Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương...

Tài liệu Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương

.PDF
133
3
98

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ĐẮC VIÊM PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO CHUỖI CUNG ỨNG TẠI HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thao NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Đắc Viêm i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước hết tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình Thao, người đã chỉ bảo, hướng dẫn tôi tận tình, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các Cơ quan, ban, ngành, thuộc UBND huyện Cẩm Giàng,… đã tạo điệu kiện, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập vừa qua./. Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Đắc Viêm ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................v Danh mục bảng ............................................................................................................... vi Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viii Thesis abstract...................................................................................................................x Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5 2.1.2. Vị trí, vai trò của phát triển chăn nuôi lợn ........................................................ 13 2.1.3. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng .................................. 14 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ......................................... 18 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng ....................21 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới ............................................................... 21 2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn một số địa phương ở Việt Nam ................. 23 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Cẩm Giàng............ 30 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................32 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................32 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 34 iii 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế ........................ 39 3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................40 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 40 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 40 3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 42 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 42 Phần 4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................44 4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .....................................................................................44 4.1.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng .............................. 44 4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ..................................................................................... 49 4.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn chuỗi cung ứng trên địa bàn huyện Cẩm Giàng ............................................................................................. 78 4.2. Các yếu tố ảnh hướng tới việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ......................................................84 4.2.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 84 4.2.2. Các yếu tố chủ quan.......................................................................................... 91 4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện Cẩm Giàng ............................................................................................. 94 4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ...........................96 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ............................................................... 96 4.3.2. Giải pháp đảm bảo số lượng và chất lượng thịt lợn cung ứng.......................... 97 4.3.3. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .............................................. 98 4.3.4. Giải pháp về lợi ích của các tác nhân ............................................................... 99 4.3.5. Đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng .............. 100 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................102 5.1. Kết luận...........................................................................................................102 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................103 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................105 Phụ lục ........................................................................................................................107 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân HĐND Hội đồng nhân dân HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã KTXH Kinh tế xã hội TACN Thức ăn chăn nuôi TDTT Thể dục thể thao UBND Ủy ban nhân dân VIETGAP Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WTO Tổ chức thương mại thế giới v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014 – 2016 ........ 35 Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động ....................................................................... 36 Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Cẩm Giàng 3 năm (2014-2016) .......................... 37 Bảng 3.4. Số lượng các tác nhân và người tiêu dùng điều tra ...................................... 41 Bảng 4.1. Số lượng lợn qua các năm của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014- 2016.......... 44 Bảng 4.2. Số lượng lợn thịt của huyện Cẩm Giàng qua 3 năm (2014-2016) ............... 46 Bảng 4.3. Khối lượng và giá trị thịt lợn hơi tiêu thụ năm 2016 của huyện Cẩm Giàng..... 48 Bảng 4.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ............................................................ 55 Bảng 4.5. Tài sản phục vụ chăn nuôi bình quân/hộ điều tra ........................................ 56 Bảng 4.6. Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ đều tra ..................................................... 57 Bảng 4.7. Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra ................... 59 Bảng 4.8. Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra ...................................... 60 Bảng 4.9. Kết quả chăn nuôi lợn của các hộ điều tra ................................................... 62 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn ................................................. 64 Bảng 4.11. Hoạt động cung ứng thịt lợn của hộ thu gom............................................... 65 Bảng 4.12. Kết quả và HQKT của hộ thu gom lợn ........................................................ 66 Bảng 4.13. Hoạt động cung ứng của các hộ giết mổ lợn................................................ 68 Bảng 4.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ giết mổ........................................... 69 Bảng 4.15. Hoạt động cung ứng bán thịt lợn của hộ bán lẻ ........................................... 70 Bảng 4.16. Kết quả và HQKT hoạt động bán lẻ thịt lợn của các hộ điều tra ................. 71 Bảng 4.17. Hoạt động cung ứng của các hộ chế biến giò, ruốc ..................................... 71 Bảng 4.18. Kết quả và HQKT hoạt động của các hộ chế biến thịt lợn .......................... 72 Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả, HQKT của các tác nhân trong chuỗi cung ứng đầu vào ....... 74 Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả, HQKT của các tác nhân ................................................. 75 Bảng 4.21. Tình hình lao động việc làm trong phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng ................................................................................................... 81 Bảng 4.22. Tình hình xóa đói giảm nghèo trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng .................................................................................. 82 Bảng 4.23. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra .................. 83 Bảng 4.24. Đánh giá của các tác nhân về việc tiếp cận các chính sách của Nhà nước ........ 85 vi Bảng 4.25. Đánh giá của các tác nhân về yếu tố kỹ thuật .............................................. 89 Bảng 4.26. Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đến phát triển chăn nuôi theo chuỗi cung ứng....................................................................................................... 90 Bảng 4.27. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong hoạt động của các tác nhân .......... 95 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Đắc Viêm Tên luận văn: “Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15 Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Đối với ngành nông nghiệp: sản phẩm không đồng nhất, khả năng đáp ứng của người sản xuất thường chậm muộn so với nhu cầu thực tế của khách hàng, liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo làm chi phí sản xuất cao mà giá cả lại không cao dẫn đến hiệu quả cung ứng các sản phẩm nông nghiệp nói chung còn thấp. Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp cũng còn rất hạn chế. Vì điều kiện về thời gian không cho phép,trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng; (2) Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng; (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 100 mẫu điều tra bao gồm 60 hộ chăn nuôi, 3 hộ cung cấp giống, 4 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 5 hộ kinh doanh thuốc thú y, 5 hộ giết mổ, 2 hộ thu gom, 5 hộ chế biến, 8 hộ bán lẻ và 8 hộ tiêu thụ thịt lợn. Qua đánh giá thực trạng Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cho thấy: Chăn nuôi lợn trên địa bàn phát triển theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu. 86,59% khối lượng lợn hơi được tiêu dùng tại huyện, trong đó 79,36% lượng thịt được tiêu thụ dưới dạng thịt tươi tại huyện; 7,23% lượng thịt viii được dùng vào chế biến các sản phẩm như giò, chả và ruốc. Chuỗi cung ứng đầu vào bao gồm nhà cung ứng đầu vào (nhà sản xuất giống, sản xuất thuốc, sản xuất cám...); Hộ trung gian đầu vào bao gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, người bán lẻ. Chuỗi cung ứng đầu ra bao gồm Hộ trung gian đầu ra (hộ thu gom, hộ giết mổ, hộ bán lẻ, hộ chế biến...); Người tiêu dùng. Tính cho 100 kg lợn hơi hộ chế biến là hộ có thu nhập cao nhất trong chuỗi cung ứng được 2,57 triệu đồng, hộ chăn nuôi được ít nhất chỉ có 658,79 nghìn đồng. Tính thu nhập trung bình 1 ngày thì hộ giết mổ lại là người có thu nhập/ngày/người nhiều nhất 861,36 nghìn đồng/ngày/người, thu nhập của hộ chăn nuôi là thấp nhất trung bình khoảng 64,21 nghìn đồng/ngày/người. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương: (1) Các yếu tố khách quan (Các chính sách của Nhà nước, địa phương; Điều kiện tự nhiên; Sự phát triển kỹ thuật và tiến bộ mới trong chăn nuôi lợn; Yếu tố về kỹ thuật; Thị trường tiêu thụ; Cơ sở hạ tầng). (2) Các yếu tố chủ quan (Quỹ đất giành cho chăn nuôi; Đầu tư vốn cho chăn nuôi; Đối với hộ chăn nuôi; Đối với hộ thu gom; Đối với hộ giết mổ; Đối với hộ bán lẻ; Nhu cầu người tiêu dùng). Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới như sau: (1) Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng; (2) Giải pháp đảm bảo số lượng và chất lượng thịt lợn cung ứng; (3) Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; (4) Giải pháp về lợi ích của các tác nhân; (5) Đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng. ix THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Dac Viem Thesis title: Development of pig farming in the supply chain in Cam Giang district, Hai Duong province Major: Agricultural Economics Code: 60 62 01 15 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) There are some negative issues in the agricultural sector such as the quality of product is unstable, the production capacity of farmers does not meet the customers’ demand. There are weak linkages between the members of the agricultural supply chain. As a result, the cost of production is high and the economic efficiency of agricultural product is still low. The research of supply chain for agricultural products is also limited. Therefore, the research analyzed the status of pig farming in the supply chain in Cam Giang District, Hai Duong Province and proposed solutions to develop pig farming in supply chain in Cam Giang district, Hai Duong province in the subsequent years. The research objectives included: (1) Systematizing theoretical and practical issues in the development of pig farming in the supply chain; (2) Evaluating the status of pig farming in the supply chain in Cam Giang District, Hai Duong Province; (3) Analyzing the factors influencing the development of pig farming in supply chain in Cam Giang district; (4) Proposing some solutions to improve and promote the development of pig farming in the supply chain in the study area. In this research, primary and secondary data were used flexible to analyze and evaluate. On the one hand, secondary data was collected from various sources such as books, journals, newspapers, reports, websites which related to the research content. On the other hand, primary data was collected by using in-depth, semi-structured and structured interview. In order to get a reliable sample, we chose 100 sample which were 60 household livestock farming, 3 seed suppliers, 4 farm businesses, 5 livestock businesses, 5 slaughter houses, 2 pig collectors, 2 pig processors and 8 retailers. The research evaluated the status of pig farming in the supply chain in Cam Giang district, Hai Duong province. In particular, small scale model in pig farming was the most common model and 86.59 percent of pig productivity was consumed in Cam Giang district. 79.36 percent of pig productivity was consumed as fresh meat, and 7.23 percent was used in the processing of products such as spring rolls. The supply chain of input included input suppliers; first-level agents, second-level agents and retailers. The supply chain of output included pig collectors, pig processors, retailers, and consumers. The highest average income in the supply chain was of pig processors with 2.57 million x VND per 100 kilograms, while the lowest income in the supply chain was the household with 658.79 thousand VND. The income of slaughter houses was the highest with 861.36 thousand VND per person, whereas the income of household per day was the lowest with 64.21 thousand VND per person. The research showed that the factors influencing the development of pig farming in the supply chain in Cam Giang district, Hai Duong Province included: (1) State and local policies, Natural conditions; Advanced techniques in pig farming; Technical factors; Consumption market, Infrastructure (2) Livestock land, livestock capital, livestock households, pig collectors, pig processors, retailers, consumers’ demand. The research proposed solutions to promote the development of pig farming in the supply chain in Cam Giang district, Hai Duong province in the subsequent years included (1) Solutions to improve the supply chain (2) Solutions to provide adequately quantity and quality of pork supply (3) Solutions to expand market (4) Solutions to the benefits of actors in the supply chain (5) Solutions to renew and improve policies to intensify the supply chain. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta là nước đi lên từ ngành nông nghiệp truyền thống, với gần 66,9% dân số sống trong khu vực nông thôn và khoảng 49% lao động làm nghề nông nghiệp (Tổng cục thống kê, 2015). Là ngành kinh tế truyền thống nhưng nông nghiệp luôn đứng trước nhiều rủi ro và chịu nhiều tác động của điều kiện về tự nhiên hay về giá cả thị trường. Mặt khác, sản phẩm ngành nông nghiệp có thời gian bảo quản ngắn, sản xuất thường mang tính nhỏ lẻ, manh mún, giá trị sản phẩm ngành còn chưa cao và kém hiệu quả. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)(Phạm Gia Khiêm, 2009). Nông nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển. Các khu vực mậu dịch tự do thương mại sẽ đem lại cơ hội cho việc giảm thuế quan, mở rộng thị trường quốc tế cho ngành hàng lương thực, thực phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước mà còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước tăng trưởng rõ nét. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế (Phan Quang Vinh, 2016). Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2015, đàn lợn có 27,7 triệu con, tăng 3,7% và sản lượng thịt lợn đạt 3,5 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục thống kê, 2015). Trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, các ngành kinh tế đều hướng theo sự đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và còn tạo ra nhu cầu để đáp ứng cho khách hàng. Đối với các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ thì sự liên kết giữa các thành phần tham gia đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng không còn là quá khó khăn khi có sự trợ giúp của các phương tiện thông tin như internet, đài, báo, truyền hình,… và sản phẩm mang tính đồng nhất cả trong sản xuất cũng như tiêu dùng. Hơn nữa, vào tháng 11/2016 và đầu năm 2017 đã xảy ra bão giá trong chăn nuôi lợn nguyên nhân là xuất khẩu bằng tiểu ngạch bấp bênh, giá thành sản xuất cao so với thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn. 1 Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ đều cho thấy rằng sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong chuỗi từ khâu hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng đã góp phần giảm chi phí của toàn chuỗi xuống mức tối thiểu, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác. Nhưng đối với ngành nông nghiệp lại hoàn toàn khác: sản phẩm không đồng nhất, khả năng đáp ứng của người sản xuất thường chậm muộn so với nhu cầu thực tế của khách hàng, liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo làm chi phí sản xuất cao mà giá cả lại không cao dẫn đến hiệu quả cung ứng các sản phẩm nông nghiệp nói chung còn thấp. Việc nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp cũng còn rất hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sẽ bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tế cho chuỗi cung ứng nói chung, nhất là các sản phẩm nông nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Cẩm Giàng là một trong những huyện trọng điểm phát triển về ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Hiện nay, huyện đang phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng rất mạnh mẽ. Nhưng vấn đề về đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn tại huyện Cẩm Giàng đang có nhiều bất cập. Để chăn nuôi lợn tại huyện ngày càng phát triển thì cần phải có sự liên kết thống nhất và chặt chẽ giữa các nhà cung ứng từ đầu vào sản xuất cho tới nhà phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng. Đó chính là hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm. Như vậy việc nghiên cứu chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi lợn sẽ góp phần hạn chế mặt lỏng lẻo và chuyển dần sang mối liên kết chặt chẽ tạo nên chuỗi cung ứng có hiệu quả cho các thành phần trong chuỗi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đề xuất những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển chăn 2 nuôi lợn theo chuỗi cung ứng; - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình/trang trại, các cơ sở chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó còn các đối tượng khác như cán bộ quản lý địa phương, doanh nghiệp, tác nhân kinh doanh buôn bán… 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn, phân tích phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng từ đầu vào như giống, thức ăn chăn nuôi, thú y, vốn, khoa học kỹ thuật và đầu ra lợn thịt như giết mổ, sơ chế tới người tiêu dùng thịt lợn. Các mô hình chăn nuôi đang được áp dụng ở địa phương và đưa ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng trong phạm vi hộ tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. * Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu các hộ tại các xã Cẩm Định, Ngọc Liên và Cẩm Hoàng của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. * Phạm vi thời gian: - Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017. - Đề tài thu thập các số liệu trong khoảng thời gian từ 2014 đến năm 2016. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1. Chuỗi cung ứng là gì? Đặc điểm của chuỗi cung ứng như thế nào? Tại sao phải quản trị chuỗi cung ứng? Mối liên hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị? 3 2. Cấu trúc và hoạt động của chuỗi cung ứng sản phát triển chăn nuôi lợn như thế nào? 3. Trong chuỗi cung ứng sản phát triển chăn nuôi gồm những thành phần nào? Và thành phần nào đóng vai trò trung tâm trong chuỗi? 4. Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi lợn thịt? 5. Trong chuỗi cung ứng này, sự dịch chuyển sản phẩm, giá trị và thông tin diễn ra như thế nào? 6. Hiệu quả và chi phí của chuỗi như thế nào? Thành phần nào trong chuỗi có xu hướng điều khiển chuỗi trong tương lai? 7. Mối quan hệ giữa các tác nhân về thông tin, giá cả, phương thức thanh toán, trong chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Cẩm Giàng như thế nào? 8. Những yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi lợn là gì? Yếu tố nào thúc đẩy ? Yếu tố nào kìm hãm ? Yếu tố nào quyết định? 9. Cần những giải pháp nào để hoàn thiện và nâng cao chuỗi cung ứng 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Tăng trưởng, phát triển và phát triển kinh tế a. Tăng trưởng Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi như nhau nhưng thực chất chúng có những nét khác nhau và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng mới chỉ giới hạn trong khuôn khổ làm tăng thêm sản lượng bằng cách mở rộng quy mô, chứ chưa đề cập đến mối quan hệ của nó với các vấn đề xã hội. Vậy tăng trưởng là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong mộtthời kỳ nhất định thường là một năm. Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia (Trần Văn Chử, 2000). b. Phát triển Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng và có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2001): Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa... Ngân hàng Thế giới đưa ra khái niệm có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm những thuộc tính quan trọng liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân của con người” (Trần Văn Chử, 2000). Những quan niệm về phát triển đều có chung ý kiến cho rằng phát triển là một phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ 5 chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của nền kinh tế và xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội. Phát triển bao gồm cả tăng trưởng (Phạm Vân Đình và cs., 1997). c. Phát triển kinh tế Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết về phát triển kinh tế, phát triểndân trí và giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường. Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tức tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006). Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt mặt của xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, bao gồm các nội dung cơ bản sau: Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của cảivật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. - Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư. - Sự phát triển là quy luật tiến hoá, xong nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội tại của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng (Trần Văn Chử, 2000). Phát triển kinh tế được hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006). Để biểu thị sự phát triển kinh tế thông qua thước đo tăng trưởng, người ta dùng các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, gồm: + Tổng sản phẩm quốc dân (GNP). + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) được xác định như sau: 6 GNP = GDP + thu nhập ròng. Thu nhập ròng là phần chênh lệch giữa thu nhập từ nước ngoài với thu nhập gửi ra nước ngoài. Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu: GDP, GNP bình quân đầu người. Tóm lại, phát triển kinh tế là sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. 2.1.1.2. Chuỗi cung ứng Trong bất kì môi trường kinh doanh nào, để có thể cạnh tranh một cách thành công thì đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến hoạt động của riêng mình mà còn phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như của khách hàng. Song song với việc phát triển kinh tế, sự đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn, công việc kinh doanh hàm chứa rất nhiều rủi ro và không chắc chắn đã thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết lại với nhau để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng một cách nhanh nhất và ít rủi ro nhất. Sự liên kết đó đã tạo nên dòng chảy của sản phẩm, của thông tin, của giá trị hay còn gọi là chuỗi cung ứng. Thêm vào đó là việc khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin và truyền thông đổi mới không ngừng, chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp phải tập trung đầu tư vào chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng càng mạnh thì sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường càng được nâng cao. Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc nhiều nhà cung ứng; các bộ phận, chi tiết hoặc sản phẩm sau đó được sản xuất ở một hay một số nhà máy, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ, cuối cùng đến nhà bán lẻ và phân phối tới khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức độ phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các mức độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng cũng được xem như là mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. Vậy, “Chuỗi cung ứng là gì?”. Có rất nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng được đưa ra. 7 Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng. Chuỗi cung ứng là một hệ thống các hoạt động vật chất và các quyết định thực hiện liên lục gắn với dòng vật chất và dòng thông tin đi qua các tác nhân Chuỗi cung ứng có 4 đặc trưng cơ bản sau: +Thứ nhất, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn (bước) phối hợp bên trong các bộ phận, phối hợp giữa các bộ phận (tổ chức) và phối hợp dọc. +Thứ hai, một chuỗi cung ứng bao gồm nhiều doanh nghiệp độc lập nhau, do vậy cần thiết phải có mối quan hệ về mặt tổ chức. + Thứ ba, một chuỗi cung ứng bao gồm dòng vật chất và dòng thông tin có định hướng, các hoạt động điều hành và quản lý. +Thứ tư, các thành viên của chuỗi nỗ lực để đáp ứng mục tiêu là mang lại giá trị cao cho khách hành thông qua việc sử dụng tối ưu nguồn lực của mình (Nguyễn Kim Anh, 2006). Chuỗi cung ứng là đường “link” liên kết các dòng chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ ngân hàng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất