Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các làng nghề ở tỉnh hà tĩnh theo hướng bền vững...

Tài liệu Phát triển các làng nghề ở tỉnh hà tĩnh theo hướng bền vững

.PDF
108
330
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN NHẬT PHONG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN NHẬT PHONG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT........................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... i Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................................. 8 1.1. Làng nghề và vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội ............... 8 1.1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề ....................................................... 8 1.1.2. Vai trò của làng nghề ........................................................................ 12 1.2. Phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. ................................... 15 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phát triển các làng nghề theo hướng bền vững. ........................................................................................................... 15 1.2.2. Nội dung phát triển các làng nghề theo hướng bền vững .................. 20 1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển các làng nghề theo hướng bền vững ............. 24 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề theo hướng bền vững..... . 28 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hướng bền vững của một số địa phương và bài học cho các làng nghề ở Hà Tĩnh ........................................ 36 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở các địa phương ........................................................................................................ 36 1.3.2. Bài học rút ra cho các làng nghề ở Hà Tĩnh ...................................... 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY ................... 42 2.1. Chính sách phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh.......................................... 42 2.2. Tình hình phát triển làng nghề theo hướng bền vững tại Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay ............................................................................................... 43 2.2.1. Tổng quan sự phát triển các làng nghề theo hướng bền vững ........... 43 2.2.2. Tác động của làng nghề đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ......................................................................................................... 56 2.3. Đánh giá chung về tính bền vững trong phát triển làng nghề .............. 72 2.3.1. Những thành tựu chủ yếu .................................................................. 72 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 73 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH HÀ TĨNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ......................... 78 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững đến năm 2020 ................................................................... 78 3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................ 78 3.1.2. Định hướng phát triển ....................................................................... 78 3.2. Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển các làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh đến năm 2020 ............................................................. 80 3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển theo hướng gắn quy hoạch không gian làng nghề với bảo vệ môi trường ........................................................ 80 3.2.2. Tăng cường trang bị công nghệ hiện đại, công nghệ xanh cho các làng nghề ............................................................................................................ 83 3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các làng nghề ............. 86 3.2.4. Đa dạng hóa loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đi đôi với lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp và hiệu quả ................................................. 90 3.2.5. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập cao và ổn định cho người lao động ...................................................................................................... 92 3.2.6. Tăng cường kiểm soát tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ............................................................ 94 KẾT LUẬN ................................................................................................ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 99 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CNSX Công nghệ sản xuất 3 HTX Hợp tác xã 4 KH - CN Khoa học - Công nghệ 5 LN Làng nghề 6 QĐ - BYT Quyết định - Bộ Y tế 7 Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8 SX LN Sản xuất làng nghề 9 SX VLXD Sản xuất vật liệu xây dựng 10 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 14 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Tên bảng 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 Số lượng sản phẩm của một số làng nghề ở Hà Tĩnh 49 3 Bảng 2.3 Cơ cấu vốn theo nhóm ngành 50 4 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành 51 5 Bảng 2.5 Cơ cấu giá trị sản lượng theo nhóm ngành 52 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 Số lượng và cơ cấu làng nghề theo nhóm ngành năm 2012 Thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012 Nộp ngân sách của các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2012 ii Trang 44 54 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành nghề nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển các làng nghề đã góp phần to lớn trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, phát huy được các nguồn lực tại địa phương, theo đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa thành thị và nông thôn, đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, sự phát triển làng nghề vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa văn hóa - xã hội sâu sắc. Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay, cả nước có khoảng 2790 làng nghề, riêng ở Hà Tĩnh có khoảng 44 làng nghề. Làng nghề ở Hà Tĩnh có lịch sử phát triển từ hàng chục năm, trong đó, nhiều làng nghề có bề dày lịch sử đến hàng trăm năm như làng nghề chiếu cói, nón lá… đã tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng cần thiết cho xã hội và tham gia xuất khẩu, tạo nên giá trị kinh tế và văn hóa ở khu vực nông thôn, đặc biệt là tại các làng quê. Theo đó, sự phát triển các làng nghề cũng đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông nhàn và những vùng đất chật người đông, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bộ phận dân cư nông thôn. Cùng với những đóng góp tích cực trên, các làng nghề Việt Nam nói chung, ở Hà Tĩnh nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong sự phát triển bền vững. Một số làng nghề thiếu vốn và thiếu nguyên liệu trầm trọng, thị trường tiêu thụ không ổn định, thậm chí có làng nghề thủ công truyền thống đã bị mai một. Những làng nghề còn tồn tại được thì quy mô nhỏ 1 bé, phân tán và tự phát. Sản phẩm của các làng nghề còn ít và đơn điệu, chất lượng chưa cao vì vậy sức vươn của sản phẩm nghề còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó là do thiết bị công nghệ thiếu và lạc hậu, trình độ quản lý thấp, thiếu thông tin về thị trường... Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đang gây bức xúc xã hội rất lớn. Mặc dù Hà Tĩnh đã có Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn nhưng đến nay sự phát triển của các làng nghề vẫn chưa xứng với tiềm năng và thiếu tính bền vững. Đặc biệt, hầu hết các làng nghề vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý rác thải cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu cũng như các giải pháp mang tính đột phá để các làng nghề có điều kiện phát triển theo hướng bền vững. Vậy vấn đề đặt ra cho sự phát triển các làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh hiện nay là gì? Tỉnh và các làng nghề cần phải thực hiện giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính bền vững trong phát triển của các làng nghề? Đó là những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài luận văn: “Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững” phải giải đáp. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Làng nghề và phát triển làng nghề Việt Nam là vấn để được quan tâm nhiều hiện nay. Phát triển làng nghề vừa mục đích phát triển kinh tế vừa bảo vệ làng nghề Việt Nam như nét văn hóa đặc trưng lâu đời của dân tộc. Những tác phẩm, tài liệu nghiên cứu về làng nghề và phát triển làng nghề đã công bố liên quan đến đề tài luận văn có thể kể đến như: + Đề án phục hồi làng nghề truyền thống Việt Nam của Th.S Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. 2 Tác phẩm đưa ra cách nhìn tổng quan về làng nghề Việt Nam, các mặt còn hạn chế, những yếu kém, manh mún trong phát triển làng nghề truyền thống. Từ đó, tác giả đưa ra đề án phục hồi làng nghề truyền thống, các giải pháp nhằm phục hồi các làng nghề truyền thống đã bị mai một như là: Tạo lập thị trường cho các làng nghề, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ xoay quanh những làng nghề truyền thống, chưa tổng quát thành các làng nghề Việt Nam nói chung, trong khi hiện nay, các làng nghề mới đang xuất hiện ngày càng nhiều và có sự phát triển khá mạnh. + Làng nghề Việt Nam và môi trường, của nhóm tác giả Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, NXB Khoa học - kỹ thuật, 2005. Tác phẩm đưa ra các phân tích, đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa sự phát triển làng nghề và môi trường, các làng nghề càng phát triển thì càng sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, đồng thời quá trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải, nước thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường vì vây, nhóm tác giả nghiên cứu định hướng sự phát triển làng nghề theo hướng thân thiện môi trường, các làng nghề phát triển phải song hành với quá trình bảo vệ, tái tạo lại môi trường. Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ phân tích một trong những khía cạnh ảnh hưởng tới phát triển làng nghề đó là khía cạnh môi trường, chưa nêu tổng quan được các mặt ảnh hưởng khác như khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội. + Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển, của các tác giả Vũ Quốc Tuấn (chủ biên), Nguyễn Vi Khải, Bùi Văn Vượng, NXB Hà nội, 2010 Tác phẩm nêu lên những đặc điểm của làng nghề, phố nghề của Hà Nội, nét văn hóa đặc trưng của các làng nghề, phố nghề nằm giữa lòng thủ đô, hay các thành phố lớn và những thách thức đối với làng nghề, phố nghề Hà Nội trong 3 tiến trình hội nhập, phát triển. Khi nền kinh tế phát triển sôi động, nhất là ở thủ đô hay các thành phố lớn, việc gìn giữ, phát huy nét truyền thống của một làng nghề, phố nghề là rất khó khăn. Tuy nhiên, chưa có các giải pháp cụ thể để phát triển các làng nghề theo hướng bền vững làng nghề, phố nghề. + Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của TS. Nguyễn Văn Hiến đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập Số 4, Tháng 5-6/2012 Tác phẩm phân tích những đóng góp của làng nghề đối với phát triển kinh tế, trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhờ có làng nghề, hàng triệu người lao động đã được tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập.Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng làng nghề đang đứng trước những thách thức đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như: Đầu ra cho các sản phẩm, đào tạo nghề cho người lao động, ô nhiễm môi trường làng nghề… Từ đó, tác phẩm đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề theo hướng bền vững, các giải pháp đưa ra xoay quanh các vấn đề khắc phục về môi trường, lấy tiêu chí môi trường là trọng tâm đánh giá mức độ phát triển theo hướng bền vững của làng nghề như là quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý môi trường tại các làng nghề... Tuy nhiên, phát triển làng nghề bền vững có nhiều yếu tố, cần thiết phải phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện. + Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững tại một số làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số 176, tháng 02 năm 2012. Tác phẩm xây dựng hệ thống tiêu chí đầy đủ hơn để đánh giá phát triển theo hướng bền vững tại các làng nghề. Hệ thống tiêu chí được đề xuất với các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá cả 3 khía cạnh của sự phát triển bền vững, kinh 4 tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đưa ra các tiêu chí đánh giá, chưa đưa ra được định hướng, giải pháp để thực hiện các tiêu chí đó. Các tác phẩm trên đã nghiên cứu làng nghề gắn liền với các vấn đề liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển làng nghề, và quá trình tác động ngược lại của làng nghề đến môi trường trong quá trình phát triển. Đó là nguồn tài liệu quý giá để luận văn sử dụng, kế thừa và phát triển. Tuy nhiên, các tác phẩm này mới chỉ nghiên cứu các khía cạnh tác động riêng biệt, cụ thể là khía cạnh môi trường chứ chưa nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện sự phát triển làng nghề trên cả ba trụ cột: Kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Một số công trình tuy có nghiên cứu tính bền vững của sự phát triển làng nghề nhưng chỉ dừng lại ở việc đưa ra định hướng, chứ chưa có các giải pháp toàn diện để phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Đặc biệt, sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh theo hướng bền vững thì cho đến nay, theo những gì mà tác giả đọc được, thì chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và hệ thống. Luận văn này sẽ nghiên cứu, giải quyết các vấn đề còn dang dở của các nghiên cứu trên. Luận văn tiếp cận nghiên cứu từ thực tiễn làng nghề Hà Tĩnh giai đoạn 2008 đến nay. Nghiên cứu một cách tổng quan làng nghề tại Hà Tĩnh, phân tích thực trạng và đánh giá các mặt thành tựu, hạn chế của làng nghề. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm đạt được các tiêu chí và hoàn thành định hướng phát triển làng nghề theo hướng bền vững. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là dựa vào những thành tựu và hạn chế rút ra từ phân tích thực trạng phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay, tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó và 5 đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện Hà Tĩnh, nhằm đưa các làng nghề tiếp tục phát triển theo hướng bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của phát triển làng nghề theo hướng bền vững, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững. - Phân tích thực trạng phát triển làng nghề và tính bền vững trong sự phát triển làng nghề tại Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay, từ đó, đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn tồi tại, hạn chế trong phát triển làng nghề theo hướng bền vững. - Tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Tĩnh trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển của các làng nghề, bao gồm cả các làng nghề truyền thống và làng nghề mới cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh, các làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Bên cạnh đó, luận văn cũng có tham khảo kinh nghiệm phát triển bền vững các làng nghề của một số tỉnh khác. Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến nay 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê so sánh, phân tích, tổng hợp… về các tài liệu thu thập qua thống kê và các tài liệu đã được nghiên cứu trước. Tác giả 6 nghiên cứu làng nghề trong trạng thái luôn phát triển và xem xét làng nghề trong mối quan hệ với kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng các số liệu thống kê thu thập được, phân tích số liệu, so sánh sự phát triển qua các thời kỳ, tổng hợp lại để đưa ra kết luận quan trọng cho bài viết. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp chuyên gia. Tác giả đã sử dụng các ý kiến chuyên gia am hiểu về làng nghề, sự phát triển làng nghề, cũng như các nghệ nhân tại các làng nghề để hoàn thiện bài luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề nói chung và phát triển bền vững các làng nghề nói riêng. - Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay theo mức độ đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững làng nghề. Đề xuất các giải pháp, nhằm phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh theo hướng bền vững đến năm 2020. - Luận văn cung cấp số liệu về thực trạng phát triển làng nghề ở Hà Tĩnh, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý các làng nghề phát triển theo hướng bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh từ nay đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về phát triển làng nghề theo hướng bền vững Chương 2. Thực trạng phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1. Làng nghề và vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế-xã hội 1.1.1. Khái niệm và phân loại làng nghề 1.1.1.1 Khái niệm làng nghề Làng nghề được cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm về làng nghề cũng được hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề”. Làng - theo Từ điển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Hiện nay, do tác động của quá trình đô thị hóa, khái niệm làng có thể được hiểu một cách tương đối. Có một số cách gọi khác với làng đó là phố, khối phố, tổ dân phố, khóm... Tuy là cách gọi có thể khác đi nhưng về bản chất của cộng đồng dân cư đó nếu gắn với nông thôn thì vẫn được xem như là làng. Như vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhưng ngoài việc làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làm ra của họ ngoài việc đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình còn dùng để trao đổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa. Còn “nghề” có thể được hiểu là công việc mà người dân làm để kiếm sống hàng ngày. Các nghề trong hoạt động của làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của chủ nhân làm ra nó. Các nghề thủ công ở làng quê ban đầu chỉ xuất hiện dưới dạng là nghề phụ, chủ yếu được bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhưng sau 8 này, do sự phân công lao động mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp. Và lúc đó, những người thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công phát triển mạnh, những người làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng lên nhanh chóng. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của các làng nghề ở nông thôn cho đến ngày nay. Thông qua những lí luận đó mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề như: - “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng làm một nghề tiểu thủ công nghiệp mà các hộ đó có thể sinh sống bằng nghề đó, thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ. Ngoài ra giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương” [30, tr.9]. - “Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động nghề cho nghề đó và lấy đó làm nguồn sống chủ yếu” [2, tr.3]. Với quan niệm như thế thì hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất ít (như làng gốm Bát Tràng,…). - “Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề, giữa các hộ sản xuất có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội” [29, tr.2]. Quan niệm này chưa phản ánh được đầy đủ tính chất, đặc điểm của làng nghề, nó vẫn chưa thể hiện được sự khác biệt giữa làng nghề ở nông thôn với những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp ở thành thị, trị trấn. - “Làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung trên cùng một địa bàn nông thôn. Trong làng đó, có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ; trong đó có ít nhất một loại hàng hóa, dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc 9 hộ gia đình trong làng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỉ trọng lớn so với thu nhập dân cư tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó” [5, tr.5]. - Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra khái niệm làng nghề như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [4, tr.2]. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: “Làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân sống trong làng. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35% đến 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề, thu nhập từ ngành nghề chiếm từ 50% tổng thu nhập của các hộ gia đình, và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương” [3, tr.1]. - Tại Hà Tĩnh làng nghề được xác định: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các đểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau” [23, tr.2]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, làng nghề sẽ được xem xét theo cách hiểu này. 1.1.1.2 Phân loại làng nghề Làng nghề được phân loại thành hai nhóm chính: làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời. Đó là những thôn làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường là nhiều thế hệ, ít nhất cũng là hàng chục năm. Nhiều làng nghề thậm chí đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước, tạo ra được những sản phẩm có tính độc đáo, có độ tinh xảo cao, đã được tiêu thụ tại 10 nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Dù nghề thủ công được du nhập vào làng bằng con đường nào thì sự phát triển cũng diễn ra dưới hình thức có tồn tại một số hạt nhân (nghệ nhân, gia đình, dòng họ…) làm nòng cốt, từ đó mở rộng ra phạm vi cả làng. Theo quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. “Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề” [23, tr.2]. Ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển các làng nghề mới hình thành ngày một nhiều. Chúng được hình thành do sự lan tỏa của các làng nghề truyền thống và sự ra đời của các ngành nghề mới. Các làng nghề mới ra đời ban đầu nhằm giải quyết lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn lúc nông nhàn. Sau này, một số làng nghề phát triển mạnh tách dần khỏi nông nghiệp, tạo thành các làng nghề mới. Bên cạnh đó, các làng nghề ở Việt Nam có thể được chia thành 5 nhóm, đó là: - Nhóm thứ nhất: Bao gồm các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, sơn mài, thêu ren, khảm, chạm khắc gỗ, đá… - Nhóm thứ hai : Là các ngành nghề sản xuất công cụ như rèn đúc, làm cày bừa, nông cụ, đóng thuyền… - Nhóm thứ ba: Là các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: làm lược, dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, sọt bồ, bện thừng, dệt vải, may mặc. - Nhóm thứ tư: Bao gồm các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống: như nề, mộc, hàn, đúc đồng, gang, sản xuất vật liệu xây dựng… 11 - Nhóm thứ năm: Bao gồm các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, làm bánh, làm bún, đường, mật, làm tương, đậu phụ, nấu rượu, chế biến hải sản các loại… Ngoài ra còn có thể phân lo ại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo lich ̣ sử phát triể n ; theo mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và phát triển… 1.1.2. Vai trò của làng nghề 1.1.2.1. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn Làng nghề có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn. Với mạng lưới phân bổ rộng khắp trong cả nước bao gồm trên 40.000 cơ sở sản xuất ở gần 3.000 làng nghề, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với khoảng 1,35 triệu lao động chính và hàng triệu lao động phụ trong lúc nông nhàn, các làng nghề Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương và cả nước. Nhiều làng nghề nổi tiếng phát triển mạnh làm giàu từ hiện đại hóa công nghệ truyền thống, nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhờ đó các sản phẩm làng nghề đã tìm được đầu ra, nhiều làng nghề đứng vững và phát triển. Đời sống của người lao động tại các làng nghề này ổn định, thu nhập từ làng nghề cao hơn từ 4 - 5 lần so với làm nông nghiệp. “Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có 12 thể thu hút 200 - 250 lao động” [12, tr.39-40]. Thu nhập của người dân tại các làng nghề cao gấp 3 - 4 lần so với những nơi thuần nông, không phát triển làng nghề. Làng nghề thực sự đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. 1.1.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa Bảo tồn và phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, các làng nghề phân bổ rộng khắp cả nước nhưng không đồng đều. “Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề VN, đến năm 2012, nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%)” [12, tr.39]. Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các tỉnh tập trung phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, thu hút tối thiểu 50% lao động trong nông thôn vào làm việc tại các cụm công nghiệp và làng nghề. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%. Số lượng, tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản là 9,53 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006. Số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và hộ dịch vụ đạt 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2006. Nếu xét về cơ cấu, năm 13 2011 tỷ trọng hộ nông, lâm, thủy sản giảm nhanh, chỉ còn 62,2% so với 71,1% so với năm 2006. Tính chung trong giai đoạn 2001 - 2011, số hộ nông, lâm, thủy sản cứ qua 5 năm lại giảm đi khoảng từ 9% đến 10%.trong khi đó 2 khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại tăng lên: khu vực công nghiệp, xây dựng tăng ở mức 4,5 - 5%, khu vực dịch vụ tăng chậm hơn ở mức từ và 3,5 - 4,5%. Do việc thực hiện đúng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông thôn dẫn đến cơ cấu lao động trong các lĩnh vực ngành nghề có sự thay đổi rõ rệt. Tính đến 2011, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 59,6%, giảm đáng kể so với mức 70,4% của năm 2006 và 79,6% của năm 2001; Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng lần lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là 18,4%, 12,5% và 7,4%; tỷ lệ lao động dịch vụ là 20,5%, 15,9% và 11,9% ở 3 năm tương ứng. Các làng nghề phát triển nở rộ, đến năm 2011, khu vực nông thôn có 961 xã có làng nghề, chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của các năm 2001 và 2006 lần lượt là 6% và 8%). 1.1.2.3. Tạo kim ngạch xuất khẩu, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế Những thay đổi trong xu thế hội nhập kinh tế vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước ta như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ... đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu như năm 2008 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt hơn 776 triệu USD thì trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt hơn 1,5 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2008. Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng lên 1,8 tỷ USD, đóng góp xuất khẩu đạt 2,2 tỷ đồng. Các làng nghề tạo kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, góp phần to lớn trong việc tích lũy vốn cho nền kinh tế. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất