Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển bền vững làng nghề nước mắm nam ô (tt)...

Tài liệu Phát triển bền vững làng nghề nước mắm nam ô (tt)

.DOC
24
467
135

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Làng nước mắm Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng từ lâu đời đã nổi tiếng với nghề làm pháo và nước mắm. Vào đầu thập niên 90, thực hiện chủ trương của Chính phủ cấm đốt pháo, người dân làng nghề đã bỏ nghề làm pháo, tập trung vào sản xuất nước mắm. Hiện nay, có trên trăm hộ đang chế biến nước mắm hằng năm sản xuất trên 150.000 lít nước mắm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Trong quá trình phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Làng nghề nước mắm Nam Ô đang khó khăn trong việc tìm thị trường đầu ra. Bên cạnh đó, vốn đầu tư và khoa học công nghệ sản xuất cùng với việc giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề đang là vấn đề đối với người dân làng nghề và các cấp chính quyền. Do vậy, việc phát triển làng nghề một cách bền vững là cấp thiết để duy trì làng nghề đã có từ lâu đời. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Phát triển bền vững làng nghề nước mắm Nam Ô” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến việc phát triển bền vững làng nghề. - Phân tích thực trạng phát triển bền vững làng nghề nước mắm Nam Ô thời gian qua. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững làng nghề nước mắm Nam Ô thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 a. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến phát triển bền vững làng nghề. b. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung về phát triển bền vững làng nghề. - Không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung trên ở Nam Ô. - Thời gian: các giải pháp được đề xuất trong luận văn chỉ có ý nghĩa từ nay đến năm 2015. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc - Phương pháp điều tra phân tích, so sánh, chuyên gia, chuyên khảo, phương pháp khác. 5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI - Ngoài phần mục lục, bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 phần như sau: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phát triển bền vững làng nghề Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững làng nghề nước mắm Nam Ô thời gian qua Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững làng nghề nước mắm Nam Ô thời gian tới. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm làng nghề Có rất nhiều ý kiến về làng nghề nhưng theo tác giả làng nghề cũng là một làng ở nông thôn nhưng ngoài sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi ra còn có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của bản thân, của gia đình họ mà còn để trao đổi, mua bán. Có nghĩa là sản phẩm của làng nghề còn có tính hàng hoá. b. Phát triển bền vững Theo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” c. Phát triển bền vững làng nghề Phát triển bền vững làng nghề chính là quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. Nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thế hệ hiện tại. Mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. 1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề và yêu cầu của quá trình phát triển bền vững làng nghề a. Đặc điểm chung của làng nghề Làng nghề có những đặc điểm chung như sau: - Gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp - Có truyền thống lâu đời - Có bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam - Lao động chủ yếu bằng thủ công - Làng nghề gắn với tên tuổi và tồn tại lâu dài 4 b. Yêu cầu của quá trình phát triển bền vững làng nghề Sự cần thiết phải PTBV LN không chỉ là quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn xuất phát từ yêu cầu sau: - Vai trò của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế - Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc - Bảo vệ môi trường làng nghề 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển bền vững làng nghề PTBV làng nghề sẽ đem lại: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; thu hút được số lượng lớn lao động vào tham gia làm việc; thuận lợi trong việc kiểm soát, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường; tác động lớn đến quá trình xây dựng và hoàn thiện CSHT kỹ thuật và xã hội tại địa bàn có làng nghề; kéo theo được sự phát triển của ngành du lịch; quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam một cách sinh động thông qua các sản phẩm đặc sắc của mỗi làng nghề 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 1.2.1. Phát triển bền vững làng nghề về kinh tế PTBV làng nghề về kinh tế là tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản lượng, thu hút lao động vào ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng theo hướng PTBV. PTBV làng nghề về kinh tế: Đó là đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của làng nghề, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia, cộng đồng và biểu hiện: - Thứ nhất: Yếu tố đầu tiên của phát triển bền vững làng nghề là tăng năng suất lao động. Năng suất lao động phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Thực hiện tốt công tác dạy nghề, truyền nghề trong LN. 5 + Có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. + Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề được trang bị các kiến thức về tiếp thị, marketing. Biết tổ chức quản lý quá trình sản xuất. - Thứ hai: Một LN PTBV về kinh tế phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng phù hợp PTBV LN. - Thứ ba: Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. - Thứ tư: PTBV LN về kinh tế còn có ý nghĩa trong việc đa dạng hóa kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2.2. Phát triển bền vững làng nghề về xã hội PTBVLN về xã hội là tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề, vùng nghề. Đảm bảo sự bền vững làng nghề về xã hội đó chính là sự đóng góp cụ thể của làng nghề cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Điều đó thể hiện: - Thứ nhất: Một LN PTBV sẽ kéo theo sự hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành phi nông nghiệp. - Thứ hai: PTBV LN dưới góc độ xã hội nó còn phải đảm bảo sự phát triển toàn diện, biết tận dụng thời gian và lực lượng lao động. - Thứ ba: PTBV LN phải thực hiện được quá trình đô thị hoá 6 nông thôn. - Thứ tư: Nâng cao học vấn của người dân, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn. Xoá đói giảm nghèo ở vùng đó. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của dân cư ở đó tốt hơn. - Thứ năm: PTBV LN phải gắn liền với việc bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc vì nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. 1.2.3. Phát triển bền vững làng nghề về môi trường PTBV LN về môi trường là giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh nghề truyền thống gây ra. Có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Đa dạng hóa, nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế. Phòng ngừa, hạn chế các bệnh nghề nghiệp. Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường LN thể hiện ở việc sử dụng có hiệu quả, hợp lý các tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên môi trường LN và các vùng xung quanh. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên của LN không chỉ thoả mãn nhu cầu của hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu của nhiều thế hệ. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của làng nghề đến môi trường phải được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho các nỗ lực cải tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. Điều đó được thể hiện: - Thứ nhất: PTBV LN nhằm bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghề nghiệp. - Thứ hai: PTBVLN phải gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề. - Thứ ba: Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch, 7 quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề. 1.2.4. Mối quan hệ giữa các nội dung phát triển bền vững làng nghề 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ Lịch sử hình thành, phát triển các LN do tính chất tự nhiên, tính chất lịch sử quy định. Nhưng trong quá trình phát triển, làng nghề còn chịu tác động của nhiều nhân tố, cụ thể: + Nhân tố thị trường: bao gồm thị trường đầu ra, thị trường công nghệ, thị trường lao động ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững làng nghề. + Nhân tố vốn: là yếu tố vật chất đầu tiên, quyết định quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề. + Nhân tố khoa học công nghệ: là yếu tố quyết định về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. + Nhân tố nguồn nguyên liệu: chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các doanh nghiệp. + Nhân tố kết cấu hạ tầng: Hạ tầng ở nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng còn nghèo nàn, có nhiều cản trở sự phát triển các làng nghề. + Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nước:đóng vai trò quan trọng là “bà đỡ” cho sự phát triển các LN, có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất LN. 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PTBVLN NƯỚC MẮM NAM Ô THỜI GIAN QUA 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Làng nghề nước mắm Nam Ô nằm ở phường Hòa Hiệp Nam là vị trí địa lý có diện tích đất mặt nước ven biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản để đáp ứng đầu vào cho làng nghề. Đồng thời, làng nghề nằm trên trục dọc là quốc lộ 1A sẽ tạo điều kiện để quảng bá, phân phối sản phẩm của làng nghề dễ dàng và thuận lợi, giảm các chi phí liên quan đến phân phối và bán hàng 2.1.2. Điều kiện xã hội Làng nghề nước mắm Nam Ô hình thành từ đầu thế kỷ XX. Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm. Qua bao nhiêu năm tháng, qua bao thế hệ, uy tín của nước mắm Nam Ô vẫn còn lưu truyền trong dân gian; một sản phẩm do một làng nghề được truyền nối qua nhiều thế hệ, có giá trị kinh tế, giúp cho nhiều gia đình có cuộc sống ổn định. 2.1.3. Điều kiện kinh tế Quận Liên Chiểu đặc thù là quận có rất nhiều khu công nghiệp, nên trong mục tiêu kinh tế đặt ra vẫn chú trọng phát triển công nghiệp-xây dựng với tỷ trọng 72% còn nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 2.5%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm con số rất nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể giá trị nông, lâm, thủy sản năm 2001 là 36,4 tỷ đồng nhưng năm 2006 và năm 2009 chỉ là 22,4 và 16,5 tỷ đồng. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 9 NƯỚC MẮM NAM Ô THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng phát triển bền vững làng nghề về kinh tế a. Tăng năng suất lao động của làng nghề Để làng nghề gia tăng được giá trị sản lượng thì phải các hộ sản xuất phải tăng công suất sản xuất. Bảng 2.1: Công suất sản xuất của các hộ làng nghề giai đoạn 2007 - 2009 Năm 2007 Chỉ tiêu Công xuất sản xuất (lít/hộ) 2008 2009 1.000 1.200 1.500 Nguồn: Báo cáo ĐHĐB làng nghề nước mắm Nam Ô Qua bảng số liệu cho thấy, công suất sản xuất của các hộ sản xuất tại làng nghề đã tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 là 1.000 lít/hộ nhưng đến năm 2009 thì công suất tăng lên 1.500 lít/hộ. Với số lao động làm nghề không đổi mà công suất tăng thì như vậy năng suất của mỗi lao động tăng lên. b. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Bảng 2.2: Lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế trên địa bàn Quận Liên Chiểu qua các năm 2003 Chỉ tiêu Số lượng 2006 % Số lượng 2009 % 55.217 Số lượng % Tổng số LLLĐ 36.556 78.468 + LĐ nông nghiệp 6.668 23,5 8.706 21,0 6.150 12,3 + LĐ công nghiệp 7.739 27,2 11.202 26,8 34.270 68,6 + LĐ dịch vụ 14.026 49,3 21.771 52,2 9.540 19,1 Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu Qua bảng số liệu cho thấy đã có sự chuyển dịch lực lượng 10 lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Cụ thể, lao động nông nghiệp năm 2006 là 8.706 lao động chiếm 21,0% thì đến năm 2009 số lao động nông nghiệp chỉ còn 6,150 chiếm 12,3%. c. Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa Khi nói đến sự phát triển của ngành CN của quận không thể không kể đến sự đóng góp của làng nghề, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên khi so sánh giá trị sản xuất được tạo ra của làng nghề so với giá trị sản xuất nông nghiệp được tạo ra tại địa phương lại thấy được ý nghĩa sự tồn tại của làng nghề, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội theo định hướng của quận. Bảng 2.3: Giá trị sản xuất tạo ra của làng nghề nước mắm Nam Ô so với giá trị sản xuất nông nghiệp từ 2004 – 2008 Năm 2004 LNNM Nam Ô 2005 2006 GO nghề (triệu đồng) 1436.5 1887.6 2730 GO NN (triệu đồng) 44356 4689.8 49172 51686 50052 3.24 4.03 5.5 5.90 7.75 GO nghề/GO NN (%) 2007 3048. 5 2008 3880.5 Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng, Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu Qua bảng số liệu có thể thấy đối với làng nước mắm Nam Ô, tỷ trọng giá trị sản xuất tạo ra từ làng nghề là nhỏ so với nông nghiệp nhưng trên thực tế, do làng nghề mới chỉ hoạt động lại trong vòng 10 năm trở lại đây, số hộ tham gia kinh doanh chưa nhiều nên giá trị tạo ra thấp. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Dù làng nghề được phục hồi từ năm 2006, và từ đó đến nay thì sản phẩm làng nghề cũng chỉ tiêu thụ ở một số địa phương trong nước với lượng tiêu thụ chỉ ở khoảng 50-100 nghìn lít mỗi năm. Bảng 2.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề ở 11 thành phố Đà Nẵng năm 2006 Thị trường Thị trường trong nước nước ngoài Làng đá mỹ nghệ Non Nước 70% 30% Làng chiếu Cẩm Nê 100% 0% Làng làm bánh khô mè Cẩm Lệ 100% 0% Làng nước mắm Nam Ô 100% 0% Làng nghề Nguồn: Phòng Kinh tế các Quận, Huyện thành phố Đà Nẵng Qua số liệu thống kê cho thấy thị trường cho sản phẩm làng nghề nước mắm Nam Ô vẫn chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, mà chỉ cũng tiêu thụ được một số tỉnh thành nhất định. Do đó để phát triển bền vững thì nâng cao năng lực sản xuất và công tác thị trường phải đặt ra trong chiến lược phát triển của làng nghề nước mắm Nam Ô trong thời gian tới. Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ tại các thị trường của sản phẩm làng nghề nước mắm Nam Ô giai đoạn 2007-2009 Năm ĐVT 2007 2008 2009 Nước mắm đặc biệt lít 733 2323 5000 Mắm lọ lọ 292 320 370 Cá khô kg 151 450 190 Sản phẩm Nguồn: Báo cáo ĐHĐB làng nghề nước mắm Nam Ô Qua số liệu báo cáo, ta thấy sản phẩm nước mắm và các sản phẩm khác của làng nghề nước mắm Nam Ô đã tăng qua từng năm, cụ thể năm 2007 làng nghề tiêu thụ được 733 lít thì đến năm 2009 sản lượng tiêu thụ đạt được 5000 lít. Để có được kết quả này là do có sự chú trọng từ khâu quy hoạch phát triển đến việc triển khai thực 12 hiện của các cấp chính quyền, ban ngành liên quan được thực hiện tốt góp phần phát triển làng nghề kể về chiều rộng và chiều sâu. - Nguồn lực đầu vào cho sản xuất của làng nghề + Nguồn nguyên liệu Để thực sự ổn định nguyên liệu đầu vào cho hoạt động chế biến thì quận cũng như làng nghề cần phát triển về số lượng người tham gia cũng như phương tiện đánh bắt. Có như vậy, làng nghề mới đảm bảo bền vững về nguyên liệu đầu vào trong tương lai. Đồng thời các hộ sản xuất làng nghề cần có kế hoạch chủ động thu mua nguyên liệu ở các vùng lân cận để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Bảng 2.6: Sản lượng thủy, hải sản chủ yếu của Quận Liên Chiểu giai đoạn 2005-2009 Năm Chỉ tiêu Tổng số - Cá ĐVT Tấn 2005 2006 2007 2008 2009 629 697 791 1118 845,6 245 240 326 390 643,8 Nguồn: Niên giám thống kế Quận Liên Chiểu năm 2009 Qua số liệu thống kê cho thấy sản lượng khai thác cá của quận Liên Chiểu tăng dần qua từng. Cụ thể, năm 2006 sản lượng cá khai thác được là 240 tấn thì năm 2008 là 390 tấn, năm 2009 sản lượng khai thác được lên đến 643,8 tấn. Điều này cho thấy rằng, nguyên liệu để đáp ứng cho sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu thị trường là được đảm bảo. + Lực lượng lao động tham gia vào làng nghề Qua các nguồn thông tin khảo sát tại địa bàn và các cơ quan chức năng cộng với đặc điểm lao động làm nghề trong mỗi hộ tham gia hội viên cho thấy lực lượng lao động làm nghề của làng nghề nước mắm Nam Ô vẫn còn thấp và tăng chậm, cụ thể: 13 Bảng 2.7: Lao động của LNNM Nam Ô và tổng số lao động làng nghề, tổng số lao động toàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2003-2008 Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008 LNNM Nam Ô Người 220 245 250 345 375 400 TSLĐLN TP Người 1.990 2.003 2.605 2.765 3.620 3.634 % 11.06 12.23 9.60 12.48 10.36 11.01 Tỷ lệ LĐLNNM Nam Ô/TSLĐ LN Nguồn: Phòng thống kê các Quận, Huyện và thành phố Đà Nẵng Qua bảng trên ta thấy, lực lượng tham gia làm nghề nước mắm Nam Ô tăng chậm qua các năm, điều này cho thấy số lao động làm nghề tăng là do số hội viên tham gia làm nghề tăng chứ chưa có sự tăng mạnh về số lượng lao động trong làng nghề, cụ thể tăng bình quân trên 30 lao động với tỷ lệ bình quân là 11,12%. + Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho sản xuất của các LN Thực tế cho thấy các làng nghề Đà Nẵng hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn tự có với quy mô rất nhỏ. Tỷ lệ cơ sở sử dụng vốn vay thấp, quy mô vay cũng nhỏ, chủ yếu đầu tư vào tài sản lưu động để mua nguyên vật liệu. Bảng 2.8: Quy mô vốn đầu tư tại các làng nghề Đà Nẵng Vốn đầu tư/ Quy mô Vốn đầu tư LĐ (người) (triệu đồng) Khô mè Cẩm Lệ 40 60 1,5 Chiếu cói Cẩm Nê 2 2 1 Nước mắm Nam Ô 3 6 2 Làng nghề lao động (triệu đồng/người) Nguồn: Sở Công thương TP Đà Nẵng, Phòng Kinh tế Q. Liên Chiểu Đối với quy mô vốn cho sản xuất nước mắm lại tập trung vào việc mua chum, vại, nguyên liệu để tiến hành sản xuất nên vốn 14 cho sản xuất đòi hỏi lớn hơn so với các làng nghề khác như: bánh khô mè Cẩm Lệ, chiếu cói Cẩm Nê, cụ thể quy mô vốn cho 1 lao động làm nghề nước mắm Nam Ô là 2 triệu đồng/người còn đối với nghề làm chiếu cói chỉ là 1 triệu đồng/người. + Công nghệ, kỹ thuật sản xuất của làng nghề Khảo sát thực trạng sản xuất tại làng nghề nước mắm Nam Ô cho thấy công nghệ sản xuất chủ yếu là thủ công, dựa hoàn toàn vào khả năng, kinh nghiệm, bí quyết của người làm nghề. 2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững làng nghề về xã hội a. Thu nhập bình quân của người làm nghề tại làng nghề và khoảng cách giàu nghèo ở thành thị và nông thôn Đối với lao động làm nghề tại các làng nghề ở Đà Nẵng nói chung và làng nghề nước mắm Nam Ô nói riêng chưa cao trừ làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Bảng 2.9: So sánh thu nhập của lao động làm nông nghiệp với lao động làm nghề trong các làng nghề ĐVT: triệu đồng Làng nghề Thu nhập bình quân/tháng LĐ NN LĐ làm nghề ĐMN Non Nước 1,15 2 –3 Chiếu Cẩm Nê 1,2 1,5 Nước mắm Nam Ô 0,9 1,5 – 2,0 Bánh khô mè Cẩm Lệ 1,0 Ghi chú 1,0 – 1,5 Thợ chính Nguồn: Phòng Kinh tế các Quận, Huyện thành phố Đà Nẵng Qua bảng số liệu thống kê thu nhập từ làng nghề nước mắm Nam Ô tuy có cao hơn so với thu nhập từ nông nghiệp nhưng vẫn còn khá thấp. Cụ thể, thu nhập bình quân từ nông nghiệp là 0,9 triệu đồng/tháng còn làm nghề là 1,5 đến 2 triệu đồng. 15 b. Việc làm và khả năng giải quyết việc làm của làng nghề Qua thực trạng lao động của làng nghề nước mắm Nam Ô đặt ra một vấn đề đó là lực lượng lao động kế cận có xu hướng lựa chọn các ngành nghề khác ngoài làm nghề tại làng nghề. Do đó, làng nghề hiện tại chỉ giải quyết việc làm cho những người gắn bó với nghề lâu năm như nghề truyền thống. c. Tâm lý của người dân đối với sự tồn tại của làng nghề Sự tồn tại của làng nghề mang lại lợi ích trước mắt cho chính những người làm nghề, sau là sự phát triển về kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương nhưng đối với những người không sống bằng nghề nhưng lại chịu ảnh hưởng khi làng nghề tồn tại có thể đó là mặt tốt, nhưng cũng có thể không tốt đến cuộc sống của họ. d. Phong tục tập quán của địa phương Một làng nghề muốn phát triển đảm bảo theo hướng bền vững phải đảm bảo đựơc những nét đặc trưng riêng có của mình, và trên cơ sở đó thu hút khách hàng và đi sâu vào tiềm thức tiêu dùng của khách hàng. 2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững làng nghề về môi trường a. Điều kiện hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường Quy trình sản xuất nước mắm của LNNM Nam Ô cho thấy, việc sản xuất nước mắm hoàn toàn khép kín cho tới công đoạn cuối. b. Công tác bảo vệ môi trường - Ô nhiễm không khí Làng nước mắm Nam Ô khi nói đến vấn đề môi trường chủ yếu chú trọng vào ô nhiễm mùi, nhưng vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết. - Ô nhiễm nguồn nước Bờ biển Xuân Thiều và Sơn Trà tuy không có con sông nào 16 trực tiếp đổ vào nhưng bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và sản xuất của làng nghề đổ ra biển, nên hàm lượng Pb2+, Cu2+ cũng tương đối lớn, cụ thể: Bảng 2.10: Hàm lượng trung bình của Pb và Cu trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại biển Nam Ô Hàm lượng trung bình (μg.g-1 khối lượng ướt ) Địa điểm Loài nhuyễn thể Pb Cu Hàu 1,52±0,21 10,35±0,22 Biển Nam Ô Sò lông 1,85±0,25 14,72±0,33 Vẹm 1,65±0,23 12,23±0,31 Nguồn: Lê Thị Mùi – Tạp chí KH-CN số 4(27) 2008 - Ô nhiễm tiếng ồn Đối với hoạt động sản xuất nước mắm tại làng nghề thì việc gây ra ô nhiễm tiếng ồn không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân xung quanh khu vực làng nghề và người lao động làm nghề. 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG NÊU TRÊN 2.3.1. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và sự phát triển của cơ sở hạ tầng Đô thị hoá và cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển giúp cho hoạt động của làng nghề trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị, tình trạng quy hoạch treo đã dẫn đến những khó khăn cho người dân thành phố và cho cả người dân ở làng nghề. 2.3.2. Cơ chế chính sách và sự quản lý của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố đối với sự phát triển của làng nghề Năm 2006, Sở Công thương Đà Nẵng đã tập trung chỉ đạo Trung tâm Khuyến công xây dựng các chương trình, kế hoạch khuyến công địa phương theo chương trình khuyến công quốc gia, 17 đồng thời triển khai các chương trình đó đến các quận, huyện, xã, phường, các tổ chức hội, đoàn thể và một số đối tượng khuyến công khác trong thành phố. Các chương trình, đề án khuyến công được phê duyệt trong năm qua đã được triển khai thuận lợi, bước đầu mang lại những kết quả đáng kể. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ NƯỚC MẮM NAM Ô THỜI GIAN TỚI 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC THIẾT KẾ CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Căn cứ vào sự thay đổi của môi trường kinh doanh Định hướng phát triển LNNM Nam Ô giai đoạn 2015 – 2020 theo các chỉ tiêu sau: phát triển từ 3-10 doanh nghiệp với số vốn bình quân 200-250 triệu đồng/ doanh nghiệp, công suất bình quân 30.000kg, doanh thu 461,5 triệu đồng, lao động bình quân 10 – 12 người; phát triển hộ làng nghề từ 50 – 80 với vốn bình quân 15-25 triệu đồng/ doanh nghiệp, công suất bình quân 1.600 – 3.000kg, doanh thu 461,5 triệu đồng, lao động bình quân 3 – 5 người. 3.1.2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng và Quận Liên Chiểu 3.1.3. Căn cứ vào hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế - Hành vi khách hàng Trong thời điểm hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được khách hàng xem là tiêu chí cao nhất trong các tiêu chí lựa chọn mua sản phẩm thực phẩm. Đặc biệt đối với sản phẩm nước mắm thì sự lựa chọn càng đặt ra tiêu chí khắt khe hơn. - Đối thủ cạnh tranh + Các cơ sở sản xuất, công ty và làng nghề trong nước 18 + Các công ty nước ngoài - Sản phẩm thay thế Sản phẩm nước mắm là gia vị đặc trưng và chủ yếu của người Việt Nam, nên chưa gặp phải những thách thức cạnh tranh. 3.1.4. Một số quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp Phát triển bền vững làng nghề phải theo các quan điểm sau: 1. Đánh giá đúng vai trò làng nghề. 2. Theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khả năng cạnh tranh mạnh. 3. Sử dụng lao động tại địa phương và chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp. 4. Theo hướng chủ yếu phục vụ du lịch và xuất khẩu được ưu tiên đầu tư phát triển của thành phố Đà Nẵng 5. Đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn đồng thời phải gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Các giải pháp để phát triển bền vững làng nghề về kinh tế a. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm - Tiến hành điều tra nghiên cứu phân tích thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm. - Tìm hiểu, kiếm thông tin về các nhà phân phối và thiết lập quan hệ với những nhà phân phối, nhà buôn sĩ, bán lẻ. - Đối với thị trường nước ngoài + Xây dựng bộ tài liệu sản phẩm (catalogue) và thiết kế, in ấn đẹp hoặc đóng gói vào CDROM. Lập trang thông tin trên internet (website). 19 + Áp dụng các kỹ thuật, học các kỹ năng bán hàng hiện đại để từng bước chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến bán hàng và chinh phục khách hàng. + Xây dựng một phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chung cho cả LN (showroom). - Đối với thị trường trong nước + Xem tổ chức hội chợ làng nghề là hoạt động văn hóa kinh tế thường niên. + Đẩy mạnh thương mại điện tử, hỗ trợ LN xây dựng hệ thống thông tin nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ. + Làng nghề cần xác định, phát triển du lịch cũng là hình thức mở rộng thị trường xuất khẩu tại chỗ. b. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất tại làng nghề Nguồn nguyên liệu Xây dựng một kế hoạch sản xuất cụ thể, nhu cầu về nguồn nguyên liệu và trên cơ sở đó khai thác và ký kết hợp đồng thu mua với những địa phương có nguồn nguyên liệu đó về số lượng, thời gian, giá cả. Đảm bảo nguồn nhân lực cho PTBVLN - Đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề + Mô hình kết hợp và hài hoà giữa đào tạo theo cách truyền nghề và đào tạo trong nhà trường. - Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho người lao động tại các cơ sở, làng nghề xem như là giải pháp khả thi nhất hiện nay. - Khuyến khích và hỗ trợ mức cao nhất chi phí cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề. 20 - Lao động nông thôn khi tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn theo quy định hiện hành. - Khuyến khích và hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống tự tổ chức trường lớp, trung tâm đào tạo nghề. - Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp phường, làng và đào tạo tay nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh ở trong nước và quốc tế. - Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề + Thứ nhất là phát triển nguồn nhân lực về số lượng Tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông cơ sở, khuyến khích học sinh phổ thông học nghề truyền thống của địa phương, đồng thời phải chú trọng đến việc tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo kỹ thuật, tay nghề. + Thứ hai là phát triển nguồn nhân lực về chất lượng Các cơ quan quản lý nhà nước ở thành phố cần nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn và quy chế công nhận danh hiệu nghệ nhân, danh hiệu làng nghề văn hoá và khuyến khích các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá làng nghề. Giải pháp về vốn đầu tư + Cải tiến thủ tục cho vay vốn để phù hợp sản xuất kinh doanh nghề truyền thống; tạo cơ hội cho mọi hộ sản xuất được tiếp cận nguồn vốn khuyến công, nguồn vốn từ các chương trình về phát triển LN của Nhà nước... + Các hộ sản xuất ở LN có thể tự tạo nguồn vốn thông qua liên kết để tăng thêm sức mạnh trong cạnh tranh. c. Nâng cao năng lực cạnh tranh của làng nghề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan