Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các dịch vụ quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội...

Tài liệu Phát triển các dịch vụ quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

.DOC
168
116
74

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................ LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA NHTM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN............................................ 1.1. Khái niệm, vai trò và các loại dịch vụ quốc tế của NHTM...................... 1.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 1.1.2. Vai trò các dịch vụ quốc tế của NHTM........................................................ 1.1.3. Các phương thức cung ứng và các loại dịch vụ quốc tế.............................. 1.2. Quan niệm, tiêu chí và nội dung đánh giá phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM................................................................................... 1.2.1. Quan niệm phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM...................................... 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM...................... 1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM......................................... 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ quốc tế của NHTM....................................................................................................... 1.3.1. Các yếu tố khách quan................................................................................ 1.3.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................... 1.4. Kinh nghiệm và bài học phát triển các dịch vụ quốc tế tại một số NHTM........................................................................................................ 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển các dịch vụ quốc tế tại một số NHTM.................. 1.4.2. Bài học phát triển các dịch vụ quốc tế........................................................ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA HABUBANK GIAI ĐOẠN NĂM 2006 – 2010.............................. 2.1. Tình hình kinh doanh tại Habubank giai đoạn năm 2006 - 2010 .................................................................................................................... 2.1.1. Khả năng cung ứng các dịch vụ................................................................. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của HABUBANK giai đoạn 2006 – 2010 .................................................................................................................... 2.2. Thực trạng phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK giai đoạn năm 2006 – 2010.............................................................................. 2.2.1. Thực trạng phát triển xét trên giác độ tổng thể các dịch vụ quốc tế của HABUBANK.............................................................................................. 2.2.2. Thực trạng phát trỉên cụ thể từng nhóm dịch vụ quốc tế của HABUBANK giai đoạn năm 2006 - 2010............................................................................ 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................... CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA HABUBANK ĐẾN NĂM 2020.................. 3.1. Định hướng phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK đến năm 2020................................................................................................... 3.1.1. Định hướng phát triển chung...................................................................... 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ quốc tế của HABUBANK.......................... 3.2. Giải pháp phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK đến năm 2020............................................................................................................ 3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ quốc tế hiện có về chiều sâu, về chất lượng dịch vụ................................................................................. 3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển các dịch vụ quốc tế mới.................................. 3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển các dịch vụ quốc tế....................... 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ........................................................................... 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước................................................... KẾT LUẬN........................................................................................................... DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Ơ Chữ viết tắt Tiếng Anh ANZ The Australia And Newzealand Bank BIDV Bank for Investment and Development of Vietnam D/A Document against Acceptance D/P Document against payment General Agreement on Trade in Services Hanoi Building Commercial HABUBANK Joint Stock Bank The Hong Kong and Shanghai HSBC Banking Corporation L/C Letter of Credit Society for Worldwide SWIFT Interbank Financial Telecommunication TECHCOMBANK Technology commercial joint stock bank VIETCOMBANK Joint stock commercial Bank (VCB) for Foreign Trade of Vietnam Viet Nam Joint Stock VIETINBANK Commercial Bank for Industry and trade VNBC VINA Brilliant Card GATS WTO World Trade Organization Tiếng Việt Tập đoàn ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Australia và New Zealand - Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ (Việt Nam) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Phương thức thanh toán Nhờ thu trả chậm Phương thức thanh toán Nhờ thu trả ngay Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải Thư tín dụng Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Công ty Cổ phần Thẻ thông minh Vi Na Tổ chức thương mại thế giới BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ DVQT Dịch vụ quốc tế GD Giao dịch NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần TK Tài khoản TTQT Thanh toán quốc tế DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các loại dịch vụ quốc tế của ngân hàng............................................. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Habubank giai đoạn 2006-2010. .43 Bảng 2.2. Số lượng tài khoản và số dư cuối năm của dịch vụ mở tài khoản......50 Bảng 2.3. Doanh số thanh toán quốc tế và tăng trưởng so với kỳ trước giai đoạn năm 2006 - 2010................................................................................55 Bảng 2.4. Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu tại Habubank giai đoạn 2006-2010...62 Bảng 2.5. Số lượng và giá trị thực hiện bảo lãnh đến từ năm 2006-2010...........65 Bảng 2.6. Giá trị bảo lãnh đi từ năm 2006 đến năm 2010..................................67 Bảng 2.7. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế từ năm 2006 đến 2010 ...........................................................................69 Bảng 2.8. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh ngoại hối của HABUBANK từ năm 2006 đến 2010....................................................................................70 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Nguồn vốn của HABUBANK giai đoạn năm 2006 – 2010................47 Biểu 2.2. Lợi nhuận sau thuế của HABUBANK giai đoạn năm 2006 – 2010...49 Biểu 2.3. Doanh số Thanh toán quốc tế các năm 2006 – 2010............................66 Biểu 2.4. Doanh số cho vay chuyển tiền trực tiếp ra nước ngoài......................71 Biểu 2.5. Dư nợ cho vay mở LC giai đoạn năm 2006 – 2010...........................71 i LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, điều này mang lại cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức. Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HABUBANK), tiền thân là Ngân hàng phát triển Nhà thành phố Hà Nội, là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam. HABUBANK đã đạt danh hiệu Ngân hàng Việt Nam của năm do tạp chí The Banker (Mỹ) trao tặng ba năm liên tiếp từ 2006 đến 2008; danh hiệu Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc do HSBC và Wachovia Bank, CityBank (Mỹ) trao tặng năm 2008, 2009 và năm 2010… Điều này một phần đã khẳng định được sự chú trọng phát triển các dịch vụ quốc tế tại HABUBANK. Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính ngân hàng trong và ngoài nước, việc phát triển các dịch vụ quốc tế là hết sức cần thiết vì đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn, mang lại sự phát triển vững mạnh cho các NHTM. HABUBANK đã cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong nước khá tốt, tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ quốc tế của HABUBANK còn bộc lộ nhiều hạn chế như: các dịch vụ chưa đầy đủ, thiếu đa dạng, tính chuyên nghiệp thấp, quảng bá chưa thật rộng rãi đến khách hàng... Lý do đề tài “Phát triển các dịch vụ quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội” được chọn để nghiên cứu để góp phần vào sự phát triển bền vững, làm tăng thêm lợi nhuận cho HABUBANK. 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có công trình nghiên cứu về các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, nghiệp vụ tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu, bao thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thẻ quốc tế, kinh doanh ngoại hối,… tại một số NHTM của Việt Nam. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ khái quát về dịch vụ ngân hàng tại các NHTM, hay chỉ nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện từng loại sản phẩm, nghiệp vụ ngân hàng. Chưa có đề tài nghiên cứu nào về các dịch vụ quốc tế của HABUBANK. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK là cần thiết. ii 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về sự phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK để tìm những giải pháp góp phần phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK và định hướng phát triển dịch vụ quốc tế cho HABUBANK làm tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và sử dụng nguồn thông tin từ các tài liệu của Ngân hàng Nhà nước; thông tin từ WB, IMF; tài liệu thông tin, báo cáo nội bộ của HABUBANK; kế thừa và phát triển từ các công trình nghiên cứu có liên quan của một số NHTM như VCB, BIDV, VIETINBANK, TECHCOMBANK…để giải quyết vấn đề đặt ra. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài “Phát triển các dịch vụ quốc tế của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về phát triển các dịch vụ quốc tế của NHTM và kinh nghiệm phát triển Chương 2: Thực trạng phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ quốc tế của HABUBANK đến năm 2020 iii CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA NHTM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN 1.1. Khái niệm, vai trò và các loại dịch vụ quốc tế của NHTM 1.1.1. Khái niệm Dịch vụ quốc tế của ngân hàng có thể được hiểu như sau: Dịch vụ quốc tế của ngân hàng là các dịch vụ ngân hàng có sự tham gia của các chủ thể có quốc tịch khác nhau, trong đó đối tượng trao đổi là các giao dịch ngân hàng vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Trong khái niệm trên có thể hiểu các chủ thể là các ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,… là những bên tham gia vào cung ứng và sử dụng dịch vụ quốc tế của ngân hàng. Các giao dịch ngân hàng chính là các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như các dịch vụ về tài khoản, thanh toán, tín dụng và ngoại hối. Các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phát triển, cùng với đó là sự ra đời của rất nhiều các loại hình dịch vụ ngân hàng nói chung cũng như các dịch vụ quốc tế của ngân hàng nói riêng. 1.1.2. Vai trò các dịch vụ quốc tế của NHTM Dịch vụ quốc tế của ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng đối với cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế: Một là, đối với ngân hàng: Các dịch vụ quốc tế của ngân hàng giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng, giúp quảng bá hình ảnh ngân hàng. Hai là, đối với khách hàng: Các dịch vụ quốc tế của ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ đó, các dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, tiết kiệm tối đa chi phí. Thông qua các dịch vụ quốc tế của Ngân hàng, các khách hàng iv cũng được tăng cường quan hệ đối ngoại với nước ngoài, nâng cao vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế. Ba là, đối với nền kinh tế: Dịch vụ quốc tế của ngân hàng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Các dịch vụ quốc tế của ngân hàng giúp đẩy mạnh và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Đồng thời, các dịch vụ này làm cho tăng cường các mối quan hệ giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, giúp cho quá trình kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi qua đó làm tăng uy tín và vị trí cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 1.1.3. Các phương thức cung ứng và các loại dịch vụ quốc tế 1.1.3.1. Các phương thức cung ứng dịch vụ quốc tế Theo GATS thương mại dịch vụ bao gồm các dịch vụ ở bất kỳ khu vực nào trừ dịch vụ do yêu cầu của chính phủ, là những dịch vụ không dựa trên kinh doanh hoặc cạnh tranh. Các dịch vụ quốc tế liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia. GATS quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm: 1) cung cấp qua biên giới; 2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ; 3) hiện diện thương mại; 4) hiện diện thể nhân. Trong bốn phương thức trên đây thì phương thức 3 – Hiện diện thương mại có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại dịch vụ, đây là hình thức hoạt động thông qua liên doanh, chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài (FDI) để cung cấp dịch vụ trong nước (ngoại trừ dịch vụ du lịch và vận chuyển). 1.1.3.2. Các loại dịch vụ quốc tế của ngân hàng Các loại dịch vụ quốc tế có thể chia thành 4 nhóm dịch vụ chính sau: Thứ nhất, nhóm dịch vụ tài khoản: Bao gồm dịch vụ tài khoản tiền gửi và dịch vụ thẻ quốc tế; Thứ hai, nhóm dịch vụ tín dụng: Bao gồm dịch vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và dịch vụ bảo lãnh quốc tế; v Thứ ba, nhóm dịch vụ thanh toán: Bao gồm dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ bao thanh toán; Thứ tư, nhóm dịch vụ ngoại hối bao gồm các dịch vụ ngoại hối: mua bán thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tờ thông qua hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ. 1.2. Quan niệm, tiêu chí và nội dung đánh giá phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM 1.2.1.Quan niệm phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM Theo quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì “phát triển là sự biến đổi cả về chất lượng và số lượng ở một trình độ cao hơn, toàn diện hơn của sự vật hiện tượng”. Phát triển về số lượng sản phẩm bao gồm phát triển các sản phẩm liên kết và phát triển sản phẩm không liên kết. Phát triển chất lượng sản phẩm bao gồm phát triển chất lượng của chính sản phẩm và phát triển hiệu quả sản phẩm đem lại. Trong marketing hiện đại, phát triển sản phẩm được hiểu là biến đổi cơ cấu danh mục sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau: hoàn thiện các sản phẩm hiện có; phát triển sản phẩm mới tương đối và phát triển sản phẩm mới tuyệt đối. Như vậy có thể rút ra: “Phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM là phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, là sự phát triển tổng thể cả về chiều rộng và chiều sâu của tất cả các sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân, tổ chức nước ngoài, các giao dịch vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, phát triển các sản phẩm quốc tế hiện có của ngân hàng và phát triển các dịch vụ quốc tế các NHTM khác đã cung ứng thành công mà ngân hàng chưa cung ứng, nghiên cứu và phát triển các dịch vụ quốc tế mà chưa có NHTM nào cung cấp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần vào phát triển bền vững ngân hàng.” vi 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM 1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển xét trên giác độ phát triển tổng thể các dịch vụ quốc tế của NHTM Chỉ tiêu đánh giá phát triển số lượng các dịch vụ quốc tế của NHTM là tăng số lượng các dịch vụ quốc tế cung ứng trên thị trường, bao gồm: Tăng số lượng dịch vụ quốc tế trong chuỗi liên kết và tăng số lượng các dịch vụ quốc tế không liên kết. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng phát triển các dịch vụ quốc tế của NHTM bao gồm đánh giá về mặt định lượng và đánh giá định tính: Đánh giá định lượng được thể hiện trong các tiêu chí: Tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ quốc tế; Tăng số giao dịch của khách hàng sử dụng mỗi dịch vụ quốc tế; Tăng doanh số của dịch vụ; Tăng lợi nhuận từ dịch vụ đem lại; Giảm thiểu thời gian mỗi giao dịch cho khách hàng. Đánh giá định tính được thể hiện trong các tiêu chí: 1) Tăng tính chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ: chuẩn hóa về hệ thống cung ứng dịch vụ từ nội dung đến hình thức. 2) Tăng sự nhiệt tình của cán bộ trong tư vấn và thái độ vui vẻ, thân thiện của nhân viên ngân hàng trong giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng. 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển xét trên giác độ phát triển từng nhóm dịch vụ quốc tế của NHTM Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xét trên giác độ phát triển từng nhóm dịch vụ được tổng hợp trong bảng sau: vii Bảng 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các nhóm dịch vụ quốc tế của NHTM Nhóm dịch vụ quốc tế Nhóm dịch vụ tài khoản thanh toán quốc tế Nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ quốc tế Chỉ tiêu đánh giá phát triển về số lượng Mở tài khoản thanh toán Tăng số lượng tài khoản Tăng số loại tài khoản Tăng số lượng khách hàng Tăng số lượng giao dịch Tăng số lượng dịch vụ trong chuỗi liên kết Thẻ quốc tế Tăng số lượng phát hành thẻ Tăng số lượng thanh toán qua thẻ Tăng số loại dịch vụ thanh toán Thanh quốc tế trong chuỗi liên kết toán quốc Tăng số giao dịch tế Tăng số lượng khách hàng Tăng số lượng dịch vụ bao thanh Bao toán thanh Tăng số lượng giao dịch toán Tăng số lượng khách hàng Cho vay Tăng số lượng khoản vay xuất nhập Tăng dư nợ cho vay khẩu Nhóm dịch vụ tín dụng Nhóm dịch vụ ngoại hối Bảo lãnh quốc tế Tăng số lượng giao dịch Tăng giá trị giao dịch Dịch vụ ngoại hối Tăng số loại dịch vụ Tăng số lượng giao dịch Tăng giá trị giao dịch Tăng số lượng khách hàng Chỉ tiêu đánh giá phát triển về chất lượng Tăng số dư tài khoản tại mọi thời điểm Giảm thời gian giao dịch Tăng thêm nhiều tiện ích của dịch vụ Tăng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Tăng doanh thu Tăng lợi nhuận Giảm thời gian phát hành thẻ Tăng thêm nhiều tiện ích cho thẻ Tăng số dư tài khoản thẻ tại mọi thời điểm Tăng chế độ đãi ngộ và chăm sóc khách hàng Tăng giá trị các giao dịch Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng Tăng doanh số và lợi nhuận Tăng giá trị giao dịch Tăng tiện tích, tư vấn, chăm sóc khách hàng Tăng lợi nhuận Giảm tỉ lệ nợ quá hạn Giảm thời gian hoàn thành mỗi khoản vay Giảm thủ tục Tăng cường tư vấn, chăm sóc khách hàng Tăng lợi nhuận Giảm thời gian giao dịch Giảm thủ tục Giảm số lượng và giá trị bảo lãnh ngân hàng phải trả thay khách hàng Tăng cường tư vấn, chăm sóc khách hàng Tăng lợi nhuận Tăng các mối quan hệ với các đại lý, các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế (Nguồn: Tác giả tổng hợp) viii 1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ quốc tế của NHTM Phát triển dich vụ quốc tế của NHTM bao gồm: phát triển các sản phẩm hiện có và phát triển các sản phẩm mới (trong đó có sản phẩm đã được các ngân hàng khác cung ứng, có sản phẩm chưa từng có ngân hàng hàng cung ứng). 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ quốc tế của NHTM 1.3.1. Các yếu tố khách quan 1.3.1.1. Môi trường chính trị, xã hội Môi trường chính trị xã hội bao gồm các yếu tố như chính trị, dân số, trình độ dân trí, thu nhập. Môi trường chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng các hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế. Từ đó, phát sinh nhiều nhu cầu các dịch vụ quốc tế trong các lĩnh vực như bảo lãnh quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng xuất nhập khẩu… làm tăng số lượng cũng như doanh số các hợp động cung cấp dịch vụ quốc tế. 1.3.1.2. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế phát triển có thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế của các ngân hàng. Nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, tăng cường hoạt động giao lưu buôn bán với các nước khác. Do đó sẽ làm tăng cường nhu cầu sử dụng các dịch vụ quốc tế của ngân hàng. 1.3.1.3. Môi trường pháp lý Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ- một lĩnh vực kinh doanh nhạy bén và phức tạp. Do vậy, ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý vì vậy có ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ quốc tế của ngân hàng, cụ thể là các chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách giá cả… Ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ các quy định và pháp luật. Hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ giúp ngân hàng thương mại có điều kiện xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, góp phần vào việc phát triển các dịch vụ quốc tế của các ngân hàng thương mại. ix 1.3.1.4. Các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các ngân hàng thương mại trong nước và ngoài nước. Chẳng hạn, Việt Nam cung cấp dịch vụ quốc tế có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, 35 ngân hàng thương mại cổ phần, 37 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 8 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính và 46 văn phòng đại diện nước ngoài. Do vậy, để thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh được thị phần về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ khách hàng và đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, mức phí phù hợp. 1.3.1.5. Các đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quốc tế của NHTM Đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quốc tế của NHTM là các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh có yếu tố nước ngoài. Đối với doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng các dịch vụ quốc tế của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế nói chung và tình hình kinh doanh nói riêng. 1.3.2. Các yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Nguồn nhân lực Yếu tố con người được đánh giá là quan trọng nhất trong mọi sự thành công. Các ngân hàng muốn đưa ra được những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lượng cao, thu hút được khách thì cần phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực. Đặc biệt, các dịch vụ quốc tế của ngân hàng chỉ có thể phát triển nếu ngân hàng có nguồn nhân lực chất lượng cao. 1.3.2.2. Nguồn lực về tài chính Mặc dù các dịch vụ không phải là những hoạt động cung ứng vốn song vốn giữ một vai trò quan trọng. Để phát triển dịch vụ quốc tế các ngân hàng cần có vốn để mua sắm trang thiết bị, công nghệ, đào tạo và mở rộng mạng lưới. Do vậy, các ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược tăng vốn dài hạn theo những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. x 1.3.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung ứng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ quốc tế của các ngân hàng thương mại. Một ngân hàng có trụ sở làm việc khang trang, bề thế, cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ sẽ tạo được tâm lý tốt và gây ấn tượng với mỗi khách hàng khi đến ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được khách hàng ngày càng đông và đó là yếu tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ quốc tế của ngân hàng luôn có sự gắn kết chặt chẽ với yếu tố công nghệ. Công nghệ cao giúp ngân hàng cung cấp được cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ hiện đại gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ như thanh toán bằng thẻ, các dịch vụ ngân hàng như Internet banking chỉ có thể được cung cấp khi áp dụng những công nghệ hiện đại. 1.3.2.4. Mục tiêu, chiến lược hoạt động của ngân hàng Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều có mục đích, tôn chỉ hoạt động của riêng mình. Trong từng giai đoạn cụ thể, các tổ chức thường đề ra những mục tiêu riêng. Mục tiêu là đích cuối cùng mà tất cả các hoạt động đều phải hướng vào nhằm đạt kết quả. Từ đó, ngân hàng xây dựng một chiến lược để đạt được các mục tiêu đã đề ra. 1.3.2.5. Giá cả các dịch vụ ngân hàng quốc tế Giá cả dịch vụ quốc tế là một vấn đề rất quan trọng, có tác động lớn đến sự phát triển của thị trường cũng như các chủ thể cung cấp. Giá cả quá cao hay quá thấp đều có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường dịch vụ quốc tế. Trong trường hợp giá quá cao, khách hàng gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ quốc tế của ngân hàng; ngược lại trong trường hợp giá cả quá thấp các chủ thể cung cấp gặp khó khăn có thể thua lỗ và phá sản. 1.4. Kinh nghiệm và bài học phát triển các dịch vụ quốc tế tại một số NHTM 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển các dịch vụ quốc tế tại một số NHTM 1.4.1.1. Kinh nghiệm của VCB Những bài học kinh nghiệm trong thành công của VCB là: Thứ nhất, có hệ thống chi nhánh rộng lớn, là đại lý của nhiều ngân hàng trên thế giới xi Thứ hai, có đội ngũ nhân viên có trình độ cao. Trình độ đội ngũ nhân viên về thanh toán quốc tế của VCB được xem là tốt nhất ở Việt Nam hiện nay Thứ ba, có sự quan tâm đầu tư thích đáng vào công nghệ cung ứng dịch vụ Thứ tư, duy trì được mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống. 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Vietinbank Bài học kinh nghiệm từ thành công của Vietinbank trong việc cung cấp các dịch vụ quốc tế sau: Một là, đã xây dựng được hình ảnh là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống Hai là, là thành viên của nhiều hiệp hội, tổ chức quốc tế, Vietinbank có cơ hội học hỏi, tiếp xúc với các dịch vụ quốc tế hiện đại Ba là, đã không ngừng phát triển mạng lưới kinh doanh Bốn là, có trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao Năm là, đã có sự đầu tư lớn vào phát triển công nghệ, phục vụ các hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng 1.4.1.3. Kinh nghiệm của BIDV Những bài học về thành công của BIDV trong việc cung cấp các dịch vụ quốc tế: Thứ nhất, BIDV là một trong những ngân hàng có thương hiệu mạnh nhất tại Việt Nam hiện nay, là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Thứ hai, nhờ có bề dày cung cấp các dịch vụ ngân hàng nói chung và các dịch vụ quốc tế nói riêng, BIDV có một lượng lớn khách hàng trung thành là các doanh nghiệp, các định chế tài chính, và cá nhân. Thứ ba, với các cán bộ công nhân viên, BIDV luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. xii 1.4.1.4. Kinh nghiệm của Techcombank Những kinh nghiệm đúc kết trong việc cung cấp dịch vụ quốc tế của Techcombank: Thứ nhất, chọn HSBC, một trong những ngân hàng quốc tế hàng đầu thế giới làm đối tác chiến lược, vì vậy, các sản phẩm dịch vụ quốc tế của Techcombank được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế Thứ hai, có hệ thống hiện đại, đặc biệt là có hệ thống máy ATM rộng khắp, cho phép sử dụng internet banking Thứ ba, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo về bài bản về nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ Thứ tư, có dịch vụ tốt, chuyên nghiệp với các thủ tục đơn giản, nhanh gọn; sản phẩm dịch vụ đa dạng, gần gũi, dễ hiểu, dễ sử dụng và phù hợp với nhu cầu khách hàng 1.4.2. Bài học phát triển các dịch vụ quốc tế Từ những mô hình cung cấp dịch vụ quốc tế tại một số ngân hàng trong và ngoài nước, chọn lọc để ứng dụng những kinh nghiệm trong phát triển các dịch vụ quốc tế cho HABUBANK, có thể rút ra những bài học sau: Một là, bài học rất quan trọng cho HABUBANK đó là cần xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh và dịch vụ ngân hàng, phải khẳng định được uy tín của mình với khách hàng. Hai là, cần đầu tư thích đáng vào việc mở rộng mạng lưới ngân hàng và xây dựng hoạt động theo đúng quy chuẩn. Ba là, đầu tư lớn vào công nghệ - kỹ thuật hiện đại để phát triển các sản phẩm đầy đủ tính năng và cung ứng thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng đúng và đầy đủ nhu cầu khách hàng. Bốn là, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Yếu tố con người là trọng tâm trong phát triển dịch vụ, cung cấp dịch vụ chất lượng đến khách hàng. Năm là, vấn đề chăm sóc, quan hệ khách hàng cũng cần được chú trọng. xiii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ CỦA HABUBANK GIAI ĐOẠN NĂM 2006 – 2010 2.1. Tình hình kinh doanh tại Habubank giai đoạn năm 2006 - 2010 2.1.1. Khả năng cung ứng các dịch vụ 2.1.1.1. Về quy mô vốn của HABUBANK Tháng 6/1992, Ngân hàng Nhà Hà Nội chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội và đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm. Tháng 8/2010, phát hành thành công 10,5 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương ứng 1.050 tỷ đồng). Tháng 11/2010, Habubank chính thức niêm yết toàn bộ 300 triệu cổ phần, tương đương giá trị là 3.000 tỷ đồng lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), mã cổ phiếu là HBB. 2.1.1.2. Về mạng lưới của HABUBANK Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 1 trung tâm dịch vụ khách hàng, 70 chi nhánh và phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Habubank có chi nhánh tại 10 tỉnh thành trong cả nước gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đà Nẵng, Long An; trong đó các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu tại Hà Nội. 2.1.1.3. Về công nghệ Năm 2001, Habubank hoàn thành việc trang bị phần mềm quản lý ngân hàng tập trung và trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung và online toàn hệ thống. Cũng trong năm này, Habubank chính thức trở thành thành viên Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất