Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông hồng...

Tài liệu Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông hồng

.PDF
186
87
141

Mô tả:

`` VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN MINH YẾN 2. PGS. TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án ĐỖ VIỆT HÙNG i LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các phòng, ban chức năng của Học viện Khoa học xã hội, các Thầy, Cô, các cán bộ khoa Kinh tế học đã tạo điều kiện giúp đỡ. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Trần Minh Yến và PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Kinh tế phát triển cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan thuộc các lĩnh vực: Kế hoạch và đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương… ở Trung ương và các địa phương; các cơ sở làng nghề đã tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh điều tra, khảo sát thu thập tài liệu nghiên cứu cần thiết cho luận án. Xin trân trọng cảm ơn! ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTBDHMT : Bắc Trung bộ Duyên hải Miền Trung CCN : Cụm công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNLN : Công nghiệp làng nghề CNXD : Công nghiệp xây dựng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐCN : Điểm công nghiệp DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ ĐNB : Đông Nam bộ GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân HCM : Hồ Chí Minh HTX : Hợp tác xã JICA : Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản KHCN : Khoa học công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội NLTS : Nông lâm thủy sản SXKD : Sản xuất kinh doanh TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu.................................................................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................................... 9 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 11 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 22 1.2.1. Những đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................... 22 1.2.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu có thể kế thừa trong luận án ................ 24 1.2.3. Những vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn trong khuôn khổ luận án ................. 24 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ ....................................................................................................... 26 2.1. Cơ sở lý luận chung về phát triển công nghiệp làng nghề ...................................... 26 2.1.1. Làng nghề .................................................................................................................. 26 2.1.2. Công nghiệp nông thôn .......................................................................................... 29 2.1.3. Công nghiệp làng nghề ........................................................................................... 30 2.1.4. Phát triển công nghiệp làng nghề .......................................................................... 32 2.1.5. Vai trò của phát triển công nghiệp làng nghề ..................................................... 33 2.1.6. Nội dung phát triển công nghiệp làng nghề ........................................................ 39 2.1.7. Một số tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp làng nghề .............................. 44 2.1.8. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp làng nghề ............................... 47 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển công nghiệp làng nghề.................... 49 2.2.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị ....................................................................................... 49 2.2.2. Lý thuyết về Cluster ................................................................................................ 51 2.2.3. Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima.......................................................... 52 2.2.4. Lý thuyết về phát triển bền vững .......................................................................... 53 2.3. Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp làng nghề ................................................ 54 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp làng nghề của một số nước Châu Á ......... 54 2.3.2. Kinh nghiệm của một số vùng ở Việt Nam......................................................... 60 2.3.3. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng................................................................................................ 63 iv Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............................................................................................. 66 3.1. Khái quát làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ................................................. 66 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng .................... 66 3.1.2. Chính sách phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 69 3.1.3. Khái quát thực trạng phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng................. 73 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ....... .80 3.2.1. Một số đặc điểm công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ........... 80 3.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ........ 89 3.3. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 104 3.3.1. Kết quả đạt được ..................................................................................................... 104 3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 106 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ......................................................................................... 112 4.1. Bối cảnh, quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ........................................................................................................ 112 4.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 112 4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. 123 4.2. Giải pháp phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ........ 129 4.2.1. Nhóm các giải pháp chung ................................................................................ 129 4.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể ................................................................................ 136 4.2.3. Nhóm các giải pháp khác ................................................................................... 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 148 DANH MỤC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 151 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Khung phân tích phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ............................................................................................................. 5 Bảng 2. Số điểm nghiên cứu, số mẫu điều tra và phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng ....................................................................... 7 Bảng 2.1. Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản................................................ 50 Bảng 3.1. Số làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng tính đến năm 2015 .................. 74 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các làng nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 - 2015 ........... 75 Bảng 3.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề điều tra ....................... 78 Bảng 3.4. Những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của làng nghề .............................................................................................. 79 Bảng 3.5. Kết quả thảo luận nhóm về chuyển đổi loại hình kinh doanh từ hộ gia đình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực làng nghề ................. 84 Bảng 3.6. Khó khăn của một số doanh nghiệp làng nghề được khảo sát ..................... 88 Bảng 3.7. So sánh một số chỉ tiêu khi sử dụng lò hộp và lò gas ở Bát Tràng................ 90 Bảng 3.8. Công nghệ sử dụng tại một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh .............................. 91 Bảng 3.9. Số hộ và lao động tham gia sản xuất làng nghề năm 2014 ............................ 92 Bảng 3.10. Số lao động lành nghề của làng nghề Nam Định năm 2014 ...................... 94 Bảng 3.11. Thị trường tiêu thụ của các cơ sở công nghiệp làng nghề Hà Nội ............ 100 Bảng 3.12. Thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng chính, năm 2014 .................... 101 Bảng 3.13. Thị trường và kim ngạch xuất khẩu của Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 ...... 102 Bảng 3.14. Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................... 104 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Kết quả thảo luận nhóm về chuyển đổi loại hình kinh doanh từ hộ gia đình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực làng nghề ................. 84 Hình 3.2. Tỷ lệ doanh nghiệp tại khu vực công nghiệp làng nghề điều tra ................. 88 Hình 3.3 Cơ cấu độ tuổi lao động tại làng nghề Hà Nội ............................................. 93 Hình 3.4. Trình độ tay nghề của lao động tại các làng nghề ......................................... 94 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển đa dạng ngành nghề kinh tế nông thôn là nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong đó, phát triển làng nghề là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; là một trong những ưu tiên hàng đầu của chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát triển làng nghề là hướng đi đúng đắn, phù hợp, được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển; là giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương. Phát triển công nghiệp làng nghề là một trong những nội dung của công nghiệp nông thôn, của công nghiệp hóa, là bộ phận trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Nó không những tác động tích cực và có hiệu quả tới sự phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; không chỉ đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và ngành mới, mà còn có vai trò trong tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” ở nông thôn. Vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh và thành phố. Đây là vùng có tính đại diện cao về quy mô, số lượng làng nghề, làng có nghề; sự đa dạng về nghề và sản phẩm làng nghề, có tính điển hình trong phương thức sản xuất. Là nơi hội tụ tiềm năng, cơ hội phát triển làng nghề, với hàng vạn lao động lành nghề và các nghệ nhân; sản xuất nhiều mặt hàng thủ công phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Sản phẩm làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng không chỉ đáp ứng nhu cầu "xuất khẩu tại chỗ" mà còn phục vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước ASEAN. Giá trị sản xuất của các làng nghề tăng trưởng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hàng trăm triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, quá trình phát triển làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng đang bộc lộ những hạn chế: Phát triển chưa có quy hoạch, sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, phân 1 tán, chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã ít sáng tạo; thiết bị sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất hạn chế, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp; năng lực cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm làng nghề hạn chế, việc phân bổ và sử dụng nguồn lực chưa phù hợp, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng; chưa phát huy được vai trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy lợi thế so sánh trong phát triển bền vững, chưa phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp là hướng đi phù hợp nhằm làm thay đổi hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng lực của các làng nghề, thỏa mãn nhu cầu liên kết trong phát triển, phục vụ chuỗi sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, để các làng nghề phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, qua đó thay đổi hiệu quả hoạt động sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong xu thế đổi mới và hội nhập. Trong bối cảnh đó, vấn đề "Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng" được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế phát triển. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích: Tiếp cận từ góc độ kinh tế phát triển, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp làng nghề, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, câu hỏi nghiên cứu của luận án là: “Làm thế nào để phát triển các làng nghề theo hướng công nghiệp?” Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể được đặt ra là: (1) Nội dung phát triển công nghiệp làng nghề là gì? (2) Tiêu chí tiếp cận sự phát triển công nghiệp làng nghề là gì? (3) Thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng thời gian qua như thế nào? (4) Mục tiêu phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng là gì? 2 (5) Giải pháp chủ yếu nào cần thực hiện để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp làng nghề bao gồm: Khái niệm phát triển công nghiệp làng nghề; Một số tiêu chí liên quan đến phát triển công nghiệp làng nghề; vai trò; nội dung; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp làng nghề. + Khảo cứu thực tiễn phát triển công nghiệp làng nghề của một số nước trên thế giới, một số vùng ở nước ta và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. + Khái quát đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách với tư cách là nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. + Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005 - 2015, đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân đối với sự phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. + Phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước; cơ hội, thách thức đối với sự phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các quan điểm có tính định hướng, các giải pháp phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh). Khảo sát thực tiễn tại: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình. Đây là 3 địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có tính đại diện cao về quy mô, số lượng làng nghề, làng có nghề; sự đa dạng về nghề và sản phẩm làng nghề; đặc biệt có tính điển hình 3 trong phương thức sản xuất để có thể phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp. Mỗi địa phương sẽ khảo sát trực tiếp tại 2 làng nghề. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tiếp thu, kế thừa các phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại chuyên ngành kinh tế phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận thể chế: Nghiên cứu, đánh giá dựa trên cơ sở chính sách định hướng, hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề, công nghiệp làng nghề. - Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu phát triển công nghiệp làng nghề trong mối quan hệ tổng thể, các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng trong một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các nội dung phát triển công nghiệp làng nghề được đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gắn những thay đổi của thị trường có ảnh hưởng đến làng nghề và dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu làng nghề. - Tiếp cận dựa trên hiệu quả chi phí: Tỷ trọng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất làng nghề; dựa trên yếu tố tinh túy, đẳng cấp của sản phẩm công nghiệp làng nghề. - Tiếp cận ngành nghề: Mỗi địa phương, làng nghề trong vùng là tổ hợp của nhiều ngành nghề. Các yếu tố, tự nhiên, kinh tế - xã hội, lợi thế so sánh của mỗi tỉnh hay mỗi làng nghề cho phép phát triển một cơ cấu ngành nghề và tạo ra những sản phẩm mang tính đặc sắc khác nhau. Sự hợp lý trong cơ cấu ngành nghề sẽ tạo điều kiện cho các địa phương phát triển làng nghề bền vững hơn. - Tiếp cận bền vững: Để phân tích việc phát triển làng nghề nói chung, công nghiệp làng nghề nói riêng theo yêu cầu phát triển bền vững: phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường làng nghề. 4.2.2. Khung phân tích phát triển công nghiệp làng nghề 4 Bảng 1. Khung phân tích phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng Nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển công nghiệp làng nghề: - Điều kiện tự nhiên, KT-XH; - Thể chế, chính sách; - Các nguồn lực; - Thị trường; - Hội nhập kinh tế quốc tế - Môi trường Giải pháp phát triển công nghiệp làng nghề vùng ĐBSH Thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng Các hình thức tổ chức sản xuất Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, hiện đại hóa LN Nguồn Nguồn lực lao động nguyên liệu Sản phẩm công nghiệp làng nghề Thị trường tiêu thụ Cụm, liên kết công Giải Giải pháp pháp phát khác triển nghiệp công làng nghiệp nghề làng nghề Chính sách phát triển làng nghề 5 4.2.3. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu (i) Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp: - Loại thông tin: Cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển công nghiệp làng nghề; Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng; Tình hình phát triển làng nghề của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và các điểm nghiên cứu. - Nguồn cung cấp: Các kết quả nghiên cứu gần đây có liên quan được tiến hành bởi các trung tâm, cơ quan, tổ chức nghiên cứu (các báo cáo, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, đề án, dự án). Các báo cáo, niên giám thống kê, kế hoạch, nghị quyết, các chính sách… của các địa phương. Các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế, một số biểu bảng phân tích có liên quan, các tài liệu sẵn có tại các cơ quan trung ương và tại địa phương; qua internet, báo đài, tạp chí… để làm cơ sở phân tích nội dung phát triển công nghiệp làng nghề đồng bằng sông Hồng thời gian qua. - Cách thu thập: Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa điểm cung cấp thông tin. Kiểm tra sự xác thực của thông tin bằng quan sát trực tiếp, lựa chọn, sắp xếp sao chụp và ghi chép thông tin. (ii) Điều tra xã hội học: - Chọn điểm: Vùng đồng bằng sông Hồng, bao gồm 11 tỉnh, thành phố, do đặc điểm riêng của mỗi địa phương nên nghiên cứu phân loại các địa phương có số lượng lớn các làng nghề có thể phát triển theo hướng công nghiệp. Từ đó chúng tôi chọn điểm nghiên cứu tại 3 tỉnh/ thành phố là: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình. Đây là 3 địa phương thuộc vùng ĐBSH có tính điển hình trong phương thức sản xuất để có thể phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp. Mỗi tỉnh/thành phố khảo sát, điều tra trực tiếp tại 2 làng nghề và các làng nghề được chọn đại diện bao gồm: Làng nghề gốm Bát Tràng, Sơn mài Hạ Thái (Hà Nội); Làng nghề gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, giấy Phong Khê (Bắc Ninh); Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, dệt Hưng Hà (Thái Bình). - Mẫu điều tra: Do tính chất của việc nghiên cứu phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng, nên khi nghiên cứu tiến hành nghiên cứu, tác giả chọn mẫu thuận tiện. Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin thông qua Mẫu số 1, mẫu bảng hỏi liên quan đến các đối tượng: chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất. Thực hiện phiếu phỏng vấn sâu (mẫu phiếu số 2) với đối tượng là cán bộ quản lý, cán bộ hiệp hội, nghệ nhân tại một số làng nghề, địa phương đã được chọn, qua đó đánh giá tác động, nhân tố ảnh hưởng, các vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp làng nghề. - Tiến hành điều tra: Việc điều tra hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp gồm các bước: Qua số liệu của Cục thống kê của các địa phương (Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình) 6 lập danh sách làng nghề điều tra; Chuẩn bị bộ câu hỏi điều tra; Điều tra thử và hoàn thiện bộ câu hỏi; Thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi hoàn thiện. Phỏng vấn sâu đối với đối tượng là cán bộ quản lý, các hiệp hội; Tiến hành thảo luận nhóm. Bảng 2. Số điểm nghiên cứu, số mẫu điều tra và phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng TT Địa chỉ Tên làng nghề Số hộ điều tra Số HTX điều tra Số DN điều tra 1 Gốm Bát Tràng Gia Lâm, Hà Nội 35 3 5 2 Sơn mài Hạ Thái Thường Tín, Hà Nội 35 3 5 3 Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Đồng Kỵ, Bắc Ninh 35 3 5 4 Giấy Phong Khê Yên Phong, Bắc Ninh 35 3 5 5 Chạm bạc Đồng Xâm Kiến Xương, Thái Bình 35 3 5 6 Dệt Hưng Hà Hưng Hà, Thái Bình 35 3 5 210 18 30 Tổng số Nguồn: Theo tính toán của tác giả (iii) Tổng hợp, thống kê, so sánh: Sử dụng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề qua các mốc thời gian nghiên cứu. So sánh giữa các ngành nghề, các loại hình tổ chức, sản phẩm, công nghệ, lao động, thị trường… để đưa ra các đánh giá, kết luận. (iv) Xử lý và phân tích thông tin: Kiểm chứng thông tin: Sau khi thông tin được thu thập, tiến hành kiểm chứng lại, làm sạch thông tin, hiệu chỉnh các thông tin không đáng tin cậy. Phân loại số liệu theo các vùng, các cây thư mục của nội dung nghiên cứu. Tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, các công cụ khác như Excel, phần mềm xây dựng biểu đồ, đồ thị minh họa. Trên thực tế hiện nay vấn đề công nghiệp làng nghề chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và số liệu chưa được bóc tách riêng. Các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng công nghiệp làng nghề chưa có. Vì thế, trong luận án, việc phân tích và đánh giá về phát triển công nghiệp làng nghề chủ yếu dựa vào số liệu phát triển làng nghề của vùng và những thông tin, số liệu khảo sát thực tiễn của tác giả về công nghiệp làng nghề. 7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp làng nghề: đưa ra khái niệm phát triển công nghiệp làng nghề, xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp làng nghề; Thứ hai, cung cấp một cách tương đối đầy đủ, chi tiết thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng; Thứ ba, đánh giá chuyên sâu những thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua; đặc biệt đã lý giải nguyên nhân của thành công và những hạn chế từ các góc nhìn, cấp độ khác nhau; Thứ tư, đánh giá, làm rõ bối cảnh, những thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển công nghiệp làng nghề; Thứ năm, đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp cụ thể cho phát triển công nghiệp làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó có những giải pháp có ý nghĩa cho việc hoạch định chính sách và mang tính khả thi cao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn: Về lý luận: Đến nay hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về phát triển công nghiệp làng nghề. Do vậy, luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp làng nghề trong phạm vi một vùng kinh tế. Về thực tiễn: Có thể làm tài liệu cho các Học viện, các trường, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu tham khảo. Đồng thời, những phương hướng và giải pháp mà luận án đề xuất có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý từ Trung ương đến các địa phương, các cơ sở sản xuất làng nghề tham khảo trong quá trình phát triển làng nghề và công nghiệp làng nghề. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp làng nghề. Chương 3. Thực trạng phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. Chương 4. Giải pháp phát triển công nghiệp làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của Pierre Gourou - Pháp “Người nông dân châu thổ Bắc kỳ (2003) về những vấn đề địa lý, nhân văn của vùng Châu thổ sông Hồng, đặc biệt là tìm hiểu phương tiện sống của nông dân Bắc kỳ trong những năm đầu thế kỷ XX qua việc nghiên cứu các làng nghề nông nghiệp, công nghiệp làng xã. Những ngành nghề và làng nghề truyền thống của các địa phương vùng Châu thổ sông Hồng đã được tác giả mô tả, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, từ khái quát đến chi tiết tất cả các quy trình sản xuất của mỗi nghề, sự phát triển của mỗi làng nghề ở nông thôn Bắc Bộ những năm đầu thế kỷ XX [113]. Nhóm tác giả Đặng Nguyên Anh, Cecilia, Hoàng Xuân Thành (2004) trong công trình “Ly hương, bất ly nông, làm thủ công tại làng” (Stay on the farm, weave in the village leave the home) [4] chỉ rõ: Mối liên kết giữa các trung tâm đô thị và các vùng nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương, sự tiếp cận thị trường thành thị có vai trò to lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên kết thành thị và nông thôn là cơ sở để thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, các hộ nông dân qua đó có các nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Cuốn sách cũng chỉ rõ tiềm năng liên kết nông thôn và thành thị đối với phát triển kinh tế - xã hội, tìm hiểu chiến lược sinh kế dựa trên mối liên kết nông thôn và thành thị của các nhóm nông hộ, các yếu tố ảnh hưởng đến các hộ gia đình làm nghề thủ công ở nông thôn. Định hướng một số chính sách ở các cấp địa phương và quốc gia nhằm phát huy vai trò của liên kết thành thị và nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Một công trình khác với tiêu đề “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn cho tăng trưởng: các chính sách áp dụng cho các nước đang phát triển ở châu Á” (2004) của Richard Bolt đã đưa ra lập luận: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện sản lượng cây trồng sẽ cho phép tạo ra một lượng sản 9 xuất thặng dư, trước hết là sản xuất lương thực. Phần sản xuất thặng dư được bán trên thị trường nông thôn địa phương như là kênh đầu ra trực tiếp. Khoản thu nhập vượt trội này sẽ được dùng để chi tiêu cho các sản phẩm nội địa khác, từ đó cải thiện thu nhập ở khu vực nông thôn. Việc tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp sẽ giúp thu hút thêm lao động và đồng thời khuyến khích người nông dân tăng năng suất lao động thông qua việc sử dụng công nghệ tiết kiệm lao động [115]. Báo cáo của Yared Awgichew - Ethiopia “Chính sách và các biện pháp thực tế để quảng bá làng nghề ở Ethiopia” (2010) tại Hội thảo quốc tế về ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các làng nghề [111]. Nội dung báo cáo đề cập đến việc chú trọng nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thay đổi cách sống của người dân; cách thức giúp họ có thể sử dụng được các thiết bị, máy móc hiện đại để qua đó giúp làng nghề phát triển. David, JR và Bezemer, D nghiên cứu về khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn tại các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi cho rằng: các ngành nghề phi nông nghiệp là một phần hoạt động sinh kế bên cạnh nghề nông và cũng là các hoạt động đa dạng sinh kế. Các nghiên cứu đều cho thấy vai trò quan trọng của phát triển làng nghề trong phát triển kinh tế, phát triển nông thôn. Phát triển làng nghề, công nghiệp nông thôn là giải pháp quan trọng tạo ra công ăn việc làm, cải thiện nâng cao thu nhập cho cư dân vùng nông thôn [114]. Chương trình phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản (N.Suzuki, 2006) ở Thái Lan (K.Routra, 2007) được phát động nhằm mục đích thúc đẩy phát triển mạnh các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng. Chính phủ các nước này tập trung nghiên cứu hỗ trợ để mỗi làng tạo ra sản phẩm tiêu biểu mang tính đặc trưng của mỗi vùng có chất lượng cao, tập trung vào khâu tiếp thị xúc tiến bán hàng, tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân [10]. Bargeret Pascal (2005) trong cuốn: “Nông dân, Nhà nước và thị trường ở Việt Nam. Mười năm hợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng” [119], đã đề cập đến lối tư duy bao cấp của người dân nông thôn lưu vực sông Hồng những năm 1980 - 1990 ở Việt Nam, lối tư duy đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức làm ăn cũng như đời sống của họ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. 10 Đồng thời, tác giả khái quát hóa những chính sách của Việt Nam đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn từ 1986 đến 2005. Như vậy, các học giả trên thế giới đã có những đóng góp quan trọng vào việc lý giải những vấn đề cơ bản; phân tích mối quan hệ giữa các ngành nghề nông nghiệp nông thôn; chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; sự phát triển nông nghiệp bền vững gắn với áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện sản lượng và mở rộng sản xuất hàng hóa có giá trị cao, gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho dân số khu vực nông thôn. Những đóng góp về mặt lý luận đó là căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, vận dụng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu đề tài. 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Nhóm các công trình liên quan đến phát triển công nghiệp nông thôn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nguyễn Điền (1997), “Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở các nước châu Á và Việt Nam” [28] đã chỉ ra những kinh nghiệm về công nghiệp hóa của các nước trên thế giới nhằm đề xuất giải pháp tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Theo đó, một nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là khôi phục và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tác giả Đặng Ngọc Dinh (1997) với công trình “Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn nước ta” [25] đã phân tích một số vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam bao gồm các nội dung chủ yếu như: Vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam; Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam; Kết quả khảo sát nhanh tại một số địa phương; Công nghiệp nông thôn ở một số nước trên thế giới; Định hướng phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta và một số khuyến nghị giải pháp cơ bản, cần thiết cho sự phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ “Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng” [51] của tác 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan