Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở việt nam...

Tài liệu Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở việt nam

.PDF
100
1482
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG MINH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG MINH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS.TRẦN ĐỨC HIỆP HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT………………………………………...i DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………..ii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 Chương 1: DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ..................................................................................................... 9 1.1. Hàng hóa dịch vụ y tế: Khái niệm và đặc điểm .............................. 9 1.1.1.Khái niệm về hàng hóa dịch vụ y tế ............................................. 9 1.1.2.Đặc điểm hàng hóa dịch vụ y tế. ................................................ 10 1.2. Khu vực kinh tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế .................. 14 1.2.1. Quan niệm về dịch vụ y tế tư nhân........................................... 14 1.2.2. Tác động của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ y tế ................................................................................................ 15 1.2.3. Một số tiêu chí phản ánh hiệu quả dịch vụ y tế ......................... 23 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển dịch vụ y tế tư nhân và bài học cho Việt Nam ....................................................... 25 1.3.1.Kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam............................................................................... 25 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Thái Lan và bài học cho Việt Nam............................................................................... 28 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM ................................................................................................. 32 2.1. Khái quát về dịch vụ y tế ở Việt Nam .......................................... 32 2.2. Chính sách về y tế tư nhân ở Việt Nam. ...................................... 36 2.3. Tình hình phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010. .............................................................. 43 94 2.3.1. Số lượng dịch vụ y tế tư nhân ................................................... 44 2.3.2 Quy mô của hệ thống y tế tư nhân ............................................. 48 2.3.3. Phân bố các dịch vụ y tế tư nhân............................................... 52 2.3.4. Chất lượng dịch vụ y tế tư nhân. ................................................ 56 2.4. Kết quả hoạt động và một số vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam ......................................................... 61 Chương 3 : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM.......................................................... 75 3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế tác động đến khu vực y tế tư nhân ở Việt Nam ............................................................................ 75 3.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................... 75 3.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................. 77 3.2. Quan điểm, định hướng phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam........ 79 3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam ................ 82 3.3.1.Cải thiện chính sách phát triển dịch vụ y tế tư nhân ................... 82 3.3.2.Tăng cường công tác quản lý thanh tra, kiểm tra, giám sát ........ 84 3.3.3.Cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tư nhân ...... 85 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90 PHỤ LỤC 95 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 BV Bệnh viện 3 CSSK Chăm sóc sức khoẻ 4 CSSKND Chăm sóc sức khoẻ nhân dân 5 DN Doanh nghiệp 6 FDI Vốn đầu tư nước ngoài 7 GCN Giấy chứng nhận 8 GTGT Giá trị gia tăng 9 HNYDTN Hành nghề y dược tư nhân 10 KCB Khám chữa bệnh 11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 12 XHCN Xã hội chủ nghĩa 13 XHH Xã hội hoá 14 WTO Tổ chức thương mại thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 2.1 Hệ thống chính sách về y tế tư nhân Việt Nam 37 2 Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và các hoạt động bảo trợ xã hội 45 3 Bảng 2.3 Số lượng Bệnh viện tư nhân giai đoạn 1997-2010 46 4 Bảng 2.4 49 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 Số Bệnh viện tư nhân ở Việt Nam chia theo quy mô giường bệnh tính đến 24/05/2010 Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và các hoạt động bảo trợ xã hội chia theo quy mô lao động Số lượng bệnh viện tư nhân theo tỉnh/thành phố số liệu cập nhật đến ngày 24/05/2010 Phân bố số người hành nghề y tư nhân trên cả nước theo vùng và khu vực. Kết quả hoạt động bệnh viện tư nhân giai đoạn 2008-2009 9 Bảng 2.9 So sánh số giường thực kê giai đoạn 2008-2009 58 10 Bảng 2.10 Số lượt khám, điều trị ngoại trú theo các tuyến điều trị năm 2008-2009 Bảng 2.11 Phân loại phẫu thuật theo tuyến bệnh viện năm 2009 11 Nội dung ii Trang 51 53 54 57 59 60 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thị trường hàng hóa dịch vụ công là một xu thế mà hầu hết các nước trên thế giới áp dụng hoặc là đang xem xét áp dụng. Một trong những dịch vụ công được rất nhiều quốc gia quan tâm đến chính là dịch vụ y tế, bởi dịch vụ y tế là một hàng hóa không những liên quan đến sức khỏe đời sống của con người, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của toàn bộ quốc gia đó. Việt Nam là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế trong thời gian qua có rất nhiều đổi mới, Việt Nam đã chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy, xu hướng thị trường hóa ngành dịch vụ y tế đã có tác động không nhỏ đến lĩnh vực dịch vụ y tế ở Việt Nam. Một trong những biểu hiện của xu thế đó là sự gia nhập của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế, ngành dịch vụ vốn được cho là ngành do nhà nước độc quyền cung ứng. Nguyên nhân trực tiếp kéo khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực này là do dịch vụ y tế công quá tải, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Vì vậy mà dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam xuất hiện ngày càng phổ biến và cạnh tranh mạnh mẽ với dịch vụ y tế công. Chủ trương xã hội hoá và đa dạng hoá ngành y tế Việt Nam với việc coi “sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt” (Nghị quyết 04/NQ-TW năm 2003) đã trở thành một điều kiện tiền đề quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. Mục tiêu của chủ trương xã hội hoá dịch vụ y tế là nhằm huy động các nguồn 1 lực (vốn, tài sản, sức lao động, trí tuệ,…) trong toàn xã hội tham gia đóng góp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận được với các dịch vụ y tế cơ bản và có chất lượng. Trên thực tế, dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào việc cải thiện sức khoẻ cho mọi người, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên, dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định do chịu tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Vậy thực chất hiện trạng phát triển của hệ thống y tế tư nhân ở Việt Nam ra sao? Vai trò của y tế tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế như thế nào? Cần phải có giải pháp gì để thúc đẩy y tế tư nhân phát triển thực sự vì cả lợi ích của người dân và xã hội? Đó chính là cơ sở để tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Khi bàn về kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế (hay gọi tắt là y tế tư nhân) ở Việt Nam, đề tài sẽ đề cập đến các mảng vấn đề lớn như: Kinh tế tư nhân, dịch vụ y tế, kinh tế tư nhân trong cung cấp dịch vụ y tế, và thực tiễn các vấn đề này ở Việt Nam. Các vấn đề này đã được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu như sau: Kinh tế tư nhân là đối tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, cụ thể là trong các tác phẩm: - Minh Phương, Trần Quế, Hà Huy Thành, Kinh tế tư nhân Việt Nam sau 20 năm đổi mới – Thực trạng và những vấn đề, Nxb: Khoa học xã hội – 2005. Cuốn sách phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn 1986 -2005 từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thời kỳ đổi mới. 2 - Trịnh Thị Hoa Mai, Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nxb: Thế Giới – 2005. Trình bày về tổng quan kinh tế tư nhân với những ưu thế và hạn chế vốn có của nó, phân tích đánh giá vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Quốc Tế, Lương Minh cừ, Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb: Chính Trị Quốc Gia – 2006. Cuốn sách trình bày lý luận chung về sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân, thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta, những chính sách và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. - Đinh Thị Thơm, Kinh tế tư nhân sau hai thập kỷ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội – 2006. Tác giả đã phân tích, đánh giá, kiến giải và những giải pháp được đúc kết trong những công trình, bài viết của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam về khu vực kinh tế tư nhân sau năm 1986 ở Việt Nam. Qua đó đánh giá được vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - Hà Văn Tuấn , Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay: LATS Kinh tế: 62.34.10.01,H - 2010: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại hiện nay, đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới Các công trình trên đã cho thấy khu vực kinh tế tư nhân đã được đánh giá nhìn nhận một cách toàn diện, từ bản chất đến vai trò của kinh tế tư nhân, đến tình trạng và sự vận động của kinh tế tư nhân Việt Nam. Y tế là một ngành dịch vụ quan trọng trong đời sống của con người, tác động lớn đến mọi mặt của xã hội. Vấn đề này đã được nghiên cứu trong các tác phẩm như là: 3 - Phùng Kim Bảng, Lê Quang Hoành (chủ biên), Hồ Hữu Anh, Y tế công cộng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Nxb Y học – 1997, cuốn sách trình bày lý luận chung của y học xã hội và tổ chức y tế, y tế cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu...Lịch sử y học, tâm lý học, đạo đức học. Y tế công cộng và công tác y tế. Thống kê y tế. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và giáo dục sức khoẻ. Pháp luật trong ngành y tế. Tổ chức và hoạt động của ngành y tế. Quản lý y tế - kinh tế y tế. - Trương Việt Dũng, Nguyễn Duy Luật (chủ biên), Nguyễn Văn Hiến, Bài giảng quản lý và chính sách y tế: Dùng cho đối tượng sau đại học, Nxb Y học - 2002: Đại cương về tổ chức và hệ thống y tế. Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam. Quản lý y tế (quản lý nhân lực, quản lý thông tin, quản lý tài chính và vật tư). Xây dựng chính sách y tế công cộng - Nguyễn Trung sưu tầm, Những quy định về chính sách xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nxb Lao động – 2001, công trình tập hợp những văn bản pháp luật về chính sách xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao, các chính sách khuyến khích, quản lý tài chính đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực y tế, thể thao, giáo dục... Bên cạnh việc tồn tại hệ thống y tế công là sự tồn tại của hệ thống y tế tư nhân, hệ thống này cũng có những đặc điểm, cơ chế hoạt động riêng, vấn đề về y tế tư nhân đã được nghiên cứu ở một số tác phẩm sau: - Scientific works: Scientific works of prof. Pham Huy Dung in English 1988-1998/Pham Huy Dung - 1998-Vol.2. Cuốn sách tập hợp các công trình khoa học của PGS. PTS. Phạm Huy Dũng từ năm 1988-1998 về một số vấn đề y tế tư nhân: Vai trò của thành phần y tế tư nhân ở Việt Nam, sự phát triển của y tế tư nhân tại Việt Nam, chi phí cho các dịch vụ y tế và người nghèo ở Việt Nam 4 - Trịnh Minh Hoan, Vai trò y tế tư nhân qua nghiên cứu các trường hợp tại thành phố Đà Nẵng: LATS xã hội học: 5.01.09. Luận Án nêu nên thực trạng vai trò y tế tư nhân trong chăm sóc sức khoẻ hiện nay. Những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động của y tế tư nhân và dự báo xu hướng biến đổi của y tế tư nhân theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Nguyễn Nguyệt Nga, Sự phát triển của khu vực y tế và cải cách kinh tế trong một nền kinh tế đang chuyển đổi: Việt Nam 1989-1997: Luận án PTS KH kinh tế/. Luận án trình bày vấn đề các chính sách thu viện phí, chính sách bảo hiểm y tế và sự phát triển của khu vực y tế tư nhân và ảnh hưởng của nó đến việc sử dụng các dịch vụ y tế và hoạt động của ngành y tế. - Quy trình và danh mục thanh tra hành nghề y tư nhân. Giới thiệu các văn bản pháp luật về qui trình và danh mục thanh tra hành nghề y tế tư nhân. Nhìn chung, các công trình đều nghiên cứu về kinh tế tư nhân, dịch vụ y tế, nhưng hai vấn đề này được nghiên cứu riêng rẽ, độc lập với nhau. Và có một số tác phẩm khác thì nói về dịch vụ y tế tư nhân nhưng theo quan điểm của nhà xã hội học chứ không phải là trên giác độ kinh tế chính trị. Hơn nữa, sự nhìn nhận, đánh giá về y tế tư nhân từ thực tiễn và lý luận vẫn có nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các công trình đã nghiên cứu, vấn đề: “Phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ y tế tư nhân phát triển. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ bản chất của kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công - Khái quát tình hình phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả của dịch vụ này ở Việt Nam - Đề xuất một số định hướng giải pháp để thúc đẩy dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam phát triển 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về kinh tế tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ y tế 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu y tế tư nhân Việt Nam dưới giác độ kinh tế chính trị: Dịch vụ y tế tư nhân được xem xét như là một ngành kinh tế trong đó khu vực kinh tế tư nhân cùng tham gia cung cấp một dịch vụ xã hội, dịch vụ công là chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 2000 đến 2010 Đề tài chỉ nghiên cứu các cơ sở y tế tư nhân có đăng ký và được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam 6 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp biện chứng duy vật Trong luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu kinh tế tư nhân trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần kinh tế khác, giữa kinh tế tư nhân trong thị trường dịch vụ y tế và các thị trường dịch vụ khác. Từ đó đánh giá được hoạt động của dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam. - Phương pháp trìu tượng hóa khoa học Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu này để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời của kinh tế tư nhân để từ đó rút ra được những đặc trưng, tính ổn định, bản chất của kinh tế tư nhân đặc biệt là trong việc cung cấp dịch vụ y tế, một thị trường rất mới và có nhiều tiềm năng. - Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp phân tích tổng hợp là một phương pháp quan trọng mà luận văn sử dụng để phân tích các bảng, biểu số liệu, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét về đặc điểm của dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam - Phương pháp thống kê so sánh Luận văn sử dụng phương pháp thống kê so sánh là dựa trên số liệu từ các nguồn thu nhập được, so sánh với việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân giai đoạn trước, dự đoán tương lai và so sánh bản thân khu vực kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế công trong nền kinh tế - Phương pháp logic Phương pháp logic là phương pháp nhằm đi sâu tìn hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các sự vật, hiện tượng. Muốn vậy phải đi sâu vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìn ra bản chất của các hiện tượng, sự vật. 7 6. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần phân tích làm rõ khái niệm dịch vụ y tế tư nhân - Góp phần phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập trong việc phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam - Góp phần đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Dịch vụ y tế tư nhân: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam Chương 3: Một số định hướng giải pháp phát triển dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam 8 Chương 1 DỊCH VỤ Y TẾ TƯ NHÂN: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Hàng hóa dịch vụ y tế: Khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm về hàng hóa dịch vụ y tế Hàng hoá dịch vụ Theo quan điểm về hàng hoá trong kinh tế chính trị Mác – Lênin thì hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi và mua bán. Hàng hoá là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị, về bản chất hàng hoá là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Trong lịch sử phát triển của ngành kinh tế học, khái niệm hàng hoá đã được mở rộng bao gồm tất cả những gì có thể trao đổi và mua bán được. Theo quan điểm đó hàng hoá được phân làm hai loại: Một là, hàng hoá hữu hình bao gồm các sản phẩm có cấu tạo vật chất, có hình dạng xác định đó là các sản phẩm vật chất như là: Sắt, thép, lương thực, thực phẩm….Hai là, hàng hoá vô hình hay được gọi là hàng hoá dịch vụ như là: Dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… Hàng hoá dịch vụ có những đặc điểm sau: Tính đồng thời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; Tính không thể tách rời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia; Tính chất không đồng nhất: Không có chất lượng đồng nhất; Tính vô hình: Không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước khi tiêu dùng; Không lưu trữ được: Không lập kho để lưu trữ như hàng hóa hữu hình được. Hàng hoá dịch vụ là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Tỷ lệ 9 hàng hoá dịch vụ chính là một thước đo quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một đất nước. Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế thì hàng hoá dịch vụ cũng phát triển ngày càng đa dạng về loại hình, tăng về chất lượng, tăng về quy mô. Hàng hoá dịch vụ y tế Một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người là nhu cầu được chăm sóc về sức khoẻ. Dịch vụ y tế ra đời gắn liền với nhu cầu đó của xã hội con người. Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Dịch vụ y tế cũng mang đầy đủ những đặc điểm của một loại hàng hoá thông thường và cũng mang những đặc trưng chỉ có ở bản thân ngành dịch vụ này. Hàng hóa dịch vụ y tế là tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc, tư vấn liên quan đến sức khoẻ con người. Các loại hình dịch vụ y tế phổ biến như là: Dịch vụ khám, phòng chống và chữa bệnh, dịch vụ bảo hiểm y tế, hệ thống hành nghề dược, y học cổ truyền… Cùng với trình độ phát triển về kinh tế, trình độ của dịch vụ y tế cũng phát triển đáng kể. Hiện nay dịch vụ y tế ngày càng đa dạng về quy mô, các loại hình, mức độ dịch vụ cũng ngày càng linh hoạt và tiên tiến hơn, đáp ứng ngày càng hiệu quả nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của con người. 1.1.2. Đặc điểm hàng hóa dịch vụ y tế. Dịch vụ y tế là một loại hàng hoá mang đầy đủ các đặc điểm của một loại hàng hoá thông thường, cũng bao gồm giá trị và giá trị sử dụng. Về giá trị, giá trị của hàng hoá là lượng lao động kết tinh trong hàng hoá đó, giá trị của dịch vụ y tế được tạo nên bởi thời gian lao động xã hội cần thiết của các nhân viên trong ngành dịch vụ y tế. Về giá trị sử dụng, dịch vụ y tế là một loại hàng hoá có giá trị sử dụng rất quan trọng, thoả mãn một trong những nhu cầu thiết yếu của con người là 10 nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe. Trong bất kỳ xã hội nào dù trình độ phát triển hay không phát triển thì nhu cầu cần được chăm sóc sức khoẻ luôn là một nhu cầu được quan tâm hàng đầu. Gắn với nhu cầu đó, hàng hoá dịch vụ y tế cũng có lịch sử phát triển sớm hơn các ngành dịch vụ khác. Bên cạnh những đặc điểm chung giống các loại hàng hoá khác, dịch vụ y tế cũng có những đặc điểm không giống các loại dịch vụ khác, dịch vụ y tế có một số đặc điểm khác biệt sau: Tính không thể đoán trước. Tính không dự đoán được ẩn nấp ở mọi nơi, mọi chốn trong thị trường chăm sóc sức khoẻ. Rất nhiều khi người ta quyết định sử dụng dịch vụ y tế vì những gì có vẻ như là ngẫu nhiên – đó là khi con người bị những tai nạn ngẫu nhiên như là: Khi chân bị gẫy, khi ruột thừa bị viêm, hay khi bị đau tim, nghĩa là con người không chủ động quyết định được thời gian mắc bệnh của mình… Cũng nhiều khi con người đến với thầy thuốc vì cho là trong người có thể đang mắc một bệnh nào đấy, theo một cảm giác chủ quan của con người. Sự thực thì có bệnh như người ta nghĩ hay không, mức độ của bệnh như thế nào, người ta không biết được đích xác. Tính không đoán trước được có thể xuất phát từ phía người bệnh, người tiêu dùng. Nhưng không phải chỉ thế, cả phía nhà chuyên môn, những người cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng phải đương đầu với sự "không đoán trước được". Thông thường, với một bệnh cụ thể các thầy thuốc có những phương thức điều trị rất khác nhau và phương thức điều trị này lại thay đổi theo thời gian và chẳng ai có thể đoán trước được một cách chắc chắn rằng bệnh nhân sẽ tiến triển như thế nào với phương thức mà họ dùng cho bệnh nhân. "Không đoán trước được" rất hay xảy ra khi sử dụng một loại thuốc mới và càng hay xảy ra khi áp dụng một kỹ thuật phẫu thuật mới. Để hạn chế 11 tính "không đoán trước được", một mặt người ta kiểm soát chặt chẽ thị trường, mặt khác người ta lại cho phép những người hành nghề được ra các quyết định theo ý họ. Tri thức không đối xứng Trong kinh tế, khi có hai người đàm phán về giá cả của một loại hàng hoá, một người có rất nhiều thông tin (tri thức) về loại hàng hoá đó so với người kia, khi đó khái niệm "không đối xứng" nảy sinh. Ai có nhiều tri thức người đó có nhiều quyền lực. Tình trạng này hoàn toàn đúng trong mối quan hệ đàm phán giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Thầy thuốc có rất nhiều tri thức, thông tin về chẩn đoán về điều trị so với bệnh nhân. Không chỉ có thế, kể cả động cơ để phát hiện ra thông tin của thầy thuốc và bệnh nhân cũng khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân làm cho người thầy thuốc muốn cởi mở và chân tình với bệnh nhân. Đối lập với chiều hướng đó, những lợi ích vật chất nhiều khi khiến cho thầy thuốc lừa dối bệnh nhân để kiếm tiền. Khi đó bệnh nhân rất dễ bị lừa vì họ thường tin tưởng, trông cậy vào thầy thuốc; vì với họ, việc chữa khỏi bệnh là điều mong muốn số một. Việc thầy thuốc lừa dối bệnh nhân cũng tương tự như người sửa xe ô tô lừa những người đi chữa xe, họ bịa ra những nhu cầu không cần thiết cho việc chữa xe. Tuy nhiên rõ ràng sự "không đối xứng" trong lĩnh vực y lớn hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác và vì thế tác hại của nó rất lớn. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế. Tính ngoại ứng Ngoại ứng xuất hiện khi hành động của một người ảnh hưởng đến lợi ích của một người khác ngoài cuộc. Trong thị trường chăm sóc sức khoẻ thì ngoại ứng được dùng để chỉ những tác động gây ra bởi người sử dụng dịch vụ 12 hàng hoá y tế, đối với những người không sử dụng dịch vụ hàng hoá này. Những ngoại ứng gây ra tác động có hại thì gọi là ngoại ứng tiêu cực, những ngoại ứng gây ra tác động có lợi thì gọi là ngoại ứng tích cực. Một ví dụ điển hình về tính ngoại ứng tích cực là đối với bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng. Khi một người mắc bệnh sởi hay cúm thì không chỉ họ mắc mà họ còn có nguy cơ truyền bệnh cho người thân, bạn bè, hàng xóm,…Khi đó điều trị khỏi các bệnh này không chỉ có bản thân họ mà những người xung quanh họ cũng được hưởng ích lợi đó. Nhiều hoạt động y tế hoặc không mang tính ngoại ứng nhưng nếu phân tích theo khía cạnh xã hội thì rất nhiều các hoạt động liên quan đến y tế mang tính ngoại ứng mà thực tế thì lại ít khi được biết đến, ví dụ việc làm sạch cống rãnh, việc ngủ màn, tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm,… Có những việc làm của cá nhân nhưng lại mang tính ngoại ứng tiêu cực rất lớn, ví dụ như người dùng thuốc kháng sinh không đúng sẽ làm tăng cơ hội kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn và khi các chủng này kháng thuốc thì không chỉ kháng đối với bản thân người dùng thuốc mà đối với cả cộng đồng. Một trường hợp nữa của những ngoại ứng tiêu cực là những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, ăn uống…mà không chữa trị và cách ly kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người khác. Tính ngoại ứng của dịch vụ y tế trong một số trường hợp đã làm cho một số người không phải trả tiền mà vẫn được sử dụng dịch vụ như những đối tượng đã chi trả tiền (Ví dụ: Các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khoẻ có lợi cho mọi người dân trong khi họ không bỏ tiền ra để trả tiền cho các dịch vụ này). Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho các nhà sản xuất, không khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ này. Do vậy, để cung đáp ứng đủ cầu cần có sự can thiệp, hỗ trợ của nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. 13 Dịch vụ y tế luôn có rào cản gia nhập ngành. Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Dịch vụ y tế là một ngành cần đầu tư thời gian dài, quay vòng vốn lâu, dịch vụ y tế cung cấp một loại hàng hoá mang tính chất công cộng…Vì những điều kiện này mà dịch vụ y tế là một ngành có “Rào cản” khi các doanh nghiệp muốn ra nhập ngành. 1.2. Khu vực kinh tế tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế 1.2.1. Quan niệm về dịch vụ y tế tư nhân. Hàng hóa dịch vụ y tế tư nhân là loại hàng hóa dịch vụ y tế do khu vực kinh tế tư nhân cung cấp hay còn gọi là dịch vụ y tế tư nhân. Khái niệm dịch vụ y tế tư nhân là để phân biệt với loại dịch vụ y tế công. Dịch vụ y tế công khác biệt với dịch vụ y tế tư nhân ở chỗ đối tượng cung cấp dịch vụ là các tổ chức công, phi lợi nhuận như: Chính phủ, các tổ chức xã hội, các hiệp hội phi chính phủ… Từ trước đến nay, phát triển dịch vụ y tế tư nhân được coi là một nội dung quan trọng của chính sách xã hội hoá y tế. Vì vậy y tế tư nhân được hiểu như là một nhân tố trong việc giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh chính sách xã hội hoá y tế. Theo một số quan điểm nhìn nhận mới, dịch vụ y tế tư nhân là một bộ phận cấu thành nên hệ thống y tế, tồn tại độc lập và tác động đến bộ phận y tế công. Hệ thống y tế tư nhân cũng có đối tượng phục vụ, có thị trường và có cơ chế vận hành riêng. Như vậy, dịch vụ y tế tư nhân được hiểu là một ngành kinh tế trong đó đối tượng phục vụ là tất cả những cá nhân có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, đối tượng cung cấp dịch vụ là khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực tham gia là tất cả các lĩnh vực được quy định theo pháp luật của từng đất nước. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất