thực trạng của thành phố ra sao? Đây chính là lý do chính để lựa chọn đề tài ”Phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ - chuyên ngành kinh tế nông nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. - Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của các DTTS trong XD NTM tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đánh giá ý kiến của các đối tượng điều tra về phát triển DLCĐ dựa vào văn hóa truyền thống đồng bào DTTS trong xây dựng NTM thành phố Điện Biên Phủ. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. - Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ 2017 - 2021 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2022 - 2025 định hướng 2030. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 4.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM do vậy luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho giảng viên và sinh viên ngành các ngành kinh tế và phát triển nông thôn trong nghiên cứu và học tập. 4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Là tài liệu để các cấp, các ngành của huyện Điện Biên tham khảo, đưa ra các chính sách, giải pháp hợp lý nhằm phát triển DLCĐ. Góp phần khái quát thực tiễn về sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ dựa trên văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trong XD NTM trong hoàn cảnh thực tiễn ở thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó kiến nghị với địa phương để đưa ra các chính sách phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong phát triển DLCĐ bền vững cho các địa phương có điều kiện tương đồng. 4.3. Những đóng góp mới của luận văn Thực hiện đề tài có ý nghĩa lớn trong việc định hướng phát triển DLCĐ gắn với vắn hóa truyền thống hiện nay đang được tỉnh Điện Biên chú trọng. Từ kết quả nghiên cứu, kết hợp với những đặc thù của bối cảnh nghiên cứu, luận 4 văn đề xuất một số khuyến nghị mang tính gợi ý với các bên liên quan đến phát triển DLCĐ, làm luận cứ cho những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát triển DLCĐ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế cộng đồng địa phương với việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, phong tục tập quán cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Điện Biên Phủ. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Hệ thống hóa các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm phát triển, cộng đồng và DLCĐ a, Phát triển Có nhiều quan điểm về “phát triển”, theo đó: Theo quan niệm biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh có, phức tạp (Lê Văn Đính, 2018). Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới (Nguyễn Văn Lưu, 2015). Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng nào đó trong Triết học Mác - Lenin. 6 Như vậy có rất nhiều các khái niệm về phát triển nhưng đặc điểm chung của phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. b, Cộng đồng Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về cộng đồng, vì đây là một phạm trù thuộc khoa học xã hội & nhân văn, theo một số nghiên cứu đã định nghĩa “Cộng đồng là những cộng đồng được gọi tên như đơn vị làng, bản, xã, huyện....những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội” (Đào Ngọc Anh, 2012). Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (2000) cộng đồng được hiểu là “một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” (Phương Nhung, 2018). Trên thực tế cộng đồng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có điểm chung như sau: - Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người - Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc riêng - Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. - Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng. - Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động, ứng xử chung của cộng đồng. Trên cơ sở những nội hàm như trên, có thể đi đến một định nghĩa chung nhất như sau về “cộng đồng là những người sống trong một khu vực được xác định về mặt địa lý, có những mối quan hệ văn hóa - xã hội với nhau và trách nhiệm với nơi họ sinh sống, có cùng sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm 7 tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. c, Du lịch cộng đồng Theo nghiên cứu của viện miền núi cho rằng: “DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. DLCĐ khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. DLCĐ là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương” (Đỗ Anh Tài, 2019). “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; củachính quyền địaphương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.” (Bùi Thị Hải Yến, 2012). Theo luật du lịch Việt Nam (2017), DLCĐ được định nghĩa “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” Dựa trên những quan điểm nghiên cứu khác nhau thì quan niệm về DLCĐ không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên có một số điểm chung sau: - Du khách là tác nhân bên ngoài là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể. - Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình 8 khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương. - Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách - Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình. Tổng hợp những quan điểm về DLCĐ thì DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…) (Đỗ Anh Tài, 2019). 1.1.1.2. Khái niệm về văn hóa, văn hóa truyền thống và DTTS a, Văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại”. Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn 9 qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Hoàng Nam, 2013). Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra nhưng đến hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào là thống nhất và thỏa mãn được hàm ý sâu rộng của văn hóa. Có thể hiểu văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,… b, Văn hoá truyền thống Văn hoá là sản phẩm của loài người, được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại với con người, tự nhiên và xã hội. Truyền thống được hiểu là những yếu tố của văn hoá, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp, nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài; truyền thống được thể hiện ở định chế xã hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống,…Truyền thống tác động đến mọi xã hội và mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội (Đào Ngọc Anh, 2016). Trên cơ sở khái niệm về văn hoá và truyền thống, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về văn hoá truyền thống như sau: Văn hoá truyền thống là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, được lưu giữ truyền từ đời này sang đời khác. c, Dân tộc thiếu số Dân tộc là quốc gia theo nghĩa rộng, gồm cộng đồng người dân cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, được vận hành bởi sự quản lý của bộ máy nhà nước, trong một dân tộc thì có thể gồm nhiều tộc người, mỗi tộc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất