Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo ...

Tài liệu Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại trường đại học tây đô

.PDF
246
160
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ BÙI XUÂN TÙNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ S K C 0 0 3 9 7 5 9 NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 S KC 0 0 3 7 6 4 Tp. Hồ Chí Minh, 2012 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ BÙI XUÂN TÙNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 --------------------------------------------------------TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2012 0 LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ & tên: Bùi Xuân Tùng Giới tính:Nam Ngày, tháng, năm sinh: 13/02/1978 Nơi sinh:Bình Định Quê quán: Bình Định Dân tộc:Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:127/8G/4 Mậu Thân- An Hòa-Ninh Kiều- Cần Thơ Điện thoại cơ quan: 07102 460 402 Điện thoại nhà riêng: 0915 35 30 35 Fax: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO E-mail: 1. Đại học Hệ đào tạo: Chính quy tập trung Thời gian đào tạo từ 1997 đến 2002 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Cần Thơ Ngành học:tin học 2. Sau đại học Hệ đào tạo: Chính quy thời gian đào tạo từ 2010 đến 2012 Nơi đào tạo: Trƣờng đại học sƣ phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục học III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 2004-2006 Nông trƣờng Sông Hậu Nhân viên tư vấn 2007-2009 S-Fone Nhân viên kỹ thuật 2009- nay Trƣờng đại học Tây Đô Giáo viên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2012 (ký tên và ghi rõ họ tên) Bùi Xuân Tùng LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Tây Đô và trường đại học Cần Thơ đã ủng hộ và đóng góp ý kiến sâu sắc cho chương trình đào tạo này. Xin chân thành cảm ơn quý anh chị em học viên lớp giáo dục học tại Cần Thơ 2010 Đặc biệt chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Phùng Rân đã chỉ ra những điểm sai của đề tài để người nghiên cứu thay đổi đúng tiến độ. Trân trọng cảm ơn! CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Diễn giải 1 TC tín chỉ 2 NC niên chế 3 GDĐH giáo dục đại học 4 HTTC hệ thống tín chỉ 5 SV sinh viên 6 GV giáo viên 7 GD&ĐT giáo dục và đào tạo 8 HP học phần 9 ĐHQGTPHCM đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 10 ĐH đại học 11 CĐ cao đẳng 12 CVHT cố vấn học tập 13 SĐH sau đại học 14 LT lý thuyết 15 TH thực hành 16 TT thực tập 17 ĐA đồ án 18 BB bắt buộc 19 PĐT phòng đào tạo 20 CNTT công nghệ thông tin 21 ĐVHT đơn vị học trình 22 CĐCTĐT chuyển đổi chương trình đào tạo 23 HT Hiệu trưởng 24 T/học Tự học 25 TS Tổng số 26 TLT Tiết lý thuyết 27 TTT Tiết thực hành 28 HĐH Hệ điều hành 29 MM Mã môn 30 CNPM Công nghệ phần mềm 31 TN Thực nghiệm 32 BT Bài tập 33 ĐHCT Đại học Cần Thơ 34 T Tiết 35 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 36 PTCTĐT Phát triển chương trình đào tạo 37 P. ĐT Phòng đào tạo 38 HC Học chế 39 ĐHTĐ Đại học Tây Đô Giáo viên hướng dân: Phùng Rân A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Giả thuyết nghiên cứu 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Giới hạn đề tài 8. Đóng góp mới của đề tài 9. Kế hoạch nghiên cứu Häc viªn thùc hiÖn: Bïi Xu©n Tïng Trang 1 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do thứ nhất nhiệm vụ về chí nh trị và pháp lý Năm 2006, Luật Công Nghệ Thông Tin của Việt Nam đã được quốc hội thông qua và đã được chính phủ ban hành theo nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động. Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Định hướng trong những năm tới là: + Tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời. + Phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. + Tích cực triển khai hình thức giáo dục từ xa. Đề án đổi mới Giáo dục Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu : ” Đến năm 2020 Giáo dục Đại học phải có bước chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và nâng cao tiềm năng trí tuệ, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nâng một số trường Đại học lên đẳng cấp quốc tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và nền kinh tế đất nước ” Do vậy chất lượng và hiệu quả đào tạo là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các trường đại học và cao đẳng hiện nay, để thực hiện được điều này thì các trường phải có chương trình đào tạo linh hoạt giúp cho người học dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội được nội dung học tập theo thời gian mà họ mong muốn, từ đó họ có cơ hội phát huy hết tài năng của mình để đáp ứng nhu cầu xã hội và liên thông với thế giới. Trên tinh thần đó: nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 : “ Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài “ Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 2 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Để thực hiện các chủ trương của nhà nước về mở rộng học chế tín chỉ, cần khẩn trương xây dựng một lộ trình chuyển đổi từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ trong toàn hệ thống giáo dục đại học. 1.2. Lý d o thứ hai Việt Nam và các nước quan tâm đến học chế tín chỉ 1. Tiết kiệm, hiệu quả 2. Chương trình đào tạo mềm dẻo (đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học) 3. Thuận lợi trong việc công nhận các nội dung đào tạo, dẫn đến xúc tiến quá trình hội nhập và quốc tế hóa trong giáo dục đại học. 4. Đánh giá chặt chẽ 5. Quy trình đào tạo mềm dẻo (lấy người học làm trung tâm ) Hệ thống đào tạo mà các trường đại học Việt Nam đã thực hiện từ nhiều năm qua, một hệ thống niên chế trong đó sinh viên vào trường để theo học một chuyên ngành cụ thể và tuần tự tiến đi theo một quá trình cố định với những môn học cố định và một lớp sinh viên cố định mà không có quyền lựa chọn nội dung cho đến năm thứ ba hoặc năm thứ tư. Không thích hợp với nền kinh tế tòan cầu hóa và nghề chuyên môn cao. Cơ cấu kinh tế và cùng với nó là đòi hỏi về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp đang thay đổi nhanh chóng do toàn cầu hóa và tốc độ của tiến bộ kỹ thuật. Trong lúc đó, số người vào đại học đang gia tăng mạnh mẽ và mối liên hệ hiển nhiên giữa những đòi hỏi có thể có của nền kinh tế với lực lượng tốt nghiệp đại học ngày nay phải thích nghi với kinh tế - xã hội. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ đem lại một cách thức để tái cấu trúc lại chức năng giảng dạy của các trường đại học theo một cách thức phù hợp hơn với nền kinh tế mới và thế giới hiện đại. Công nghệ thông tin phát triển không ngừng và đã thay đổi cách học, cách dạy và cách làm việc con người. Để có nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin tại Cần Thơ với chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề tại các đơn vị cơ sở có khả năng cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ cần thiết theo một cơ cấu thích hợp, có khả năng thích ứng nhanh với mọi biến đổi của môi trường, đồng thời có khả năng thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 3 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Hơn nữa là đất nước chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới với một giai đoạn tiền công nghiệp, nhiều thách thức và cơ hội. Một trong 5 thành phố lớn của Việt Nam đang cần số lao động và chất lượng lao động đa dạng để phục vụ thành phố hơn 1 triệu dân. Đại học Tây Đô đang đào tạo theo thể chế niên chế với các chuyên ngành đào tạo tin học như: Công nghệ thông tin(đại học), tin học ứng dụng(cao đẳng), công nghệ thông tin(trung cấp), ngoài ra còn có cao đẳng liên thông lên đại học tin học, trung cấp liên thông lên cao đẳng tin học; Chung sức với thành phố Cần Thơ cung cấp lực lượng lao động cho thành phố và các tỉnh khác. Tuy nhiên để lực lượng lao động nói chung và lao động chuyên ngành công nghệ thông tin nói riêng muốn đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại và tương lai thì còn nhiều trở ngại. Để luận văn đi sát thực tế đơn vị và nhu cầu chung của địa phương, người nghiên cứu đã viết bài báo ngày 13 tháng 12 năm 2011 trên trang điện tử: http://baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=26132 với nội dung “Học chế tín chỉ giúp sinh viên chủ động xây dựng chương trình học” và tăng cường tính tự giác học tập ở nhà cũng như cách nhìn sâu xa hơn khi muốn học liên thông . Xuất phát từ nhiều vấn đề thực tế nêu trên, người nghiên cứu chọn đề tài” Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại trường đại học Tây Đô” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn thứ nhất tập thể khoa kỹ thuật công nghệ và lãnh đạo nhà trường trường đại học Tây Đô tăng cường mối quan hệ giữa khoa và đối tượng sử dụng lao động từ đó tăng hoặc giảm nội dung đào tạo của ngành tin học cho phù hợp hơn với nhu cầu xã hội. Thứ hai góp phần tạo điều kiện cho sinh viên ngành tin học trường đại học Tây Đô thấy rõ kiến thức, kỹ năng của mình của mình so với nhu cầu thực tế xã hội đang cần và đang muốn. Thứ 3 hy vọng sẽ giảm tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động ngành tin học. Thứ 4 sinh viên có thể tự chọn con đường riêng để có kế hoạch học tập liên thông và suốt đời trong và ngoài nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 4 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ nhằ m mở rô ̣ng năng lực và quy mô đào ta ̣o cho trường Đại học Tây Đô trong nhiê ̣m vu ̣ cung cấ p nguồ n nhân lực cho địa phương cũng như trên cả nước. 3. Giả thuyết nghiên cứu Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại Đại học Tây Đô thành công sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng linh hoạt của sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội học tập, nâng cao trình độ đáp ứng đươ ̣c nhu cầ u của thi ̣trường lao đô ̣ng , phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại đại học Tây Đô.  Khách thể nghiên cứu: - Chương trình đào tạo của đại học Tây Đô. - Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học khác. - Mối quan hệ giữa trường đại học Tây Đô với các đơn vị sử dụng lao động. - Nhu cầu học tập đa dạng và nâng cao trình độ của sinh viên đang theo học trình độ trung cấp đến cao đẳng và liên thông lên đại học tại đại học khác nối kết với đại học Tây Đô và ngược lại. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u: - Các tài liệu hướng dẫn xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo đại học. - Các tài liệu hướng dẫn tổ chức đào tạo đại học theo học chế tín chỉ. - Các tài liệu liên quan khác.  Phương pháp xử lý và thống kê: Bao gồm thu thập dữ liê ̣u, xử lý và thống kê để làm luâ ̣n cứ cho đề tài .  Phương pháp chuyên gia: Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 5 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Được dùng để đánh giá tính khả thi của việc phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại đại học Tây Đô. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về PTCTĐT đại học theo học chế tín chỉ - Khảo sát thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Tây Đô (đang đào tạo theo niên chế ). - Khảo sát thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Đại học khác - Phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại đại học Tây Đô. - Đánh giá tính khả thi của phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại đại học Tây Đô bằng phương pháp chuyên gia. 7. Giới hạn đề tài Phát triển chương trình đào tạo công nghệ thông tin trình độ đại học theo học chế tín chỉ tại đại học Tây Đô(chuyên ngành kỹ thuật phần mềm). 8. Đóng góp mới của đề tài Thứ nhất phát triển chương trình mẫu cho trường đại học Tây Đô đi từ niên chế lên lên đào tạo tín chỉ. Thứ hai đáp ứng nhu cầu xã hội tại Cần Thơ cũng như đồng bằng sông Cửu Long về vấn đề chuyên môn hoá. Thứ ba đáp ứng nhu cầu học tập liên thông của cá nhân từ các trường trong khu vực cũng như cả nước và liên thông thế giới. 9. Kế hoạch nghiên cứu Tháng thứ STT Nội dung công việc 1 Hoàn thành đề cương x 2 Thu thập tài liệu x 3 Khảo sát thực trạng 4 Hoàn thành nội dung 5 Ghi nhận ý kiến chuyên gia Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 6 1 2 3 4 5 x x x x 6 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân 6 Viết luận văn 7 Trình Giảng viên hướng dẫn x 8 Chỉnh sửa x 9 Hoàn thành luận văn x Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 7 x Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân B. NỘI DUNG Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2 : Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 3 : Phát triển chương trình đào tạo ngành CNTT trình độ đại học tại đại học Tây Đô Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 8 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Chương 1 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Lược sử về vấn đề nghiên cứu Trước đây không lâu, giáo dục đại học được dành cho những thành phần ưu tú của xã hội nhằm chuẩn bị cho họ trở thành thầy giáo, thành những nhà khoa học và quản lý xã hội. Điều đó ngày nay không còn đúng nữa. Trên toàn thế giới, tỉ lệ người học đại học đã tăng 75% trong thời gian từ 1991 đến 2003, riêng ở Việt Nam, con số này là 600% 1. Xưa nay, xã hội coi trọng giáo dục đại học do tác động sâu sắc của nó đối với sự phát triển trí tuệ của cá nhân cũng như của xã hội. Các nhà khoa học cho rằng sự mở rộng giáo dục đại học là kết quả của quá trình chuyển đổi kinh tế thế giới từ nền kinh tế công nghiệp chuyển thành nền kinh tế tri thức. Trường đại học là cỗ máy quan trọng nhất trong cuộc cách mạng tri thức. Những ngành xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới như sản xuất chất bán dẫn, máy tính, thiết bị truyền thông, dược phẩm có chi phí sản xuất không đáng kể so với chi phí và thời gian nghiên cứu để làm ra sản phẩm đó 2. Ở Việt Nam, nhiệm vụ giáo dục và cấu trúc quản lý của đại học đang đối mặt với một thử thách vô cùng to lớn trước sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng sinh viên cũng như của một nhận thức được nhiều người đồng tình về vai trò nền tảng của giáo dục đại học đối với tương lai của Việt Nam trong một xã hội tri thức. Những người lãnh đạo nhà nước, giới trí thức, giới báo chí truyền thông, phụ huynh và sinh viên đang kêu gọi đổi mới giáo dục đại học, phê phán sự không hiệu quả và không quan tâm đến quyền lựa chọn của sinh viên trong hệ thống hiện tại. Một trong những giải pháp về mặt quản lý đang được đề xuất là vận dụng hệ thống phân chia, tích lũy học phần hay còn được gọi hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Ở cấp độ bề mặt, hệ thống tín chỉ là một cơ cấu quản lý đơn giản để tính toán quá trình học tập của sinh viên cho đến lúc tốt nghiệp. Trong thực tế, hệ thống tín chỉ là một kết quả tất yếu của việc biến đổi một cách cơ bản nhiệm vụ của trường đại học cũng như mối quan hệ giữa trường đại học và sinh viên. 1 World Development Indicators, “Participation in Education” (Table 2.11) (2005) Yilmaz Akyz, Developing Countries and World Trade Performance and Prospects, tr. 8 (table 1.1), 27-28 (charts 1.4 and 1.5) (2003). 2 Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 9 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Học chế tín chỉ ra đời năm 1872 tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ), phát triển rất nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹ và từ đầu thế kỷ 20 mở rộng ra Bắc Mỹ và thế giới (đặc biệt là các nước đang phát triển). Trong thế kỷ XIX giáo dục đại học Mỹ vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc truyền thống giáo dục cổ điển: sinh viên được đào tạo theo một chương trình cứng nhắc gồm toàn những môn bắt buộc 3. Hệ thống này bị chỉ trích là thiếu sự linh hoạt khiến nó không thể đáp ứng nguyện vọng của sinh viên cũng như những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế và tạo ra một chất lượng giảng dạy thấp. Một chương trình được quy định cứng nhắc như vậy không cho phép thực hiện những bộ môn nâng cao để thích hợp với những sinh viên xuất sắc, với đào tạo liên ngành, hoặc tạo ra một mối liên hệ mạnh mẽ hơn giữa giảng dạy và nghiên cứu. Năm 1885, hiệu trưởng Trường Đại học Harvard Charles Elliot đã tóm tắt những ý kiến phê phán này và nêu ra những ưu điểm của hệ thống tín chỉ như sau: " Tất cả mọi thứ trong chương trình đào tạo được quy định đều là cần thiết và cơ bản từ đầu đến cuối...Không thể thực hiện cái gì khác ngoài những gì đã được quy định, không một giáo sư nào dù tha thiết với chuyên môn và nhiệt tình đến đâu có thể có những học trò xuất sắc, không có giáo sư hoặc sinh viên nào dù đầy tiềm năng và khao khát tri thức đến đâu có thể đạt được những thành tựu nghiêm túc trong bộ môn của mình. Trong hệ thống tự chọn, phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của mình để theo đuổi những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp phù hợp. Năng lực tập trung này có được nhờ sự phát triển chuyên sâu vào một lĩnh vực hẹp, và kết quả là trình độ kiến thức sẽ được nâng cao.” 4 Ở Mỹ, trường đại học Harvard là nơi đầu tiên cho phép sinh viên có được chút ít quyền lựa chọn trong một số môn. Trước hết sinh viên được toàn quyền chọn môn học trong năm cuối, sau đó quyền này được mở rộng cho năm thứ ba, năm thứ hai, và phần lớn năm thứ nhất. Trong vòng một thập kỷ, hệ thống tự chọn môn học của đại học Harvard đã được học tập và vận dụng trong các trường đại học khác trên toàn nước Mỹ. Việc chuyển đổi chương trình đào tạo từ bắt buộc sang tự chọn lập tức đòi hỏi phải tạo ra một hệ thống quản lý để theo dõi quá trình học tập của sinh viên cho đến khi tốt 3 James M. Heffernan, The Credibility of the Credit Hour: The History, Use, and Shortcomings of the Credit System, 44 Journal of Higher Education 61 (1973) 4 Elliot, The Elective System (1885), http://www.higher-ed.org/resources/Charles_Eliot.htm Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 10 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân nghiệp. Đơn vị đầu tiên để đo lường là bản thân các môn học, đặc biệt là thời gian tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên. Bằng cử nhân dựa trên sự kết hợp của các môn bắt buộc và môn tự chọn. Với tư cách một công cụ quản lý, hệ thống tín chỉ nhanh chóng được xem là một phương tiện quan trọng trong việc xác định những nhân tố có liên quan, chẳng hạn có thể tính học phí cho sinh viên dựa trên số tín chỉ đăng ký, có thể tính lương cho giảng viên dựa trên số giờ, tín chỉ đã dạy, có thể xác định tính chất chuyên ngành của chương trình học dựa trên số tín chỉ bắt buộc. 5 Tuy vậy, ở nước Mỹ, hệ thống tín chỉ không hề là một hệ thống, trong thực tế giờ tín chỉ (credit hour) là một khái niệm không có một định nghĩa chung và hệ thống tín chỉ thừa nhận những hình thức hoàn toàn khác nhau ở các trường đại học công và tư hàng đầu ở nước Mỹ. Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ (TC) được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camơrun... Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học . Vào năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu (European Higher Education Area) thống nhất vào năm 2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế TC (European Credit Transfer System -ECTS) trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của SV trong khu vực châu Âu và trên thế giới. Những thí điểm đầu tiên được triển khai tại Việt Nam là Đại học Mở Bán Công Tp HCM, sau đó Đại học Bách khoa Tp. HCM là nơi đầu tiên áp dụng toàn diện học chế TC từ năm 1993, rồi các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thủy sản Nha Trang, Đại học Dân lập Thăng Long v..v.. và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các năm sau đó. Hiện nay có hơn 50 trường trong cả nước áp dụng học chế TC 5 James M. Heffernan, The Credibility of the Credit Hour: The History, Use, and Shortcomings of the Credit System, 44 Journal of Higher Education 63-64 (1973) Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 11 Giáo viên hướng dẫn: Phùng Rân Giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển tiếp sang hệ thống tín chỉ và trọng tâm của việc chuyển tiếp này là những thay đổi mang tính tổ chức và văn hóa cần phải được quản lý một cách đúng đắn để giúp các trường đại học trở thành những động cơ hữu hiệu cho việc sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Việc áp dụng và thực hiện mô hình chuyển tiếp sang hệ thống tín chỉ. Những thực hành tốt nhất bao gồm một hệ thống giáo dục tập trung vào việc học tập chú trọng vào khả năng giải quyết vấn đề, phương pháp học tập và giảng dạy chủ động, khả năng suy xét thấu đáo và khả năng đưa các sáng tạo thành sản phẩm có giá trị. Những kỹ năng này rất cần thiết trong việc hình thành những công dân tốt cũng như nguồn lao động có kỹ năng đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế của đất nước. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có sự thay đổi mang tính hệ thống ở nhiều mức độ và phạm vi: sự tham gia của sinh viên, phương pháp giảng dạy với mục tiêu tương ứng của nghiên cứu và khối lượng công việc giảng dạy và học tập cũng như kỳ vọng của sinh viên và giảng viên. Một sự chú trọng rộng suốt trong hệ thống giáo dục trong việc học tập của sinh viên cùng với việc đánh giá liên tục, sẽ đem lại cho quốc gia một hệ thống giáo dục đại học xuất sắc được coi trọng trên thế giới và sẵn sàng đón nhận những thách thức của thế kỷ 21. Thực hiện học chế tín chỉ sẽ đem lại cho hệ thống giáo dục đại học một chương trình đào tạo có thể chuyển đổi được, có thể so sánh được, có tính linh hoạt, minh bạch và tạo điều kiện cho việc tiếp cận thị trường lao động. Tuy vậy, đạt đến học chế tín chỉ đòi hỏi nhiều vấn đề: giảm bớt số giờ học trên lớp và tăng cường bài tập ở nhà. Việc thay đổi sang học chế tín chỉ đòi hỏi một chương trình đào tạo có thể so sánh được với chương trình đào tạo của học chế tín chỉ ở các trường khác trên phạm vi quốc tế. Ở cấp độ căn bản nhất, nó bao gồm: 1) Các môn học và tín chỉ tiêu chuẩn – cả hai là yêu cầu bắt buộc của nhà trường và của các khoa- có thể chuyển đổi được giữa các trường Việt Nam và các trường quốc tế. 2) Các môn học và tín chỉ phản ánh những nội dung, kỹ năng, và nỗ lực (qua đề cương môn học) tương đương với nhau trên phạm vi quốc tế. 3) Việc giảng dạy và học tập (qua thiết kế bài giảng) mang lại một kết quả tương Học viên thực hiện: Bùi Xuân Tùng Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan