Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông hồng (tt)...

Tài liệu Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông hồng (tt)

.PDF
27
48
105

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN MINH YẾN 2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG Phản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn Phản biện 3: TS. Nguyễn Bá Ân Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi giờ, ngày .... tháng … năm 201.. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển bền vững làng nghề Hà Nội trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Phát triển bền vững vùng, quyển 6, số 4, tháng 12/2016, Tr. 52-58. 2. Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 10 (461), tháng 10/2016, Tr 70-80. 3. Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội, số 125, tháng 5/2016, Tr. 16-21. 4. Đỗ Việt Hùng (2016), “Kinh nghiệm phát triển nghề thủ công của một số nước châu Á và bài học cho phát triển làng nghề đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, kỳ II, tháng 4/2016, Tr 46-48. 5. Đỗ Thị Thanh Loan, Đỗ Việt Hùng (2016), “Phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống tại Hà Nội, bài học kinh nghiệm cho các tỉnh Miền Trung”, Hội thảo Quốc tế “Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Tr. 577-587. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển đa dạng ngành nghề kinh tế nông thôn là nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong đó, phát triển làng nghề là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp làng nghề là một trong những nội dung của công nghiệp nông thôn, là bộ phận có tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nó không những tác động tích cực, có hiệu quả tới sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; không chỉ đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và ngành mới, mà còn có vai trò trong tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố. Đây là vùng có tính đại diện cao về quy mô, số lượng làng nghề, làng có nghề; sự đa dạng về nghề và sản phẩm làng nghề, có tính điển hình trong phương thức sản xuất. Là nơi hội tụ tiềm năng, cơ hội phát triển với hàng vạn lao động lành nghề và các nghệ nhân; sản xuất nhiều mặt hàng thủ công phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, quá trình phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng đang bộc lộ những hạn chế: Chưa có quy hoạch, sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã ít sáng tạo; thiết bị sản xuất thủ công, lạc hậu; năng lực cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm làng nghề hạn chế, việc phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa phù hợp, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng; chưa phát huy được vai trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy lợi thế so sánh trong phát 1 triển bền vững, chưa phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp là hướng đi phù hợp nhằm làm thay đổi hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng lực của các làng nghề, thỏa mãn nhu cầu liên kết trong phát triển, phục vụ chuỗi sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, để các làng nghề phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, qua đó thay đổi hiệu quả hoạt động sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong xu thế đổi mới và hội nhập. Trong bối cảnh đó, vấn đề "Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng" được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế phát triển. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tiếp cận từ góc độ kinh tế phát triển, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp làng nghề, qua đó, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp làng nghề vùng ĐBSH. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp làng nghề. - Khảo cứu thực tiễn của một số nước, một số vùng ở nước ta và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển CNLN vùng ĐBSH. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CNLN vùng ĐBSH, đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế. - Phân tích bối cảnh, từ đó đề xuất các quan điểm có tính định hướng, các giải pháp phát triển CNLN vùng ĐBSH đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển công nghiệp làng nghề vùng ĐBSH 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. - Nghiên cứu các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm 11 tỉnh, thành. Khảo sát thực tiễn tại: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình. Mỗi địa phương sẽ khảo sát trực tiếp tại 2 làng nghề. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tiếp thu, kế thừa các phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại chuyên ngành kinh tế phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Cách tiếp cận: Tiếp cận thể chế; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận dựa trên hiệu quả chi phí; Tiếp cận ngành nghề; Tiếp cận bền vững. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu - Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp; Điều tra xã hội học; Tổng hợp, thống kê, so sánh; Xử lý và phân tích thông tin. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CNLN: đưa ra khái niệm phát triển công nghiệp làng nghề, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển CNLN; - Cung cấp một cách tương đối đầy đủ, chi tiết thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề ở vùng ĐBSH; 3 - Đánh giá chuyên sâu những thành tựu và hạn chế trong phát triển CNLN vùng ĐBSH trong thời gian qua; đã lý giải các nguyên nhân của thành công và những hạn chế từ các cấp độ khác nhau; - Đánh giá, làm rõ bối cảnh, những thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển công nghiệp làng nghề; - Đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp cụ thể cho phát triển công nghiệp làng nghề ở vùng ĐBSH, trong đó có những giải pháp có ý nghĩa cho việc hoạch định chính sách và mang tính khả thi cao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CNLN trong phạm vi một vùng kinh tế. Về thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Những đề xuất có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý từ TW đến các địa phương, các cơ sở sản xuất làng nghề. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNLN Chương 3. Thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng ĐBSH Chương 4. Giải pháp phát triển công nghiệp làng nghề vùng ĐBSH. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của Pierre Gourou - Pháp (2003); Đặng Nguyên Anh, Cecilia, Hoàng Xuân Thành (2004); Richard Bolt (2004). Báo cáo của Yared Awgichew - Ethiopia (2010); N.Suzuki, 2006; K.Routra, 2007; Bargeret Pascal (2005). 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nhóm các công trình liên quan đến phát triển công nghiệp nông thôn, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nguyễn Điền (1997); Đặng Ngọc Dinh (1997); Đặng Lê Nghị (1998); Vũ Thị Thoa (2000); Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn (2001); Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002); Nguyễn Xuân Thảo (2004); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006); Đỗ Đức Quân (2008); Đặng Kim Sơn (2008). 1.1.2.2. Nhóm các công trình liên quan đến làng nghề, làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề Tác giả Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc (2002); Trần Minh Yến (2004); Hồ Hoàng Hoa (2004); Vũ Thị Thoa (2009); Lê Văn Hương (2010); Đinh Xuân Nghiêm (2010); Hoàng Hà (2011); Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Đà Nẵng (2011); Bùi Văn Tiến (2012); Vũ Ngọc Hoàng (2016). 1.1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu phát triển các làng nghề, vùng đồng bằng sông Hồng. Nguyễn Tấn Trịnh (2002); Nguyễn Trí Dĩnh (2005); Nguyễn Vĩnh Thanh (2006); Trần Đoàn Kim (2010); Lê Thị Kim Hoa (2010); Nguyễn Hữu Thắng (2010); Trịnh Kim Liên (2013); Lê Xuân Tâm (2014). 5 Các hướng nghiên cứu trên đã tập trung đi sâu phân tích đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng với tư cách là những yếu tố tác động; đi sâu phân tích thực trạng, các yếu tố liên quan đến phát triển làng nghề, đã gợi mở nhiều ý tưởng cho việc nghiên cứu phát triển CNLN vùng ĐBSH. 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu có thể kế thừa trong luận án 1.2.3. Những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn trong luận án Làm rõ cơ sở lý luận về CNLN. Đi sâu phân tích rõ hơn thực trạng phát triển CNLN, làm rõ kết quả, tồn tại, một số vấn đề đặt ra trong phát triển CNLN vùng ĐBSH. Phân tích, đánh giá một cách toàn diện các xu hướng, đề xuất các giải pháp cho phát triển CNLN. Do đó, luận án là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố. Các công trình trên đây là nguồn tham khảo cho những bước nghiên cứu tiếp theo của luận án, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề chưa được đề cập tới - đó là những khoảng trống cho nghiên cứu phát triển CNLN vùng ĐBSH. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ 2.1. Cơ sở lý luận chung về phát triển công nghiệp làng nghề 2.1.1. Làng nghề 2.1.1.1. Khái niệm làng nghề Làng nghề là một thiết chế KT - XH, là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề không phải là nông nghiệp, được tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý. Số hộ, số lao động làm nghề và thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng nghề. 2.1.1.2. Đặc điểm làng nghề - Về trình độ công nghệ - Về quy mô sản xuất - Về điều kiện sản xuất kinh doanh - Về tổ chức sản xuất kinh doanh - Về nguồn nguyên liệu. 2.1.2. Công nghiệp nông thôn 2.1.2.1. Khái niệm công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn là một khái niệm đơn ngành được dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn hoặc các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn và do kết quả của quá trình phân công lao động tại chỗ. 2.1.2.2. Đặc điểm công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn được xem xét với tư cách là một bộ phận của công nghiệp với các trình độ phát triển khác nhau, được phân bổ ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. 7 2.1.3. Công nghiệp làng nghề 2.1.3.1. Khái niệm công nghiệp làng nghề Công nghiệp làng nghề là một khái niệm đơn ngành được dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở làng nghề hoặc các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở làng nghề và do kết quả của quá trình phân công lao động tại chỗ. Công nghiệp làng nghề là hoạt động sản xuất của làng nghề mà ở đó việc sử dụng máy móc, thiết bị, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại là chủ yếu, thích ứng với nó là hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa việc sử dụng các nguồn lực, tạo ra năng suất lao động cao, có thị trường rộng lớn, sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 2.1.3.2. Đặc điểm công nghiệp làng nghề Về quy mô; Về trình độ kỹ thuật và công nghệ; Về tính chuyên môn hóa; Về sản phẩm. 2.1.4. Phát triển công nghiệp làng nghề Phát triển công nghiệp làng nghề là quá trình phát triển các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp trong các làng nghề, nhằm tăng lên cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức của làng nghề theo hướng sử dụng máy móc, thiết bị, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, thích ứng với nó là hình thức tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa việc sử dụng các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo tính chất, quy mô, quy trình công nghệ, cơ cấu sản phẩm, các làng nghề có thể phát triển theo hướng công nghiệp như: 8 - Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, khảm trai, thêu ren… - Các làng nghề cơ khí, chế tác vàng bạc, gia công tái chế sắt thép.. - Các làng nghề vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá. - Nhóm làng nghề sản xuất các mặt hàng mà phần nhiều có giá trị sử dụng mang tính thông dụng như sản xuất gạch ngói, dệt may, làm công cụ, làm các hàng nhựa, cao su, thủy tinh, làm đường, kẹo. 2.1.5. Vai trò của phát triển công nghiệp làng nghề 2.1.5.1. Gia tăng giá trị sản xuất, xuất khẩu 2.1.5.2. Sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất 2.1.5.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH 2.1.5.4. Phát huy lợi thế so sánh 2.1.5.5. Giải quyết các vấn đề xã hội 2.1.5.6. Phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc 2.1.6. Nội dung phát triển công nghiệp làng nghề 2.1.6.1. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất Làng nghề tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau như: Hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Các hình thức này cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ nhau trong kinh tế thị trường. Hình thành sự liên kết giữa làng nghề với các tổ chức kinh doanh khác như liên kết dịch vụ đầu vào, đầu ra, giữa các công đoạn sản xuất. 2.1.6.2. Phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, hiện đại hóa làng nghề Công nghệ tiên tiến phù hợp với nguồn lực, khả năng, trình độ quản lý sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh, bền vững. Trong phát 9 triển CNLN, việc ứng dụng KHCN là nội dung quan trọng cho việc nâng cao chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và hạ giá thành của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 2.1.6.3. Mở rộng quy mô nguồn lực lao động Lực lượng lao động của các làng nghề là những nghệ nhân, thợ thủ công, chủ đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề. Nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề. Lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng thích ứng với những điều kiện mới của nền kinh tế thị trường là những nhân tố cốt yếu quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh trong phát triển CNLN. 2.1.6.4. Về nguồn nguyên liệu Nguyên liệu là một trong những nguồn lực quan trọng của phát triển CNLN. Trong đó, các yếu tố như khối lượng, chủng loại nguyên vật liệu, địa điểm, nguồn cung cấp nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của sản phẩm CNLN. 2.1.6.5. Sản phẩm công nghiệp làng nghề Sản phẩm CNLN là những loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt gắn với máy móc, trang thiết bị công nghiệp, có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của khách hàng và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường trong nước và thế giới, mang lại nguồn lợi cho nền kinh tế, cho các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề. 2.1.6.6. Phát triển thị trường tiêu thụ Sản phẩm đa dạng, mang tính đặc trưng của vùng, miền, xem xét thị trường và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cần bám sát các tiêu chí: Xây dựng, phát triển thương hiệu; Xúc tiến, thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa, nước ngoài; Thông qua các kênh tiêu thụ: trực tiếp hoặc gián tiếp. 10 2.1.6.7. Phát triển cụm, liên kết công nghiệp làng nghề Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề trên một mặt bằng thống nhất. Các cơ sở trong cụm quan hệ với nhau về hợp tác xây dựng, sử dụng chung các công trình phụ trợ kỹ thuật, các hạ tầng nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, giảm các chi phí quản lý khai thác, đảm bảo mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. 2.1.7. Một số tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp làng nghề 2.1.7.1. Tỷ trọng ứng dụng máy móc, công nghệ trong làng nghề 2.1.7.2. Phát triển CNLN gắn với nông nghiệp, thương mại và dịch vụ 2.1.7.3. Phát huy yếu tố truyền thống trong phát triển CNLN 2.1.7.4. Yếu tố đặc sắc, tinh túy của sản phẩm công nghiệp làng nghề 2.1.7.5. Phát triển công nghiệp làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa 2.1.7.6. Yếu tố liên kết trong công nghiệp làng nghề 2.1.8. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp làng nghề 2.1.8.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.8.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.8.3. Cơ chế, chính sách phát triển làng nghề 2.1.8.4. Hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.8.5. Yếu tố văn hóa, tập quán 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển CNLN 2.2.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị 2.2.2. Lý thuyết về Cluster 2.2.3. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima 2.2.4. Lý thuyết về phát triển bền vững Nghiên cứu các lý thuyết kinh tế trên là cơ sở để có những công cụ vận dụng cần thiết trong nghiên cứu phát triển CNLN. 11 2.3. Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp làng nghề 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển CNLN của một số nước Châu Á 2.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.3.1.3. Kinh nghiệm ở Thái Lan 2.3.2. Kinh nghiệm của một số vùng ở Việt Nam 2.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển CNLN vùng đồng bằng sông Cửu Long 2.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển CNLN vùng Duyên hải Nam Trung bộ 2.3.3. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với phát triển CNLN vùng ĐBSH 2.3.3.1. Bài học từ kinh nghiệm quốc tế - Vị trí, vai trò của bảo tồn, phát triển làng nghề trong chiến lược phát triển kinh tế. - Cơ chế chính sách, sự hỗ trợ của Chính phủ, địa phương. - Sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp và TTCN làng nghề. - Mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. - Chú trọng công tác đào tạo lao động cho làng nghề. - Phát triển làng nghề gắn với giải quyết vấn đề môi trường. 2.3.3.2. Bài học từ kinh nghiệm của một số vùng ở Việt Nam - Để thúc đẩy và phát triển CNLN rất cần sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và chính quyền các địa phương. - Tổ chức sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề theo hướng công nghiệp, đa dạng hóa các mặt hàng, chú ý tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù. - Chú trọng áp dụng, tăng cường công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi. Kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. - Phát triển các làng nghề theo hướng xây dựng các khu, cụm công nghiệp phù hợp với đặc điểm riêng của từng địa phương. - Đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, giữa các cơ sở sản xuất, giữa các làng nghề. 12 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Khái quát làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2. Chính sách liên quan phát triển CNLN vùng ĐBSH Chủ trương, chính sách có tác động to lớn tới sự phát triển của các làng nghề. Sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu, mà các công cụ quan trọng nhất là chính sách. 3.1.2.1. Chính sách về quy hoạch 3.1.2.2. Chính sách đất đai 3.1.2.3. Chính sách khoa học công nghệ 3.1.2.4. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 3.1.2.5. Chính sách đầu tư, tín dụng, thuế và giá cả 3.1.2.6. Chính sách xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm Hệ thống các chính sách trên có tác động lớn, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những đổi mới trong chính sách đã giúp cho các tổ chức, các hộ gia đình, các cơ sở trong các làng nghề được tạo điều kiện để ổn định lâu dài, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. 13 3.1.3. Khái quát thực trạng phát triển làng nghề vùng ĐBSH 3.1.3.1. Số lượng, cơ cấu làng nghề vùng ĐBSH Tính đến năm 2014, riêng vùng ĐBSH có 2.447 làng nghề (chiếm 48% trong tổng số 5.096 làng nghề cả nước), trong đó, 875 làng nghề đã được công nhận. 3.1.3.2. Giá trị sản xuất làng nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Giá trị sản xuất của các làng nghề tăng đều qua các năm. Sự phát triển của làng nghề góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. 3.1.3.3. Xu hướng vận động của làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng Thứ nhất, xu hướng mai một của một số làng nghề Thứ hai, xu hướng phát triển mạnh những làng nghề đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Thứ ba, xu hướng phát triển nghề truyền thống để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Thứ tư, xu hướng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. 3.1.3.4. Thực trạng một số vấn đề về môi trường làng nghề Qua khảo sát cho thấy các hộ nông dân ở khu vực làng nghề và khu vực lân cận đang bị tác động và chịu nhiều thiệt hại do môi trường ở làng nghề gây ra. 3.2. Thực trạng phát triển CNLN vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Một số đặc điểm chủ yếu của CNLN vùng đồng bằng sông Hồng Thứ nhất, CNLN vùng ĐBSH được phát triển trên nền tảng của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Thứ hai, quy mô sản xuất của CNLN thường lớn hơn so với quy mô sản xuất của làng nghề thông thường. 14 Thứ ba, CNLN coi việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại là động lực của sự phát triển. Thứ tư, CNLN phát triển theo hướng hiện đại thông qua hình thức liên kết chuỗi. Thứ năm, CNLN có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tương đối ổn định. Thứ sáu, CNLN không phá vỡ cấu trúc của làng nghề, vẫn kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại. 3.2.2. Thực trạng phát triển CNLN vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.2.1. Về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất Quá trình phát triển khu vực làng nghề nói chung và CNLN nói riêng đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn trong tổ chức sản xuất kinh doanh với hai xu hướng chính. Đó là: Thứ nhất, về sự chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh hộ gia đình thành doanh nghiệp. Thứ hai, sự phát triển các hình thức liên kết sản xuất kinh doanh trong khu vực công nghiệp làng nghề. Có thể thấy các mối liên kết này thường tập trung ở các lĩnh vực sau: Liên kết trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; Liên kết giữa các công đoạn sản xuất ra một sản phẩm; Liên kết về vốn; Liên kết về đào tạo nhân lực. 3.2.2.2. Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, hiện đại hóa làng nghề - Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của quá trình sản xuất sản phẩm - Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy: Các hộ sử dụng kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hầu hết máy móc đã cũ kỹ, lạc hậu. 3.2.2.3. Phát triển nguồn lực lao động - Quy mô, cơ cấu lao động làng nghề 15 Lao động làng nghề có quy mô nhỏ, số lượng có chiều hướng giảm dần. Cơ cấu ngành nghề của lao động đang có sự chuyển dịch nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ. Quy mô làng nghề ngày càng tăng, số hộ tham gia sản xuất CN - TTCN, dịch vụ tăng, số hộ thuần nông giảm dần. - Chất lượng nguồn lao động Chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động được nâng lên nhưng còn thấp so với yêu cầu của sản xuất. Tỷ lệ lao động không có chuyên môn, kỹ thuật lớn; số nghệ nhân, thợ giỏi trong các cơ sở làng nghề thấp. Đây là những vấn đề rất cơ bản đặt ra đối với phát triển CNLN. 3.2.2.4. Nguồn nguyên liệu cho phát triển CNLN - Về thực trạng nguồn nguyên liệu: Các làng nghề thường gắn với một nguồn cung cấp nguyên liệu sẵn có tại các địa phương. - Khai thác, cung ứng và sử dụng nguyên liệu: Tình hình khai thác, sử dụng nguyên liệu thiếu quy hoạch, có nguy cơ cạn kiệt. 3.2.2.5. Sản phẩm công nghiệp làng nghề - Cơ cấu, chất lượng, mẫu mã sản phẩm: Vùng ĐBSH có khoảng gần 200 loại sản phẩm. Đối với CNLN, việc phát triển sản phẩm là một khâu quan trọng, và chủ yếu đã được thực hiện như: Đa dạng hóa sản phẩm; Thường xuyên thiết kế, đổi mới mẫu mã; Xây dựng và phát triển sản phẩm đặc trưng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề hạn chế, khó khăn cơ bản liên quan đến sản phẩm CNLN đó là: Thiết kế sản phẩm phục vụ cho định hướng xuất khẩu; Vấn đề quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng xuất khẩu. - Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm: Kết quả tại một số cơ sở CNLN cho thấy, các sản phẩm đã được nâng tầm, xây dựng được thương hiệu và có sức tiêu thụ rất tốt. Nhiều sản phẩm của các cơ sở sản xuất công nghiệp làng nghề đã ký được hợp đồng xuất khẩu ổn định. 16 3.2.2.6. Phát triển thị trường tiêu thụ - Thị trường trong nước: Thị trường tiêu thụ nội địa có tiềm năng lớn, sức mua tăng nhanh. Các sản phẩm CNLN phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong vùng, một phần xuất đi các tỉnh khác. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều cho rằng, sản phẩm của họ được tiêu thụ trong tỉnh và các đô thị lớn. Kênh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu là tiêu thụ nội địa, rồi đến xuất khẩu và tự tiêu thụ tại làng. - Đối với thị trường xuất khẩu: Thị trường và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm làng nghề có tiềm năng và lợi thế rất lớn cho phát triển CNLN. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu, làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến thu nhập của lao động làng nghề. 3.2.2.7. Phát triển cụm, liên kết công nghiệp làng nghề Phát triển cụm CNLN nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và mặt bằng sản xuất. Các địa phương vùng ĐBSH đã xây dựng được nhiều CCN làng nghề tập trung, tách rời khu dân cư, đạt được mục tiêu về tăng trưởng sản xuất, mở rộng hoạt động dịch vụ và thương mại, giải quyết vấn đề môi trường đang bị bế tắc. Tuy nhiên, sự tập trung sản xuất trong CCN vẫn tự phát. 3.3. Đánh giá chung về phát triển CNLN vùng ĐBSH 3.3.1. Kết quả đạt được - Gia tăng giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Các làng nghề đã có đóng góp lớn vào ngân sách các địa phương, góp phần vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của cả vùng. Giá trị sản xuất của các làng nghề vùng ĐBSH ngày một tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa phương. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan