Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam...

Tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần dệt may việt nam

.PDF
83
525
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HỒNG NGA PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HỒNG NGA PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính và Ngân hàng Mã số : 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Danh mục bảng ......................................................................................... i MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG……………………………….4 1.1. Những vấn đề chung về công ty tài chính……………………….4 1.1.1. Chức năng của công ty tài chính…………………………………….4 1.1.2. Phân loại công ty tài chính…………………………………………..5 1.1.3. Quản lý các công ty tài chính………………………………………..7 1.1.4. Rủi ro của công ty tài chính………………………………………….11 1.2. Cho vay tiêu dùng - Một chức năng của công ty tài chính……...13 1.2.1. Khái niệm…………………………………………………………….13 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng………………………….13 1.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng………………………………………….15 1.2.4. Rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng……………………………..15 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng ……………17 1.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng …………………….19 1.2.7. Các phương pháp thẩm định khoản vay……………………………..21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG………………. TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM……..35 2.1. Giới thiệu về công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam………..35 2.2. Quy chế cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam…………………………………………………………………………38 2.3. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam…………………………………………………………42 2.3.1. Các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng………………………………….42 2.3.1.1. Cho vay mua xe ôtô…………………………………………………42 2.3.1.2. Cho vay mua nhà ở, đất ở…..……………………………………….44 2.2.1.3. Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở.………………………………...44 2.2.1.4. Cho vay nhằm nâng cao đời sống….……………………………….45 2.2.1.5. Cho vay tiêu dùng tín chấp………………………………………….45 2.3.2. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng…………………………………46 2.3.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam……………………………………………………………….55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN…………………………. TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM……62 3.1. Đề xuất về mặt pháp lý, chính sách đối với các công ty tài chính và dịch vụ cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính………………………..62 3.2. Đề xuất đối với công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam ……63 3.2.1. Hoàn thiện quy chế, quy định, quy trình về cho vay tiêu dùng cá nhân.. ……………………………………………………………………………….63 3.2. 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng mạng lưới hoạt động…………64 3.2.3. Thiết kế những gói sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng…65 3.2.4. Mở rộng nhóm khách hàng mục tiêu…………………………………66 3.2.5. Nâng cao năng lực thẩm định cho vay ………………………………67 3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro……………………………………69 3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ………………………………70 3.3. Đề xuất đối với khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ……………73 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang Hệ thống rating cho điểm với cá nhân vay tiêu 1 1.1 dùng điểm tín dụng của một ngân hàng nước 23 ngoài 2 2.1 3 2.2 4 2.3 Kết quả kinh doanh của CT TCCP D ệt May Việt Nam năm 2008- 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ trọng của cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng năm 2008-2011 Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng giai đoạn 2008-2011 37 48 49 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng của 5 2.4 CTCPTC D ệt May Việt Nam giai đoạn 2008- 50 2011 Các khoản cho vay tiêu dùng đến các đối 6 2.5 tượng trong nội bộ tập đoàn ( Các cán bộ, công nhân viên thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam) 52 năm 2009- 2011 7 2.6 Cơ cấu các khoản vay tiêu dùng theo mục đích 53 8 2.7 Cơ cấu các khoản vay theo giá trị khoản vay 54 i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam ngày một nâng cao. Việc sở hữu một chiếc xe hơi hay một căn hộ cao cấp không còn là hiếm thấy hiện nay. Quan trọng hơn, thói quen chi tiêu của người Việt cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, người Việt luôn tiêu dùng với tâm niệm rằ “ tích tiểu thành đại”, “ thắt lưng buộc bụng” phải tiết kiệm đủ thì mới dám chi tiêu, mua sắm. Bây giờ, rất nhiều người sẵn sàng đi vay để tiêu dùng. Thay vì phải mất 1 ,2 năm tiết kiệm để sở hữu một chiếc xe ô tô hay 10 năm để tậu được một căn nhà, người Việt còn có một một lựa chọn khác, đó là sử dụng dịch vụ “ cho vay tiêu dùng” tại các ngân hàng hay công ty tài chính. Xuất phát từ nhu cầu này, các ngân hàng và các công ty tài chính đang phát triển mạnh mẽ dịch vụ “ cho vay tiêu dùng”. Đặc biệt là các công ty tài chính, với số vốn không lớn như các ngân hàng thì cho vay tiêu dùng trở thành sản phẩm chủ đạo. Nhưng việc cho vay tiêu dùng tại các công ty Tài Chính Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế, khiến cho dịch vụ này chưa phát triển một cách toàn diện, chưa đem lại lợi ích tối đa cho cả người vay và tổ chức cho vay. Luận văn “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam” sẽ chỉ ra thực trạng của dịch vụ cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. Từ đó đưa ra những đề xuất để phát triển dịch vụ này tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Mặc dù dịch vụ cho vay tiêu dùng đã được triển khai và phát triển tại Việt Nam được một thời gian nhưng chưa có nhiều đề tài và chuyên đề nghiên cứu đề tài này. Những đề tài đã nghiên cứu chủ yếu hướng tới các ngân hàng thương mại, hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu dịch vụ cho 1 vay tiêu dùng công ty tài chính . Chính vì vậy, luận văn “Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam” là một đề tài tương đối mới, tập trung nghiên cứu dịch vụ cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn “Phát triển cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam” tập trung phân tích làm rõ những khó khăn, hạn chế và rủi ro của công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam trong việc triển khai và phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng, qua đó thể hiện một cái nhìn thực tế về cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính hiện nay. Từ đó, đưa ra những đề xuất góp phần phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ nêu ra thực trạng chung của dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại các công ty tài chính, sau đó đi sâu vào nghiên tình hình cho vay tiêu dùng tại Công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. Trong khi phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính cổ phần Dệt May, luận văn cũng sẽ đề cập đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng khác để đưa cái nhìn toàn diện hơn về dịch vụ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài xuất phát từ hoạt động thực tiễn của dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam, cụ thể với các công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. Phần lý luận của luận văn được dựa trên lý thuyết chuẩn quốc tế về công ty tài chính và dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân. Ngoài phương pháp triết học biện chứng và lịch sử thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống, diễn dịch, 2 phân tích tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh làm sáng tỏ các luận cứ được nêu ra. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn Đề tài của luận văn là dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam. Vì vậy, luận văn sẽ không dừng lại ở lý luận hay cái nhìn khái quát mà đem lại cái nhìn thực tế, cụ thể, thiết thật. Qua đó, luận văn đưa ra một số đề xuất để phát triển dịch vụ này ở các công ty tài chính, mang lại lợi ích cho các tổ chức này và cả khách hàng sử dụng dịch vụ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CH Ư ƠNG II. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Những vấn đề chung về công ty tài chính 1.1.1. Chức năng của công ty tài chính Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Chức năng chủ yếu của công ty tài chính là cho vay tới cả cá nhân và các doanh nghiệp. Các dịch vụ công ty tài chính cung cấp bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh và cho vay cầm cố. Một số khoản vay của Công ty tài chính giống với khoản vay của Ngân hàng thương mại, một số thì chuyên môn hoá cao hơn. Theo luật các tổ chức tín dụng 2010 và nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, “công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 01 năm” [1,3]. Công ty tài chính bao gồm loại hình: Công ty tài chính tổng hợp được thực hiện tất cả các chức năng, nghiệp vụ theo quy định và Công ty Tài chính chuyên ngành hoạt động chủ yếu trên một số lĩnh vực như tín dụng tiêu dùng hoặc phát hành thẻ tín dụng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [1]. Lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có 4 thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. 1.1.2. Phân loại công ty tài chính Về cơ bản, có ba loại hình công ty tài chính: Công ty tài chính thương mại, công ty tài chính doanh số và công ty tài chính tiêu dùng (a) Công ty tài chính thương mại là những công ty tài chính có chức năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như bao thanh toán, cho thuê tài chính và các khoản vay đảm bảo bằng giấy sở hữu. - Bao thanh toán là việc mua bán các khoản phải thu chưa đến hạn tại 1 mức chiết khấu nhất định, nó là 1 công cụ tài chính cung cấp cho người bán bốn dịch vụ cơ bản là: Tài trợ vốn ngắn hạn, dịch vụ thu hộ tiền từ người mua, dịch vụ quản lý sổ sách kế toán bán hàng, và dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng. Ví dụ một hãng kinh doanh quần áo có thể có những giấy nợ chưa được thanh toán (khoản phải thu) giá trị 100.000$ từ một cửa hàng bán lẻ đã mua quần áo của nó. Nếu hãng này cần tiền mặt, nó có thể bán khoản phải thu này chẳng hạn với giá 90.000 $ cho một công ty tài chính, công ty này bây giờ có quyền thu 100.000 $ mà cửa hàng bán lẻ đã nợ hãng.. - Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của tổ chức tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Khi này, ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian thuê, công ty tài chính vẫn là chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho công ty tài chính theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên. - Các khoản vay đảm bảo bằng giấy sở hữu là việc tài trợ qua khoản vay đảm bảo bằng giấy sở hữu thông dụng nhất trong ngành ôtô vì loại hàng 5 này có những giấy tờ sở hữu mà công ty tài chính có thể nắm giữ để đảm bảo cho khoản vay của họ. Ví dụ cụ thể như sau, Một nhà công ty sản xuất đòi hỏi các nhà bán lẻ chấp nhận việc giao ôtô trong cả năm nhưng việc bán lại mang tính thời vụ. Để giúp các nhà bán lẻ thanh toán cho những chiếc xe lưu kho, công ty tài chính cung cấp khoản vay đảm bảo bằng giấy sở hữu để thanh toán tiền cho số ôtô của nhà bán lẻ đang lưu kho. Khi một chiếc xe được bán, nhà bán lẻ phải hoàn trả khoản nợ (và cả tiền lãi trên khoản vay này) đã mang đối với mỗi chiếc xe đấy để nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu chiếc xe đó. (b) Công ty tài chính doanh số Các công ty tài chính này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ (retailling or manufacuring) làm chủ sở hữu, thành lập nên nhằm hỗ trợ hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình thông qua việc thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của chính công ty. Công ty tài chính bán hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản cho vay tiêu dùng và thu hút được khách hàng do các khoản vay này thường được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn tại các địa điểm mua hàng. Lãi suất được chào bởi những công ty này thường thấp hơn lãi suất của các ngân hàng và của các công ty tài chính khác, để tăng doanh số. Lợi nhuận thu được trên doanh số sẽ bù lại những khoản thất thoát trên khoản vay. Ví dụ tại Mỹ, General Motors Acceptance Corporation chuyên tài trợ cho khách hàng mua ôtô của hãng General Motors (c) Công ty tài chính tiêu dùng Công ty tài chính tiêu dùng thực hện các khoản vay tới người tiêu dùng để mua mặt hàng nào đó, như đồ nội thất hay các thiết bị gia dụng, hoặc để sửa nhà, hoặc để giúp tái tài trợ cho những món nợ nhỏ. Công ty tài chính tiêu dùng là những công ty riêng biệt hoặc do các ngân hàng làm chủ sở hữu. Những công ty này thường thực hiện những khoản vay tới những người tiêu 6 dùng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tín dụng khác. Các công ty tài chính có thể chấp nhận nhận tài sản bảo đảm mà ngân hàng không nhận như ôtô cũ- những khoản có rủi ro cao và phí bảo trì cao. Thay vào đó, những khoản cho vay này có lãi suất rất cao. Một lĩnh vực tăng trưởng nữa của các công ty tài chính tiêu dùng là thẻ tín dụng bán lẻ. Nhiều nhà bán lẻ thích chào tới khách hàng của họ một thẻ tín dụng “ có nhãn hiệu riêng” để tăng doanh số. Những hãng bán lẻ lớn vận hành các chương trình thẻ tín dụng riêng của họ hoặc tại chỗ hoặc qua các công ty tài chính con. Còn những hãng bán lẻ nhỏ hơn có thể ký kết hợp đồng với một công ty tài chính. Khi các nhà bán lẻ tiếp nhận đơn xin cấp thẻ tín dụng, họ chuyển chúng sang các công ty tài chính để phê chuẩn. Công ty tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ ghi hoá đơn và thu tiền cho tài khoản. Người tiêu dùng có thể không bao giờ biết rằng có một công ty tài chính đang tham gia vào những giao dịch này. Công ty tài chính cho phép các hãng bán lẻ nhỏ có thể cung cấp một dịch vụ mà lẽ ra chỉ những hãng bán lẻ lớn mới có thể cung cấp. 1.1.3. Quản lý các công ty tài chính Công ty tài chính là một tổ chức tín dụng chính vì vậy nó cũng phải tuân thủ pháp luật, chính sách, cơ chế, quy đinh đối với một tổ chức tín dụng bao gồm: Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12; Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và tổ chức tín dụng; Nghị đinh của chính phủ số 178/1999 NĐ/CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Nghị đinh của chính phủ số 141/2006/ NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng và nghị định 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/ NĐ-CP ngày 22/11/2006; Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm 7 an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng; Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng. Căn cứ theo Nghị định của chính phủ số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính và Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 79/2002/NĐ-CP, một số những quy định cụ thể đối với công ty tài chính như sau: Mức vốn pháp định. Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/ NĐ-CP ngày 22/11/2006, công ty tài chính phải có mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011 là 500 tỷ đồng [4]; Đối với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng. Thời gian hoạt động. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng lại không bị hạn chế [1]. Quản lý nhà nước Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của công ty cài chính, cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giám sát và thanh tra hoạt động của các công ty cài chính tại Việt Nam; ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính; thực hiện những nhiệm vụ quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật 8 Quy định về các hoạt động huy động vốn của công ty tài chính: - Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn từ một năm trở lên để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế. - Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - Đối với công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực thẻ không thực hiện nghiệp vụ huy động vốn là nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước Quy định về hoạt động tín dụng của công ty tài chính Hoạt động tín dụng của công ty tài chính bao gồm: Cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; và bảo lãnh (a) Cho vay. Công ty tài chính được cho vay dưới các hình thức: - Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác - Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp 9 - Công ty Tài chính hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, được: Cấp tín dụng tiêu dùng dưới hình thức cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng và cho vay bằng tiền; Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, tiền tệ và đầu tư về tiêu dùng cho khách hàng; Các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước - Công ty Tài chính hoạt động trong lĩnh vực thẻ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, trong đó doanh thu phát hành thẻ tín dụng không dưới 70% doanh thu của công ty (b) Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác - Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân. - Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau. (c) Bảo lãnh. Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của công ty tài chính được quy định rõ tại khoản 2, điều 128, luật các Tổ chức tín dụng 2010: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách 10 hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1.1.4. Rủi ro của công ty tài chính Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của công ty tài chính, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho công ty. So với ngân hàng thì công ty tài chính gánh chịu rủi ro này lớn hơn vì đối tượng được cấp tín dụng của công ty tài chính có độ rủi ro cao hơn. Công ty tài chính thường cung cấp tín dụng cho những khách hàng không vay được tại ngân hàng. Để đo lường rủi ro tín dụng ta có thể sử dụng các mô hình định tính hoặc các mô hình định lượng. Các mô hình này không loại trừ nhau, có thể sử dụng một hoặc nhiều mô hình để đưa ra quyết định về một mức giá tín dụng (lãi suất) hoặc về phân bổ khối lượng khoản vay. Mô hình định tính đưa ra các yếu tố chủ chốt tham gia vào quyết định tín dụng, bao gồm: (1) Các yếu tố thuộc về người vay và (2) Các yếu tố thị trường tác động tới tất cả những người vay tại thời điểm của quyết định tín dụng. Các mô hình định lượng là những mô hình sử dụng những đặc trưng quan sát được của người vay để tính ra số điểm thể hiện xác suất vỡ nợ của người vay hoặc phân loại người vay thành các loại rủi ro vỡ nợ khác nhau. Các mô hình định lượng đo lường rủi ro tín dụng bao gồm: - Mô hình xác suất tuyến tính - Mô hình logarit - Mô hình phân hạng tuyến tính - Mô hình mới: Mô hình cấu trúc thời hạn của rủi ro, mô hình RAROC… Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất tác động đến sự thay 11 đổi trong tài sản(Asset) có và tài sản nợ ( Liability) dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của công ty tài chính. Rủi ro lãi suất bao gồm: rủi ro tài trợ, rủi ro tái đầu tư và rủi ro giá thị trường. Rủi ro tái tài trợ: chi phí của việc chuyển hạn hay vay lại sẽ tăng lên, cao hơn lợi suất thu được trên các khoản đầu tư vào tài sản. Rủi ro tái đầu tư: Lợi suất từ việc tái đầu tư sẽ giảm xuống dưới mức chi phí của quỹ. Rủi ro giá trị thị trường: Lãi suất thay đổi khiến giá trị thị trường của tài sản và của nghĩa vụ thay đổi, giá trị tài sản ròng cũng thay đổi. Để đo lường rủi ro lãi suất người ta sử dụng 3 mô hình sau: Mô hình tái định giá; Mô hình kỳ hạn; và Mô hình vòng đáo hạn bình quân. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp công ty tài chính thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu thất thoát về giá. Hay nói một cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi công ty tài chính không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Những công cụ chính để đo lường rủi ro thanh khoản bao gồm: 12 - Báo cáo thanh khoản ròng (các nguồn và cách sử dụng thanh khoản) - So sánh các hệ số quan trọng của các tổ chức tín dụng có quy mô và vị trí địa lý tương tự - Chỉ số thanh khoản - Khe hở tài trợ và nhu cầu tài trợ Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ công ty tài chính, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động công ty tài chính. 1.2. Cho vay tiêu dùng - Một chức năng của công ty tài chính 1.2.1. Khái niệm Cho vay tiêu dùng trước tiên là một loại hình cho vay. Theo quy định, cho vay là hình thức chuyển quyền sử dụng vốn từ tổ chức tín dụng cho khách hàng, trong một khoảng thời gian nhất định, mục đích xác định có kèm theo chi phí. Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay bóc tách theo mục đích. Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Trên thị trường hiện có nhiều gói sản phẩm cho vay tiêu dùng để khách hàng lựa chọn. Ngoài loại hình cho vay trả góp sinh hoạt, tiêu dùng và cho vay trọn gói đến khách hàng ngay tại điểm bán hàng (các siêu thị, trung 13 tâm mua sắm lớn), khách hàng có thể chọn Vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa). Cho vay để kích cầu, vì có tiêu dùng thì mới thúc đẩy sản xuất phát triển được. Nếu hàng hóa được sản xuất ra nhưng không được tiêu thụ thì sản xuất cũng không thể duy trì và phát triển. Cho nên cho vay tiêu dùng rất quan trọng (khác với quan niệm cũ luôn cho rằng phải ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh). 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng * Về quy mô: Cho vay tiêu dùng là các khoản vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không phải là kinh doanh nên giá trị của các khoản vay không lớn, thậm chí là nhỏ. Nhưng số lượng khách hàng là lớn nên tổng các khoản cho vay là rất lớn, điều này phản ánh qua tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng là tương đối cao. * Về lãi suất Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn và “ cứng nhắc” so với lãi suất cho vay thương mại và công nghiệp do rủi ro của các khoản vay tiêu dùng thường cao hơn và chi phí lớn hơn. Người vay tiêu dùng thường ít nhạy cảm với lãi suất hay nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng ít co dãn với lãi suất. Người vay tiêu dùng thường chỉ quan tâm đến số tiền họ phải trả hàng kỳ ( quý hoặc tháng). Họ cân nhắc xem thu nhập của mình có trang trải được khoản trả theo kỳ hay không, nếu phù hợp thì họ sẽ đi vay. Chính vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, mọi người tin rằng sẽ có thu nhập cao hơn trong tương lai từ đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng lên. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng