Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển cà phê bền vững tại việt nam...

Tài liệu Phát triển cà phê bền vững tại việt nam

.PDF
95
55584
134

Mô tả:

Mã số: ……………. PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT NỘI DUNG Phát triển bền vững nói chung và phát triển cà phê bền vững nói riêng đều dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, người sản xuất cà phê hiện nay quan tâm nhiều đến lợi ích về kinh tế hơn là hai khía cạnh còn lại. Điều này có thể để lại hậu quả khôn lường cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, phát triển cà phê bền vững cà phê là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006)... Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền vững. Với các chứng nhận trên, cà phê có khả năng mở rộng thị trường và tiếp cận người mua một cách ổn định do nó đảm bảo với các nhà nhập khẩu/rang xay rằng sản phẩm này đáp ứng một số tiêu chuẩn và quy định cụ thể. Mô hình cà phê bền vững đã và đang phát triển tại Việt Nam với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn đọng xuất phát từ nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng trong nước. Mô hình cà phê bền vững tại Việt Nam cũng chưa thật sự hoàn thiện. Do đó, con đường để cà phê Việt Nam thật sự đạt được tiêu chí bền vững còn rất dài. Từ kinh nghiệm thực tiễn từ một số nơi trồng cà phê bền vững trên thế giới cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, có thể nói rằng để đạt được mục tiêu trên cần có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía: người sản xuất, cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu, hiệp hội cà phê và người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện rất nhiều từ quy trình sản xuất, đào tạo, tổ chức quản lý, hỗ trợ và đầu ra cho sản phẩm. MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 2 1.1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 3 1.6. Hướng phát triển của đề tài ....................................................................................... 4 PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 4 2.1. Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê ................................................................ 4 2.1.1. Các trụ cột phát triển bền vững trong ngành cà phê: .......................................... 4 2.1.1.1. Kinh tế: ........................................................................................................ 5 2.1.1.2. Môi trường: .................................................................................................. 7 2.1.1.3. Xã hội:.......................................................................................................... 8 2.1.2. Một số hệ thống chứng chỉ cho cà phê bền vững ............................................... 9 2.1.2.1. Hữu cơ (Organic) ....................................................................................... 10 2.1.2.2. Thương mại công bằng (Fairtrade) ............................................................ 12 2.1.2.3. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) .............................................. 13 2.1.2.4. Chứng nhận UTZ (UTZ Certified) ............................................................ 14 2.1.2.5. Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - 4C (Common Code for Coffee Community) .................................................................................................... 15 2.2. 2.1.2.6. Thị trường tiêu thụ cà phê có chứng nhận/ kiểm tra .................................. 17 2.1.2.7. Cơ hội và rủi ro của cà phê bền vững: ....................................................... 20 Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê Việt Nam ............................................. 22 2.2.1. Các đặc điểm của ngành cà phê Việt Nam hiện nay: ....................................... 22 2.2.1.1. Quá trình phát triển lâu dài: ....................................................................... 22 2.2.1.2. Sản lượng sản xuất tăng liên tục: ............................................................... 23 2 2.2.1.3. Thị trường tiêu thụ rộng lớn: ..................................................................... 26 2.2.1.4. Giá cả phụ thuộc thị trường thế giới: ......................................................... 28 2.2.2. Tình hình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam ......................................... 31 2.2.2.1. Tổng quan chung về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam ................. 31 2.2.2.2. Tình hình phát triển cụ thể ......................................................................... 32 2.2.2.3. Chương trình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam những năm gần đây. .................................................................................................................... 37 2.2.2.4. Mục tiêu đề án phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. .................................................................................................................... 39 2.2.3. 2.3. Những vấn đề tồn đọng trong việc phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam .. 39 2.2.3.1. Vấn đề tiêu thụ ........................................................................................... 39 2.2.3.2. Việc phân bố vùng nguyên liệu. ................................................................ 40 2.2.3.3. Công tác đào tạo, thay đổi tập quán của người dân Việt Nam .................. 40 2.2.3.4. Liên kết giữa các thành phần: .................................................................... 40 2.2.3.5. Chuẩn hóa công tác chứng nhận: ............................................................... 41 2.2.3.6. Vấn đề chi phí: ........................................................................................... 41 2.2.3.7. Gian lận thuế GTGT: ................................................................................. 41 Mô hình cà phê bền vững tại một số nước trên thế giới .......................................... 42 2.3.1. Tình hình sản xuất cà phê theo mô hình cà phê bền vững tại Brazil ................ 42 2.3.1.1. Sơ lược về những nhà sản xuất tại Brazil .................................................. 42 2.3.1.2. Chiến lược phối hợp đầu tư cho phát triển bền vững ................................ 43 2.3.1.3. Xu hướng phát triển cà phê bền vững tại Brazil ........................................ 44 2.3.1.4. Bài học kinh nghiệm tại Brazil .................................................................. 45 2.3.2. Phát triển cà phê bền vững tại Mexico: ............................................................ 46 2.3.2.1. Các rào cản phát triển cà phê bền vững tại Mexico:.................................. 46 2.3.2.2. Vai trò của chính phủ đối với phát triển cà phê bền vững tại Mexico ...... 48 2.3.3. Phát triển cà phê bền vững tại Indonesia .......................................................... 50 2.3.4. Phát triển cà phê bền vững tại Thái Lan: .......................................................... 51 3 2.4. Giải pháp đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam ................................................................................................................................. 53 2.4.1. Ma trận SWOT cho cà phê bền vững tại Việt Nam: ........................................ 53 2.4.2. Đào tạo .............................................................................................................. 57 2.4.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 57 2.4.2.2. Nâng cao nhận thức của người sản xuất .................................................... 58 2.4.3. Kỹ thuật ............................................................................................................ 59 2.4.3.1. Cải thiện chất lượng giống cây trồng......................................................... 59 2.4.3.2. Tối ưu hóa phân hữu cơ ............................................................................. 59 2.4.3.3. Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê .......................................................... 60 2.4.3.4. Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến cà phê .......................................... 62 2.4.3.5. Trồng cây che bóng và chắn gió và kết hợp trồng xen trong Phát triển cà phê bền vững ............................................................................................................... 63 2.4.4. Sử dụng tài nguyên ........................................................................................... 65 2.4.4.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển cà phê bền vững ................. 65 2.4.4.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho sự phát triển cà phê bền vững ......... 66 2.4.5. Hoàn thiện mô hình sản xuất cà phê bền vững ................................................. 67 2.4.5.1. Xây dựng mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng ............... 67 2.4.5.2. Xây dựng chuỗi giá trị ngành cà phê ......................................................... 70 2.4.6. Qui hoạch, chính sách ....................................................................................... 70 2.4.6.1. tuổi Qui hoạch diện tích cà phê, bảo đảm cơ cấu hợp lý diện tích cà phê theo độ .................................................................................................................... 70 2.4.6.2. Chính sách cho vay vốn đối với hộ sản xuất cà phê .................................. 71 2.4.7. Tiêu thụ ............................................................................................................. 72 2.4.7.1. Minh bạch đầu ra ....................................................................................... 72 2.4.7.2. Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa ....................................................................... 72 PHẦN 3. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 74 4 MỤC LỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1 Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013 ..................................... 2 Hình 2 Giá cà phê từ 1960 đến 2011 (USD/pound) ............................................................ 6 Hình 3 Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam ............................................................... 23 Hình 4 Sản lượng cà phê Việt Nam ................................................................................... 25 Hình 5 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam ............................................................... 25 Hình 6 Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam ........................................... 27 Hình 7 Giá xuất khẩu cà phê xanh của Việt Nam ............................................................. 28 Hình 8 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 20 năm qua ................................ 29 Hình 9 Giá cà phê Robusta tại Đắk Lăk và Lâm Đồng ..................................................... 30 Hình 10 Sơ đồ canh tác của Brazil 2013 ........................................................................... 42 Hình 11 Mô hình chi phí sản xuất của Brazil và Ethiopia ................................................ 42 MỤC LỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành ........................................... 24 Bảng 2 Xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, từ mùa vụ 2011/12 đến mùa vụ 2012/13 ....... 27 Bảng 3 Giá hạt cà phê Robusta tại một số khu vực trồng cà phê chính của Việt Nam mùa vụ 2012/13 ......................................................................................................................... 30 Bảng 4 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê chè sau 18 tháng trồng ..................... 35 2 PHẦN 1. 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài: Năm 2013 vừa qua thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung đang vượt cầu. Từ đó có thể thấy thử thách trước mắt và lâu dài cho cà phê Việt Nam còn rất lớn. Trong bối cảnh đó, lựa chọn con đường phát triển cho cà phê Việt Nam là vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Một trong những yêu cầu đặt ra là làm sao cho ngành cà phê Việt Nam có được sự phát triển bền vững. Hình 1 Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013 (nguồn: ft.com) Các mối quan tâm ngày càng lớn từ phía tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất cà phê ngày càng gia tăng, hình thành nên một mảng thị trường riêng cho các sản phẩm đạt được các chứng chỉ về môi trường và xã hội như FairTrade (1997), UTZ Certified (2007), RainForrest Alliance (1992) và bộ tiêu chí 4C (2006).... Tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng các chứng chỉ này đều có điểm chung đó là hướng tới phát triển cà phê bền vững. Vậy các chứng chỉ trên yêu cầu những tiêu chuẩn gì? Thực trạng của Việt Nam trong việc áp dụng các tiêu chuẩn này ra sao? Định hướng phát triển cho cà phê Việt Nam như thế nào mới gọi là bền vững? Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, 3 nhóm sinh viên chúng tôi đã thực hiện đề tài: PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu làm sáng tỏ khái niệm cà phê bền vững hiện nay. Vì sao cà phê được cấp một số chứng nhận được gọi là cà phê bền vững. Cách thức các chứng chỉ trên được áp dụng tại một số nước trên thế giới cũng như cái nhìn tổng quát về cà phê bền vững tại Việt Nam. Từ đó chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này ngành cà phê của Việt Nam sẽ tìm được con đường đúng đắn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để có những hiểu biết về cà phê bền vững, các chứng chỉ cho cà phê bền vững, việc áp dụng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững tại một số nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đề tài được thực hiện bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn trong và ngoài nước. Trong đó gồm có các bài báo cáo, sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến phát triển bền vững, những biến động trong ngành cà phê cũng như cà phê bền vững. Từ đó chúng tôi tìm ra các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về cà phê bền vững và tìm ra giải pháp để việc thực hiện các tiêu chuẩn này một cách hiệu quả nhất. 1.4. Nội dung nghiên cứu Nhóm sinh viên thực hiện tập trung tìm hiểu về vấn đề phát triển bền vững trong ngành cà phê. Cùng với đó, chúng tôi tập hợp thông tin về các chứng chỉ về phát triển bền vững cho cà phê cũng như cách thức mà Việt Nam cũng như một số nơi trên thế giới đã và đang thực hiện để đạt được các chứng chỉ này. Từ đó đề tài đưa ra cách thức áp dụng mô hình cà phê bển vững một cách có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nước ta. 1.5. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần mang lại những hiểu biết về cà phê bền vững, bài học kinh nghiệm về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam cũng như tại một số nơi trên 4 thế giới và làm sao để đạt được các chứng chỉ cho cà phê bền vững. Từ đó tìm ra nguyên nhân mô hình cà phê bền vững chưa đạt được hiệu quả cao tại Việt Nam cũng như các biện pháp hoàn thiện quy trình sản xuất cà phê bền vững. 1.6. Hướng phát triển của đề tài Cà phê bền vững không còn xa lạ với nhiều vùng trồng cà phê tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức thực hiện tại nhiều nơi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, cà phê bền vững làm ra khó tiêu thụ. Những người thực hiện mong muốn đề tài này sẽ được ứng dụng vào thực tiễn tại những vùng đang theo đuổi phát triển cà phê bền vững nhưng chưa hiệu quả cũng như nhân rộng mô hình cà phê bền vững sang các vùng trồng cà phê tự phát. Ngoài ra, thông qua quá trình thực hiện sẽ giúp đề tài ngày càng hoàn thiện, từ đó tìm ra con đường để ngành cà phê Việt Nam có bước tiến vững chắc và lâu dài, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. PHẦN 2. 2.1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Vấn đề phát triển bền vững đối với cà phê 2.1.1. Các trụ cột phát triển bền vững trong ngành cà phê: Khi nhắc đến cụm từ “phát triển bền vững”, có thể mỗi người sẽ hiểu theo một cách khác nhau. Trong lịch sử, đã có rất nhiều định nghĩa cho cụm từ này. Một trong những định nghĩa tồn tại lâu dài và được chấp nhận nhiều nhất được trình bày trong Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Báo cáo này đã gây được sự chú ý khi đề cập đến ba trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững cũng có thể được xem như là việc sản xuất đảm bảo được các yêu cầu về môi trường và lợi ích của xã hội trong dài hạn đồng thời có thể cạnh tranh hiệu quả và đảm bảo doanh thu có thể trang trải chi phí và đạt được mức lợi nhuận nhất định. 5 Trên thế giới cũng như tại Việt nam, phát triển cà phê bền vững trở thành chủ đề thảo luận sôi động của những tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê. Cộng đồng cà phê quốc tế cũng đã tiến đến thống nhất về quan niệm phát triển bền vững trong ngành cà phê (ICO WD Board 30/01/2006), theo đó tính bền vững trong ngành cà phê bao gồm những điều kiện sản xuất, chế biến và thương mại cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sao cho: - Đem lại lợi nhuận kinh tế đủ trang trải chi phí sản xuất và sinh hoạt cũng như một phần dôi ra cho đầu tư phát triển - Đối xử có trách nhiệm với môi trường để duy trì tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai - Bảo đảm các điều kiện xã hội và làm việc phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện duy trì sự ổn định của cộng đồng 2.1.1.1. Kinh tế: Ngành cà phê hiện nay chịu sự chi phối độc quyền của môi trường kinh tế, trong khi đó các yếu tố về xã hội và môi trường không được xem trọng. Tình trạng cung vượt quá cầu trong sản xuất cà phê hiện nay đã dẫn đến tình mặt bằng chung trong giá cà phê giảm mạnh. Mặt khác, giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với những nhà sản xuất, kinh doanh cà phê. Đó là bởi vì giá cả là yếu tố quyết định đến khả năng thu lợi từ cà phê. Và do đó giá cả ảnh hưởng đến việc phát triển hoặc thu hẹp diện tích trồng cà phê. Diện tích cà phê thay đổi lại dẫn đến biến động trong cung cầu, từ đó lại gây ra những biến động về giá. Từ những năm 1980 đến 2002, tình trạng cung vượt quá cầu trong sản xuất cà phê đã khiến giá cả của mặt hàng này giảm đến 70%. Theo một tính toán được thực hiện bởi Ban thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), từ năm 1999 đến năm 2002, doanh thu của các nước sản xuất cà phê đã giảm 19 tỷ USD so với năm 1998. Điều đáng lưu ý là 70% sản lượng cà phê được đến từ những người sản xuất với quy mô nhỏ, và khi giá cà phê giảm sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cũng như khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ. Giá giảm cũng dẫn đến sự suy giảm trong chất lượng công việc và khả năng đảm bảo an toàn trong khi canh tác đối với người nông dân, những người đại diện cho phần 6 nghèo nhất trong chuỗi cung ứng cà phê. Không chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững, giá thấp còn góp phần tạo ra những khó khăn về kinh tế nói chung mà ngành sản xuất cà phê phải đối mặt. Hình 2 Giá cà phê từ 1960 đến 2011 (USD/pound) Nguồn: unctad.info Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân là do có những biến đổi về khí hậu tại các nước Mỹ Latinh như Brazil, Colombia và Mexico. Sự biến đổi này là cho việc sản xuất cà phê khó khăn hơn và làm giảm tổng sản lượng cà phê. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của những biến đổi khí hậu này. Bên cạnh giá thấp, biến động về giá dẫn đến sự suy thoái trong ngành cà phê khi xét về dài hạn. Giá cả biến động cùng với sự kém linh động trong sản xuất và phân phối gây ra những khó khăn trong việc hoạch định chính sách cũng như xác định chiến lược sản xuất tối ưu. Trong khi đó, những hạn chế trong sự hỗ trợ tài chính từ nhà nước cũng tạo ra những hạn chế trong việc xây dựng cơ sở phát triển kinh tế ổn định trong ngành này. Ngoài ra, những thay đổi trong hợp tác quốc tế, các hoạt động đầu cơ cũng như thay đổi chính sách thương mại của nhiều quốc gia cũng dẫn đến biến động giá cả cà phê. Cũng như các mặt hàng nông sản khác, cà phê là cây trồng lâu năm. Người nông dân cần phải đầu tư từ 2 đến 5 năm trước khi có thể thu hoạch. Và không 7 phải ai cũng có sẵn vốn để trang trải chi phí đầu tư này. Đa số người nông dân đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có ngân sách nhà nước và tư nhân. Bởi thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà phê nên nhiều hộ đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao. Đến hạn trả cả gốc lẫn lãi, dù giá cà phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành ngậm đắng nuốt cay, bán để trả nợ nên trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng. Các lái buôn có thể lợi dụng việc này để ép giá người nông dân. Bên cạnh đó, để có thể tiếp tục duy trì vườn cà phê, người nông dân có thể chấp nhận bán với giá thấp hơn giá thị trường. Thông thường, sau khi thu hoạch cà phê về, người dân phơi khô, cất trữ trong nhà chờ giá cao mới bán nhưng vụ thu hoạch cà phê mùa vụ 2013-2014 vừa xong, nhưng nhiều gia đình không còn chút cà phê nào cất trữ trong nhà, mặc dù hiện này giá cà phê đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các rào cản trong thương mại cũng ảnh hưởng đến giá cà phê cũng gây ra nhiều khó khăn, nhất là những nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ. Ví dụ như các yêu cầu về giấy phép xuất khẩu, khối lượng và chất lượng tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận lợi ích từ thương mại quốc tế đối với họ. Trong khi đó, thuế đánh vào cà phê cũng làm giá bán tăng cao hơn giá trị thực, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu. Và mức thuế này ảnh hưởng đến sản xuất nhiều hơn là chế biến cà phê. 2.1.1.2. Môi trường: Nhìn chung, phương thức sản xuất cà phê truyền thống ít ảnh hưởng đến tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, những nỗ lực để gia tăng sản lượng cà phê lại góp phần tạo nên điều này. Trong cách trồng truyền thống, cà phê được trồng dưới bóng râm của các loại cây khác, nơi cung cấp chỗ ở cho các loại sinh vật. Đa số người làm vườn đã quyết định hiện đại hóa phương pháp sản xuất của họ và chuyển thành phương pháp trồng trọt dưới ánh mặt trời, cà phê được trồng thành hàng dưới ánh nắng mặt trời với rất ít hoặc hoàn toàn không có tán che. Chẳng hạn tại Colombia, gần 70% diện tích cà phê đã được chuyển sang mô hình này. Phương pháp này giúp cho cây mọc nhanh hơn và cho sản lượng nhiều hơn. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng chất lượng đạt được sẽ thấp hơn cà phê 8 trồng bắng phương pháp cũ. Bên cạnh đó, phương pháp cũ thân thiện với môi trường và tạo ra sự đa dạng sinh học. Việc khai hoang các khu vực để trồng cà phê ảnh hưởng đến sự cân bằng về môi trường đối với không chỉ các nước trồng cà phê mà còn đối với toàn thế giới. Hơn 80% trong số 11,8 triệu héc ta cà phê được trồng ở những khu vực rừng mưa. Cà phê hiện nay được trồng tại 13 trong số 25 nước “điểm nóng” về đa dạng sinh học (có độ đa dạng sinh học cao nhưng dễ bị tổn thương). Việc bóc vỏ cà phê cũng có những ảnh hưởng đáng cân nhắc đối với môi trường. Quy trình chế biến ướt đối với cà phê được sử dụng cho 40% sản lượng cà phê toàn cầu. Quy trình này cần một lượng lớn nước và trong quy trình này sẽ lấy đi một lượng lớn Oxy trong nước. Và khi lượng nước này được đưa trở lại môi trường, nó có thể ảnh hưởng đến một lượng lớn sinh vật thủy sinh. Phần lớn các cơ sở chế biến cà phê chưa chú trọng đầu tư các dây chuyền, thiết bị xử lý hệ thống nước thải, khử mùi, tiếng ồn, bụi. Chỉ riêng trong khâu chế biến cà phê theo quy trình công nghệ chế biến ướt, mỗi ngày đêm các cơ sở cũng thải ra môi trường hàng ngàn mét khối nước thải chưa qua xử lý. Ngoài ra, quy trình rang cà phê cũng thải ra một lượng lớn Cacbonđioxit cũng như tiêu tốn nhiều nhiên liệu hóa thạch. 2.1.1.3. Xã hội: Mối đe dọa lớn nhất trong tính bền vững về mặt xã hội là sự tác động của điều kiện kinh tế đối với người sản xuất cà phê. Người nông dân trồng cà phê phụ thuộc phần lớn vào loại cây này để có được thu nhập. Vì vậy, sự suy giảm cũng như biến động giá cà phê sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận giáo dục, nhu cầu ăn - mặc - ở, nhu cầu về y tế cũng như những nền tảng thiết yếu khác. Mặt khác, những người được thuê làm việc trong các đồn điền cà phê đại diện cho phần có thu nhập thấp nhất trong chuỗi cung ứng cà phê. Mặc dù người lao động không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng nó tác động đến họ thông qua điều kiện và tiền lương. Một cuộc khảo sát về việc trồng cà phê tại Guatemala cho thấy rằng không ai được trả đủ mức lương tối thiểu và phần lớn trong số họ thậm chí được trả số tiền không bằng 9 một nửa mức lương tối thiểu tại đây. Các điều kiện ăn ở cũng được báo cáo là dưới mức yêu cầu quốc gia. Trong khi đó, một lượng lớn lao động trẻ em được sử dụng tại các nước trồng cà phê. Tại Kenya, người ta ước tính rằng 30% người hái cà phê nằm trong độ tuổi dưới 15. Bên cạnh đó, những thay đổi trong phương thức canh tác không chỉ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn môi trường mà còn có những tác động xấu về sức khỏe và sự bảo đảm an toàn đối với những người trồng cà phê cũng như cộng đồng của họ. Ví dụ như việc sử dụng thuốc trừ sâu endosulfan trên các đồn điền cà phê ở Colombia đã gây ra hơn 200 vụ ngộ độc trong năm 1993 và 1994. Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp không được kiểm soát cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân cũng như người trong khu vực khi họ tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm độc. Năm 1987, hơn 200 người tại bang Jalisco ở miền tây Mexico bị bệnh do nước uống bị nhiễm thuốc trừ sâu và phân hóa học. Trong khi đó, việc sử dụng phân đạm ở Costa Rica đã làm việc ô nhiễm nguồn nước ngầm đạt đến mức độ không an toàn. Việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu ở Nicaragua cũng dẫn đến suy giảm hoạt động của cholinesterase, một loại enzyme cần thiết cho hoạt động thần kinh và cơ bắp. Bên cạnh đó là tình trạng phân biệt giới tính ở trong ngành cà phê. Ngoài sự bất bình đẳng thể hiện trong việc thiết lập các đồn điền, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng quyền ra quyết định của người phụ nữ không tương xứng với lượng công việc mà họ phải làm. Hoạt động buôn bán cà phê cũng thể hiện sự bất bình đẳng giới tính thông qua việc cha truyền con nối. Tuy nhiên, các cấu trúc hoạt động mới hiện nay có thể cải thiện tình trạng này. 2.1.2. Một số hệ thống chứng chỉ cho cà phê bền vững Phát triển sản xuất cà phê bền vững phải tuân theo những bộ tiêu chí và có hệ thống chứng nhận/kiểm tra để các tác nhân trong chuỗi cung ứng tuân theo và người tiêu dùng có thể nhận biết. “Tính bền vững” trở thành một yếu tố quan trọng để tiếp thị cà phê. Do đó, sản xuất và thương mại cà phê có chứng nhận/kiểm tra dựa trên các bộ tiêu chí và quy trình đánh giá minh bạch ngày càng được triển khai rộng rãi. 10 Cà phê bền vững có chứng nhận theo định nghĩa phổ biến hiện nay là các sản phẩm cà phê bao gồm được ba trụ cột của tính bền vững, đó là “bền vững kinh tế cho nông dân”, “bảo tồn môi trường” và “trách nhiệm xã hội”. Chứng nhận là quy trình thủ tục của cơ quan chứng nhận độc lập cấp chứng chỉ bảo đảm chất lượng cà phê và quá trình sản xuất đã được đánh giá là tuân thủ những yêu cầu đã xác định. Cho đến nay, trong cộng đồng cà phê đã có tới 5 chương trình chủ yếu cấp chứng chỉ cho cà phê đó là những chương trình lớn được nhiều người quan tâm như: - Nông nghiệp hữu cơ: organic agriculture - Thương mại công bằng: Fair Trade - Liên minh rừng mưa: Rainforest Alliance - Cà phê tốt: UTZ Certified Và một chương trình cà phê sản xuất phù hợp với bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê gọi là cà phê 4C ( the common code for the coffee Community) Các chương trình trên tuy nội dung, cách tiếp cận có khác nhau nhưng có chung một mục tiêu là phát triển cà phê bền vững. Một số loại cà phê khác cũng gọi là bền vững theo những tiêu chuẩn do công ty tự xây dựng, có hoặc không có giám sát và kiểm tra của bên thứ ba độc lập, trong số đó phải kể đến tiêu chuẩn thực hành Starbucks‟ C.A.F.E. của công ty Starbucks và Nespresso AAA của tập đoàn Nestlé. Tuy có một vài khác biệt, chứng nhận/kiểm tra cà phê bền vững dựa trên những tiêu chí đánh giá chung về (1) Hệ thống quản lý và ghi chép tài liệu; (2) Y tế và an toàn sức khỏe; (3) Điều kiện lao động; (4) Sử dụng và quản lý hóa chất; (5) Bảo vệ đất; (6) Quản lý chất thải; (7) Bảo vệ nguồn nước; (8) Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. 2.1.2.1. Hữu cơ (Organic) Nói nông nghiệp hữu cơ là nói đến một hệ thống quản lý sản xuất, nó xúc tiến việc đổi mới hệ thống sinh thái nông nghiệp và sức khỏe con người, bao gồm đa dạng hóa sinh học, chu kỳ sinh vật học, họat động sinh vật đất. 11 Hệ thống sản xuất hữu cơ dựa trên các tiêu chuẩn xử lý đặc biệt và chính xác về sản xuất và chế biến. Mục đích của nó là đạt đến hệ sinh thái nông nghiệp thích hợp nhất đảm bảo sự bền vững về xã hội, sinh thái về kinh tế. Về định nghĩa cà phê hữu cơ, có thể hiểu đó là loại cà phê được trồng với một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp, phủ đất bằng nguyên liệu hữu cơ, điều tiết cây bóng mát và phòng trừ dịch bệnh theo hướng sinh học. Hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp đó dựa trên nguyên tắc là một giá trị tương đương với sản phẩm đã thu hoạch phải được trả lại cho đất. Người ta cũng loại trừ việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp. Tiến sĩ R.Naidu (Ấn độ) thì có một định nghĩa cụ thể hơn, đó là: cà phê hữu cơ là loại cà phê được sản xuất, chế biến thông qua việc sử dụng các sản phẩm phương pháp tự nhiên không dùng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ và chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất tổng hợp. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có lịch sử lâu đời từ thế kỷ 19. Cà phê có chứng nhận hữu cơ xuất hiện vào 1967. Đến năm 1972 Liên đoàn quốc tế Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM) được thành lập để thống nhất các phong trào hữu cơ. Nhiệm vụ của IFOAM là “lãnh đạo, thống nhất và hỗ trợ phong trào hữu cơ dưới mọi hình thức”. Mục tiêu của IFOAM là ứng dụng rộng rãi các hệ thống sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan sinh thái, xã hội và kinh tế dựa trên các nguyên tắc của Nông nghiệp Hữu cơ. Năm 1996, IFOAM đã đưa ra những hướng dẫn cho cà phê, cacao và trà hữu cơ và lưu ý các điểm sau:  Trồng trên ruộng bậc thang theo đường đồng mức, có cây phủ đất và tủ gốc chống xói mòn.  Trồng cây che bóng trong hệ thống quản lý nông nghiệp hữu cơ.  Điều tiết điều kiện về khí hậu và cải thiện tính đa dạng sinh thái nhằm khống chế sâu bệnh.  Sử dụng các dòng vô tính hoặc hạt giống chống sâu bệnh.  Tăng chất hữu cơ cho đất bằng sử dụng cây họ đậu hoặc cắt tỉa cây che bóng. 12  Trả lại chất dinh dưỡng đã bị lấy đi bằng việc sử dụng phần khoáng có tính toán cân bằng. Cà phê chỉ có thể bán ra thị trường với cái tên cà phê hữu cơ khi nó đã được chứng nhận bởi một tổ chức được công nhận là người cấp chứng chỉ dựa trên sự giám sát thường xuyên của tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, vận chuyển và rang xay. Theo thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO), mặc dù không được đảm bảo mức ưu đãi so với cà phê thông thường và có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường tiêu thụ, nhưng các loại cà phê có chứng nhận hữu cơ đã được trả mức giá cao hơn cà phê thông thường trung bình 660 đô la/tấn. Mặt khác, các lợi ích cơ bản nhất từ việc đạt được các chứng nhận này là khả năng tiếp cận thị trường. Cà phê có chứng nhận hữu cơ có khả năng tiếp cận vào các thị trường phát triển và đáng tin cậy. 2.1.2.2. Thương mại công bằng (Fairtrade) Khái niệm thương mại công bằng là người tiêu dùng tự nguyện trả giá cao hơn cho các sản phẩm nhiệt đới nhằm cung cấp những lợi ích về mặt xã hội cho những người sản xuất nhỏ dễ bị tổn thương ở các nước đang phát triển. Mục đích chính của Thương mại công bằng là tạo cho nông dân cơ hội công bằng để cải thiện vị thế thị thị trường của họ. Vào năm 1988 một tổ chức NGO của Hà Lan tên Solidaridad đưa ra sáng kiến khởi động hệ thống chứng nhận Max Havelaar cho cà phê Thương mại công bằng (và sau đó cho các sản phẩm khác) với mục tiêu mang cà phê này vào các kênh siêu thị truyền thống. Sau đó vào năm 1997 Tổ chức Dán nhãn Thương mại công bằng (FLO) được thành lập nhằm hợp nhất các sáng kiến dán nhãn Thương mại công bằng ở các nước tiêu thụ. Hiện nay có 20 sáng kiến dán nhãn Thương mại công bằng hoạt động tại 21 quốc gia, tạo nên thị trường lớn cho các sản phẩm Thương mại công bằng. Có trên 240 Hợp tác xã tại 26 quốc gia châu Phi, châu Á, và Mỹ La-tinh sản xuất cà phê có chứng nhận Thương mại công bằng. Các Tiêu chuẩn của FLO phân chia làm 2 nhóm: một nhóm tiêu chuẩn dành cho người sản xuất nhỏ, một nhóm cho lao động làm thuê. Các tiêu chuẩn dành 13 cho người sản xuất nhỏ bao gồm các tiêu chí phát triển xã hội, tạo điều kiện cho Thương mại công bằng đóng góp vào tiềm năng phát triển cũng như tạo điều kiện cho các nhóm người sản xuất thiết lập cơ chế dân chủ và quản trị minh bạch. Hệ thống FLO bảo đảm mức giá sàn, dựa trên ước tính chi phí sản xuất bền vững. Thu nhập từ giá tăng thêm không được chia cho các thành viên, chỉ dành cho hợp tác xã sử dụng để đầu tư vào phúc lợi, kinh tế, xã hội chung của cộng đồng và của hợp tác xã. Đây là chương trình chứng nhận duy nhất có bảo đảm giá sàn và giá tăng thêm. Thương mại công bằng là một chương trình cấp chứng chỉ mà mọi người sản xuất rang xay nhỏ có thể tham gia nếu họ nhất trí với các tiêu chí. Nhưng kết quả cuối cùng của thị trường bán lẻ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người tiêu dùng. Cà phê có chứng nhận Fairtrade luôn được đảm bảo một mức giá ưu đãi xác định là 440 đô la/tấn so với mức giá tham chiếu hoặc mức giá Fairtrade tối thiểu. Cà phê có chứng nhận Fairtrade ngoài khả năng tiếp cận các thị trường phát triển cao còn được hưởng các hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà nhập khẩu Fairtrade. 2.1.2.3. Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance) Liên minh rừng mưa là một ban thư ký của mạng lưới nông nghiệp bền vững (Sustainable agriculture Network: SAN) một nhóm có 9 nước châu Mỹ La Tinh cùng nhau xúc tiến sự sử dụng thực hành nông nghiệp bền vững và quản lý chương trình cấp chứng chỉ. SAN gồm 9 nước: Bolivia, Brasil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, EL Salvador, Guatemala, Honduras và Mexico và một số nhà khoa học nông nghiệp và xã hội học trên thế giới. Tổ chức này ra đời từ 2 thập niên trước đây nhằm khống chế thị trường như là một nhân tố đổi mới. Nó được thành lập năm 1987 là 1 tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn đa dạng hóa sinh học và bảo đảm cuộc sống bền vững thông qua đổi mới các thực hành sử dụng đất, buôn bán và cách hành xử của người tiêu dùng. Liên minh này cổ vũ thương mại và người tiêu dùng hỗ trợ nông nghiệp bền vững bằng cách mua các sản phẩm của các trang trại đã được cấp chứng chỉ. Liên minh Rừng mưa chứng nhận cho người sản xuất cà phê quy mô nhỏ lẫn quy mô lớn tại các quốc gia nhiệt đới. Trang trại cà phê được chứng nhận đầu 14 tiên vào 1996. Tới nay số quốc gia có sản xuất cà phê chứng nhận Liên minh Rừng mưa lên tới 18, kể cả Việt Nam. Bắt đầu từ khu vực Trung Mỹ, sau đó mở rộng ra những vùng khác của Mỹ La tinh và gần đây sang cà châu Phi và châu Á. Doanh số đang tăng nhanh tại Bắc Mỹ, châu Âu và cũng đang bắt đầu gia tăng tại các thị trường khác như Nhật, Úc và Brazil. Các tiêu chuẩn của Liên minh Rừng mưa thoạt đầu chú trọng vào các yêu cầu thị trường còn các yêu cầu xã hội được tăng cường dần theo thời gian. Các tiêu chuẩn bao gồm những yêu cầu bảo tồn hệ sinh thái và đời sống hoang dã, bảo vệ và quản lý nguồn nước, các mối quan hệ cộng đồng cũng như đối xử công bằng và điều kiện làm việc tốt cho công nhân, phù hợp với các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Giá tăng thêm trả cho cà phê có chứng nhận Liên minh Rừng mưa theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Giá tăng thêm tùy thuộc chủ yếu chất lượng sản phẩm và quan hệ giữa bên mua và người sản xuất. Nông dân còn hưởng lợi nhờ tăng hiệu quả, cải thiện chất lượng và giảm chi phí. Những lợi ích của chương trình chứng nhận Liên minh Rừng mưa đối với nông dân không chỉ là trong phần lớn trường hợp họ được hưởng giá tăng thêm mà quan trọng hơn là họ biết tự quản lý có hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh, có thêm công cụ để có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Với chứng nhận Rainforest Alliance, mặc dù không có đảm bảo mức ưu đãi nhưng các loại cà phê này được hưởng mức giá cao hơn cà phê thông thường trung bình từ 110-176 đô la/tấn trong năm 2011. 2.1.2.4. Chứng nhận UTZ (UTZ Certified) Chứng nhận UTZ ra đời năm 1997 do một công ty cà phê thuộc đại công ty bán lẻ Hà lan tên Ahold hợp tác với những người sản xuất cà phê Guatemala sáng lập mang tên UTZ Kapek và sau đó năm 2000 trở thành một tổ chức độc lập, tới năm 2008 đổi tên thành “UTZ Certified-Good inside” để có thể chứng nhận cho nhiều loại nông sản khác như ca cao, chè, đậu tương và dầu cọ... UTZ Certified tự coi mình là tổ chức đối tác kết nối người sản xuất, nhà phân phối và nhà rang xay cà phê, có nhiệm vụ giúp cho người sản xuất cà phê và các thương hiệu cà phê thể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan