Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong tiến trình công ...

Tài liệu Phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

.PDF
201
1
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGÔ VĂN HẢI PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NGÔ VĂN HẢI PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62.31.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. Nguyễn Văn Luân TP. HỒ CHÍ MINH - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của luận án này do tôi độc lập thực hiện trên cơ sở tham khảo các tài liệu có liên quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Tác giả Ngô Văn Hải MỤC LỤC TRANG M U 01 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 01 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 03 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 04 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 04 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 06 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 06 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ẾN Ề TÀI VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN 7 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 9 1.1.3. Khái quát chung về những vấn đề nghiên cứu có liên quan tới đề tài và những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu 24 1.2. QUY TRÌNH VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN 26 1.2.1. Quy trình nghiên cứu 26 1.2.2. Khung phân tích của luận án 27 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 29 CHƯƠNG 2. CƠ S LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG IỂM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ẠI HÓA 30 2.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC 30 2.1.1. Khái niệm về nguồn lực 30 2.1.2. Phân loại các nguồn lực 32 2.1.3. Vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế 40 2.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 45 2.1. Quan điểm và lý thuyết của các nhà kinh tế 45 2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 48 2.3. VAI TRÕ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 51 2.3.1. Phát triển các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 51 2.3.2. Vai trò và tác động của nguồn lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 54 2.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 56 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 56 2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 57 2.4.3. Kinh nghiệm của Malaixia 59 2.4.4. Những bài học về phát triển các nguồn lực cho vùng kinh tế trọng điểm đối với Việt Nam 61 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG IỂM PHÍA NAM TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 64 3.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 64 3.1.1. Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 64 3.1.2. Điều kiện tự nhiên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 66 3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng 70 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2014 74 3.2.1. Về phát triển kinh tế 74 3.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội 85 3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2014 90 3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực 90 3.3.2. Vốn đầu tƣ phát triển 100 3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ 112 3.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 118 3.4.1. Những điểm mạnh trong việc phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 118 3.4.2. Những điểm yếu trong phát triển nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 120 3.4.3. Những cơ hội trong việc phát triển nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 123 3.4.4. Những thách thức đối với việc phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 125 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 128 CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG IỂM PHÍA NAM ẾN NĂM 2025 130 4.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG 130 4.1.1. Quan điểm phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 130 4.1.2. Mục tiêu phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 138 4.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 140 4.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2025 143 4.3.1. Cơ sở và căn cứ để đề xuất các giải pháp 143 4.3.2. Các giải pháp phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía 143 Nam TÓM TẮT CHƢƠNG 4 163 KẾT LUẬN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG BỐ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHỤ LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do Châu Á EU Liên hiệp Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ICOR Hệ số gia tăng tƣ bản đầu ra KHCN Khoa học công nghệ VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VKTTĐBB Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ VKTTĐMT Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa KCX Khu chế xuất KCN Khu công nghiệp TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng ODA Viện trợ phát triển chính thức R&D Nghiên cứu và phát triển SXKD Sản xuất kinh doanh ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 : Tốc độ tăng GDP bình quân/năm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 75 Bảng 3.2 : GDP bình quân/đầu ngƣời tính bằng USD vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 76 Bảng 3.3 : Cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 78 Bảng 3.4 : Số học sinh phổ thông tại thời điểm 30/9/2014 86 Bảng 3.5 : Số giáo viên, sinh viên đại học và cao đẳng năm 2014 86 Bảng 3.6 : Số cán bộ ngành y thuộc sở y tế năm 2014 87 Bảng 3.7 : Số cán bộ ngành dƣợc trực thuộc sở y tế năm 2014 88 Bảng 3.8 : Dân số trung bình vùng KTTĐ phía Nam 90 Bảng 3.9 : Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số vùng KTTĐ phía Nam 91 Bảng 3.10 : Dân số thành thị, nông thôn trung bình vùng KTTĐ phía Nam 92 Bảng 3.11 : Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên Vùng KTTĐ phía Nam 93 Bảng 3.12 : Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số 95 Bảng 3.13 : Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo 96 Bảng 3.14 : Vốn đầu tƣ phát triển Vùng KTTĐ phía Nam theo giá hiện hành 100 Bảng 3.15 : Hiệu quả đầu tƣ vùng KTTĐ phía Nam 103 Bảng 3.16 : Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đăng ký thực hiện 105 Bảng 3.17 : Hoạt động nghiên cứu khoa học các tỉnh thành vùng KTTĐ phía Nam giai đoạn 2001-2014 114 1 M ẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA Ề TÀI Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) hình thành từ năm 1993. Năm 2007, Chính phủ quyết định quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang, tổng điện tích 30.587 km2, tƣơng đƣơng 9,23 % diện tích và 20,92% dân số cả nƣớc. Đây là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khai thác khoáng sản, thủy hải sản, phát triển kinh tế hàng không, hàng hải, đƣờng bộ và giao lƣu với các nƣớc trong khu vực. Trong đó, Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả khu vực, tập trung nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề, có thể cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành, các tỉnh phía Nam và cả nƣớc. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, là vùng đất có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, địa lý, văn hóa và dân cƣ, để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp và các ngành công nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đạt giá trị gia tăng trong sản phẩm đầu ra, đồng thời tiếp sức và thúc đẩy phát triển kinh tế của các tỉnh thành khác trong khu vực. Những năm qua, việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nƣớc đã làm tăng khả năng giao lƣu kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế trọng điểm và các tỉnh thành phía Nam, tăng cƣờng sự liên kết trong sản xuất, kinh doanh và lƣu thông hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút nguồn lực trong và ngoài nƣớc, tăng thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp phát triển, không ngừng mở rộng qui mô sản xuất và lƣu thông tiền tệ, phát triển kinh tế xã hội gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng, quốc phòng toàn dân và an sinh xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp để tạo bƣớc đi vững chắc cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Để phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Để thực sự trở thành đầu tàu, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phấn đấu tốc độ tăng trƣởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2020 khoảng 15%. Trong đó giai đoạn 20112015 đạt 15-16%, giai đoạn 2016-2020 khoảng 13-14%, tốc độ tăng trƣởng bình 2 quân về kim ngạch xuất khẩu và sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 1516%, giai đoạn 2011-2015 khu vực công nghiệp thu hút thêm khoảng 800-810 nghìn lao động, đến năm 2020 thu hút khoảng 5,5 triệu lao động, chiếm 37-38% tổng số lao động trên địa bàn. Khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của cả khu vực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nƣớc giai đoạn 2011 - 2020, mà nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra, phấn đấu đạt đƣợc các chỉ tiêu chủ yếu: “Tốc độ tăng trƣởng bình quân 5 năm 2011 – 2015: 7,0 – 7,5%. Giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng bình quân 7,8 – 8%; công nghiệp và xây dựng 41 – 42%; dịch vụ 41 – 42%; sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12% năm; giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng đƣợc xuất nhập khẩu. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Năm 2015, GDP bình quân đầu ngƣời 2.000 USD” [71, tr.190,191]. Sự phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐPN đã phải dựa trên các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tƣ phát triển, sự thay đổi và đổi mới công nghệ. Các nhân tố này đóng vai trò quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh tạo ra những chuyển biến và thay đổi một cách nhanh chóng trong phát triển kinh tế vùng KTTĐPN trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thế nhƣng việc phát triển các nguồn lực vùng KTTĐPN trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ những điểm yếu tồn tại, bất hợp lý nhƣ: nguồn tài nguyên khai thác và sử dụng còn lãng phí, kém hiệu quả; nguồn nhân lực chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; vốn đầu tƣ phát triển còn mang tính dàn trải, hiệu quả thấp; khoa học và công nghệ chƣa thực sự trở thành động lực cho việc đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH … chính vì vậy, cần phải có những giải pháp đồng bộ cho sự phát triển các nguồn lực vùng KTTĐPN. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trƣởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển của chính mình, và tiến tới đóng vai trò chi phối, quyết định đối với nền kinh tế cả nƣớc. Nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực 3 tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời, các nguồn lực về vốn đầu tƣ, khoa học – công nghệ để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giao lƣu kinh tế, văn hóa xã hội và phát triển cân đối giữa các ngành, vùng, miền, phát triển lực lƣợng sản xuất, phát huy sức mạnh toàn dân, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tăng trƣởng kinh tế, phát triển bền vững, kiên định xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Với ý nghĩa đó, việc đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm chiến lƣợc vô cùng quan trọng đối với nƣớc ta trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy đề tài: “Phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực ti n trong việc thực thi chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất: làm rõ cơ sở lý luận về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai: phân tích và đánh giá thực trạng các nguồn lực và phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hình thành và phát triển đến năm 2014. Thứ ba: đề xuất các giải pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng các nguồn lực để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, thực trạng các nguồn lực và phát triển các nguồn lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian qua nhƣ thế nào? Thứ hai, vai trò và tác động của các nguồn lực đối với tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhƣ thế nào? Thứ ba, những giải pháp nào có tính khả thi để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lƣợng các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 3. ỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 3.1. ối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu các nguồn lực và phát triển các nguồn lực (nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tƣ, khoa học – công nghệ) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đánh giá vai trò và tác động của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển các nguồn lực và nâng cao chất lƣợng các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu các nguồn lực và phát triển các nguồn lực bao gồm: nguồn lực lao động, nguồn lực đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực vốn đầu tƣ, nguồn lực khoa học và công nghệ, nguồn lực phi vật thể. Đây là các nguồn lực để phát triển kinh tế của m i quốc gia, không chỉ bao hàm các yếu tố vật chất mà còn bao hàm các yếu tố phi vật chất. Phát triển các nguồn lực là rất đa dạng và rộng, đòi h i phải có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về m i nguồn lực riêng biệt. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ tập trung chủ yếu vào nguồn nhân lực, vốn đầu tƣ phát triển và khoa học – công nghệ; đây là những nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phân tích và đánh giá thực trạng các nguồn lực và sự phát triển các nguồn lực về lao động, vốn đầu tƣ phát triển, khoa học và công nghệ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Về không gian: vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Về thời gian: vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ khi thành lập (1993) đến năm 2014. Việc phân tích và đánh giá các nguồn lực và phát triển các nguồn lực về lao động, vốn đầu tƣ phát triển, khoa học và công nghệ tập trung vào giai đoạn 2001 - 2014. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Những phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng để thực hiện mục tiêu của đề tài và giải quyết những câu h i đặt ra của đề tài luận án là: 5 Phương pháp biện chứng duy vật: phƣơng pháp này dùng để xem xét các hiện tƣợng và quá trình phát triển các nguồn lực, mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng của các nguồn lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự nhận thức khoa học quá trình phát triển các nguồn lực đòi h i phải dựa vào biến đổi và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp logic và lịch sử: đƣợc sử dụng để hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết về nguồn lực và chất lƣợng các nguồn lực trong nền kinh tế. Vai trò và tác động của các nguồn lực đối với sự phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: gạt b những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình nghiên cứu, nắm đƣợc bản chất của quá trình phát triển các nguồn lực; sự hình thành, phát triển và các mối quan hệ khách quan giữa phát triển các nguồn lực với sự phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc. Phương pháp phân tích và tổng hợp: đƣợc sử dụng để phân tích và đánh giá vai trò và tác động của các nguồn lực trong phát triển kinh tế nói chung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó hiểu rõ đƣợc sự vận động và phát triển của nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ CNH, HĐH. Phương pháp mô hình hóa: mô tả một cách đơn giản và hợp lý các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm dƣới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị … theo lý thuyết kinh tế tối ƣu, theo phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mô hình vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đƣợc hình thành và phát triển trên một số tiêu thức lƣợng biến có mối quan hệ đặc thù trong nền kinh tế ở Việt Nam. Phương pháp thống kê kinh tế: thu thập và tổng hợp các số liệu về các nguồn lực qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các báo cáo tổng hợp của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các nguồn lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập đƣợc của vùng kinh tế trọng điểm phía 6 Nam. Các phân tích thống kê qua bảng, biểu đồ, đồ thị biểu di n giá trị thực tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc thu thập số liệu thực tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đƣợc thực hiện theo thứ tự thời gian từ năm 2001 đến nay. Các giá trị thực tế thu thập đƣợc hình thành nên dãy số theo thời gian. 5. NHỮNG ÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thứ nhất: làm rõ cơ sở lý luận về nguồn lực, vai trò và tác động của các nguồn lực đối với vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thứ hai: phân tích và đánh giá thực trạng về các nguồn lực và phát triển các nguồn lực (lao động, vốn đầu tƣ, khoa học và công nghệ) vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian qua; chỉ ra những thành công, những hạn chế, yếu kém, những thách thức và cơ hội về phát triển nguồn nhân lực, vốn đầu tƣ phát triển, khoa học và công nghệ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thứ ba: đƣa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả nguồn nhân lực, vốn đầu tƣ phát triển, khoa học và công nghệ để phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Kết cấu nội dung của luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài và khung phân tích của luận án Chương 2. Cơ sở lý luận về phát triển các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Chương 3. Thực trạng và tác động của các nguồn lực đến sự phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Chương 4. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lƣợng các nguồn lực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ẾN Ề TÀI VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ẾN Ề TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc Tài liệu dịch: “Những vấn đề địa lý kinh tế hiện nay trên thế giới”, tác giả Yu. G. Xauskin. Công trình đƣợc Văn Thái, Phan Xuân Tâm và Phạm Văn Trung dịch, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội – 1981. Tác giả ngƣời Nga trong công trình này, đã phân tích lợi thế so sánh giữa các vùng, làm rõ sự cần thiết hình thành các không gian kinh tế và coi đó nhƣ một tất yếu của phát triển nền kinh tế. Công trình nghiên cứu: “Con đường đẩy nhanh đến sự giàu có chung” của tác giả Hạ Vũ Long ngƣời Trung Quốc, do Nguy n Huy Hoan và Nguy n Đức Sâm dịch, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1997. Công trình khoa học, tác giả đã giới thiệu một cách hệ thống tƣ tƣởng phát triển vùng của Đặng Tiểu Bình. Trên cơ sở phân tích tiềm năng của các vùng kinh tế, công trình đã nhấn mạnh tƣ tƣởng nắm bắt thời cơ, xác định trọng điểm, tìm kiếm các bƣớc đi hợp lý nhằm phát triển một số vùng giàu có trƣớc, sau đó ảnh hƣởng lôi cuốn các vùng khác trong cả nƣớc cùng giàu có. Tài liệu:“Kinh tế chính trị của những lời nguyền tài nguyên”, do Andrew Rosser, Viện nghiên cứu phát triển Đại học Sussex Brighton BN1 9 RE Anh, năm 2006. Tài liệu trình bầy 3 vấn đề: mối quan hệ giữa sự dồi dào, phong phú nguồn tài nguyên và hiệu quả kinh tế; mối quan hệ giữa sự phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên và chiến tranh dân sự; mối quan hệ giữa sự phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên và các chế độ chính trị. Antoni Kuklinski (1972): “Cụm tăng trưởng và trung tâm tăng trưởng trong hoạch định vùng”. Tác giả trình bày vai trò của những trung tâm tăng trƣởng đối với nền kinh tế. Và việc hoạch định chính sách đối với vùng tăng trƣởng; tạo động lực cho cụm tăng trƣởng trong nền kinh tế. Báo cáo Hội thảo IPL về tổ chức sử dụng lao động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng: “Phát triển nguồn nhân lực cho cạnh tranh: một ưu tiên cho người sử dụng lao động” do Sriyan de Silva, Turin, Ý - 5/1997. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của mọi con ngƣời 8 trong xã hội. Về mặt kinh tế, nó có thể đƣợc mô tả nhƣ sự tích lũy vốn con ngƣời và hiệu quả đầu tƣ của nó cho sự phát triển. Về chính trị, phát triển nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị cho con ngƣời có thể tham gia vào qui trình chính trị. Báo cáo đã trình bầy về một số xu hƣớng mới xuất hiện và ảnh hƣởng của công nghệ, kiến thức, thông tin toàn cầu hóa; những gợi ý về việc sử dụng lao động; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chia sẻ và trách nhiệm. Sách: “Lý thuyết phát triển vùng và ứng dụng”, do Benjamin Higgins an Ronald J. Savoie (1997). Các tác giả trình bày những lý thuyết phát triển kinh tế vùng; những lý thuyết này có giá trị lý luận và thực ti n cao trong việc hoạch định chính sách phát triển vùng kinh tế, vận dụng vào việc xây dựng và phát triển VKTTĐ Việt nam. Sách: “Phát triển khu vực và chính sách phi tập trung hóa ở Nam Triều Tiên”, do Ludwig H. Karin W. and Lee Y-W, Viện nghiên cứu Châu Á, Singapore, 1997. Các tác giả trình bày những cơ sở, điều kiện và tiền đề phát triển kinh tế trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Mối quan hệ và hợp tác trong khu vực; các chính sách phi tập trung hóa để tạo động lực cho sự phát triển khu vực. Chuyên đề: “Phát triển bền vững: một mô hình quản lý không thể đảo ngược đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nền kinh tế chuyển đổi”, do Georges Hénault, Tạp chí Kinh tế Ouverture No 10, CFVG, năm 2005. Tác giả trình bày mô hình quản lý các doanh nghiệp vừa và nh trong nền kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả quản lý các doanh nghiệp nh và vừa ở các nƣớc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trƣờng. Harry W. Richardson (1979): Kinh tế vùng; Trƣờng Đại học Illinois Press, USA. Tác giả trình bày việc phát triển kinh tế vùng có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của cả nƣớc; kinh tế vùng đóng vai trò là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Và cũng là cơ sở để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của từng vùng nói riêng và cả nƣớc nói chung. John P. Blair (1991): Kinh tế vùng và kinh tế nông thôn. Tác giả phân tích và đánh giá vai trò và tác động của kinh tế vùng đến sự phát triển nông thôn. Phát triển kinh tế vùng đồng thời cũng là cơ sở cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Và thúc đẩy sự phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. 9 Marion Temple (1994): Kinh tế vùng, St. Martin’s Press, NewYork. Tác giả phân tích và đánh giá kinh tế vùng. Đƣa những cơ sở, tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế vùng trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Philip McCam (2001): Kinh tế vùng và kinh tế nông thôn, Trƣờng Đại học Oxford, Press Inc, NewYork, USA. Tác giả trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế vùng với phát triển kinh tế nông thôn. Đây là mối quan hệ biện chứng trong sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững giữa kinh tế vùng và kinh tế nông thôn. World Bank (1993): Phép màu Đông Á – Tăng trưởng kinh tế và chính sách công, Trƣờng Đại học Oxford. Ngân hàng thế giới phân tích sự tăng trƣởng kinh tế thần kỳ của các nƣớc Đông Á. Và vai trò của chính sách công trong quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế của các nƣớc Đông Á trong những năm của thập niên 70, 80 của Thế kỷ XX. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu xã hội, nghiên cứu chính sách, nhiều viện nghiên cứu quan tâm đến. Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã có các công trình nghiên cứu về các lĩnh kinh tế, văn hóa, xã hội của VKTTĐPN; đến những năm 2000 trở đi xuất hiện nhiều hơn các công trình, đề tài khoa học, sách chuyên khảo ... nghiên cứu sâu về VKTTĐPN. Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990 đến nay cũng đã di n ra nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học bàn về phát triển Vùng. Các cuộc hội thảo này đã công bố khá nhiều bài viết và tài liệu về VKTTĐPN. Qua nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy nội dung các công trình khoa học đã công bố từ trƣớc đến nay tập trung vào 6 vấn đề chính: i) Các vấn đề về kinh tế ở VKTTĐPN; ii) Các vấn đề về xã hội của VKTTĐPN; iii) Về tiềm năng, nguồn lực và vai trò của VKTTĐPN; iv) Các vấn đề về chính sách phát triển vùng; v) Bàn về các giải pháp phát triển; vi) Các vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển vùng. Các công trình nghiên cứu, sách, tài liệu khoa học về các vấn đề kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 10 Đề tài: “Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do TS. Trần Du Lịch và PGS.TS. Đặng Văn Phan làm chủ nhiệm, đề tài cấp thành phố, nghiệm thu tại Viện Kinh tế TP.HCM tháng 8/2003. Đề tài này đã tập trung phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN từ khi hình thành đến năm 2003; đánh giá các ngành và lĩnh vực kinh tế quan trọng của Vùng; đánh giá một số vấn đề tồn tại đối với sự phát triển VKTTĐPN. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích lợi thế so sánh giữa các địa phƣơng trong vùng và lợi thế so sánh của VKTTĐPN so với cả nƣớc. Phần cuối đề tài đã đề ra những định hƣớng phát triển VKTTĐPN đến 2010 và chính sách, giải pháp và cơ chế nhằm phát huy vai trò vùng kinh tế động lực. Đề tài cấp Nhà nƣớc: “Cơ cấu kinh tế trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” do Chu Thừa Châm chủ nhiệm, hoàn thành năm 1994. Nội dung đề tài phân tích khá sâu về mô hình cơ cấu kinh tế, về cơ chế quản lý và vai trò của Nhà nƣớc đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các địa phƣơng trên địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 1986 - 1992. Bên cạnh đó, đề tài còn đề xuất việc lựa chọn qui mô doanh nghiệp, phát triển hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, chính sách lao động, tiền lƣơng ... ở địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Chuyên đề thuộc đề tài cấp Nhà nƣớc: “Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do TS. Tôn Sĩ Kinh chủ nhiệm, hoàn thành vào tháng 10/1994. Đề tài chứng minh mặc dù có những hạn chế nhất định, nhƣng với những lợi thế đáng kể nhờ sự ƣu đãi của thiên nhiên, cùng với những n lực từ chính bản thân nội tại đã dẫn đến những kết quả đáng kể về tăng trƣởng kinh tế - xã hội của ĐBKTTĐPN giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ XX nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, cơ cấu tích luỹ tiêu dùng tƣơng đối hợp lý, tăng trƣởng các ngành kinh tế trong một cơ cấu phù hợp .... Từ việc đánh giá thực chất hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, nhận định rõ những thuận lợi và khó khăn khách quan cũng nhƣ chủ quan, chuyên đề đã đề ra những phƣơng hƣớng phát triển tổng quát cho địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời, dựa trên sự tính toán dự báo theo nhiều phƣơng án, chuyên đề còn đƣa ra các chỉ tiêu tăng trƣởng và cơ cấu cụ thể về nguồn nhân lực, nguồn vốn, các ngành kinh tế, cũng nhƣ đề xuất các biện pháp chính sách phù hợp. Cuốn sách: “Doanh nghiệp tư nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong 11 tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là tập hợp các bài nghiên cứu của cuộc hội thảo khoa học cùng tên do Viện Kinh tế TP.HCM cùng Báo Đối ngoại Việt Nam phối hợp thực hiện, đƣợc nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản thành sách năm 2004. Các bài viết trong cuốn sách tập trung nêu lên thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp tƣ nhân trong Vùng và cách để các doanh nghiệp tƣ nhân phát triển lên trong những điều kiện mới ở VKTTĐPN. Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết về thƣơng mại của Vùng đƣợc đánh giá dƣới góc nhìn quản lý vĩ mô của các quản lý cao cấp ở Việt Nam nhƣ TS. Lê Danh Vĩnh - Thứ trƣởng Bộ Thƣơng mại, Trƣởng ban chỉ đạo phát triển Thƣơng mại VKTTĐPN; TS. Nguy n Bá Ân - Phó Viện trƣởng Viện Chiến lƣợc phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ... Sách: “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập WTO” do Cục Xúc tiến Thƣơng mại Việt Nam hợp tác biên soạn cùng Công ty truyền thông Nhịp cầu Việt, sách do nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2007. Cuốn sách đƣợc viết bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) 845 trang và chia làm 4 phần. Trong đó, phần 1 và 2 giới thiệu tổng quan các địa phƣơng trong VKTTĐPN và trình bày về kinh tế thƣơng mại - dịch vụ ở Vùng. Đặc biệt, ở phần 1, cuốn sách đã trình bày khá rõ về quá trình phát triển thƣơng mại - dịch vụ ở VKTTĐPN trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO. Bên cạnh đó còn chỉ ra những triển vọng mới trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào VKTTĐPN. Ngoài ra, còn có một số sách, đề tài khoa học tuy không trực tiếp nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế ở VKTTĐPN nhƣng trong nội dung có đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến kinh tế Vùng. Những công trình thuộc loại này tiêu biểu có: Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc: “ Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ thời kỳ 1991 – 2000”, do Viện Kinh tế TP.HCM và Tổ nghiên cứu chiến lƣợc kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ phối hợp thực hiện, hoàn thành năm 1992. Nội dung đề tài bao gồm 6 nội dung chính: một là, khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, trong đó đề cập chi tiết đến từng khu vực kinh tế và có phân tích chi tiết đến từng tiểu vùng trong vùng Nam Bộ; hai là, nêu khả năng và triển vọng phát triển vùng Nam Bộ, trong phần này có đề cập đến từng lĩnh vực: dân số và lao động, đất, nguồn nƣớc, tài nguyên thuỷ hải sản, các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch; ba là, khái quát bối cảnh trong nƣớc và Quốc tế, những khả năng tác động đến phát triển các mặt của vùng Nam bộ; bốn là, quan điểm và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất