Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bà...

Tài liệu Phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh

.PDF
168
1
52

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Dịch vụ xã hội là toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng thường là những sản phẩ m vô hình, không thể nhâ ̣n diê ̣n bằ ng các giác quan , khó đo đếm giá trị lao động và chất lươ ̣ng sản phẩ m bằ ng giá cả trao đổ i trên thi ̣ trường. Hoạt động dịch vụ xã hội bao trùm lên tấ t cả các liñ h vực , chi phố i rấ t lớn đế n quá trin ̀ h phát triể n kinh tế - xã hội, môi trường của từng quố c gia nói riêng và toàn thế giới nói chung . Dịch vụ không chỉ bao g ồm những lĩnh vực như vâ ̣n tải , du lich, ̣ thương ma ̣i, ngân hàng, bưu điê ̣n, bảo hiểm, truyề n thông liên la ̣c mà còn lan tỏa đến các lĩnh vực mới mẻ như bảo vệ môi trường , dịch vụ văn hóa , dịch vụ giải trí, dịch vụ hành chính, dịch vụ tư vấ n pháp luâ ̣t, dịch vụ môi giới hôn nhân,… Dịch vụ xã hội là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, khi xét trên cấu trúc tổng thể, có thể xem xét cả trên bình diê ̣n kinh t ế vĩ mô lẫn chiều cạnh kinh tế vi mô. Trên bình diê ̣n kinh t ế vĩ mô, nó là một bộ phận hợp thành ngành dịch vụ của đất nước mà bất kỳ lựa chọn chiến lược tăng trưởng và phát triển như thế nào đều phải tính đến. Trên bình diê ̣n kinh tế vi mô, mọi đơn vị cung ứng dịch vụ xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, luôn phải tự đặt ra và tự giải đáp các câu hỏi: cần tạo ra dịch vụ gì, dịch vụ cho ai và tổ chức cung ứng dịch vụ như thế nào? Xét từ lợi ích một doanh nghiệp, dịch vụ xã hội có thể là đối tượng kinh doanh, nếu mang lại lợi nhuận, nhất là với các dịch vụ công không thuần túy hoặc dịch vụ xã hội cá nhân. Chính vì thế, dịch vụ xã hội trở thành một bộ phận cấu thành ngành dịch vụ trong tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i (GDP), chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế , giải quyết lao động và viê ̣c làm , nâng cao sức ca ̣nh tranh của nề n kinh tế ,... Mang bản chất xã hội bởi nó hướng tới mục tiêu phục vụ cho sự phát triển xã hội, dù với tư cách cộng đồng hay cá nhân, được vận hành có hiệu quả khi có sự tham gia của các chủ thể đa dạng trong xã hội. Bản thân khái niệm “dịch vụ xã hội” tự nó đã nói lên bản chất xã hội của loại hình dịch vụ này. Do đó, giải quyết mối quan hệ giữa tính kinh t ế và tính xã h ội là vấn đề bản chất của quản lý phát triển dịch vụ xã hội. Dịch vụ xã hội được coi trọng trong quan đ iể m của Đảng với ý nghiã ta ̣o nề n tảng phát triể n cho đấ t nước . Từ nghi ̣quyế t của các kỳ Đa ̣i hô ̣i từ Đa ̣i hô ̣i VI của Đảng đế n nay đề dịch vụ xã hội luôn được khẳng định vị trí quan trọng , vấ n , cho thấ y quan điể m , chủ trương 2 lãnh đạo của Đảng là phải không ngừng hoàn thiện các chính sách phát triển xã hội , trong đó có chính sách phát triển dịch vụ xã hội . Càng về sau , những quan điể m này càng đươ ̣c nhấ n mạnh, cụ thể hơn, toàn diện hơn. Điề u đó phù hơ ̣p với nhu cầ u của nhân dân và xu thế phát triể n của thế giới. Chính phủ đã thể chế hóa quan điểm của Đảng thành hệ thống chính sách , pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý cho phát triển dịch vụ xã hội , đồng thời chỉ đạo các cấp chính quyền, phố i hơ ̣p với các tổ chức xã hô ̣i để tổ chức thực hiê ̣n các chin ́ h sách , pháp luật đó, mang la ̣i nhiề u kế t quả rõ rê ̣t . Quá trình phát triển dịch vụ xã hội là quá trình giải quyế t mố i quan hê ̣ giữa nhà nước – thị trường – xã hội, tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận đó cho sự triể n dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i . Nét nổi trội trong quá trình phát triển đó là sự chuyển hướng từ cơ chế tâ ̣p trung quan liêu bao c ấp sang cơ chế tự chủ và thị trường . Đó là sự chuyể n đổ i quan tro ̣ng trong tư duy , quan điể m , chủ trương , chính sách pháp luật cho đến tổ chức , bô ̣ máy, con người. Chủ thể cung ứng dịch vụ đã thay đổi từ chỗ duy nhất Nhà n ước sang đa dạng hóa chủ thể gồm Nhà nước , tư nhân và hỗn hơ ̣p , hình thành thị trường dịch vụ xã hội . Tuy nhiên, sự chuyể n đổ i đó chưa đươ ̣c thực hiê ̣n mô ̣t cách căn bản , còn đang tiếp tục tìm tòi những loại hình dịch vụ xã hội thích hợp với thị trường trong giai đoạn hình thành và phát triển. Quá trình tìm tòi đang có những yếu tố thuận lợi , song cũng đang phải đố i mă ̣t với những thách thức , khó khăn phải vượt qua . Từ bin ̀ h diê ̣n cả nướ c cũng như từng ngành , từng điạ phương , hàng ngày đang nảy sinh những vấn đề mới , yêu cầ u mới về dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i. Nế u như thi ̣trường nói chung là mô ̣t cơ chế năng đô ̣ng , thì dịch vụ xã hội một khi trở thành thị trường dịc h vu ̣ – theo đúng nghiã thi ̣trường – là một cơ chế năng động nổi trội trong đó . Do vâ ̣y, vấ n đề đă ̣t ra là cách tiế p câ ̣n phức hơ ̣p đố i với dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i sẽ là yêu cầ u hàng đầ u đă ̣t ra khi nghiên cứu về triể n vo ̣ng cũng như cho viê ̣c phát triể n dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i ở nước ta nói chung đề ra định hướng và giải pháp , tại các khu công nghiệp nói riêng trong thời gian tới. Từ khi Luâ ̣t đầ u tư nước ngoài ta ̣i Viê ̣t Nam đươ ̣c ban hành năm 1987, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước cũng không ngừng mở rộng đầu tư vào phát triển ở các thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là trung tâm kinh tế lớn , giữ vai trò đầ u tàu kinh tế của cả nước . Thành phố cũng là nơi có hoạt động kinh tế năng động, môi trường đầ u tư thuâ ̣n lơ ̣i, thông thoáng, có nhiều lợi thế cho viê ̣c hin ̀ h thành và phát triể n các khu chế xuấ t , khu công nghiê ̣p (sau đây go ̣i chung là các khu công nghiê ̣p ). Đế n cuố i năm 2014, trên điạ bàn TP. HCM có 3 khu chế xuấ t và 12 khu 3 công nghiê ̣p đã và đang hoa ̣t đô ̣ng , với tổ ng vố n đầ u tư đăng ký là 8.385 tỷ USD , thu hút 274.250 người lao đô ̣ng làm viê ̣c . Số người lao đô ̣ng làm viê ̣c ta ̣i các khu công nghiê ̣p trên điạ bàn TP. HCM chủ yếu là người lao động di cư từ các vùng miền vào TP. HCM. Việc di cư tạo điều kiện tích cực đ ể bản thân ngư ời di cư nâng cao điều kiện sống của mình, cũng như góp phần vào sự phát triể n của thành phố . Tuy nhiên, tình tra ̣ng lao động di cư tập trung quá nhiều ta ̣i các khu công nghi ệp trên điạ bàn TP. HCM tất yếu dẫn đế n tình tra ̣ng m ột bộ phận lao động nhập cư không có điề u ki ện tiếp cận với các d ịch vụ xã hội cơ bản . Nguyên nhân là do thu nhập của lao động di cư nói chung, lao động di cư làm việc tại các khu công nghiệp nói riêng còn thấ p , chưa đảm bảo cho họ một cuộc sống ổ n đinh. ̣ Để có tiền tích lũy, nhiều người trong số họ phải chịu cảnh sống trong không gian chật hẹp, sống chung trong các nhà tạm, nhà bán kiên cố,… với nguồn nước ô nhiễm và xa nơi làm việc. Những lao động di cư có gia đình đi theo càng gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường văn hóa nơi nhập cư, con cái gặp khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục nơi địa bàn cư trú. Chi phí khám, chữa bệnh cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người lao đô ̣ng ,... Những khó khăn trong cuộc sống của người lao đ ộng ta ̣i các khu công nghiê ̣p đã ta ̣o nên những mâu thuẫn về mă ̣t xã hô ̣i , gây ra những bất ổn về phát triển bền vững của các khu công nghiê ̣p trên điạ bàn TP. HCM. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ xã hội cho ngƣời lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luâ ̣n giải cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i và phát triể n dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM. Đưa ra những quan điể m , mục tiêu, đinh ̣ hướng và giải pháp nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả trong viê ̣c phát triể n dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i cho người lao đô ̣ng ta ̣i các khu công nghiê ̣p trên điạ bàn TP. HCM đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ bản chất kinh tế - xã hội của dịch vụ xã hội, cách thức phân lo ại dịch vụ xã hội; vai trò, chức năng của dịch vụ xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước 4 ta. Vai trò và giới hạn của các chủ thể quản lý nhà nước và ngoài nhà nước trong viê ̣c tham gia cung ứng dịch vụ xã hội. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM trong thời gian qua; chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những vấn đề đang đặt ra hiện nay về phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ xã hội cho người lao động tại các KCN trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025. 2.2. Câu hỏi nghiên cƣ́u Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, thực tra ̣ng về dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i và phát triể n dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i cho n gười lao động tại các khu công nghiệp trên địa bànTP. HCM trong thời gian qua như thế nào? Có bao nhiêu dịch vụ xã hội đã và đang triển khai đem đến sự hài lòng hay được chấp nhận bởi các nhóm đối tượng này? Có bao nhiêu dịch vụ xã hội cần phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng và cần bổ sung thêm những dịch vụ xã hội nào cho những đối tượng này đến năm 2025? Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc kiểm soát cung ứng dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên điạ bàn TP. HCM? Các tiêu chí đánh giá việc cung ứng dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM đã sát thực tế và hiệu quả chưa? Có cần điều chỉnh không? Thứ ba, những giải pháp nào có tin ́ h khả thi để nâng cao chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả của viê ̣c phát triển các dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƢ́U 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu viê ̣c phát triể n d ịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM trong thời gian qua và đinh ̣ hướng giải pháp phát triể n dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới. Nghiên cứu dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i cho ngư ời lao động trong các liñ h vực : dịch vụ giáo dục 5 - đào ta ̣o, dịch vụ y tế, dịch vụ khoa học - công nghê ̣, dịch vụ văn hóa - nghê ̣ thuâ ̣t, dịch vụ thể dục - thể thao, dịch vụ trợ giúp xã hội , dịch vụ cộng đồng và cá nhân . Đề tài tâ ̣p trung đi sâu chủ yế u vào năm loại hình DVXH trọng yế u , bức xúc nhấ t hiê ̣n nay là dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế , nhà ở và dịch vụ văn hóa - giải trí. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Dịch vụ xã hội là lĩnh vực rộng lớn, trong khuôn khổ luận án tiến si ,̃ tác giả xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu như sau: Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu về các dịch vụ đào tạo cho người lao đô ̣ng , nhà ở, y tế và chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ và trường học cho con người lao động, và các dịch vụ về văn hóa tinh thần cho người lao động tại các KCN trên địa bàn TP. HCM. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng dịch vụ xã hội cho người lao động tại các KCN trên địa bàn TP. HCM, chủ yếu trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, đă ̣c biê ̣t tập trung vào những năm 2010 – 2014. Đưa ra những giải pháp cho vi ệc phát triển các dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025. Về không gian: Nghiên cứu dịch vụ xã hội cho người lao động tạicác KCN trên địa bàn TP. HCM. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau: Thứ nhất, phân tích và đánh giá một cách tương đối toàn diện về các dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM. Trên cơ sở đó, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những vấ n đề đă ̣t ra v ề dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM trong thời gian qua. Thứ hai, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, đưa ra các qua n điểm, mục tiêu và định hướng phát tri ển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp; đề xuất các gi ải pháp phát triển dịch vụ xã hội một cách có hiệu quả để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn trên địa bàn TP. HCM đến năm 2025. 5. KẾT CẤU CỦ A LUẬN ÁN Ngoài mở đầu , kế t luâ ̣n , danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , phụ lục , nội dung của luận án 6 bao gồ m 5 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 2: Những lý luâ ̣n cơ b ản về phát triển dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i cho ngư ời lao động tại các khu công nghiệp. Chƣơng 3: Thực trạng về phát triển dịch vụ xã hội cho ngư ời lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Chƣơng 4: Đánh giá sự phát triể n dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i cho ngư ời lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 5: Đinh ̣ hướng và gi ải pháp phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1 Nghiên cứu ngoài nƣớc Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ xã hội. Theo quan điểm của Ủy ban dịch vụ xã hội California “dịch vụ xã hội là sự phục vụ, tài trợ và bảo vệ trẻ em và người lớn yếu thế để củng cố và bảo vệ gia đình, khuyến khích trách nhiệm cá nhân và tăng cường sự độc lập”; Ủy ban Nam Gloucesstershire cho rằng “dịch vụ xã hội là các hoạt động để giúp đỡ người lao động, các hoạt động về chăm sóc y tế, hỗ trợ và chăm sóc hàng ngày đối với người yếu thế tại các gia đình”. Ngoài ra còn có những quan điểm cho rằng dịch vụ xã hội bao gồm những dịch vụ chăm sóc trẻ em, nhà ở xã hội, hỗ trợ tìm việc làm, phòng ngừa bên lề xã hội, các dịch vụ phục vụ gia đình khi khó khăn. Dịch vụ xã hội liên quan đến các dịch vụ và hàng hóa công cộng. Nó là khái niệm mở, phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội và kinh tế của các quốc gia, khu vực. Như vậy, với các quan điểm khác nhau, các nghiên cứu về dịch vụ xã hội có thể được liệt kê theo các nhóm sau: Nhóm 1: Những nghiên cứu về dịch vụ xã hội dưới góc độ kinh tế học di ̣ch vụ . Mehrotra, Vandemoortee và Delamonica (2000) khẳng định dịch vụ xã hội giúp con người có được sự phát triển vững chắc. Theo quan điểm này, các hợp phần của dịch vụ xã hội như chăm sóc y tế (chăm sóc sức khỏe đối với bà mẹ trong quá trình sinh sản; chăm sóc và ngăn chặn suy dinh dưỡng trẻ em), giáo dục cơ bản (tiểu học), nước sạch và nhà ở thỏa đáng sẽ giúp con người có được cơ hội thoát nghèo và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hencoski và Hansell (2012) cho rằng các hợp phần của dịch vụ xã hội như chăm sóc và phúc lợi đối với trẻ nhỏ, cung cấp cơ hội phát triển về việc làm cho thế hệ trẻ, đảm bảo thu nhập và thực phẩm, trợ giúp người già và các đối tượng bị khuyết tật, nhà ở xã hội và các dịch vụ nhằm giảm thiểu tình trạng vô gia cư là những thứ cần được chính phủ quan tâm hơn nữa trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội toàn cầu ngày nay. Nghiên cứu về lợi ích chung của dịch vụ xã hội trong cộng đồng Châu Âu, Richard Polacek (2011) chỉ ra 4 hợp phần thuộc dịch vụ xã hội được quan tâm trong cộng đồng các quốc gia thành viên: (i) chăm sóc y tế dài hạn, (ii) y tế và giáo dục cho trẻ nhỏ, (iii) các dịch vụ việc làm và (iv) nhà ở xã hội [113]. Český Těšín (2011) cho rằng đối với các nước phát triển, dịch vụ xã hội cơ bản không chỉ là 8 những hỗ trợ về chăm sóc y tế, đảm bảo lương thực, nhà ở cho các nhóm đối tượng,… mà còn là các hỗ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, tiếp cận thông tin, giao tiếp với bên ngoài để đảm bảo quyền và lợi ích của con người. Dịch vụ xã hội do đó bao gồm các sản phẩm hàng hóa công cộng và thậm chí cả hàng hóa tư nhân (tùy theo nhu cầu của người sử dụng). Santosh Mehrotra, Jan Vandemoortele và Enrique Delamonica (2000) đã nêu ra 4 nguyên nhân mà nhà nước phải có trách nhiệm trong việc cung ứng dịch vụ xã hội cho người dân: (i) Trên phương diện đạo đức, nhà nước phải đảm bảo cho người dân quyền tiếp cận tới các chương trình chăm sóc y tế, và giáo dục cơ bản; (ii) Việc tiếp cận tới các chăm sóc y tế, giáo dục cơ bản giúp cho người dân nâng cao sức khỏe, năng suất lao động, do đó gia tăng thu nhập và giảm nghèo. Nói cách khác cung ứng các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục là công cụ hữu dụng mà các chính phủ thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế; (iii) Sự đồng thuận của các tổ chức quốc tế về vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc ung ứng dịch vụ xã hội thể hiện ở các hội nghị về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt giới năm 1979, hiệp ước về các quyền liên quan đến kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, tuyên bố về quyền được phát triển năm 1986 và hiệp ước về quyền của trẻ em năm 1989; (iv) Trách nhiệm của nhà nước đối với cung ứng dịch vụ xã hội còn có yếu tố lịch sử [108]. Tuy nhiên, các nghiên cứu c ủa J.E.Stigliz (1995) và Wallis J. & Dollery B (1999) đã chỉ ra những hạn chế của các mô hình mà nhà nước can thiệp vào việc cung cấp dịch vụ xã hội thông qua cung ứng hàng hóa công cộng. Nhóm 2: Những nghiên cứu về các loại hình dịch vụ và phương thức tổ chức cung ứng. Dưới góc độ này các nghiên cứu của Johnstone Nick and Wood Libby (2001): "Private Firms and Public Water: Realising Social and Environmental Objectives in Developing Countries" "Các công ty tư nhân và nguồn nước công: Nhận diện mục tiêu về môi trường và xã hội các nước đang phát triển", của Seungho Lee (2003): "Expansion of the Private Sector in the Shanghai Water Sector" "Mở rộng khu vực tư trong ngành nước ở Thượng Hải",... Lin Jing (1999): "Social Transformation and Private Education in China" "Những thay đổi về mặt giáo dục và giáo dục tư nhân ở Trung Quốc", của Mok H.H (1998): "Merging of the Public and Private Boundary: Education and the Market place in China" "Hợp nhất ranh giới giữa khu vực tư và công: Giáo dục và thị trường ở Trung Quốc";… đã tập trung vào các loại hình dịch vụ như y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí cá nhân,… Các nghiên cứu này cũng tập trung làm rõ sự chuyển đổi trong các mô hình t ổ chức cung ứng dịch vụ. Từ chỗ nhà nước trực tiếp cung ứng dịch 9 vụ xã hội sang m ở rộng cho tư nhân tham gia ở các mức đô ̣ khác nhau ở Trung quốc cũng như các nước khác trên thế giới trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. Richard Polacek (2011) quan niệm rằng cả khu vực tư nhân và khu vực công đều tham dự vào quá trình cung ứng những dịch vụ xã hội cơ bản, còn Baorong Guo (2004) cho rằng việc cung ứng dịch vụ xã hội được đảm nhận bởi các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Hodgkinson (1996) và Ryan (1999) cho rằng, sự thống trị trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản của các tổ chức không vì mục tiêu lợi nhuận có xu hướng giảm dần và các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận không ngừng gia tăng sự tham dự vào quá trình cung ứng các sản phẩm này. Lý giải của Salamon (1999) về sự thay đổi này là bởi sự thay đổi trong nhận thức về bản chất của dịch vụ xã hội cơ bản. Corbin (1999) cho rằng mục đích của việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản là nhằm đảm bảo mức chất lượng cuộc sống tối thiểu, tạo điều kiện nâng cao các phúc lợi xã hội cho người dân. Tuy nhiên trong xã hội có nhiều nhóm người khác nhau, khả năng đạt được mức chất lượng cuộc sống tối thiểu của họ cũng không đồng nhất, mức độ phúc lợi xã hội của các cá nhân theo các nhóm thu nhập do đó cũng khác nhau. Việc cung ứng các dịch vụ cung ứng cho những nhóm đối tượng do đó cũng khác nhau bởi các bên tham gia. Các tổ chức không vì mục tiêu lợi nhuận có vai trò trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo và dựa chủ yếu vào nguồn lực từ phía chính phủ (Grønbjerg, 2001); các tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận tiến hành cung ứng các dịch vụ như chăm sóc người già, trợ giúp người lao động tiếp cận tới thị trường lao động một cách tối ưu,… cho nhóm đối tượng còn lại. Nói cách khác, các tổ chức với các mục tiêu hoạt động khác nhau sẽ chia sẻ các hoạt động trong cung ứng dịch vụ (Richard Polacek, 2011). Nhóm 3: Những nghiên cứu về vai trò nhà nước và các đối tác xã hội trong việc cung cấp dịch vụ. Các nghiên cứu của Marian F.Fatout (1995) với tác phẩm “Task Groups in the Social Services”; Prof.Y.Jorens (2007) “Social services of general interests”; Peter Davidson (2002) “Employment Assistance for Long-term Unemployed People: Time for a Rethink”,… nhấn mạnh rằng dịch vụ xã hội là loại hình dịch vụ mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nó vừa là một loại hàng hóa tư nhân cũng vừa là loại hình của hàng hóa công cộng. Các bên tham gia vào loại hình dịch vụ này đều hưởng lợi. Chính vì thế, vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp, điều hành và phân phối loại hình dịch vụ này không chỉ phụ thuộc vào năng lực quản lý điều hành mà còn phụ thuộc lớn vào năng lực tài chính của ngân sách quốc gia. 10 Thông thường ở các nước phát triển, các dịch vụ xã hội về y tế, sức khỏe đều do ngân sách nhà nước chi trả, người dân chỉ chi trả những khoản chi phí phục vụ cho các chữa trị chuyên biệt, nhưng những chữa trị chuyên biệt này lại được hoàn trả thông qua “người chi trả thứ ba”; các dịch vụ về hỗ trợ việc làm, bảo hiểm xã hội thì nhà nước, người quản lý lao động và người lao động cùng đóng góp chi trả, trong đó nhà nước là người chi trả chủ yếu. Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp, ở các nước đang phát triển các dịch vụ xã hội mới chỉ được thực hiện tương đối hoàn chỉnh ở khu vực chính thức; còn đối với khu vực phi chính thức và các đối tượng yếu thế thì cơ chế chính sách và năng lực tài chính cho việc thực hiện các chương trình này còn nhiều hạn chế. 1.1.2 Nghiên cứu trong nƣớc Khái niệm dịch vụ xã hội ở Việt Nam được xây dựng dựa trên sự kế thừa các tư tưởng, quan điểm về dịch vụ xã hội của các nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học mặc dù đồng quan điểm và cho rằng dịch vụ xã hội là những dịch vụ cần thiết để phát triển con người, tuy nhiên, sự nhất trí giữa các nhà khoa học về khái niệm này còn chưa cao. Nguyễn Thị Lan Hương (2010) trong “Đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội đối với người lao động và nhóm yếu thế trong khung chính sách về an sinh xã hội” cho rằng dịch vụ xã hội bao gồm 4 hợp phần chính: (i) Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở,.... mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực; (ii) Dịch vụ y tế: bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng yếu thế; (iii) Dịch vụ giáo dục: trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt,... (iv) Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin: đây là loại hình dịch vụ xã hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm công tác xã hội, hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao,... nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng yếu thế,... Cách hiểu về dịch vụ xã hội theo quan điểm nêu trên chỉ giới hạn cho những đối tượng yếu thế, nó chưa mang tính phổ quát cao. Trên thực tế, các dịch vụ xã hội là những dịch vụ mà tất cả mọi người dân đều được quyền tiếp cận và sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế và vị thế xã hội mà người sử dụng quyết định lựa chọn các nhà cung ứng. Mai Ngọc Anh (2010) trong “Dịch vụ hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho các đối tượng tham gia vào thị trường lao động ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị” cho rằng 11 dịch vụ xã hội bao gồm: giáo dục; chăm sóc sức khỏe ban đầu, dân số và kế hoạch hóa gia đình (sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thành niên, kế hoạch hóa gia đình); các dịch vụ xã hội, nhất là cứu trợ thiên tai và cung cấp nước sạch sinh hoạt. Đối với Việt Nam, dịch vụ xã hội, ngoài các nội dung trên, còn bao gồm phúc lợi xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội, dịch vụ việc làm và phổ cập nghề cho người lao động; cai nghiện và chữa trị cho đối tượng mại dâm,… (Mai Ngọc Anh, 2009). Tuy nhiên, cũng giống như cách hiểu của Nguyễn Thị Lan Hương, việc liệt kê các hợp phần của dịch vụ này là không hề đơn giản, và khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của tất cả các nhóm đối tượng khác nhau là điểu bất khả thi đối với mọi chính phủ. Ingrid FitzGerald (2011) trong nghiên cứu về các dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người ở Việt Nam lại chỉ đề cập đến các vấn đề về y tế, giáo dục. Setsuko Yamazaki và Hoan Son Phuoc (2011) khi nghiên cứu về nghèo đói của người dân tộc thiểu số Việt Nam chỉ tập trung vào sự tiếp cận của người nghèo tới các vấn đề về y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở. Mai Ngọc Cường (2012) khi đề cập đến sự phối hợp giữa các chương trình an sinh xã hội với các chương trình cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản lại chỉ giới hạn trong phạm vi y tế, giáo dục, và tiếp cận tới hệ thống nước sạch. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Ủy Ban dân tộc và Cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2009) trong đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135II, giai đoạn 2006-2008: các dịch vụ xã hội mà mọi người phải được tiếp cận là y tế, giáo dục, nhà ở và nước sinh hoạt, trợ giúp pháp lý. Nghiên cứu về vai trò nhà nước trong cung ứng dịch vụ xã hội cho người dân, Lê Chi Mai (2003) đã phân chia dịch vụ công cộng theo hình thức và nhu cầu về dịch vụ đó. Các loại dịch vụ công phục vụ nhu cầu chung thiết yếu của xã hội có thể phân chia thành dịch vụ xã hội và dịch vụ công ích. (i) Dịch vụ xã hội liên quan đến những nhu cầu và quyền lợi cơ bản của sự phát triển con người về thể lực và trí lực như y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, khoa học, thể thao,…(ii) Dịch vụ công ích là loại dịch vụ gắn với các nhu cầu vật chất cho sinh hoạt và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản như điện, nước, gas, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, vệ sinh môi trường, thủy lợi,… Từ những nghiên cứu về sự cần thiết đảm bảo vai trò nhà nước trong cung ứng dịch vụ công cộng, Lê Chi Mai đưa ra bốn cách thức mà nhà nước thực hiện để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong cung cấp dịch vụ công cộng (i) Nhà nước sử dụng các quy chế để điều tiết, kiểm soát các doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công cộng theo yêu cầu của nhà nước. Chẳng hạn như chính phủ cho phép các doanh 12 nghiệp tư nhân cung ứng điện, nước,… cho nhân dân, song sử dụng những quy chế bắt buộc đối với các doanh nghiệp này, như đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp điện cho những vùng xa xôi, hẻo lánh, điều tiết mức giá cung ứng điện và nước. (ii) Nhà nước sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế hoặc trợ cấp cho những doanh nghiệp tư nhân nào cung ứng các dịch vụ công. Ở đây, Nhà nước dùng biện pháp miễn thuế hoặc trợ cấp với mục tiêu là một phần lợi ích này sẽ được chuyển lại cho người tiêu dùng qua mức giá thấp hơn. Đảm bảo cung ứng một số dịch vụ công cộng cần thiết cho xã hội, như quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải, Nhà nước có thể trợ cấp cho các tổ chức tư nhân trong hoạt động này. Nhà nước có thể miễn thuế cho những doanh nghiệp tư nhân cung ứng nước sạch cho các vùng nông thôn, hoặc phạt hay bắt đóng thuế cao đối với những doanh nghiệp gây tác hại cho xã hội như làm ô nhiễm không khí, nguồn nước,… (iii) Nhà nước trợ cấp cho người tiêu dùng qua thuế hoặc trợ cấp trực tiếp. Ví dụ như trợ cấp tiền cho hộ gia đình nghèo nếu cho con đến trường theo học, trợ cấp người bệnh qua giá bán thuốc thấp ở những bệnh viện công,… (iv) Nhà nước cho phép tư nhân cung ứng dịch vụ công dưới dự điều tiết của nhà nước để bảo đảm cho các tư nhân này hoạt động theo đúng hướng mong muốn. Nhà nước cũng có thể dùng biện pháp khác như ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp tư nhân để mua lại các dịch vụ đó và giữ quyền phân phối dịch vụ, hoặc nhà nước ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân và để cho doanh nghiệp tự cung ứng các dịch vụ theo các điều khoản nhất định. Trong những năm gần đây, vấn đề dịch vụ xã hội đối với người lao động di cư từ nông thôn ra làm việc ở thành thị, tại các khu công nghiệp nói riêng cũng được nhiều nhà khoa học đề cập đến. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu theo các nhóm sau: Thứ nhất, nhóm về đảm bảo việc cung ứng dịch vụ xã hội cho lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và làm việc trong các khu công nghiệp. Có thể kể đến các công trình như Đặng Duy Anh (2008) “Bảo trợ xã hội và di cư lao động từ nông thôn ra thành thị”; Phạm Quý Thọ (2000) “Ảnh hưởng của di dân từ nông thôn ra thành thị và việc làm của dân cư trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Trần Việt Tiến (2008) “Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động làm việc tại các khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam”; Mai Ngọc Cường (2013),… Trong các công trình này các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến bảo trợ, cung ứng dịch xã hội đối với lao động di cư nói chung, di cư vào làm việc trong các KCN nói riêng như: cần đảm bảo nhà ở, tiền lương, chăm sóc y tế cho các lao động di cư nói chung, lao động di cư làm việc trong các khu công nghiệp nói riêng. 13 Thứ hai, nhóm về các giải pháp liên quan đến giải quyết những mặt trái của tình trạng di cư lao động gây ra cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương có người di cư cũng như địa phương có lao động nhập cư. Có thể kể đến các tác giả với các công trình như Lê Xuân Bá (2009) trong bài “Hiện tượng di dân đến thành phố: nhận định và đề xuất chính sách” đã phân tích thực trạng di dân đến thành phố trong những năm gần đây, làm rõ những nhân tố thúc đẩy di dân, những khó khăn của người lao dộng di dân đến thành phố và khuyến nghị một số chính sách nhằm quản lý lao động nhập cư, hoàn thiện thị trường lao động và đầu tư nhà nước nhiều hơn về nông thôn và phát triển các thành phố vệ tinh; hay Nguyễn Chính Tâm (2008) trong bài viết “Để nông dân thôi ly hương” đã đề cập đến các vấn đề đặt ra trước tình trạng di dân nông thôn ra thành thị, đó là làm gia tăng sự không đồng đều trong phát triển kinh tế, hình thành sự chênh lệch về mức sống, cơ hội, điều kiện nghề nghiệp giữa các vùng khác nhau trong cùng một quốc gia; tạo ra thách thức về việc làm, thu nhập, đời sống của người dân nông thôn di dân ra tìm việc làm ở thành phố, làm thay đổi cấu trúc tâm lý xã hội, những giá trị về phong tục, tập quán, lối sống,… Từ đó tác giả cho rằng, di dân từ nông thôn ra thành thị là một hiện tượng khách quan, không thể xử lý được bằng biện pháp hành chính đơn thuần, chẳng hạn như quản lý hộ khẩu mà về dài hạn cần có tái đầu tư công, hoặc ưu đãi về chính sách, thuế khóa, luật pháp cho tư nhân đầu tư ra các vùng lân cận của các thành phố nhằm mở rộng cơ hội cho người nông dân có việc làm và thu nhập. Thứ ba, những nghiên cứu về dịch vụ xã hội và quản lý dịch vụ xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam được xem là một trường hợp thành công trong việc gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội. Trong hai nghiên cứu của Ngân hàng thế giới: “Việt Nam cải cách theo hướng rồng bay” (1993) và “Việt Nam tiến vào thế kỷ 21 - Trụ cột của sự phát triển” (2000), Liên Hợp quốc: "Dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam - Phân tích chi ngân sách nhà nước và viện trợ phát triển chính thức" (1999),.. Các định chế tài chính quốc tế như WB, ADB,... có nhiều nghiên cứu về trường hợp Việt Nam, vì gắn với các viện trợ phát triển thì họ luôn quan tâm đến hiệu quả sử dụng viện trợ, các dịch vụ xã hội bao giờ cũng được ưu tiên như xóa đói giảm nghèo, đào tạo nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc y tế, giáo dục cơ bản, môi trường, nước sạch,... Do đó, các nghiên cứu của WB, ADB đã chỉ ra Việt Nam cần đổi mới cách thức cung ứng dịch vụ xã hội để người dân được thụ hưởng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá quá trình chuyển biến cấu trúc mô hình cung ứng dịch vụ từ cơ chế kế hoạch hóa 14 tập trung sang cơ chế thị trường, gồm cả quy mô và sở hữu của các loại hình dịch vụ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau, ở các mức độ khác nhau trong việc cung ứng và đảm bảo thực hiện dịch vụ xã hội cho người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị làm việc nói chung và làm việc trong các khu công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, trước tình hình di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng gia tăng, người lao động trong các khu công nghiệp ngày càng phải đối mặt với những khó khăn về thu nhập, đời sống vật chất cũng như tinh thần ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Những nghiên cứu của các công trình đã được công bố chưa làm rõ được các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo dịch vụ xã hội cho người lao động trong các khu công nghiệp, hoặc mới chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo dịch vụ xã hội cho người lao động tại các khu công nghiệp theo các cách nhìn khác nhau, chưa có tin ́ h hê ̣ thố ng. Chính vì vậy đề tài này tập trung làm rõ khái niệm, nội hàm về dịch vụ xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến các hợp phần của dịch vụ xã hội đối với người lao động làm việc tại các khu công nghiệp (Mai Ngọc Cường, 2013); các yếu tố liên quan đến thực thi cung ứng dịch vụ xã hội cho các đối tượng thụ hưởng ở khu vực này; xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ xã hội đối với người lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. HCM dựa trên mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1988, 1991, 1993). Việc sử dụng các mô hình toán học để đánh giá tác động của phát triển dịch vụ xã hội đến (i) đời sống của người lao động; (ii) sự ổn định phát triển của doanh nghệp; (iii) sự phát triển bền vững của địa phương có khu công nghiệp là những điểm mới của đề tài này so với những nghiên cứu đã từng công bố trước đây. 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1 Cách tiếp cận Thứ nhất, tiếp cận hệ thống. Nghiên cứu dịch vụ xã hội được đặt trong tổng thể cấu trúc: nhà nước - thị trường - xã hội; giữa phát triển dịch vụ xã hội với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; giữa dịch vụ xã hội với các ngành hoạt động khác. Cần đặt dịch vụ xã hội trong quan hệ tương tác với phát triển và quản lý phát triển xã hội nói chung để tìm ra giải pháp quản lý và phát triển phù hợp, không nhìn nhận dịch vụ xã hội ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Thứ hai, tiế p cận đa tuyế n và phức hợp . Dịch vụ xã hội là lĩnh vực hết sức phong phú, rộng lớn, đa dạng nên cầ n có cách tiế p đa tuyế n và phức hơ ̣p , trong đó nhấn mạnh cách tiế p 15 câ ̣n từ kinh tế học phúc lợi (kinh tế học giáo dục , kinh tế học y tế ,...), kinh tế học di ̣ch vụ , nhân học văn hóa, giáo dục học, xã hội học. Cách tiếp cận đa tuyến và phức hợp sẽ cho phép lươ ̣ng hóa các chỉ tiêu của dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i , cho thấ y tính không hoàn hảo hay thuầ n túy tuân theo thi ̣trường của dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i , cho thấ y tin ́ h đa da ̣ng trong nhu cầ u của từng t ầng lớp, loại lao động gắ n với đă ̣c trưng mức thu nhâ ̣p , văn hóa , vùng miền và r ất nhiều yếu tố chi phố i đế n cung ứng và tiêu dùng dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i , cho phép khắ c phục lố i nhìn phi ến diện, không thấ y được các yế u tố giáo d ục, nhân văn, hê ̣ giá trị chi phối, điề u tiế t hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xã hội ; hoă ̣c không nhâ ̣n diê ̣n đầ y đủ tác đô ̣ng của thi ̣trường đố i với phát triể n dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i. Thứ ba, tiếp cận lịch sử - cụ thể. Tiếp cận lịch sử - cụ thể đòi hỏi gắn dịch vụ xã hội với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Thành phố Hồ Chí Minh trong từng thời kỳ, trên địa bàn nhất định, lý giải thực trạng, đề xuất giải pháp sát với thực tiễn của Thành phố, xác định lộ trình và các giải pháp sát với nhu cầu cụ thể của từng đối tượng thụ hưởng dịch vụ xã hội. Thứ tư, tiếp cận công bằng, hiệu quả và phát triển bền vững. Phát triển của các loại hình dịch vụ xã hội đối với người lao động trong các KCN cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, phải tính toán đến lợi ích của tương lai, bảo đảm tính toàn cục, lâu dài, có chế độ sử dụng tài chính công hợp lý, nhất là đảm bảo minh bạch và thúc đẩy cạnh tranh, đảm bảo cho quyền bình đẳng của các nhóm cư dân được thụ hưởng dịch vụ xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là cho người nghèo, người dễ bị tổn thương,... Thứ năm, tiếp cận cộng đồng xã hội. Dịch vụ xã hội liên quan trực tiếp đến con người trong cơ chế thị trường, vì vậy phải tiếp cận từ cộng đồng xã hội, thấu hiểu được nhu cầu cung ứng dịch vụ của người dân, phải dựa vào khả năng chi trả của các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau, nhằm đảm bảo quyền thụ hưởng dịch vụ xã hội của mọi tầng lớp có khả năng chi trả khác nhau. 1.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu: được sử dụng trong phân tích, xử lý tư liê ̣u thứ cấ p ; trên cơ sở đó làm rõ những vấ n đề đã đươ ̣c giải quyế t , những vấ n đề giải quyết chưa thỏa đáng , những vấ n đề cầ n tiế p tu ̣c triể n khai nghiên cứu ,... Sau khi phân tích, sử du ̣ng phương pháp tổ ng h ợp để hê ̣ thố ng hóa thành nhữ ng đă ̣c trưng, loại hình, đánh giá về từng loại hình dịch vụ xã hội nói riêng và tổ ng thể dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i nói chung. 16 Thứ hai, phương pháp thống kê kinh tế lượng: đươ ̣c sử du ̣ng nhằ m thu thâ ̣p , xử lý tư liê ̣u sơ cấ p thông qua trưng cầ u ý kiế n bằ ng bảng hỏi thông qua các bước : i) Chọn mẫu khảo sát; ii) Thiết kế bảng hỏi; iii) Xử lý kết quả điều tra. Thứ ba, phương pháp chuyên gia: đươ ̣c sử du ̣ng nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về dịch vụ xã hội và từng liñ h vực dich ̣ vu ̣ xã hô ̣i chuyên biê ̣t thông qua phỏng vấ n , tham vấn ý kiến. Thứ tư, phương pháp dự báo tác động chính sách và điều tiết: dựa trên phương pháp này để dự báo những tác động có thể diễn ra do sự thay đổi chính sách hoặc điều tiết, trong đó đặc biệt chú ý những cam kết quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ xã hội khi gia nhập WTO mà nước ta sẽ phải thực hiện đầy đủ, nhất là dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế trong giai đoạn đến năm 2025. Thứ năm, lựa chọn mô hình nghiên cứu. Người lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp không chỉ giúp họ gia tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương nơi họ làm việc. Khoản thu ngân sách địa phương sẽ gia tăng do những đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn có sử dụng nhóm đối tượng lao động này. Việc đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên cần phải giải quyết (Mai Ngọc Cường, 2013). Tuy nhiên, khi đã được tuyển vào làm việc ta ̣i các KCN thì vi ệc đảm bảo sức khỏe, nhà ở và các điều kiện sinh hoạt là những yếu tố quyết định đến sự gắn bó của người lao động với các doanh nghiệp và các khu công nghiệp (Mai Ngọc Cường, 2013). Xuất phát từ những lý do trên, và dựa vào đánh giá về những hạn chế trong đảm bảo dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc ta ̣i các KCN trên địa bàn TP. HCM, nghiên cứu này đưa ra khung nghiên cứu về phát triển dịch vụ xã hội đối với người lao động làm việc ta ̣i các KCN trên đ ịa bàn TP. HCM với những nội dung chính sau: (1) Các chủ thể tham gia vào cung ứng dịch vụ đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động trước khi vào làm việc tại các KCN đã triển khai những hoạt động đào tạo như thế nào? Các đối tượng sau khi tham gia các khóa đào tạo này có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của đơn vị tuyển dụng trong quá trình làm việc không? (2) Những chủ thể nào tham gia cung ứng dịch vụ nhà ở? Chất lượng nhà ở mà người lao động làm việc ở các KCN đang sống ra sao? Các điều kiện liên quan đến sinh hoạt hàng ngày tại nơi ở của họ như thế nào? 17 (3) Vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động làm việc tại các KCN được những đơn vị sử dụng lao động thực hiện như thế nào? Tình trạng sức khỏe của người lao động biến đổi ra sao sau thời gian làm việc tại các KCN? (4) Ban quản lý KCN, doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã triển khai những hoạt động gì để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động làm việc tại các KCN? Bản thân người lao động có hòa nhập được vào môi trường văn hóa xã hội nơi họ đang sống và làm việc không? (5) Ban quản lý KCN, các trường mầm non, tiểu học công lập, dân lập cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trẻ nhỏ là con người lao động làm việc tại các KCN ra sao? Bản thân người lao động gặp những khó khăn gì từ việc cho con mình theo học ở những cơ sở giáo dục này? Đào tạo nâng cao trình độ Các yếu tố ảnh hưởng Nhà ở và điều kiện sinh hoạt Y tế và chăm sóc sức khỏe Văn hóa, Nhà trẻ, thể thao, trường học giải trí con người lao động Thực trạng đảm bảo dịch vụ xã hội đối với người lao động làm việc trong các khu công nghiệp Cảm nhận về chất lượng dịch vụ xã hội Người lao động làm việc trong các KCN Tiếp cận về các dịch vụ xã hội Các đối tượng cung cấp dịch vụ Hình 1.1: Khung nghiên cứu về phát triển dịch vụ xã hội cho ngƣời lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 18 (6) Việc triển khai cung ứng các dịch vụ xã hội đã đem đến những tác động như thế nào đối với người lao động, các KCN và thành phố? Những tác động như thế có đáng để thành phố phải có những biện pháp, chính sách nhằm giúp cho việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các KCN trong những năm sắp tới trở nên tốt hơn? (7) Việc cung ứng những dịch vụ xã hội đang gặp phải những khó khăn nào? Những khó khăn đó chịu tác động bởi các yếu tố ảnh hưởng ra sao? Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cho việc đảm bảo dịch vụ xã hội cho người lao động trong các KCN trên địa bàn TP. HCM trở lên tốt hơn. Sự phối kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu và cách thức tiếp cận làm cho phương pháp luận được sử dụng trong luận án thể hiện được sự phối kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu truyền thống với phương pháp nghiên cứu hiện đại; phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng; phương pháp phân tích của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng; phương pháp tiếp cận liên ngành, hệ thống, khi thực hiện đánh giá phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.3 Kỹ thuật và công cụ sử dụng (i) Sử dụng phần mềm máy tính chuyên dụng. Với những công cụ phần mềm chuyên dụng của máy tính sẽ cho phép xử lý các số liệu điều tra đã thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế. (ii) Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến. Đề tài sẽ sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến thông qua mạng Internet để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, nhất là các cơ sở dữ liệu về luật pháp, chính sách phát triển dịch vụ xã hội thuộc các lĩnh vực do Chính phủ và các Bộ, ngành quản trị qua mạng, đồng thời cũng nghiên cứu các cơ sở dữ liệu nước ngoài về phát triển dịch vụ xã hội và quản lý dịch vụ xã hội. (iii) Tra cứu văn bản, cơ sở dữ liệu. Đề tài sử dụng các kỹ thuật truyền thống trong tra cứu các tư liệu được lưu giữ. 1.2.4 Thiết kế điều tra 1.2.4.1 Xây dựng bảng hỏi Phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các KCN không chỉ phụ thuộc vào quan điểm, mong muốn của người lao động mà còn phụ thuộc vào khả năng cung 19 ứng của địa phương nơi có người lao động đang làm việc tại các KCN. Tuy nhiên, dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh lại do rất nhiều bên tham gia cung ứng. Trong khuôn khổ một luận án tiến sỹ, nghiên cứu sinh không đủ thời gian và nguồn lực để xây dựng các bộ phiếu điều tra đối với các nhóm đối tượng cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản cho những đối tượng này. Chúng tôi do đó chỉ tập trung điều tra hai nhóm đối tượng, (i) người lao động làm việc tại các KCN và (ii) cán bộ chính quyền thành phố phụ trách những mảng có liên quan đến đảm bảo dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các KCN; ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp; lãnh đạo các quận, huyện có khu công nghiệp; một số nhà khoa học thuộc các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung nhóm này là “cán bộ quản lý”),... Những câu hỏi trong bộ phiếu điều tra đối với người lao động làm việc tại các KCN không chỉ giúp cho việc xem xét đánh giá của người lao động về chất lượng các dịch vụ xã hội mà họ được tiếp cận, mà còn giúp cho quá trình phân tích nhận dạng được các đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ xã hội cho nhóm đối tượng này. Những câu hỏi trong bộ phiếu điều tra đối với cán bộ quản lý tập trung làm rõ nhận định của họ về vai trò, tác động của đảm bảo dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn thành phố, cũng như những đánh giá về các chính sách hiện hành mà thành phố triển khai nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ xã hội cho nhóm đối tượng này. Nội dung thiết kế các phiếu hỏi cụ thể như sau: Phiếu điều tra người lao động tại các KCN trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh Để có những đánh giá khách quan từ phía người lao động về các dịch vụ xã hội mà họ đang thụ hưởng, nghiên cứu này phân các nhóm đối tượng điều tra theo các tiêu chí giới tính, tình trạng hôn nhân, hộ khẩu. Các đối tượng này sẽ trả lời những hợp phần khác nhau nhằm làm rõ các thông tin liên quan đến việc tiếp cận, chất lượng của các dịch vụ xã hội mà họ đang thụ hưởng, cũng như đánh giá của họ về những thành tựu, những hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ xã hội cho người lao động đang làm việc tại các KCN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Như đã đề cập ở trên, do hạn chế về ngân sách và thời gian nên chúng tôi không thể điều tra tất cả các đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ xã hội cho người lao động làm việc tại các KCN trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, phương thức xây dựng bảng hỏi sẽ cho biết đối tượng được điều tra đang sử dụng dịch vụ do chủ thể nào cung ứng, và mức độ khó khăn của họ khi tiếp cận tới những loại hình dịch vụ này. Cụ thể như sau: 20 Một là, dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ. Người lao động vào làm việc tại các KCN đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, nên việc điều tra những đơn vị, trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm ở TP. Hồ Chí Minh về các hoạt động đào tạo, chất lượng các chương trình đào tạo sẽ không hợp lý. Thay vào đó, nghiên cứu này xây dựng những câu hỏi để đối tượng được điều tra tự trả lời là đã hoặc chưa tham gia bất kỳ khóa đào tạo nghề trước khi vào làm việc tại các khu công nghiệp. Để đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo, nghiên cứu này cho rằng việc hỏi xem chức vụ hiện tại mà người lao động đang đảm nhận trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp là gì, hay hiện nay họ có được làm đúng nghề mà họ đã được đào tạo không sẽ cho chúng ta câu trả lời. Hai là, dịch vụ nhà ở và điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Chủ thể cung cấp dịch vụ nhà ở cho người lao động làm việc tại các KCN được xác định thông qua quyền sở hữu nhà ở của nhóm đối tượng được điều tra. Tình trạng nhà ở, các điều kiện phục vụ sinh hoạt như điện, nước, phương tiện phục vụ sinh hoạt cũng được liệt kê để đối tượng được điều tra đánh dấu vào những ô thích hợp. Các khó khăn của người lao động làm việc tại các KCN liên quan đến dịch vụ nhà ở được cụ thể hóa thông qua các điều tra về địa điểm thuê nhà, và giá cả thuê nhà. Ngoài ra, sự quan tâm của chính quyền thành phố cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ nhà ở của nhóm đối tượng này. Ba là, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động làm việc tại các KCN. Ngoại trừ việc khám chữa và điều trị bệnh do các cơ sở khám chữa bệnh cung cấp, còn lại việc tham gia các loại hình bảo hiểm bắt buộc (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp), cung cấp vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như an toàn lao động lại do các doanh nghiệp tại các KCN cung ứng. Phiếu điều tra không chi tiết những chủ thể cụ thể tham gia cung ứng những dịch vụ này mà chỉ tập trung xây dựng các câu hỏi để đối tượng được điều tra cung cấp thông tin về tình trạng đảm bảo cung ứng những loại hình dịch vụ này. Những khó khăn của đối tượng được điều tra về tiếp cận tới dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe hoàn toàn xuất phát từ bên cung ứng, nên bảng hỏi điều tra sẽ không đề cập đến vấn đề này mà chú trọng đến sự quan tâm của chính quyền thành phố trong việc ban hành, thực thi chính sách giúp nhóm đối tượng được điều tra tiếp cận tới loại hình dịch vụ này. Bốn là, dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người lao động làm việc tại các KCN. Bộ phiếu điều tra thiết kế để người lao động làm việc tại các KCN tự đánh giá về mức độ hỗ trợ của chính quyền địa phương, ban quản lý các KCN, các doanh nghiệp sử dụng lao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất