Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc t...

Tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
174
1
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ------------- - PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành : Kinh tế học Mã số chuyên ngành : 62.31.03.01 Tp. Hồ Chí Minh năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế. Tác giả luận án Nguyễn Văn Tri nh ̣ ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi DANH MỤC CÁC HỘP vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11 1.1. Các quan niệm về công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Các quan niệm của các nƣớc trên thế giới 1.1.2. Một số quan niệm tƣơng đồ ng với công nghiệp hỗ trợ 1.1.3. Các quan niệm về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 11 11 14 19 1.2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Công nghiệp hỗ trợ và lợi thế cạnh tranh 1.2.2. Công nghiệp hỗ trợ trong phát triển cụm ngành 1.2.3. Công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá tri ̣ 21 21 25 32 1.3. Kinh nghiệm quố c tế về cơ sở phát triển công nghiệp hỗ trợ 1.3.1. Kinh nghiê ̣m chung 1.3.2. Kinh nghiê ̣m của một số quố c gia 1.3.3. Bài học rút ra tƣ̀ kinh nghiệm quố c tế cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 35 35 37 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 57 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN T RÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 59 2.1. Tổng quan chung về phát triển công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ của Viê ̣t Nam qua 2.1.1. Thực trạng chung về công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ 2.1.2. Thực trạng phát triể n công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ của một số ngành 59 59 71 2.2. Cơ sở cho sự phát triể n công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ ở Viê ̣t Nam 2.2.1. Về đinh ̣ hƣớng , chính sách , pháp luâ ̣t 2.2.2. Chiế n lƣơ ̣c phát triể n công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ 2.2.3. Tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ 2.2.4. Sƣ̣ phát triể n của các tâ ̣p đoàn đ a quố c gia iii 52 thời gian 83 83 88 91 92 2.3. Cơ sở hình thành chiế n lƣơ ̣c phát triể n các ngành công nghiê ̣p hỗ trơ ̣ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.1. Những điể m ma ̣nh 2.3.2. Những điể m yế u 2.3.3. Cơ hô ̣i 2.3.4. Thách thức 2.3.5. Ma trâ ̣n SWOT 95 95 97 102 103 104 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 106 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 107 3.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam 3.1.1. Bối cảnh quốc tế 3.1.2. Tình hình Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ XXI 3.1.3. Tình hình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dƣới sự tác động của kinh tế quốc tế 3.1.4. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tới 3.1.5. Sự lớn mạnh của các nhà cung ứng quốc tế và mạng lƣới sản xuất toàn cầu 3.1.6. Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế và khả năng bù đắp của công nghiệp hỗ trợ 107 107 109 111 114 115 118 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020 124 3.2.1. Quan điểm phát triển 124 3.2.2. Nhu cầu và mục tiêu phát triển 126 3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020 3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để công nghiệp hỗ trợ nhanh chóng phát triển 3.3.2. Hoàn thiện các bộ máy quản lý của các cơ quan chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ 3.3.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các địa phƣơng 3.3.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số ngành chính 3.3.5. Thúc đẩy nhu cầu công nghiệp hỗ trợ từ các công ty đa quốc gia 3.3.6. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ 132 132 137 142 145 151 155 KẾT LUẬN 161 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA APEC ASEAN ASEM CEO CIEM CLKN CN CNĐT CNH CNHT DN DNNN DNNVV FDI HĐH IFC IMF IPSI JETRO KCN KCX MLSX MITI METI R&D TĐĐQG TNHH TPP UNIDO VCCI VDF VƢDN WB WTO Khu vực Thƣơng mại tự do ASEAN Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình dƣơng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Diễn đàn hợp tác Á - Âu Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng Cụm liên kết ngành Công nghiệp Công nghiệp điện tử Công nghiệp hóa Công nghiệp hỗ trợ Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Hiện đại hóa Tổ chức Tài chính Quốc tế Quỹ Tiền tệ Quốc tế Viện nghiên cứu Chiến lƣợc Chính sách Cơ quan xúc tiến ngoại thƣơng Nhật Bản Khu Công nghiệp Khu Chế xuất Mạng lƣới sản xuất Bộ Công thƣơng Nhật Bản Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản Nghiên cứu và triển khai Tập đoàn đa quốc gia Trách nhiệm hữu hạn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam Diễn đàn Phát triển Việt Nam Vƣờn ƣơm doanh nghiệp Ngân hàng Thế giới Tổ chức Thƣơng mại thế giới v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Nội dung Trang Hình 1.1 Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản 12 Hình 1.2 Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 19 Hình 1.3 Mô hình viên kim cƣơng về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter 23 Hình 1.4 Sơ đồ một cụm ngành 31 Hình 2.1 Thị phần các nƣớc xuất khẩu linh kiện ô tô sang Việt Nam 2009 69 Hình 2.2 Giá trị xuất – nhập khẩu hàng điện tử – tin học và điện thoại, giai đoạn 2005 -2010 73 DANH MỤC CÁC HỘP Số hiệu Hộp 1.1 Nội dung Cụm ngành rƣợu ở California Trang 27 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung Trang Bảng 1.1 Malaysia – Các thành phần của dự án MAJAICO 48 Bảng 2.1 Tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp 65 Cơ cấu thu mua linh kiện của các nhà lắp ráp xe máy Nhật Bản - Điển hình trong tháng 3 năm 2007 (%) 68 Bảng 2.3 Một số doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào CNHT ngành điện tử - tin học 72 Bảng 2.4 Năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ kiện ngành may của Việt Nam 76 Bảng 2.5 Số lƣợng doanh nghiệp ngành trong da – giày, 2006 - 2010 78 Bảng 2.6 Tổng vốn FDI vào Việt Nam theo ngành 92 Bảng 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu giai đoạn 2006 - 2012 118 Bảng 3.2 Mục tiêu phát triển các sản phẩm phôi và chi tiết ngành cơ khí 126 Bảng 3.3 Chỉ tiêu nhu cầu về các sản phẩm CNHT 127 Bảng 3.4 Chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu phát triển CNHT của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô đến năm 2015, tầm nhìn 2020 128 Bảng 3.5 Mục tiêu cụ thể về nhu cầu phát triển CNHT ngành dệt – may giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020 129 Bảng 3.6 Mục tiêu giải quyết nguyên phụ liệu cho ngành đến năm 2015, tầm nhìn 2020 131 Bảng 2.2 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau gần 30 năm đổi mới, nƣớc ta đã đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt. Kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, chuyển sang cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy vậy, tỷ lệ giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất công nghiệp lại đang có dấu hiệu đi xuống. Cụ thể, năm 1995 giá trị gia tăng (VA)/giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp (GO) là 42,5%; đến năm 2000, tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; và ƣớc tính tỷ lệ này hiện nay chỉ còn trên dƣới 23% [2]. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Bối cảnh kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã có sự thay đổi nhanh chóng, về cơ bản, những thế mạnh về nhân công giá rẻ, điều kiện mặt bằng ở các nƣớc đang phát triển... không còn là yếu tố quyết định việc thu hút đầu tƣ, và đó cũng không còn là ƣu tiên hàng đầu của các nhà đầu tƣ. Nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới nhƣ Toyota, Canon của Nhật Bản, LG của Hàn Quốc… chỉ nắm giữ các hoạt động nhƣ nghiên cứu và triển khai, xúc tiến thƣơng mại, phát triển sản phẩm, còn các công đoạn sản xuất, những phần công việc trƣớc đây vẫn nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh trong nƣớc thì ngày nay hầu hết đƣợc giao cho các doanh nghiệp bên ngoài biên giới quốc gia. Nhƣ vậy, các sản phẩm công nghiệp không còn đƣợc sản xuất tại một không gian, địa điểm, mà đƣợc phân chia thành nhiều công đoạn, ở các địa điểm, các quốc gia khác nhau, từ đây thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ đƣợc xem là một trong những quan niệm và cách tiếp cận mới đối với sản xuất công nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các quốc gia dù lớn hay nhỏ khó có thể phát triển đƣợc mà không tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Vì vậy, xuất hiện hàng loạt các yếu tố đòi hỏi phải tính đến, để bảo đảm “tính hợp lý” trong phát t riển công 1 nghiệp hỗ trợ. Trong đó có yếu tố về tƣ duy kinh tế toàn cầu, việc đặt nền kinh tế mỗi quốc gia trong mạng lƣới sản xuất và phân phối toàn cầu, yếu tố về xử lý mối quan hệ giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp và thị trƣờng. Về lý thuyết, cho đến nay, đó l à những vấn đề vẫn chƣa đƣợc lý giải rõ ràng; về thực tế, vẫn còn những quan điểm khác nhau về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở những nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hoá nhƣ Việt Nam. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ quốc gia, vì vậy, cần phải phù hợp với xu hƣớng toàn cầu hoá và hội nhập có hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế. Việt Nam hiện nay đang đứng trƣớc nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hóa theo hƣớng hiện đại trong điều kiện hội nhập và thực hiện các cam kết của các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng đã ký kết. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam, nhất là các hàng công nghiệp nói chung còn yếu, đặc biệt là những ngành sản xuất máy móc, thiết bị. Để đạt đƣợc mục tiêu đến 2020 đƣa nƣớc ta về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, với cơ cấu công nghiệp hiện nay thì các chính sách đang đƣợc áp dụng rất khó có thể xoay chuyển đƣợc tình trạng hiện tại nếu không có đƣợc những đột phá mới về chính sách và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Việc nghiên cứu sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng. Đây chính là những lợi thế, nếu biết khai thác tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phân bố lại cơ cấu đầu tƣ hợp lý, thu hút thêm đầu tƣ và rút ngắn khoảng cách so với các nƣớc phát triển, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế. Ngoài hiệu quả tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động, công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá theo hƣớng vừa mở rộng vừa chuyên sâu. Ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện chƣa phát triển dẫn đến hệ quả Việt Nam phải phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài từ những nguyên liệu, sản phẩm sơ chế.... Kết quả là hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả chƣa cao vì giá trị gia 2 tăng ở các khâu cần có công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao, nhƣng Việt Nam không đáp ứng đƣợc, hầu hết phải nhập khẩu. Trƣớc đòi hỏi của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ, đang là thách thức rất lớn đặt ra cho Việt Nam. Bởi lẽ, cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất, nền công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thu hút và giữ chân các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài một cách bền vững. Nhƣ vậy, phát triển Công nghiệp hỗ trợ không chỉ nhằm mục tiêu gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, mà còn là công cụ quan trọng để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng. Trong bối cảnh nêu trên, đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã đƣợc tác giả chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nhật Bản có thể nói là nơi xuất hiện quan niệm công nghiệp hỗ trợ từ những năm 60 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, đến những năm 80 quan niệm này mới xuất hiện ở các nƣớc Đông Nam Á, Đông Á cùng với việc đầu tƣ trực tiếp của Nhật vào khu vực này. Đến những năm 90 của Thế kỷ 20 công nghiệp hỗ trợ đƣợc sử dụng phổ biến. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chƣa có một quan niệm công nghiệp hỗ trợ chung cho tất cả các quốc gia. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của ngành công nghiệp của mình, mỗi nƣớc lại có một định nghĩa khác nhau. Ở Nhật Bản, định nghĩa công nghiệp hỗ trợ chính thức đƣợc đƣa ra lần đầu tiên vào giữa những năm 80 của thế kỷ trƣớc trong Chƣơng trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ châu Á, theo đó công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết, nhƣ nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá tƣ bản, cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Ở Thái Lan công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các linh phụ kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản. 3 Tại Mỹ những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trƣớc khi chúng đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Năm 1990, trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Michael E.Porter có đề cập đến công nghiệp hỗ trợ nhƣ một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia. Lợi thế cạnh tranh trong một vài ngành cung cấp đã mang lại lợi thế tiềm năng cho các công ty hoạt động trong nhiều ngành khác nhau của một số quốc gia vì họ sản xuất những nguyên liệu đƣợc sử dụng rộng rãi và quan trọng cho đổi mới hoặc quốc tế hoá. Ví dụ, sự thành công của Thuỵ Sĩ trong ngành dƣợc phẩm có liên quan chặt chẽ với sự thành công quốc tế trƣớc đó của ngành nhuộm. Sự dẫn đầu của Nhật Bản về máy fax nhờ rất nhiều vào sự lớn mạnh của ngành máy photocopy. Sự tồn tại của các ngành hỗ trợ có khả năng cạnh tranh quốc tế trong một quốc gia tạo ra những lợi thế cho các ngành công nghiệp sử dụng đầu ra theo các cách khác nhau. Và tiếp tục, sự hiện diện của những ngành liên quan có khả năng cạnh tranh trong một quốc gia thƣờng dẫn đến những ngành có khả năng cạnh tranh mới. Thành công của một nƣớc trong một ngành nhất định dễ xảy ra nếu trƣớc đó có lợi thế cạnh tranh trong một số ngành liên quan. Nhƣng các nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời quan niệm công nghiệp hỗ trợ. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã đƣợc phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á” (JapaneseAffiliated Manufactures in Asia) do JETRO thực hiện năm 2003; và “Báo cáo khảo sát về hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản ” (Survey report on overseas business operations by Japanese manufacturing companies) do JBIC xuất bản năm 2004. Trong đó, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái lan, Malaysia, Indonesia, đã sử dụng hệ thống thầu phụ đƣợc hình thành với vai trò mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Năm 2002, Tổ chức năng suất châu Á (APO-Asian productivtity Organisation) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển Công nghiệp hỗ trợ trong cuốn 4 “Đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ: các kinh nghiệm của châu Á” (Strengthening of Supporting Industries: Asian Experiences). Đây là tài liệu hữu ích cho các nƣớc đang phát triển về chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các chính sách này tập trung vào một số điểm chính: thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển Công nghiệp hỗ trợ, quy đ ịnh về tỷ lệ nội địa hoá và các hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả từ phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, nhƣ là điều kiện tiên quyết để phát triển Công nghiệp hỗ trợ. Những tài liệu trên hầu hết đã đƣa ra những nét khái quát chung và đặc điểm, vai trò của công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, quan niệm công nghiệp hỗ trợ ở từng quốc gia, dƣới con mắt của các tác giả khác nhau vẫn chƣa đi đến thống nhất, đƣa ra một định nghĩa chung và những đặc điểm chung cũng nhƣ quy luật phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Các tác phẩm đề cập đến những ngành công nghiệp hỗ trợ tƣơng ứng của từng quốc gia trên cơ sở thế mạnh về công nghệ, nguồn nhân lực… của từng quốc gia nên tính khái quát chƣa cao, chƣa có đánh giá tổng quát về công nghiệp hỗ trợ. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tháng 3 năm 2004, báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” do JETRO thực hiện đƣợc coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về các ngành Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Báo cáo đã khẳng định Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thời điểm đó còn rất thấp, các doanh nghiệp tƣ nhân và khối doanh nghiệp FDI đang vƣơn lên và khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội. Nguyễn Kế Tuấn (2004) với “Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” (tạp chí Kinh tế và Phát triển) đã đề cập tổng quát: quan niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển Công nghiệp hỗ trợ, đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển Công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam. K. Ohno và Nguyễn Văn Thƣờng (2005) trong sách “Cải thiện hoạch định chính sách công nghiệp ở Việt Nam” cũng đề cập khá nhiều về tận dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong đó có phát triển Công nghiệp hỗ trợ. 5 Phan Đăng Tuất (2005), “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản – Con đƣờng nào cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã có những phân tích, đề xuất rất cụ thể về khả năng hợp tác, hội nhập trở thành đối tác của những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp thế giới. Tiếp theo sau này, tác giả có hàng loạt nghiên cứu, tham luận khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ và sự hợp tác tích cực của Nhật Bản trong vấn đề này. Trần Văn Thọ (2006), “Biến động kinh tế Đông Á và con đƣờng công nghiệp hoá ở Việt Nam” đã dành một chƣơng phân tích tổng quát về con đƣờng phát triển công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá dựa vào công nghiệp hỗ trợ. Ông coi phát triển công nghiệp hỗ trợ nhƣ là mũi đột phá chiến lƣợc nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp nói riêng và hàng hoá của Việt Nam nói chung. Tại Hội thảo về Công nghiệp hỗ trợ của JETRO năm 2005, Phan Đăng Tuất, “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” tại Diễn đàn Liên kết hội nhập cùng phát triển năm 2008 và trong “Công nghiệp hỗ trợ, vấn đề trọng đại” đăng trên Báo Công Thƣơng số Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với nền kinh tế, yêu cầu về hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo và Quy hoạch này đƣợc xây dựng cho 5 nhóm ngành: Điện tử Tin học; Dệt May; Da Giày; Sản xuất lắp ráp ô tô; Cơ khí chế tạo. Trong quy hoạch này, lần đầu tiên quan niệm công nghiệp hỗ trợ đƣợc chính thức hoá ở Việt Nam. Theo quy hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm có tạo dựng môi trƣờng đầu tƣ, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp đã đƣợc đề xuất cho 5 ngành công nghiệp ƣu tiên, đó là: Dệt - May, Da - Giày, Điện tử - Tin học, Sản xuất và lắp ráp ô tô và Cơ khí chế tạo. 6 Cuốn “Xây dựng các ngành Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” do K. Ohno chủ biên năm 2007 đã trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ trong chƣơng 1 “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”; Nguyễn Thị Xuân Thuý đã tổng kết lịch sử ra đời của quan niệm công nghiệp hỗ trợ và đề xuất quan niệm cho Việt Nam trong chƣơng 2 “Công nghiệp hỗ trợ, Tổng quan về quan niệm và sự phát triển”; Mori đã đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ ở chƣơng IV “Thiết kế cơ sở dữ liệu cho công nghiệp hỗ trợ”. Năm 2007, K. Ohno tiếp tục ra cuốn sách “Xây dựng các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” trong đó đã trình bày kết quả khảo sát gần đây nhất về thực trạng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam và đƣa ra những định hƣớng phát triển. Các nghiên cứu kể trên đã phản ánh đƣợc nhiều mặt bức tranh về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Đây đều là các tài liệu có giá trị tham khảo cao. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, các nghiên cứu chƣa đề cập đến bản chất của công nghiệp hỗ trợ, chƣa phân tích thấu đáo các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó chƣa chỉ ra các căn cứ để xác định cách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ cho quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, đặc biệt là trƣớc tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá. Ở quy mô ngành, các nghiên cứu mới chỉ phân tích công nghiệp hỗ trợ trong nội vi ngành công nghiệp hạ nguồn, mà chƣa đặt trong tổng thể các ngành cung ứng khác. Vì vậy, các đề xuất chính sách và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn chƣa thuyết phục và thiếu tính khả thi. Thời gian gần đây, đã có những động thái mới, tích cực từ chính quyền Trung ƣơng mà điển hình nhất là giao Bộ Công Thƣơng chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ riêng về ƣu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, do nhận thức còn khác nhau của các cơ quan liên quan, cho đến nay, Nghị định này vẫn chƣa hoàn thiện và đƣa ra trình Chính phủ đƣợc. Bộ Công Thƣơng, ngày 16 tháng 2 năm 2009, đã quyết định thành lập Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ (SIDEC) trực thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc, Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thƣơng để xây dựng cơ sở dữ 7 liệu, kết nối các doanh nghiệp và sẽ là bộ phận quan trọng của cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Hầu hết những nghiên cứu nêu trên đã nêu ra đƣợc một vấn đề công nghiệp hỗ trợ và còn khá mới mẻ tại Việt Nam, chúng cho thấy sự non yếu của ngành công nghiệp hỗ trợ trở thành lực cản rất lớn đối với phát triển công nghiệp nói chung và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ đã đƣợc đề cập nhiều, tuy nhiên công nghiệp hỗ trợ dƣờng nhƣ vẫn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng của các cấp, các ngành. Đã 3 năm kể từ khi “Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” đƣợc phê duyệt nhƣng chiến lƣợc này gần nhƣ vẫn chƣa đƣợc triển khai. Để khắc phục đƣợc tình trạng manh mún, kém phát triển, không theo kịp với sự phát triển của các ngành chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là đối với các tập đoàn có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, trên cơ sở phân tích hiện trạng và từ kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, tác giả mong muốn đƣa ra đƣợc các nhóm giải pháp từ thể chế, chính sách tới các giải pháp cụ thể với mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam nói riêng và thành công của Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 3. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và cơ sở phát triển công nghiệp hỗ trợ trong tiến trình công nghiệp hoá ở một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ và đánh giá thực trạng cơ sở và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, luận án đƣa ra các giải pháp và kiến nghị để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là ngành công nghiệp hỗ trợ và chính sách của nhà nƣớc đối với công nghiệp hỗ trợ (cơ khí chế tạo, điện tử...) và 8 ngành công nghiệp hạ nguồn (các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, điện tử, da - giày, dệt - may..) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . - Phạm vi: Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và các chính sách đối với công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010. Luận án chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá kết quả hoạt động, sự đóng góp, của các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, cụ thể là 5 ngành: Dệt May, Da Giày, Điện tử - Tin học, Sản xuất và lắp ráp ô tô và Cơ khí chế tạo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chung Phƣơng pháp luận thực hiện đề tài nghiên cứu là: Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. 5.2. Phương pháp cụ thể - Phương pháp mô hình kinh tế: Tổng hợp các lý thuyết kinh tế học, mô tả một cách đơn giản và hợp lý các hiện tƣợng thực tế đang đƣợc nghiên cứu; đồng thời dự đoán xu hƣớng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong mối tƣơng quan với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phương pháp thống kê kinh tế: Thu thập và tổng hợp các số liệu kinh tế qua niên giám thống kê, các báo cáo tổng hợp về công nghiệp hỗ trợ, hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về Công nghiệp hỗ trợ trong các giai đoạn và so sánh với các quốc gia khác. - Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả và phân tích các số liệu kinh tế trên biểu đồ thị và đồ thị qua các thông tin nghiên cứu đƣợc thu thập qua điều tra thăm dò. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Kết hợp phân tích định tính với định lƣợng để xử lý các dữ liệu; phân tích và đánh giá hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về công nghiệp hỗ trợ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.. 6. Những đóng góp mới của luận án 9 6.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa và làm rõ hơn các quan điểm lý thuyết về phát triển công nghiệp hỗ trợ và làm rõ kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong tiến trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế của một số nƣớc trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời làm rõ quan niệm về công nghiệp hỗ trợ phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 6.2. Về mặt thực tiễn Làm rõ vai trò của công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển kinh tế, chủ yếu là gắn với việc tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu của Việt Nam và để Việt Nam thực sự trở thành một thành viên của nền kinh tế thế giới. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cả về chính sách và quyết tâm của doanh nghiệp cũng nhƣ Nhà nƣớc đối với phát triển Công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, hình vẽ, bảng biểu minh hoạ, nội dung luận án chia làm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 3: Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Các quan niệm về công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Các quan niệm của các nước trên thế giới Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có thể nói đã xuất hiện ở Nhật Bản từ những năm 50 của thế kỷ 20. Ngay từ khi mới xuất hiện đã có nhiều chính sách đƣợc ban hành liên quan đến CNHT, cụ thể là: Năm 1952 Nhật Bản ban hành Luật xúc tiến hiện đại hóa doanh nghiệp sản xuất. Năm 1956 Nhật Bản ban hành Luật về biện pháp tạm thời đẩy mạnh công nghiệp chế tạo máy móc. Năm 1957 Nhật Bản ban hành Luật về biện pháp tạm thời khuyến khích công nghiệp điện tử. Những Luật này chỉ mang tính tạm thời (quy định thời hạn hiệu lực là 5 năm) nhƣng cả 3 Luật này đều đƣợc kéo dài hiệu lực đến thập niên 80 của thế kỷ 20 và đƣợc nhập lại thành Luật xúc tiến các ngành (SOKEIZAI). Mặc dù xuất hiện từ rất sớm, nhƣng cụm từ “Supporting Industry” (CNHT) với đầy đủ ý nghĩa lại xuất hiện muộn hơn và lần đầu tiên ngƣời ta đề cập đến trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” của Bộ Công Thƣơng Nhật Bản (MITI), nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thƣơng mại (METI). Trong tài liệu này, CNHT đƣợc dùng để chỉ các doanh nghiệp có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nƣớc châu Á, hay các công ty sản xuất linh phụ kiện. Hai năm sau, năm 1987, MITI tiếp tục giới thiệu về thuật ngữ này với định nghĩa chính thức là các ngành cung cấp những gì cần thiết nhƣ nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá, cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Nhƣ vậy, quan niệm CNHT ra đời và đƣợc chính phủ Nhật Bản chính thức sử dụng từ 1985. Sau đó, thuật ngữ CNHT đƣợc phổ biến đến các nƣớc châu Á khác cùng với các chƣơng trình hỗ trợ của Nhật Bản nhƣ New Aid Plan năm 1987, chƣơng trình phát triển CNHT châu Á năm 1993. Hiện nay, ở Nhật Bản, CNHT đƣợc hiểu là “một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phả i nguyên vật liệu thô và các sản 11 phẩm hoàn chỉnh) cho các ngành công nghiệp hạ nguồn ” (nhƣ vậy quan niệm này đã đƣợc mở rộng hơn so với quan niệm CNHT do MITI đƣa ra năm 1987). Nói cách khác, CNHT nằm ở phần giữa của quá trình sản xuất, từ thƣợng nguồn x uống đến hạ nguồn. Ngoài ra, một số công đoạn sản xuất nhất định, phục vụ một số ngành công nghiệp nhất định tƣơng đối tƣơng đồng nhau (Hình 1.1) cũng đƣợc xem là CNHT. Việc tƣơng đồng này làm cho chi phí sản xuất giảm, tăng dung lƣợng thị trƣờng, gia tăng nguồn khách hàng và giúp CNHT phát triển nhanh hơn. Các quốc gia Đông Á khác nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều xác định CNHT theo hƣớng này, bằng cách dựa trên các công đoạn sản xuất và bao gồm các sản phẩm chủ yếu liên quan đến 3 lĩnh vực chính: các linh kiện kim loại, các linh kiện nhựa và cao su, các linh kiện điện - điện tử. Ôtô Xe máy Đồ gia dụng Đồ điện tử Các nhà lắp ráp có yêu cầu về linh phụ kiện tƣơng tự nhau Phụ tùng, linh kiện: Kim loại, nhựa, cao su, điện… Công nghiệp hỗ trợ Dập Mạ Đúc Gia công cơ khí Rèn Khuôn mẫu Hàn Xử lý nhiệt Các công đoạn sản xuất cơ bản Hình 1.1: Phạm vi của công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản Nguồn: Ohno, K. 2006 [16] - Ở Đài Loan, CNHT đƣợc gọi là công nghiệp sản xuất linh kiện. - Ở Hàn Quốc, CNHT đƣợc gọi là công nghiệp vật liệu và phụ tùng. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á cũng định nghĩa CNHT tƣơng tự Nhật Bản. Cục Phát triển CNHT Thái Lan định nghĩa CNHT là các ngành công nghiệp 12 cung cấp các linh phụ kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói cho các ngành công nghiệp cơ bản. Ở các quốc gia khác: - Bộ Năng lƣợng Mỹ trong ấn phẩm phát hành năm 2004 với tựa đề: các ngành CNHT: công nghiệp của tƣơng lai, định nghĩa CNHT bao gồm những ngành cung cấp các quy trình cần thiết để sản xuất và hình thành sản phẩm trước khi chúng được đưa đến các ngành công nghiệp cuối cùng . Chƣơng trình phát triển ngành CNHT hiện nay ở Mỹ bao gồm 7 ngành đó là các thiết bị làm nóng công nghiệp, xử lý nhiệt, rèn, hàn, luyện kim bột và các vật liệu dạng hạt, sứ cao cấp và các sản phẩm các-bon. Tại các quốc gia châu Âu: Ở châu Âu cụm từ “CNHT” ít đƣợc sử dụng. Các quan niệm liên quan đến nội dung này đƣợc phản ánh ở các thuật ngữ khác, nhƣ: thầu phụ, thuê ngoài, nhà cung ứng. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng quan niệm về ngành CNHT là một quan niệm rộng, chỉ mang tính tƣơng đối. Tuy có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau, nhƣng các quan niệm CNHT đều có các điểm chung nhƣ sau: Thứ nhất, đó là việc cung ứng các linh phụ kiện cho mục đích sản xuất sản phẩm cuối cùng; thứ hai, việc cung ứng này chủ yếu đƣợc đáp ứng bởi hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tuy nhiên, đó là các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ đòi hỏi trình độ sản xuất với mức độ chính xác của sản phẩm rất cao, thực hiện các cam kết hợp đồng với khách hàng một cách chuẩn mực; thứ ba, khách hàng của các ngành CNHT là các nhà lắp ráp, do vậy, thị trƣờng của CNHT không rộng, không dễ dàng tác động nhƣ khi họ sản xuất sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Thị trƣờng hàng hoá của họ thu hẹp hơn, có những nhóm sản phẩm nằm ở phần thị trƣờng rất hẹp và chỉ dành cho một số khách hàng nhất định. Đây chính là khó khăn lớn nhất của phát triển CNHT. Mặc dù vậy, sản xuất CNHT lại trở nên hấp dẫn và tƣơng đối ổn định nếu doanh nghiệp phụ trợ đó tìm đƣợc khách hàng dài hạn, hoặc tìm đƣợc thị trƣờng “ngách” cho mình. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất