Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển bền vững ngành nông nghiệp huyện đất đỏ...

Tài liệu Phát triển bền vững ngành nông nghiệp huyện đất đỏ

.PDF
82
1
110

Mô tả:

TRƯƠNG HOA SÔNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI * LUẬN NĂN THẠC SĨ TRƯƠNG HOA SÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU * LUẬN VĂN KHÓA 4 - NĂM 2021 THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRƯƠNG HOA SÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 031900040 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY THỤC Đồng Nai, tháng 07 năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển ngành nông nghiệp bền vững huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận văn Trương Hoa Sông i LỜI CẢM ƠN Quá trình vừa học vừa làm gặp nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà trường và thầy cô, tôi cũng đã có thể phần nào hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành luận văn này, một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong quá trình học tập tại trường. Xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Duy Thục đã giảng dạy, hướng dẫn chi tiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình hoàn thành luận văn. Lời cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................................... 1 1.2. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ........................................................................................ 6 1.7. Bố cục đề tài ............................................................................................................. 6 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ............................................................................................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững ................................................... 7 1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững .................................. 7 1.1.2. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững ............................................. 10 1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững ..................................................... 11 1.2.1. Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững .......................................... 11 1.2.2. Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường .......................................... 14 iii 1.2.3. Tăng trưởng nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp .................................................................................... 13 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp bền vững ................... 14 1.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững .......................................................... 19 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Thái Bình ........................................................................................................................ 19 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Ninh Bình ........................................................................................................................ 22 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Cà Mau ......................................................................................................................... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG I ................................................................................................ 27 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN ĐẤT ĐỎ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ............................................................................. 28 2.1. Tổng quan về huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .......................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 28 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 29 2.1.3. Thuận lợi ...................................................................................................... 32 2.1.4. Khó khăn ...................................................................................................... 33 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Đất Đỏ giai đoạn 2016 2020 ............................................................................................................................... 34 2.2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế............................... 34 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội ................................ 42 2.2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường ......................... 44 2.2.4. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Đất Đỏ giai đoạn 2016 – 2021................................................................................ 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................ 54 iv Chương 3. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN ĐẤT ĐỎ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 ............................................................................. 55 3.1. Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ........................................................................... 55 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời gian 2021 – 2025 ..... 55 3.1.2. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi đưa ra giải pháp phát triển nông nghiệp ..................................................................................................................... 58 3.2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................... 59 3.2.1. Giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế ............................ 59 3.2.2. Giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội ............................. 62 3.2.3. Giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường và biến đổi khí hậu .................................................................................................................... 63 3.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................................ 69 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CNCB : Công nghiệp chế biến CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐTN : Đào tạo nghề GTNT : Giao thông nông thôn GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học công nghệ KHKT : Khoa học kỹ thuật NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSLĐ : Năng suất lao động NTM : Nông thôn mới NTTS : Nuôi trồng thủy sản ONMT : Ô nhiễm môi trường PTBV : Phát triển bền vững PTNN : Phát triển nông nghiệp SXNN : Sản xuất nông nghiệp TNBQ : Thu nhập bình quân TNTN : Tài nguyên thiên nhiên vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Tốc độ tăng GDP thực tế theo mục tiêu huyện 2011-2020 ...................... 31 Bảng 2-2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Huyện Đất Đỏ 2015-2020 ........... 35 Bảng 2-3: Số lượng vật nuôi chủ yếu ở địa phương ................................................. 38 Bảng 2-4: Trình độ lao động ngành nông nghiệp năm 2020 .................................... 41 Bảng 2-5: Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế của huyện Đất Đỏ 2015-2020 ........ 42 Bảng 2-6: Tỷ lệ thu nhập hộ gia đình huyện Đất Đỏ theo ngành năm 2020 ............ 43 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan Nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cho đến nay, đã có rất nhiều các bài nghiên cứu, các đề tài khác nhau về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu “Development of Circular Economy Is A Fundamental Way to Achieve Agriculture Sustainable Development in China” (2011) của Han Jun đã chỉ ra rằng nền nông nghiệp kết nối chặt chẽ với hệ sinh thái tự nhiên, đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp vào quá trình hài hòa của tuần hoàn luân chuyển trong hệ sinh thái tự nhiên. Nó cung cấp cách thức phát triển của kinh tế vòng tròn trong nông nghiệp. Kinh tế tuần hoàn là con đường để đạt được sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường [1]. Công trình nghiên cứu “China's Economic Restructuring: Role of Agriculture” (2012) của Zhang Hongzhou đã chỉ ra những thành tựu trong kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc trong những năm vừa qua. Nhưng Trung Quốc cũng gặp phải vấn đề lớn về suy thoái môi trường khi phát triển ngành kinh tế này. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất cần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chuyên môn hóa sản xuất theo lợi thế so sánh của các vùng khác nhau [2]. Trong nghiên cứu “Các chính sách nông nghiệp Việt Nam năm 2015” (2015), OECD cũng dành 1 chương để đánh giá hiện trạng môi trường nông nghiệp, các chỉ số thoái hoá và ô nhiễm đất đai nông nghiệp, những ảnh hưởng của các chính sách nông nghiệp đến chất lượng và giá cả hàng hoá nông nghiệp, một số rào cản trong phát triển nông nghiệp hiện nay trong đó nhấn mạnh các hạn chế về quyền sử dụng đất, tiếp cận tín dụng, cơ sở hạ tầng nông thôn, lao động thiếu kỹ năng [3]. Không riêng gì thế giới, Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Cụ thể: Trong “Phát triển nông nghiệp sạch – hướng đi mới trong xây dựng nông thôn mới” (2014), tác giả Huy Tuấn phân tích những nguy cơ của một nền nông 1 nghiệp chưa sạch ở Việt Nam hiện nay, nhận thức về nông nghiệp sạch và bền vững và một số chính sách hướng tới phát triển nông nghiệp sạch ở Việt Nam [4]. Bài viết “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế” đã làm sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nêu khái quát nhiều thông tin bổ ích về công nghệ cao; phân tích các chính sách ứng dụng công nghệ cao; tổ chức sản xuất quy mô hàng hóa, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao mang tính đột phá và đồng bộ; xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản; xây dựng và phát triển nông sản chủ lực quốc gia của một số nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trên thế giới [5]. Tác giả Trần Ngọc Ngoạn trong công trình nghiên cứu “Phát triển nông thôn bền vững: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” (2007) cũng đã phân tích phát triển nông thôn bền vững, đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về phát triển nền nông nghiệp bền vững, đưa ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam cần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, sử dụng tiết kiệm đất để phát triển bền vững [6]. Trong bài: “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững” của Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2013) đã tổng kết lại các thành tựu của phát triển nông nghiệp nước ta, các thách thức đặt ra và các định hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai [7]. 1.2. Lý do chọn đề tài Từ những nghiên cứu liên quan có thể thấy phát triển nông nghiệp bền vững không phải là vấn đề mới, nhưng luôn dành được sự quan tâm của toàn xã hội trong quá trình phát triển kinh tế bền vững, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước. Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu GDP, song ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp không ngừng tăng lên. Ngoài cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác. Đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) như Việt Nam, nông nghiệp còn góp phần quan trọng 2 vào tạo việc làm, tạo thu nhập cho đại bộ phận dân cư và xóa đói giảm nghèo. Nông nghiệp thực hành tốt góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường (BVMT) và sự đa dạng sinh học. Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Đến năm 2020, ngành nông nghiệp đã tạo ra khoảng 14% GDP, đóng góp tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 hơn 40 tỷ USD, trong đó xuất siêu khoảng 7 tỷ USD. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu; gạo, cà phê, sắn đứng thứ hai; cao su đứng thứ tư; chè đứng thứ bảy trên thế giới cùng nhiều mặt hàng khác. Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng công nghệ cao mà xuất khẩu rau quả ba năm gần đây đã vượt cả xuất khẩu gạo. Điều này cho thấy nông nghiệp công nghệ cao cũng là hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành nông nghiệp Việt Nam sau đại dịch [8]. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không thể thiếu vốn đầu tư đa dạng từ nhiều nguồn gồm nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, từ nguồn tín dụng ngân hàng cả trung và dài hạn. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua còn rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng, cũng như nhu cầu phát triển của ngành. Đến năm 2020, chỉ khoảng gần 4.500 doanh nghiệp (chiếm 1,01% trong tổng số doanh nghiệp trên cả nước), trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Số dự án FDI vào nông nghiệp hiện chỉ chiếm 2,9% tổng dự án và chiếm khoảng 1% vốn dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [8]. Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập sâu rộng và biến đổi khí hậu (BĐKH) ngành nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất nước ngoài có cùng chủng loại nông sản ở thị trường trong và ngoài nước; thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường (ONMT) gia tăng; đa dạng sinh học suy giảm. Trong khi đó, các nguồn lực cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, như: đất đai, chất lượng nguồn lao động và vốn đầu tư cho nông nghiệp đang ở mức thấp; công nghệ sản xuất lạc hậu; một số yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào nước ngoài (máy móc, phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu…) đã làm cho sản xuất và kinh doanh nông nghiệp không hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Điều này đã hạn chế tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp 3 đến đời sống của người sản xuất nông nghiệp. Nhằm khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Đất Đỏ là huyện thuần nông, có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Năm 2020, ngành nông nghiệp huyện tạo việc làm cho người lao động và cung cấp sinh kế cho khoảng 80% dân số đóng góp 33% giá trị gia tăng của Huyện. Tuy nhiên ngành nông nghiệp huyện vẫn còn hạn chế yếu kém như chất lượng tăng trưởng nông nghiệp thấp, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra một cách chậm chạp, thu nhập và đời sống của người sản xuất, tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng, đặt biệt sản xuất nông nghiệp của huyện chịu tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Hàng năm huyện phải hứng chịu từ 1 đến 2 cơn bão gây ngập úng bất thường khó dự đoán, tình trạng sâu bệnh, ngập úng, khô hạn, hóa chất nông nghiệp ngày càng gia tăng, xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu nội đồng, đa dạng sinh thái ngày càng suy giảm nên sản xuất nông nghiệp của huyện không hiệu quả kém bền vững chưa đảm bảo cuộc sống cho nông dân. Những bất cập đó khiến cho một bộ phận nông dân không thiết tha với đồng ruộng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng tăng và đến vụ xuân 2020 có 2 xã với 600ha tập trung ở các xã Phước Long Thọ và Láng Dài. Vì vậy cần phải tìm ra cách thức sản xuất mới để ngành nông nghiệp của huyện khai thác được tiềm năng, lợi thế phát triển hiệu quả và bền vững. Để góp phần giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phải có những phân tích đánh giá thực trạng từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp để ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển ngành nông nghiệp bền vững huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa và cụ thể hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững; Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên trên địa bàn huyện Đất Đỏ giai đoạn 2016-2020, từ đó đề xuất giải pháp phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Đất Đỏ theo hướng bền vững đến năm 2025. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông, lâm, thủy sản. Phát triển bền vững được tiếp cận dưới góc độ kinh tế phát triển, tức là xem xét phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành nông nghiệp huyện trên ba trụ cột: bền vững về kinh tế, tức là tăng trưởng nông nghiệp ổn định trong thời gian dài và sử dụng hiệu quả những nguồn lực, bền vững về xã hội được xem xét trên gốc độ tăng trưởng nông nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp như: việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người sản xuất nông nghiệp, bền vững về môi trường xem xét tăng trưởng nông nghiệp gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, bền vững môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020, đề xuất giải pháp phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững của huyện đến năm 2025. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: thống kê, nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn…nhằm rút ra những vấn đề mang tính tổng kết, khái quát một giai đoạn phát triển nông nghiệp cả trên phương diện lý luận, lẫn thực tiễn, để vận dụng đánh giá tổng thể 5 thực trạng phát triển nông nghiệp của địa phương giai đoạn 2010-2020, trên cơ sở đó định hướng xây dựng nông nghiệp huyện Đất Đỏ phát triển bền vững trong thời gian tới. Nguồn tài liệu nghiên cứu: - Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận văn chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, tạp chí, báo các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, tài liệu của các cơ quan quản lý huyện, phòng thống kê. - Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát thực địa từ các hộ nông dân trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở các xã, thị trấn trong huyện. 1.6. Đóng góp của nghiên cứu - Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: những thành tựu và hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chính sách để phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 1.7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững. Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đất Đỏ giai đoạn 2016-2020 Chương 3. Giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững huyện Đất Đỏ giai đoạn 2021-2025. 6 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững 1.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, được hình thành do phân công lao động xã hội và là một trong những ngành kinh tế quan trọng, phức tạp. Theo từ điển Bách khoa toàn thư: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản” [9]. Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân viết: “Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản”. Theo trình độ phát triển, ngành nông nghiệp có hai loại hình dưới đây: + Nông nghiệp tự cung tự cấp. Ở trình độ này, nông nghiệp sử dụng các đầu vào hạn chế và sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ cho chính gia đình người nông dân. + Nông nghiệp hàng hóa. Ở trình độ này, quá trình sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa và máy móc, thiết bị cơ giới được đưa vào sử dụng ở tất cả các khâu, từ canh tác trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến sản phẩm nông sản. Nông nghiệp hàng hóa sử dụng nguồn đầu vào lớn hơn so với nông nghiệp tự cung tự cấp, 7 gồm các loại hóa chất sử dụng diệt sâu, diệt cỏ; phân bón hóa học; chọn lọc và áp dụng các giống mới; cơ giới hóa sản xuất. Sản phẩm làm ra được thương mại hóa, bán ra trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo ra giá trị tăng thêm ở nhiều công đoạn nối tiếp nhau nên tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao hơn cho người lao động. Trong đó, khái niệm phát triển bền vững xuất hiện rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến lược bảo tồn thế giớï” của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 4980, song mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bền vững sinh thái [10]. Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là định nghĩa trong “Báo cáo Brunđtland' của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” [11]. Như vậy, phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển. Là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường. Tùy từng giai đoạn phát triển, tùy từng góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu có quan niệm khác nhau về PTNN theo hướng bền vững, theo đó, khái niệm PTNN theo hướng bền vững cũng có nội dung và chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Những năm 90 của thế kỷ XX, sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển tiêu tốn nhiều nguồn lực (đất đai, nguồn nước, lao động), gây ONMT song năng suất thấp, chưa đảm bảo cuộc sống của dân cư nông nghiệp [12]. Trước 8 vấn đề đặt ra của PTNN thời kì đó, các công trình nghiên cứu về PTNN đã hướng vào vấn đề BVMT đất, nước và khởi xướng PTNN theo hướng bền vững. Mục đích của PTNN theo hướng bền vững là nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, duy trì hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của con người. Vì vậy, có nhiều khái niệm về PTNN theo hướng bền vững đã được đưa ra. Như vậy, có thể thấy rằng, định nghĩa về PTNN bền vững dù đa dạng, chưa thống nhất nhưng mục tiêu của PTNN theo hướng bền vững là kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 trụ cột: tăng trưởng kinh tế bền vững; giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp; BVMT và ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, thực hiện mục tiêu này gặp phải những thách thức không hề nhỏ đó chính là mâu thuẫn giữa tăng trưởng nông nghiệp nhanh với BVMT và giải quyết vấn đề xã hội nảy sinh trong nông nghiệp. Trong bản thân mỗi khía cạnh PTNN theo hướng bền vững đều có mục tiêu cần đạt được: (i) Duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả; (ii) Giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo...; (iii) Bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Để đạt được tăng trưởng nhanh và hiệu quả, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất theo hướng tăng các ngành có lợi thế về tự nhiên và thị trường, giảm ngành bất lợi về thị trường và điều kiện tự nhiên, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp...; phải gia tăng sử dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), sử dụng nhiều loại phân bón, giống biến đổi gien, thâm canh tăng vụ... Thực hiện các biện pháp trên để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, trước mắt, sẽ có tác động tiêu cực đến cả xã hội và môi trường. Đối với vấn đề xã hội là làm gia tăng vấn đề thiếu việc làm, gia tăng đói nghèo, giảm thu nhập của nông dân (phần lớn nông dân trình độ thấp, thiếu vốn không thích ứng được sự cơ cấu lại sản xuất) sẽ bị tác động. Việc lạm dụng các loại thuốc hóa học để tăng trưởng nông nghiệp làm gia tăng ô nhiễm đất, nước, không khí tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe con người; thâm canh tăng vụ làm cạn kiệt tài nguyên đất, nước. 9 1.1.2. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp bền vững Tác giả Nguyễn Văn Mẫn và Trịnh Văn Thịnh (2002) trong “Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng dụng” cho rằng, nông nghiệp bền vững chủ trương BVMT, tạo dựng một môi trường trong lành và sử dụng một cách hợp lý TNTN. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ONMT. Nông nghiệp bền vững quan tâm đến việc bảo đảm công bằng xã hội và văn hóa dân tộc [13]. Tác giả Nguyễn Từ (2004) trong công trình nghiên cứu “Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững” cho rằng, ngành nông nghiệp trong phát triển bền vững ở Việt Nam có 4 vai trò: (i) Cung cấp lương thực, thực phẩm - nhu cầu tối cơ bản cho con người; (ii) Là ngành chủ yếu tạo việc làm, thu nhập cho đa số dân cư nước ta; (iii) Là ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo vệ TNTN, sinh thái, môi trường; và (iv) Là hoạt động chính của dân cư ở những vùng có tầm quan trọng đặc biệt về tài nguyên, môi trường và an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ ra, nông nghiệp phải đạt tới một trình độ và hiệu quả phát triển nhất định mới thực hiện được vai trò quan trọng của nó trong phát triển bền vững. World Bank (2007) trong cuốn “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” đã chỉ ra, nông nghiệp là công cụ phát triển sống còn để đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo). Bởi vì, nông nghiệp có thể kết hợp với các ngành khác để đẩy nhanh tăng trưởng, giảm nghèo và bảo tồn môi trường. Công trình đã chỉ ra: (1) Nông nghiệp tăng trưởng sẽ cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và động lực chính của các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. (2) Nông nghiệp là một sinh kế: nông nghiệp tạo việc làm cho 1,3 tỉ nông hộ nhỏ và những nông dân không có ruộng đất, tài trợ cho “phúc lợi xã hội dựa vào nông nghiệp” khi có những biến động tại đô thị và là nền tảng đối với những cộng đồng nông thôn. Tăng trưởng nông nghiệp đã tạo nên sức mạnh đặc biệt trong xóa đói giảm nghèo ở tất cả các loại hình quốc gia… (3) Nông 10 nghiệp là nơi cung cấp các dịch vụ môi trường. Trong khi sử dụng (và thường sử dụng chưa hợp lý) các nguồn TNTN, nông nghiệp có thể tạo ra tác động môi trường tích cực hoặc tiêu cực. Đến nay, nông nghiệp là yếu tố chính làm suy kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm hóa chất nông nghiệp, bạc màu đất và BĐKH toàn cầu. Song nông nghiệp cũng chính là nơi cung cấp các dịch vụ môi trường thường không được công nhận và không được trả tiền như cố định carbon, quản lý lưu vực sông và bảo tồn đa dạng sinh học. Do đó, để nông nghiệp phát triển cần phải hài hòa mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với bảo tồn TNTN và môi trường [14]. Nhìn chung, phát triển nông nghiệp bền vững có tác dụng: - Đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm nông nghiệp; cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: ruộng đất, lao động, nguồn lực khác … - Giải quyết, nâng cao đời sống của người dân; xóa đói giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách giữa các nhóm dân cư trong xã hội. - Sử dụng đúng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường; giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành lâu dài. 1.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững 1.2.1. Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững là khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ. Có nghĩa, tăng trưởng phải dựa trên nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hợp lý, tiến bộ [15]. Có thể nói, đây là nội dung quan trọng nhất cấu thành nên PTNN theo hướng bền vững. Bởi vì, tăng trưởng kinh tế chính là điều kiện để thực hiện các khía cạnh xã hội và môi trường của PTNN theo hướng bền vững. Tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững thể hiện ở:  Nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan