Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện thăng bình, tỉnh quảng nam ...

Tài liệu Phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

.PDF
97
1
103

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Trần Đức Thuận. Các tư liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có cơ sở. Học viên Phạm Thị Hằng i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai, để vận dụng kiến thức vào thực tiễn và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, được sự cho phép của Nhà trường, phòng Sau đại học và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần Đức Thuận, nay tôi chọn đề tài: “Phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai, Phòng Sau đại học cùng quý thầy cô trong Nhà trường. Đặc biệt, em rất cảm ơn thầy giáo TS. Trần Đức Thuận đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn quý bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã luôn ở bên em, động viên, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để em hoàn thành khóa học đúng hạn và làm tốt luận văn. Em xin chân thành cảm ơn! Phạm Thị Hằng. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa BNN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS: Nuôi trồng thủy sản TCCN: Trung cấp chuyên nghiệp ĐH: Đại học GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ICMP: Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.3. Kết quả sản xuất thủy sản Việt Nam năm 2017 ............................................22 Bảng 2.1. Cơ cấu đất sử dụng cho NTTS phân bố tại các xã trên địa bàn huyện Thăng Bình năm 2016...............................................................................................................37 Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng đất cho NTTS tại huyện Thăng Bình giai đoạn 2015-2017 .... 38 Bảng 2.3. Tổng sản lượng ngành Thủy sản qua các năm 2015 – 2017 .........................40 Bảng 2.4. Giá trị ngành Thủy sản qua các năm 2015 – 2017 ........................................40 Bảng 2.5. Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................42 Bảng 2.6. Diện tích sản xuất của hộ NTTS nước lợ theo sinh kế của hộ ......................44 Bảng 2.7. Diện tích sản xuất của hộ NTTS nước lợ theo hình thức nuôi của hộ ..........45 Bảng 2.8. Giới tính của hộ NTTS trong mẫu điều tra ...................................................45 Bảng 2.9. Trình độ học vấn của chủ hộ NTTS nước lợ trong mẫu điều tra ..................46 Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn NTTS của các hộ NTTS trong mẫu điều tra............47 Bảng 2.11. Mức độ tham khảo thông tin về kỹ thuật NTTS của chủ hộ/cơ sở NTTS nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình .................................................................................48 Bảng 2.12. Năng suất trung bình của hộ NTTS theo nhóm nghề..................................49 Bảng 2.13. Năng suất của hộ NTTS theo hình thức nuôi ..............................................49 Bảng 2.14. Giá trị sản xuất của hộ NTTS theo sinh kế .................................................50 Bảng 2.15. Giá trị sản xuất của hộ NTTS theo hình thức nuôi .....................................50 iv DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 2.1. Bản đồ huyện Thăng Bình .............................................................................31 Hình 2.2. Cơ cấu tuổi lao động NTTS nước lợ tại huyện Thăng Bình. ........................46 v MỤC LỤC Lời cam đoan..................................................................................................................i Lời cảm ơn.....................................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................iii Danh mục bảng.............................................................................................................iv Danh mục hình và đồ thị...............................................................................................v MỞ ĐẦU 1......................................................................................................................1 1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 2.1 Mục tiêu chung .....................................................................................................2 2.2 Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………………3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………3 3.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………..3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………3 4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………3 4.1. Dữ liệu nghiên cứu ……………………………………………………………….3 4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ………………………………………………………3 4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp ………………………………………………………...4 4.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….……......4 5. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu ………………………………………4 5.1. Đóng góp về mặt lý luận ………………………………………………………...4 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ………………………………………………………4 6. Kết cấu của luận văn ………………………………………………………………4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC LỢ ……………………………………………………6 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài …………………………6 1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững ngành thủy sản theo hướng bền vững …………………………………………………………………………………...8 1.2.1. Khái niệm NTTS ……………………………………………………………….8 1.2.2. Quan niệm về phát triển bền vững …………………………………………...8 1.2.3. Phân loại nuôi trồng thủy sản ………………………………………………..10 1.2.3.1. Căn cứ vào môi trường sống ……………………………………………….10 vi 1.2.3.2. Căn cứ vào hình thức nuôi ………………………………………………...10 1.2.3.3. Căn cứ đối tượng nuôi ……………………………………………………...11 1.2.3.4. Căn cứ phương tiện nuôi …………………………………………………...12 1.2.4. Vai trò nuôi trồng thủy sản …………………………………………………..12 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành thủy sản nước lợ theo hướng bền vững ……………………………………………………………………..15 1.2.5.1. Đối tượng nuôi trồng ………………………………………………………15 1.2.5.2. Chất lượng giống …………………………………………………………...15 1.2.5.3. Phương thức nuôi …………………………………………………………..15 1.2.5.4. Hình thức nuôi ……………………………………………………………...16 1.2.5.5. Chất lượng môi trường ao nuôi ……………………………………………16 1.2.5.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản ………………………………17 1.2.5.7. Trình độ năng lực của người nuôi ………………………………………....17 1.2.5.8. Khả năng tiếp cận công nghệ, công tác khuyến ngư ……………………..17 1.2.5.9. Thức ăn ……………………………………………………………………...18 1.2.5.10. Giá bán sản phẩm …………………………………………………………18 1.2.6. Nội dung phát triển bền vững………………………………………………...19 1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ…………….21 Tóm tắt chương 1………………………………………………………………….....29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC LỢ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM…………………………………………………………………………………..31 2.1. Tổng quan về các điều kiện cho phát triển ngành thủy sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ………………………………………………………….30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………………………30 2.1.1.1. Vị trí địa lý ………………………………………………………………….30 2.1.1.2. Địa hình ……………………………………………………………………..30 2.1.1.3. Điều kiện khí tượng, thuỷ văn …………………………………………......31 2.1.1.4. Tài nguyên biển …………………………………………………………….32 2.1.1.5. Hệ thống sông ngòi …………………………………………………………32 2.1.2. Điều kiện chính trị pháp lý …………………………………………………..32 2.1.3. Điều kiện kinh tế ……………………………………………………………...33 vii 2.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội ..................................................................................34 2.2. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2015-2017 …………………………………………………………………34 2.2.1. Thực trạng ngành thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình ……34 2.2.2. Kết quả NTTS trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2015- 2017 ……39 2.3. Phân tích thực trạng ngành thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình năm 2017…………………………………………………………………………………….41 2.3.1. Giới thiệu chung về điều tra của tác giả …………………………………….41 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và mô tả mẫu khảo sát ……………………………42 2.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………42 2.3.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của mẫu khảo sát ………………………………42 2.3.3. Các yếu tố đầu vào đảm bảo phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ tại huyện Thăng Bình ……………………………………………………………….43 2.3.3.1. Đất sử dụng cho thủy sản nước lợ ………………………………………...43 2.3.3.2. Lao động tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản ……………………………….45 2.3.4. Kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng bền vững tại huyện Thăng Bình ..................................................................................................... 49 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ tại huyện Thăng Bình .................................................................. 51 2.4.1. Đối tượng NTTS ................................................................................................ 51 2.4.2. Chất lượng giống .............................................................................................. 52 2.4.3. Phương thức nuôi . ............................................................................................ 53 2.4.4. Hình thức nuôi . ................................................................................................. 54 2.4.5. Chất lượng môi trường ao nuôi ....................................................................... 53 2.4.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS .......................................................................... 54 2.4.7. Trình độ, năng lực của người nuôi .................................................................. 55 2.4.8. Khả năng tiếp cận công tác khuyến nông ...................................................... 55 2.4.9. Nguồn thức ăn ................................................................................................... 56 2.4.10. Giá bán sản phẩm ........................................................................................... 56 2.5. Phân tích ma trận swot trong chiến lược phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình ..................................................................................... 57 2.5.1. Điểm mạnh ........................................................................................................ 59 viii 2.5.2. Hạn chế...............................................................................................................60 2.5.3. Cơ hội ................................................................................................................. 61 2.5.4. Thách thức ......................................................................................................... 62 Tóm tắt chương 2…………………………………………………………………….63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC LỢ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ...................................................................................... 64 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................................ 64 3.1.1. Chiến lược phát triển NTTS của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................................................................64 3.1.2. Quy hoạch phát triển NTTS của huyện Thăng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................................................. 67 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản nước lợ theo hướng bền vững tại huyện thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. .................................................................. 67 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch đất cho phát triển thủy sản nước lợ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thăng Bình ........................................... 68 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước đối với các hộ nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình ................................................... 71 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình .................................................................. 72 3.2.4. Giải pháp xử lý chất thải, đảm bảo an toàn cho môi trường nuôi đối với các hộ nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình. .......................... 74 3.2.5. Tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản ....................................................... 76 3.2.6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ...................................... 79 3.2.7. Ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ. ............................................................................................. 81 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 83 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 88 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh nằm trong tổng thể kinh tế - xã hội của loài người. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, đồng thời nó là một ngành kinh tế tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và vùng ven biển. Nhu cầu thuỷ sản cho con người ngày càng gia tăng trong khi nguồn tài nguyên này lại có giới hạn và ngày càng bị khai thác cạn kiệt, chính vì vậy ngành nuôi thuỷ sản phát triển nhằm bù đắp lại những thiếu hụt đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vì vai trò ngày càng quan trọng của Ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Kể từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá lớn được hình thành, sản phẩm nuôi mặn lợ đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ hải sản. Nghề nuôi trồng thủy sản truyền thống bắt đầu từ thập niên 1960, đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển nhanh chóng, trở thành hướng đi mới để nâng cao hiệu quả kinh tế. Người nông dân có xu hướng khai thác các vùng ven sông, đất cát ven biển, những diện tích bỏ hoang, diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn hoặc kém năng suất ven sông để đầu tư nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích sản xuất, tăng nguồn thu cho gia đình. Với việc ứng dụng nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản với các 1 đối tượng nuôi rất phong phú đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất. Nghề nuôi trồng thủy sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc theo mô hình nuôi cá nước ngọt ở ao hồ, nay đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước mặn, nước lợ theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác. Ngành Thuỷ sản ở nước ta trở thành một ngành xuất khẩu mạnh, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ rất lớn, rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Ngành thủy sản đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới, và thể hiện vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế -xã hội nhất là với một nước nghèo đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Việc phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản thay thế cho khai thác hải sản đã phần nào giảm áp lực khai thác quá mức đối với vùng biển Việt Nam, tiến tới bảo tồn nguồn tài nguyên biển tự nhiên của đất nước nuôi trồng thủy sản một cách bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đáp ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Phát triển bền vững ngành thủy sản là sự phát triển có sự kết hợp hài hoà của ba mặt: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, sự phát triển bền vững không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của con người mà còn phải đảm bảo một cơ sở tài nguyên phong phú, bảo tồn các giống loài thúy sản quý hiếm, một môi trường trong sạch không ô nhiễm, một xã hội tiến bộ cho người dân trong tương lai. Với thực trạng trên, đề tài: “Phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ, tăng thêm thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho người nông dân ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hướng đến sự phát triển bền vững trong ngành. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho ngành thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian tới. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ. - Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản nước lợ theo hướng bền vững ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền ngành thủy sản nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình sống tại các xã Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Nam và Bình Sa có hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Đối tượng tham gia góp ý là các chủ hộ nuôi trồng thủy sản, các trưởng thôn tại các địa bàn khảo sát. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến ngành thủy sản nước lợ theo hướng bền vững của các hộ gia đình trên địa bàn các xã thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, những xã có hoạt động nuôi trồng thủy sản nước lợ bao gồm 5 xã: Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Nam và Bình Sa. - Về thời gian: Luận văn thu thập số liệu sơ cấp trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Dữ liệu nghiên cứu 4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Về số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên - Môi trường, đảm bảo các số liệu phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên 3 của huyện thông qua báo cáo kinh tế xã hội hằng năm cũng như các công trình nghiên cứu, các tạp chí, bài báo khoa học có liên quan. 4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp Về số liệu sơ cấp được thu thập qua tham vấn cán bộ địa phương và việc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình nuôi tôm theo bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trao đổi với các hộ gia đình nuôi thủy sản, các trưởng thôn nhằm tìm hiểu, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 5. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu 5.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực trạng về phát triển ngành thủy sản nước lợ theo hướng bền vững ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Đóng góp lớn nhất của đề tài là đã thực hiện cuộc điều tra thực tế trên 106 hộ nuôi tôm nước lợ phân bố ở nhiều xã của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam qua đó tính toán và đánh giá việc phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ của các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên nhân tác động đến việc phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ và đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ Chương 2: Thực trạng phát triển ngành thủy sản nước lợ theo hướng bền vững tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành thủy sản nước lợ theo hướng bền vững tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC LỢ 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến ngành thủy sản đã có nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Tiêu biểu có các công trình sau: 1.1.1. Các luận án, luận văn Luận văn thạc sỹ “Nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh thực trạng và giải pháp phát triển” của tác giả Võ Thị Nương, đã nêu ra thực trạng nuôi trồng thủy sản tại Trà Vinh: công trình ao nuôi không đúng qui trình kỹ thuật, không có ao lắng, ao xử lý nước. Trong sản xuất thì giảm những khoản chi phí không phù hợp nên làm cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển thiếu tính ổn định. Nguồn vốn đầu tư vào ngành trên địa bàn tỉnh chưa thật sự ổn định. Nhiều năm nay nhiều hộ nuôi trên địa bàn tỉnh đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm được nguồn vốn vay nhất là những lúc người nuôi bị thiệt hại, nhu cầu về vốn để tái sản xuất cho các hộ nuôi tôm hiện nay đang trở nên bức xúc nhất. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi trồng thủy sản rất cao nhưng khi có rủi ro thì thiệt hại cũng rất lớn, dẫn đến tình trạng người nuôi thiếu vốn trầm trọng. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. Trong luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Trường Giang về “Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” năm 2015, đã phân tích cụ thể điều kiện sản xuất của các hộ nuôi trông thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện, tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 cũng như tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình qua điều tra khảo sát trong năm 2014, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Hải Hậu. Tác giả Bùi Anh Tuấn (2015). Nghiên cứu về một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, người dân nhận thấy có sự thay đổi lớn của công tác quản lý sử dụng đất trong thời gian qua và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp đó là chính sách đất đai, các chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, tính chất đất, quy mô diện tích đất canh tác và vai trò của truyền thông, thông tin. 5 Luận văn thạc sỹ ngành quản lý kinh tế “Phát triển bền vững ngành thủy sản tại tỉnh Thanh Hóa” năm 2015 của tác gải Hoàng Phương Bắc, đã phân tích thực trạng ngành nuôi thủy sản tại Tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra những yếu tố hạn chế trong việc nuôi thủy sản một cách tự phát, không có quy hoạch cụ thể, chưa có đầu ra ổn định cho sản phẩm của người dân, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hướng tới phát triển bền vững cho ngành thủy sản tỉnh nhà. “Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của tác giả Nguyễn Văn Sơn, năm 2016. Thông qua đánh về đặc điểm tình hình, thực trạng về ngành nuôi tôm trên địa bàn của tỉnh Cà Mau trong thời gian qua từ đó tác giả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính bền vững cho những năm tiếp theo. Với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, và chuyển từ mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm công nghiệp mang tính bền vững đã góp phần tăng năng suất, cải thiện đời sống cho nhân dân. 1.1.2. Các bài báo khoa học “Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp” của tác giả Hải Lăng đăng trên báo Khánh Hòa ngày 5/1/2016, cho rằng những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi cho người dân, như vậy muốn phát triển bền vững cần có nhiều giải pháp, trong năm 2015, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh, người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng vì thủy sản chết liên tục. Chẳng hạn như, vùng nuôi tôm trên bạt ở Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh), số hộ “treo ao” ngày một nhiều. Những nguyên nhân chính là do tỷ lệ hao hụt cao, tôm chậm lớn, phần vì thời tiết nắng nóng, phần vì nguồn nước bị ô nhiễm... Ông Đặng Tấn Hoan, người nuôi tôm ở thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ) cho biết: “Thực tế lâu nay, ao nhà này bị dịch bệnh, không xử lý mà xả trực tiếp ra mương dẫn nước, nhà khác lại lấy nước vào, không có ao lắng để xử lý nên dịch bệnh lây lan...” Đề tài “Giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thị Thu Huyền, đăng trên Tạp chí tài chính ngày 4/3/2018 nhấn mạnh rằng ngành Thủy sản Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi với những dự báo nhiều triển vọng rất khả quan, nhiều triển vọng trong tương lai, tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn phía trước. Nhằm tạo điều kiện 6 cho ngành Thủy sản Việt Nam phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian tới cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Nói chung các tài liệu chuyên khảo, các luận văn và các bài viết nêu trên đã tiếp cận và lý giải ở những góc độ khác nhau về sự cần thiết, kết quả và hạn chế của ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, đối với huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thì chưa có công trình nào nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng bền vững dưới góc độ quản lý kinh tế. Do đó, tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển bền vững ngành thủy sản nước lợ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là không trùng lặp với các công trình đã được công bố trước đây. 1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững ngành thủy sản theo hướng bền vững 1.2.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá. Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao. Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá. Theo tổ chức FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng anh: aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản một cách đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ aqua (nước) và từ culture (nuôi). 1.2.2. Quan niệm về phát triển bền vững “Phát triển” kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ trước, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã bùng nổ, chất lượng đời sống nhân loại đã có bước tiến bộ rõ rệt do khoa học, công nghệ và năng suất lo động mang lại. Của cải được con người tạo ra ngày càng 7 nhiều và phong phú về chủng loại đã phần nào thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần đưa đến sự phát triển nhanh của kinh tế và đời sống. Song cũng chính từ sự phát triển ấy đã làm nảy sinh một số vấn đề ngày càng nổi cộm như sự gia tăng dân số quá nhanh, sự tiêu dùng một cách quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng; hiện tượng thiên tai bão, lũ, ô nhiễm và sự cố môi trường ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, gây trở ngại đối với phát triển kinh tế và làm giảm sút chất lượng sống của con người. Đứng trước áp lực của thực tế khắc nghiệt, các quốc gia đã phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên nhiên, phương sách phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình phát triển của mình. Cách lựa chọn duy nhất đó là con đường phát triển có sự kết hợp cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; đó chính là con đường đảm bảo tái sản xuất xã hội bền vững, hay nói cách khác đó chính là sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững bao gồm nhiều vấn đề. Có nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu, hoạt động trên thế giới và nước ta tiếp cận các khía cạnh khác nhau về phát triển bền vững. Cho đến nay, chưa có một khái niệm thống nhất về phát triển bền vững. Trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” do bà Gro Harlem Brundtland Chủ tịch Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc lần đầu tiên (năm 1987) đã đưa ra quan niệm: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu là nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Hiện nay khái niệm này còn được đề cập hoàn chỉnh hơn, trong đó còn lưu tâm đến yếu tố tài nguyên, môi trường, yếu tố xã hội. Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã đưa ra mục đích và nội dung phát triển bền vững đó là: Phát triển bền vững nhằm vào việc tăng cường chất lượng cuộc sống một cách toàn diện, bao gồm cả thịnh vượng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa cần được kết hợp hài hòa. Tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 thì quan niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội: xóa đói giảm nghèo và giải quyết 8 việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)… Theo quan điểm của Đảng ta tại Đại hội XI thì phát triển bền vững là phát triển kinh tế ổn định gắn với việc bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy, quan điểm này chỉ rõ vấn đề tăng trưởng, phát triển không chỉ là tăng trưởng nhanh về quy mô (tăng nhanh về số lượng) trong một thời gian ngắn, sự tăng trưởng đó phải dựa trên những yếu tố chất lượng và phải được duy trì được một cách liên tục, vững chắc trong thời gian dài dựa trên những trụ cột là bền vững về kinh tế; bền vững về môi trường; bền vững về thể chế; bền vững về văn hóa và bền vững về xã hội. Phát triển thủy sản theo hướng bền vững phải bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng vùng biển. 1.2.3. Phân loại nuôi trồng thủy sản 1.2.3.1. Căn cứ vào môi trường sống Căn cứ vào đặc tính môi trường sống thì các loại thủy sản được chia thành thủy sản nước ngọt và thủy sản mặn/lợ. Loài nước ngọt là những loài có hết hay phần lớn đời sống là sống trong môi trường nước ngọt như cá tra, cá mè vinh, tôm càng xanh. Loài nước mặn/lợ là những loài có hoàn toàn chu kỳ sống trong môi trường nước mặn/lợ như tôm sú, tôm hùm, cá chẽm, cá mú…, tuy nhiên cũng có loài sống được trong cả môi trường nước ngọt và nước lợ như cá rô phi. 1.2.3.2. Căn cứ vào hình thức nuôi - Nuôi thủy sản thâm canh: Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm, kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất cao, có xu hướng tiến tới kiểm soát các điều kiện nuôi như: khí hậu và chất lượng nước, các hệ thống nuôi có tính nhân tạo. - Nuôi thủy sản bán thâm canh: Nuôi thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi có năng suất từ 2-20 tấn/ha/năm, lệ thuộc nhiều vào thức ăn tự nhiên, nhờ vào bón phân hay cho ăn bổ sung, giống được 9 sản xuất từ các trại, trao đổi nước hoặc sục khí định kỳ, sử dụng máy bơm hay dòng nước tự chảy tạo thêm oxy cho hồ nuôi, chủ yếu nuôi trong ao hay bè đơn giản. - Nuôi thủy sản quảng canh: Nuôi thủy sản quảng canh là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp (môi trường, thức ăn, dịch bệnh…), mức độ đầu tư ban đầu, áp dụng kỹ thuật và hiệu quả sản xuất đề thấp (500kg/ha/năm), phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước; nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên và không chủ động được loại thức ăn cho cá. - Nuôi thủy sản kết hợp với nông nghiệp: Là hình thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau như: nuôi kết hợp cá với trồng lúa. - Nuôi luân canh: Là hình thức nuôi không liên tục hai hay nhiều vụ một đối tượng trên cùng một diện tích sản xuất như: nuôi luân phiên một vụ tôm sú và một vụ cá rô phi trong ao. 1.2.3.3. Căn cứ đối tượng nuôi Một số đối tượng nuôi có hiệu quả hiện nay, có thể phân thành: - Nuôi Cá: Có thể là cá biển hay cá nước ngọt. Ví dụ: Cá nước ngọt bản địa: cá tra, cá ba sa; Cá nước ngọt nhập ngoại là chép Trung Quốc, chép Ấn Độ, rô phi…; Cá biển: Cá biển bản địa: cá chẽm, cá mú… - Nuôi Giáp xác Phổ biến là bọn giáp xác mười chân. Ví dụ Giáp xác bản địa: tôm sú, cua biển, tôm càng xanh….; giáp xác ngoại lai là tôm thẻ chân trắng… - Nuôi nhuyễn thể: Chủ yếu là loại 2 mảnh vỏ, đa số sống ở biển: nghêu, sò huyết, vẹm xanh, hầu…. chỉ có một số sống ở nước ngọt như trai ngọc. - Nuôi trồng rong: Các loại thực vật bậc thấp đơn bào hay đa bào. Ví dụ như rong biển bao gồm: rong sụn, rong câu…. - Nuôi bò sát, lưỡng thê: Thường được nuôi để lấy thịt, lấy da, được dùng trong thực phẩm hay mỹ nghệ chẳng hạn như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da)… 1.2.3.4. Căn cứ phương tiện nuôi - Nuôi ao: 10 Là hình thức nuôi các thủy sản trong ao đất (ao nằm trên đát liền), có nhiều loại ao khác nhau như ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm, ao cho cá đẻ. - Nuôi bè: Nuôi bè là hình thức nuôi các loài thủy sản trong cá bè, chủ yếu làm bằng gỗ và có kích thước lớn. Thuật ngữ bè được dùng ở vùng Nam Bộ để chỉ các bè nuôi cá tra, cá ba sa trên sông. Kích cỡ khác nhau từ 100-1000m3/bè. - Nuôi lồng: Là hình thức nuôi các loài thủy sản trong các lồng làm bằng lưới hoặc các lồng làm bằng tre nứa có kích thước nhỏ. - Nuôi bãi triều Nuôi bãi triều là hình thức nuôi trên nền bãi triều ven biển. Sau một thời gian nuôi thủy sản được thu hoạch bằng phương pháp cào lớp bùn đáy. Phương thức nuôi này cũng được dùng trong trồng rong biển. 1.2.4. Vai trò nuôi trồng thủy sản Ngành nuôi thủy sản có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nền kinh tế, đặc biệt với nền kinh tế mà nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn như ở nước ta. Phát triển nuôi thủy sản nước lợ là một phần không thể thiếu trong phát triển nuôi thủy sản. Phát triển nuôi thủy sản nước lợ không đơn thuần chỉ lĩnh vực kinh tế, mà còn là lĩnh vực xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng bởi khu vực nuôi thủy sản nước lợ chủ yếu là những vùng nông thôn ven biển khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có giá trị ngoại tệ xuất khẩu đứng hàng thứ tư trong các ngành kinh tế quốc dân ( sau dầu, gạo, và hàng may mặc ) trước năm 2001và đã vươn lên hàng thứ ba vào năm 2001. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con người. Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng dân cư đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển. Ở Việt Nam, nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người, tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung của nhiều nước. Không những là nguồn thực phẩm, thuỷ sản còn là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận dân cư làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cũng như các 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất