Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát ...

Tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh

.PDF
6
125
66

Mô tả:

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh Lê Phúc Lĩnh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Tổng hợp các bài viết của các tác giả trong nước các kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một số nước trên thế giới, xây dựng một hệ thống khái niệm toàn diện về dịch vụ NHBL, đem đến các kiến thức về đặc điểm, bản chất cũng như các hoạt động trong việc phát triển dịch vụ NHBL, từ đó đưa ra các lợi ích trên thực tế dịch vụ NHBL đem đến cho các cá nhân, doanh nghiệp, Ngân hàng và cho nền kinh tế. Cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát và toàn diện từng mặt trong phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây, tìm ra những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục. Keywords. Dịch vụ bán lẻ; Ngân hàng; Quản lý kinh tế; Ngân hàng thương mại Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đang diễn ra rất gay gắt, bên cạnh các dịch vụ truyền thống, các Ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các dịch vụ hiện đại sử dụng công nghệ cao đa tiện ích hướng tới đa số khách hàng. Cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân hay hoạt động ngân hàng bán lẻ là một trong những hoạt động truyền thống hình thành nên hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới. Trải qua những biến động như trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, các nhà quản trị ngân hàng đã nhận thức sâu sắc về tính không ổn định của nhóm khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, khách hàng cá nhân được các ngân hàng hướng tới như một thị trường tiềm năng, chiến lược. Thực tiễn và lý luận đã chỉ rõ vai trò, tính ổn định và bền vững của nhóm khách hàng này đối với hoạt động ngân hàng. Dịch vụ Ngân hàng hiện đại đã trở nên quen thuộc đối với nhiều quốc gia trên thế giới, tuy vậy ở Việt Nam vẫn còn là khái niệm mới đối với phần lớn người dân. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thực hiện lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đã đặt ra những thách thức cho các Ngân hàng thương mại, đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ. Trước tình hình đó bắt buộc các Ngân hàng thương mại nước nhà phải có những bước cải cách trong định hướng phát triển chiến lược kinh doanh của mình. Khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là khi Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước theo lộ trình WTO thì việc các ngân hàng thương mại nước ngoài có đủ nội lực đó là vốn và công nghệ thao túng thị trường tài chính Việt Nam sẻ nằm trong tương lai gần nếu ngân hàng trong nước không chuẩn bị cho mình nền tảng khách hàng vững chắc. Làm thế nào để có đủ sức đứng vững khi có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại nước ngoài, đây là một thách thức lớn cho các Ngân hàng thương mại trong nước, phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ(NHBL) đã được các ngân hàng thương mại lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững. Ở các nước phát triển thì lợi nhuận của các ngân hàng từ dịch vụ bán lẻ chiếm khoảng một nữa tổng lợi nhuận, trong khi ở Việt Nam thì phần lớn lợi nhuận lại nằm ở hoạt động bán buôn đặc biệt là tín dụng bán buôn. Việc chuyển mình sang lĩnh vực bán lẻ là một xu thế tất yếu trong sự vận động khách quan của nền kinh tế và đây là một lựa chọn đúng đắn của các Ngân hàng. Những năm gần đây, mặc dù phải chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, song Việt Nam đã từng bước vượt ra khỏi khủng hoảng, nền kinh tế dần đi vào ổn định, chính sách pháp luật có những thay đổi tích cực để phù hợp với nền kinh tế hội nhập, tình hình an ninh chính trị ổn định, mức thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Với dân số gần 90 triệu người[21], thị trường NHBL vẫn đang là thị trường sơ khai, trình độ sử dụng các dịch vụ ngân hành bán lẻ công nghệ cao đựơc cải thiện từng ngày, nhu cầu sử dụng các dịch vụ này ngày một nhiều. Tất cả những điều trên chính là tiền đề và động lực để phát triển thị trường NHBL ở Việt Nam. Là một tỉnh nhỏ nằm khu vực bắc trung bộ, trong những năm gần đây Hà Tĩnh đã có những bước chuyển mình đáng kể. Các dự án lớn lần lượt ra đời như khu kinh tế Vũng Áng với số vốn đầu tư cam kết lên 12 tỷ USD, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 544 triệu tấn , thuỷ điện Ngàn Trươi...hạ tầng giao thông được đầu tư đáng kể tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập khá nhiều, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân ngày một tăng. Tuy nhiên việc phát triển dịch vụ NHBL tại các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh(BIDV Hà Tĩnh) nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Tại sao BIDV Hà Tĩnh cần phải phát triển dịch vụ NHBL? Việc cung cấp dịch vụ NHBL của BIDV Hà Tĩnh hiện nay như thế nào? và BIDV Hà Tĩnh cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển dịch vụ NHBL? Tìm một giải pháp phát triển dịch vụ NHBL phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương trước sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng hiện tại trên địa bàn cũng như ứng phó với các ngân hàng nước ngoài sắp tới thâm nhập thị trường tỉnh nhà để giữ vững và tăng thêm thị phần cho Ngân hàng tôi đang công tác là những trăn trở bấy lâu nay của tôi. Với lý do đó tôi đã chọn đề tài: ‘‘Phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh’’ làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình cho sự phát triển của BIDV Hà Tĩnh. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây cùng với định hướng mở rộng hoạt động dịch vụ NHBL, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh BIDV Hà Tĩnh nói riêng đã từng bước xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ bên cạnh các hoạt động bán buôn truyền thống. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ NHBL vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu, tìm các giải pháp có hệ thống để đẩy mạnh hoạt động NHBL tại BIDV Hà Tĩnh vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam có thể kể đến như: - Đề tài: ‘’Phát triển song hành dịch vụ Ngân hàng bán buôn và NHBL tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam’’(2012), Luận văn tiến sỹ của tác giả Đào Lê Kiều Oanh – Học viện ngân hàng Tp HCM với nội dung nghiên cứu về dịch vụ Ngân hàng và thực trạng hoạt động bán buôn và bán lẻ, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển song hành dịch vụ Ngân hàng bán buôn và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên đề tài chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu chung chung về phát triển song hành dịch vụ Ngân hàng bán buôn và dịch vụ ngân hàng bán lẻ chứ chưa nghiên cứu sâu về dịch vụ NHBL. - Đề tài: ‘’Phát triển marketing dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Hà Nội’’(2010), Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Phan Quốc Thắng – Học viện ngân hàng với nội dung nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động marketing bán lẻ, tuy nhiên đề tài chỉ mới dùng lại ở việc marketing. - Báo cáo thường niên hằng năm của BIDV với nội dung phân tích, đánh giá các kết quả hoạt động trong năm và định hướng trong thời gian tới, tuy vậy chưa có công trình nghiên cứu riêng về giải pháp, biện pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL. - Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh NHBL BIDV giai đoạn 2009 -2013 đã phân tích hoạt động bán lẻ của BIDV giai đoạn 2009 đến 2013, nhưng bài viết chỉ dừng lại ở mức độ một bài báo cáo tổng hợp, chỉ nêu một vài vấn đề cụ thể của BIDV chứ chưa mở rộng thành một bài viết lớn như một công trình nghiên cứu. - Tạp chí Đầu tư Phát triển ‘’Trang thông của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát Triển Việt Nam’’ các số ra trong năm 2010, 2011,2012, 2013 với các bài viết về phát triển dịch vụ NHBL, các bài viết chỉ nêu lên một vài mảng hoạt động chứ chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động Ngân hàng bán lẻ một cách chuyên sâu. - Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động NHBL 2010 – 2012 định hướng đến 2015 tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hà Tĩnh. Nhưng đây chỉ là một báo cáo mang tính tổng hợp và định hướng chung chung. Qua các công trình nghiên cứu trên đây, tác giả nhận thấy rất cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu thật sự về Ngân hàng bán lẻ tại BIDV nói chung và Chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó tác giả mong muốn nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh này một cách cụ thể, phân tích, đánh giá trong môi trường cạnh tranh, trong nền kinh tế biến động như ngày nay. Đặc biệt tác giả muốn nghiên cứu hoạt động này trên góc độ của một nhà quản lý để tìm ra các hạn chế nội tại trong hoạt động này của Chi nhánh từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp để phát triển dịch vụ này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động dịch vụ NHBL của BIDV chi nhánh Hà Tĩnh từ đó xây dựng các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận văn như trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại. + Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hà Tĩnh. + Xây dựng các giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hà Tĩnh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến Phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh 4.2 Phạm vi nghiên cứu Các vấn đề về phát triển dịch vụ NHBL Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để nghiên cứu luận văn. 6. Các đóng góp mới của đề tài Tổng hợp các bài viết của các tác giả trong nước các kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một số nước trên thế giới, xây dựng một hệ thống khái niệm toàn diện về dịch vụ NHBL, đem đến các kiến thức về đặc điểm, bản chất cũng như các hoạt động trong việc phát triển dịch vụ NHBL, từ đó đưa ra các lợi ích trên thực tế dịch vụ NHBL đem đến cho các cá nhân, doanh nghiệp, Ngân hàng và cho nền kinh tế. Cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát và toàn diện từng mặt trong phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây, tìm ra những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục. Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này tại BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: + Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và phát triển dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng thương mại. + Chương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ NHBL tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh. + Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh. References. Tiếng Việt 1. Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh (2009-2013), Báo cáo kết quả kinh doanh 2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính tri Quốc gia Hà Nội. 3. Phan Thị Cúc (2009), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nxb Giao thông vận tải, TP HCM. 4. Nguyễn Đăng Dờn (2008), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê 6. Học viện Ngân hàng (2003), Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Học viện Ngân hàng (2003), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb thống kê, Hà Nội. 9. Tô Ngọc Hưng (2004), Cẩm nang ngành ngân hàng, Nxb giao thông vận tải 10. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2008-2013), Báo cáo thường niên 11. Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (2012), Cẩm năng dịch vụ NHBL, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Từ điển Ngân hàng và Tin học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 14. Trường đại học Kinh tế quốc dân (2002), Ngân hàng thương mại – quản trị và nghiệp vụ, Nxb Thống kê, Hà Nội. Website: 15. www.bidv.com.vn 16. www.cafef.vn 17. www.dddn.com.vn 18. www.gopfp.gov.vn 19. www.hatinh.gov.vn 20. www.sbv.gov.vn 21. www.vneconomy.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng