Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Phat trien ben vung (Enterprise sustainability )...

Tài liệu Phat trien ben vung (Enterprise sustainability )

.DOCX
38
272
86

Mô tả:

Bài viết tập trung tìm hiểu lý luận cơ bản về kế toán bền vững, các nghiên cứu về kế toán và báo cáo bền vững; đồng thời nghiên cứu việc vận dụng kế toán bền vững và báo cáo phát triển bền vững trong các doanh nghiệp Việt nam hiện nay cũng như định hướng trong thời gian sắp tới.
Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh LỜI MỞ ĐẦU Trên phạm vi toàn cầu đang chứng kiến sự thay đổi về quan niệm phát triển của các doanh nghiệp. Lợi nhuận không còn là mục tiêu hàng đầu. Một tổ chức cần phát triển trong mối quan hệ hài hòa với tất cả các bên liên quan đến hoạt động của mình. Đó là phát triển hướng đến tính bền vững. Các nghiên cứu cũng cho thấy, doanh nghiệp nào quản lý tốt khía cạnh bền vững thì thường thành công về tài chính. Với yêu cầu của phát triển bền vững và báo cáo các yếu tố của sự phát triển bền vững, kế toán cần mở rông phạm vi nghiên cứu để ghi nhận và báo cáo cáo thông tin có liên quan, hỗ trợ cho nhà quản trị trong thực thi tính bền vững. Do vậy, kế toán bền vững đang nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu hơn cả. Kế toán bền vững phát triển trong nửa sau thế kì 20, khuôn khổ lý thuyết và các kỹ thuật còn đang trong giai đoạn nghiên cứu hoàn thiên. Bên cạnh đó việc thực nghiệm hầu như rất ít khiến cho cáci nhìn về kết oán bền vững vẫn còn xa lạ, được nge nói trên ngôn từ nhiều hơn là vận dụng trong kế toán hằng ngày. Do đó, cho đến thời điểm hiện tại, việc áp dụng kế toán bền vững vẫn còn là điều quá mới mẻ đối với hầu hết các kế toán trong tổ chức. Bài viết này hướng đến trình bày một bức tranh lý luận cơ bản về kế toán bền vững, các nghiên cứu về kế toán và báo cáo bền vững; đồng thời nghiên cứu việc vận dụng kế toán bền vững và báo cáo phát triển bền vững trong các doanh nghiệp Việt nam hiện nay cũng như định hướng trong thời gian sắp tới. Bài viết gồm có 3 phần chính: Phần 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán bền vững Phần 2: Các nghiên cứu về kế toán bền vững và báo cáo phát triển bền vững Phần 3: Vận dụng kế toán bền vững và báo cáo phát triển bền vững trong các doanh nghiệp Việt Nam 1 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYÉT VỀ KẾ TOÁN BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm phát triển bền vững và kế toán bền vững: 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới, nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng về môi trường. Thuật ngữ “phát triển bền vững” theo định nghĩa của ủy ban Brundtland của liên hợp quốc ngày 20/03/1987 là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng không ảnh hưởng tới khả năng của thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của bản thân thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.Các nghiên cứu cũng cho thấy, doanh nghiệp nào quản lý tốt khía cạnh bền vững thì thường thành công về tài chính. 1.1.2. Khái niệm kế toán bền vững Kế toán tài chính hiện tại chỉ chú trọng vào thông tin kinh tế mà bỏ qua các yếu tố xã hội và môi trường có liên quan. Do đó, để đảm bảo thực hiện kế toán bền vững ở tổ chức, kế toán bền vững cũng cần được nghiên cứu và phát triển hoàn thiện theo kịp sự phát triển lý luận về phát triển bền vững để có thể cung cấp thông tin định lượng đầy đủ về tất cả các mặt của phát triển bền vững. Kế toán bền vững được coi là một phần của kế toán, tập trung vào việc trình bày thông tin phi tài chính về hoạt động của công ty và tác động đối với các bên liên quan, cổ đông và cơ quan chức năng. Các đối tượng này có các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố xã hội, môi trường, và hiệu quả kinh tế của một tổ chức. Kế toán bền vững trong kế toán quản trị trái ngược với kế toán tài chính thông thường mà trong đó kế toán quản trị được sử dụng cho việc ra quyết định nội bộ và kế toán bền vững sẽ giúp tổ chức tạo ra các chính sách mới tác động vào hoạt động kinh tế, các vấn đề sinh thái và xã hội. Việc thực hành kế toán bền vững, hiển nhiên, sẽ là một trong những công cụ giúp hoạt động của tổ chức trở nên bền vững hơn. Phương pháp đo lường được sử dụng rộng rãi là báo cáo doanh nghiệp bền vững và kế toán ba điểm mấu chốt (môi trường – kinh tế - xã hội). Thông qua báo cáo phát triển bền vững, doanh nghiệp đánh giá và công bố thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh môi trường và xã hội; bên cạnh những thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính và quản trị vốn đã được công bố theo thông lệ. Có thể nhận thấy rằng, báo cáo bền vững là cách thức mới để một tổ chức xây dựng và định lượng giá trị của doanh nghiệp. Những báo cáo này chỉ ra vai trò của thông tin tài chính trong việc phản ánh sự bền vững và cho thấy cách kế toán 2 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh truyền thống cần được mở rộng để cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình bằng báo cáo (AccountAbility) Phát triển bền vững tại hợp lưu của 3 bộ phận cấu thành Nguồn; Adams, W. M. (2006)."The Future of Sustainability: Re-thinking Environment and Development in the Twenty-first Century." Report of the IUCN Renowned Thinkers Meeting, 29–31 January 2006. Retrieved on: 200902-16. 1.2. Quá trình hình thành kế toán bền vững: Khái niệm về kế toán bền vững đã xuất hiện cùng quá trình phát triển của kế toán hiện đại từ khoảng 45 năm trước, phát triển nhất là trong khoảng 25 năm trở lại đây. Trong quá trình hình thành sơ khai ban đầu, đã có sự xuất hiện của hai hướng phân tích kế toán bền vững: - Hướng đầu tiên là cuộc tranh luận triết học về kế toán trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội, liệu rằng kế toán có trách nhiệm hay không trong viêc đóng góp cho sự phát triển bền vững. Từ đây, hướng đi này hình thành phương pháp kế toán bền vững dựa trên một hệ thống kế toán hoàn toàn mới được thiết kế để thúc đẩy một chiến lược phát triển bền vững. - Dòng thứ hai là quan điểm mục tiêu quản lý gắn với các điều kiện và các công cụ đa dạng hướng đến sự phát triển bền vững. Quan điểm này hình thành theo hướng mở rộng của việc quản lý chi phí hay kế toán quản trị truyền thống. Xu hướng đầu tiên được quan tâm hơn, tức là để phát triển kế toán bền vững hoàn toàn mới, cần đánh giá mối quan hệ của các vấn đề xã hội, môi trường và lợi ích kinh tế với rủi ro và sự tương tác với hệ thống kế toán doanh nghiệp. Các hướng đi này dẫn đến sự hình thành kế toán bền vững qua một số giai đoạn cơ bản. Những giai đoạn này khác nhau về khối lượng của các nghiên cứu thực nghiệm, báo cáo quy phạm, các chương trình giảng dạy, tài liệu nghiên cứu và khung pháp lý chung. 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1971-1980 3 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Giai đoạn này công bố nhiều báo cáo thực nghiệm và các tài liệu liên quan đến xây dựng các mô hình báo cáo xã hội, tuy nhiên những công trình này cũng vấp phải một số vấn đề về các quan điểm kế toán xã hội và môi trường. Các khía cạnh kế toán xã hội được đề cập đều liên quan đến người lao động và các sản phẩm của công ty. Vấn đề môi trường cũng được xem là một phần trong kế toán xã hội. Môi trường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chất, khí, nước, tiếng ồn, cảnh quan; các dạng ô nhiễm khác và chất thải rắn trong sản xuất. Sự đóng góp của giai đoạn này đáng kể cho sự phát triển sâu rộng trong lĩnh vực kiểm toán xã hội, các phương pháp gần như giống với báo cáo tài chính truyền thống. Tại thời điểm này, chuẩn mực báo cáo tài chính cũng như khung pháp lý hầu như chưa phát triển. Mặc dù một số mô hình và báo cáo đã được cải tiến, nhưng những phương pháp này chưa được phổ biến rộng. 1.2.2. Giai đoạn 1981-1990 Đầu giai đoạn này chứng kiến sự gia tăng của các báo cáo xã hội. Về sau đó, kế toán môi trường được quan tâm nhiều hơn cả. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được phân tích, đông thời với đó là các báo cáo về môi trường và những phương pháp giảm thiểu tác động tới môi trường. Các mô hình đo lường kế toán vấn đề môi trường cũng được phát triển nhiều hơn. Trong giai đoạn này, chương trình giảng dạy về các vấn đề kế toán xã hội và môi trường được mở rộng ra. Tuy các khuôn khổ báo cáo và chuẩn mực được sử dụng nhiều nhưng chưa có một chuẩn mực hợp lý chung cho các báo cáo môi trường và xã hội. 1.2.3. Giai đoạn 1991-1995 Kế toán môi trường gần như được quan tâm hơn hẳn kế toán xã hội. Có nhiều báo cáo môi trường được công bố, kiểm toán về môi trường và các hướng dẫn về kiểm toán môi trường cũng phát triển, cùng với sự gia tăng hệ thống quản lý về môi trường. Tuy nhiên, có ít khuôn khổ pháp lý ảnh hưởng đến công bố các báo cáo môi trường và xã hội, và cơ sở lý thuyết cho những báo cáo phi tài chính này cũng chưa được hoàn thiên. Ở một số nước, đã có các quy định rõ ràng hơn cũng như khuôn khổ cần thiết về các báo cáo kế toán môi trường. Quá trình này ở Anh và các nước EU diễn ra chậm hơn so với Mỹ. Có thể nhận thấy quá trình phát triển này tuy không đồng đều, nhưng lại diễn nhanh hơn so với sự phát triển của kế toán xã hội. Trong giai đoạn này, có nhiều nghiên cứu đề cập đến cả 2 phạm trù kế toán môi trường và kế toán xã hội. Tuy vậy, kế toán môi trường vẫn chưa được mô hình hoá rõ ràng. Mặc dù vậy, sự phát triển bền vững và những thảo luận về vai trò của kế toán quản trị trong phát triển bền vững đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn 1.2.4. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 4 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Nền kinh tế toàn cầu đang xích lại gần nhau hơn, những vấn đề kiểm soát chất lượng trong hoạt động kế toán đang dược đẩy lên ở mức độ cao, đặc biệt sau những biến động mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997/1998 cũng như sự sụp đổ của Tập đoàn Enron năm 2001. Kế toán bền vững đã nhận được sư quan tâm đáng kể và kế toán được nhận thấy rằng có thể tham gia vào việc xây dựng những nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển bền vững. Các phương pháp đo lường để thực hành kế toán bền vững đang được phát triển bởi các tổ chức trên toàn cầu. Cả Liên hiệp quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang cùng tài trợ cho các nghiên cứu nhằm phát triển việc thực thi kế toán bền vững. Cho đến nay, kế toán môi trường là một bộ phận được biết đến nhiều nhất trong kế toán bền vững và đã được giới học thuật nghiên cứu phát triển từ những nghiên cứu của Robert Hugh Gray những năm đầu thập niên 1990 và bộ hướng dẫn kế toán bền vững được thông qua năm 2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững. Do việc các khuôn khổ và phương pháp thực thi khác nhau nên việc ứng dụng kế toán bền vững như thế nào trong tương lai là điều chưa chắc chắn được. Sự phát triển kinh tế trước đây và các hoạt động của con người đều không hướng đến sự phát triển ổn định trong tương lai, do đó, dẫn đến nghi vấn mô hình phát triển hiện nay là gì. Những năm gần đây chứng kiến nhiều sự thay đổi trong phương pháp báo cáo kế toán. Các nghiên cứu của các tổ chức toàn cầu đã chứng minh rằng các khía cạnh của phát triển bền vững trong báo cáo kế toán là hết sức quan trọng, có tính khả thi và được chứng minh trên thực tế là khả thi. Từ đó, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) bao gồm 167 tổ chức thành viên tại hơn 127 quốc gia và đại diện cho khoảng hơn hai triệu người làm kế toán trên toàn thế giới đề ra mục tiêu là phát triển các nghiệp vụ kế toán và hài hòa các chuẩn mực để đưa vào áp dụng trong thực tế. Năm 2004, Tổ chức kế toán The Prince of Wales đã thành lập dự án phát triển kế toán bền vững (AS4), nhằm mục tiêu hướng đến việc không phải đương đầu với những thách thức trong thế kỷ 21 bằng việc thiết lập hệ thống báo cáo và ra quyết định liên quan đến phát trển bền vững ở thời điểm hiện tại. A4S đã triệu tập được các nhà lãnh đạo trong cộng đồng tài chính và kế toán toàn cầu để làm nên sự thay đổi cơ bản đối với mô hình kế toán bền vững và một nền kinh tế phát triển bền vững. A4S có hai cơ quan toàn cầu là mạng lưới kế toán (ABN) mà các thành viên của tổ chức này chiếm khoảng hai phần ba lượng nhân viên kế toán trên toàn thế giới và mạng lưới CFO Leadership Network là tổ chức một nhóm các giám đốc tài chính từ các công ty hàng đầu trên thế giới đang tìm cách 5 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh lập báo cáo kế toán bền vững từ chuyển đổi các báo cáo kế toán tài chính đơn thuần 1.3. Tiếp cận kế toán bền vững theo cách nhìn kế toán đa chiều The SIGMA project là dự án nghiên cứu về kế toán bền vững, được khởi động từ năm 1999 dưới sự ủng hộ của Bộ Công thương Anh quốc. Dự án này phát triển những hướng dẫn liên quan đến quản trị phát triển bèn vững và công cụ nhằm hỗ trợ tổ chức góp góp vào sự phát triển bền vững. Hướng dẫn của dự án này về kế toán bền vững khá nổi tiếng trong các nghiên cứu về kế toán bền vững và được làm tiền đề nghiên cứu của những nghiên cứu kế toán bề vững về sau. Một số doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng các hướng dẫn trong dự án này để đưa ra khuôn khổ báo cáo bền vững cho tổ chức mình. Có thể nói báo cáo tài chính hiện tại và những phương pháp đo lường truyền thống trước đây không đo lường hết được hệ quả của các hoạt động kinh tế của tổ chức. Bởi vì kế toán tài chính truyền thống trước đây ghi nhận thông tin tài chính liên quan đến tài sản và nguồn vốn trong tại 1 thời điểm và kết quả hoạt động kinh doanh trong 1 thời kì, và chỉ chú trọng vào việc cung cấp thông tin kinh tế mà bỏ qua các yếu tố xã hội, môi trường bên ngoài, những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng tiềm ẩn đến tổ chức. Thông tin trên báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong phản ánh kế toán bền vững vì nó có thể được chuyển đổi theo cách tiếp cận về kế toán bền vững để tạo ra những tác động hướng tới sự bền vững trong hoạt động của tổ chức. Trọng tâm của sự chuyển đổi thành báo cáo kế toán bền vững là mở rộng phạm vi, hình thức trình bày của thông tin tiền tệ liên quan đến các yếu tố tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. Hướng dẫn này nhấn mạnh cách tiếp cận đặc biệt có liên quan đến việc quản lý bền vững. Các phương pháp chia theo 2 cách tiếp cận khác nhau: cách tiếp cận từ các số liệu mang tính thời kì trên báo cáo kết quả kinh doanh và cách tiếp cận từ số liệu thời điểm trên báo cáo tài chính. Như đã đề cập ở trên, các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế được cho là 3 yếu tố trong mô hình ba điểm mấu chốt của báo cáo bền vững, được tách ra từ mô hình 5 yếu tố vốn truyền thống. 5 yếu tố vốn Ba điểm mấu chốt Yếu tố sản xuất Kinh tế Tài chính Con người Xã hội Xã hội Môi trường Môi trường 6 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Mỗi mấu chốt trong phát triển bền vững có những khía cạnh riêng như sau: Các yếu tố về môi trường      Yếu tố Xã hội Năng lương Nước Khí thải nhà kính Khí thải độc hại Rác thải nguy hại và rác thải không nguy hại  Thu gom phế phải  Bao bì đóng gói  ….    Đầu tư cho cộng đồng Điều kiện làm việc Nhân quyền và bình đẳng thương mại  Chính sách cộng đồng  Đa dạng  An toàn  Chống tham nhũng  ….. Hoạt động Kinh tế  Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch  Quản trị doanh nghiệp  Giá trị của các bên liên quan  Các hoạt động kinh tế và tài chính  …. Các nhà nghiên cứu đã mô hình hóa các yếu tố trên của phát triển bền vững theo ba chiều như sau: hu Doanh t Chi phí Tài sản vôến Nguôồn i. Thông tin thời điểm hay thời kì trên báo cáo (Timing of impacts) ii. Phạm vi tác động của thông tin (Location of impacts) iii. Loại tác động (đến môi trường, xã hội hay kinh tế) (Type of impacts) Mô hình ba chiều của kế toán bền vững có thể được mô hình hóa như sau bến trong Xã hội Bến ngoài Kinh tếế Môi trường Kế toán tài chính truyền thống chỉ đề cập đến tài sản, nguồn vốn và luồng thu nhập – chi phí trong nội bộ doanh nghiệp, tức một phần của mô hình đa chiều trên. 7 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Từ đây có thể thấy những yếu tố còn thiếu trong báo cáo kế toán tài chính để hoàn thiện các yếu tố của kế toán bền vững. Từ những thông tin kế toán tài chính, kế toán bền vững đề cập đến ba chiều của mô hình bền vững bằng cách: - tách các khoản mục trong các tài khoản kế toán để thấy chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường - mở rộng phạm vi kế toán để xét đến giá trị tiền tệ của tác động kinh tế, xã hội và môi trường bên ngoài. Và từ các cách đã trình bày ở trên, hướng dẫn này chỉ ra việc lập báo cáo kế toán bền vững từ thông tin kế toán tài chính đòi hỏi điều chỉnh và mở rộng đến các báo cáo bằng các cách: - Trình bày lại những khoản mục liên quan đến lợi nhuận và chi phí để chỉ ra chi phí và lợi ích liên quan đến các yêu tố môi trường, xã hội và hoạt động kinh tế. - Mở rộng việc ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh có liên quan đến các yếu tố môi trường, xã hội và nền kinh tế mà kế toán tài chính truyền thống không đưa vào. - Mở rộng việc ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán để có một tài khoản đầy đủ hơn về tài sản (bao gồm cả tài sản vô hình như thương hiệu, vốn con người hay Uy tín thương hiệu có liên quan đến tính bền vững); và công nợ “tiềm ẩn” (shadow liabilities) của tổ chức. Tóm lại, có thể hiểu như sau, hướng dẫn The SIGMA này trình bày kế toán bền vững theo 3 hướng nói trên, tức là: (1) phải chỉ ra được các yếu tố đã được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh các yếu tố liên quan đến chi phí và lợi ích của các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế; (2) yếu tố chi phí và lợi ích có liên quan đến vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường bên ngoài chưa được ghi nhận; (3) Ghi nhận thêm yếu tố tài sản vô hình và công nợ “tiềm ẩn” liên quan đến 3 vấn đề cốt lõi này. 1.4. Hướng dẫn thực hành kế toán bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều Như đã nói phần trên, kế toán phát triển bền vững là một công cụ hữu ích có thể được sử dụng để hỗ trợ các tổ chức trở nên bền vững hơn. Thông tin trên báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong phản ánh kế toán bền vững vì nó có thể được chuyển đổi theo cách tiếp cận về kế toán bền vững để tạo ra những tác động hướng tới sự bền vững trong hoạt động của tổ chức. Trọng tâm của sự chuyển đổi thành báo cáo kế toán bền vững là mở rộng phạm vi, hình thức trình bày của thông tin tiền tệ liên quan đến các yếu tố tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. 8 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Hướng dẫn này nhấn mạnh cách tiếp cận đặc biệt có liên quan đến việc quản lý bền vững. Các phương pháp chia theo 2 cách tiếp cận khác nhau: cách tiếp cận từ các số liệu mang tính thời kì trên báo cáo kết quả kinh doanh và cách tiếp cận từ số liệu thời điểm trên báo cáo tài chính. Kế toán bền vững dưạ trên việc mở rộng các khuôn khổ kế toán tài chính đã tồn tại trước đó. Như ở Anh, thì khuôn khổ kế toán bền vững dựa trên sự kết hợp của luật doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán, quy định về thực hành kế toán sẵn có. Những quy định kế toán đều được thể hiện trong các chuẩn mực kế toán chung được thừa nhận. Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau dựa trên khuôn khổ pháp lý riêng của họ, tuy nhiên những quy định này đều có thể tương tác với nhau và có chung những quy tắc cốt lõi. Do đó, một khuôn khổ chung về kế toán bền vững sẽ là cơ sở để các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau hay ở các quốc gia khác nhau có thể tự điều chỉnh để thực hiện phát triển bền vững theo đặc điểm của họ, mà vẫn giữ được những giá trị kế toán cốt lõi. 1.4.1. Các yếu tố đã ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quá hoạt động kinh doanh thông thường được lập để cung cấp thông tin tài chính mà cổ đông quan tâm trực tiếp. Trên báo cáo KQKD thông thường, chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế chính là yếu tố kinh tế trong mô hình ba điểm mấu chốt trong kế toán bền vững. Kế toán bền vững cho rằng, khả năng tạo ra thặng dư sản xuất của tổ chức không chỉ phụ thuộc vào quá trình sản xuất và vốn tài chính, mà còn là từ vốn con người, yếu tố xã hội và tự nhiên. Điều đó có nghĩa rằng, chi phí bảo vệ môi trường, chi trả cho người lao động hay các chương trình phục vụ cộng đồng có thể được tái tạo vào tài sản của tổ chức và như vậy, có thể tạo ra giá trị kinh tế trong tương lai. Vì vậy, các yếu tố đã được trình bày này cần phân loại theo ba yếu tố có liên quan đến phát triển bền vững, đó là: - Giá trị kinh tế tăng thêm - Giá trị môi trường tăng thêm - Giá trị xã hội tăng thêm a. Giá trị kinh tế tăng thêm Báo cáo giá trị kinh tế tăng thêm trình bày lại dòng tài chính trên BCKQKD để chỉ ra những nhóm lợi ích có liên quan đến hoạt động của tổ 9 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh chức. Từ đó, cho thấy giá trị kinh tế tăng thêm cho các bên liên quan khác nhau từ hoạt động của tổ chức. Báo cáo Giá trị tăng thêm là một phần không tách rời của kế toán bền vững vì nó cho phép các tổ chức tập trung vào giá trị mang lại cho các bên liên quan nói chung cũng như các cổ đông. Từ đây, các mục tiêu phát triển bền vững được định nghĩa theo cách của cải được tạo ra và chia sẻ giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Các chỉ số hiệu suất kinh tế trong Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu là bắt nguồn từ báo cáo giá trị kinh tế gia tăng. Một số các tổ chức hiện nay thường xuyên đã sử dụng báo cáo giá trị kinh tế tăng thêm này. Báo cáo giá trị kinh tế tăng thêm được lập trên cơ sở doanh thu bán hàng trừ chi phí bán hàng. Sử dụng phương pháp tính toán thu trừ chi là một biến thể của phương pháp báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ sau là báo cáo giá trị kinh tế tăng thêm tại Nhà máy bia Nam Phi năm 2002 Dòng tiền thuần được tạo ra Khách hàng, người tiêu thụ và thu nhập đầu tư - Tiền từ cung cấp hàng hóa dịch vụ - Tiền từ hoạt động đầu tư Nhà CC Tiền trả cho NCC Giá trị tăng thêm cho các nhóm lợi ích Phân phối giá trị tăng thêm - Trả lương - Nộp thuế trực tiếp và tiêu thụ đặc biệt - Trả lãi vay - Trả cổ tức - đầu tư xã hội của công ty - Lợi nhuận giữa lại để đầu tư cho sự tăng trưởng trong tương lai Triệu Đô Phần trăm thay đổi 3691 1.8% 50 (7.4%) (1622) 2119 (2.2%) 5.0% 408 858 112 270 7 (3.1%) 0.4% 47.4% 8.9% (22.2%) 464 (13.2%) 2119 5% 10 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Có thể thấy, giá trị kinh tế tăng thêm, đã được tính toán cho các phân phối của các bên liên quan nói chung, bao gồm cả người lao động, nhà đầu tư, cho xã hội… Sau đây là mẫu báo cáo Giá trị kinh tế tăng thêm được dự án The Sigma đưa ra Bên có liên quan Khách hàng Nhà cung cấp Giá trị tạo ra Giá trị Tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ Tiền thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ Giá trị công ty tạo = (1) – (2) ra Người lao động Thù lao trả cho người lao động (bao gồm lương và các lợi ích khác) Công đồng Đầu tư cho xã hội Cơ quan công Lệ phí và thuế; trợ cấp và ưu đãi quyền Nhà đầu tư Lãi tiền vay và chi trả cổ tức Cân đối Tiền trong tổ chức còn lại =(1-2)-(4+5+6+7) Tổng cộng =(4+5+6+7+8) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 b. Giá trị môi trường BCKQHĐKD cũng có thể trình bày những yếu tố về môi trường tiềm ẩn trong thông tin báo cáo taì chính. Việc trình bày chi phí và lợi ích về môi trường được gọi là một báo cáo tài chính về môi trường (EFS – Enviromental Financial statement) Các báo cáo tài chính môi trường trình bày các thông tin về chi phí và lợi ích của tổ chức có được trong kì kế toán. Báo cáo này nhằm mục đích để chỉ ra những chi phí có liên quan đến môi trường, không phân biệt đó là của bộ phận hay hoạt động nào phát sinh, và nó phải phù hợp với chi phí của tổ chức. Chi phí môi trường có thể là một khoản đầu tư vào tài sản cố định (vốn sản xuất) hoặc chi phí hoạt động. Còn lợi ích môi trường có thể phát sinh từ việc tiết kiệm chi phí; trợ cấp môi trường; thuế được giảm hoặc doanh thu được tạo ra. Các loại thuế (ví dụ thuế bãi rác môi trường, thuế biến đổi khí hậu, vv) để khuyến khích hoạt động tránh tổn hại đến môi trường và giảm thuế hay cấp vốn cho hoạt động đầu tư vào hiệu quả năng lượng, hoặc cấm sử dụng vật liệu gây ô nhiễm cũng là những cách hạn chế ô nhiễm moi trường. 11 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Việc trình bày chi phí và lợi ích có liên quan đến môi trường có thể được trình bay bởi các cấp độ báo cáo khác nhau ( cấp tổ chức, phòng ban, dự án hay sản phẩm nào đó) Sau đây là mẫu báo cáo Giá trị môi trường tăng thêm được The Sigma đưa ra ST T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá trị Chi phí môi trường Chi phí cho hoạt động chi phí nhân viên (phân bổ chi phí nhân viên được giao quản lý về vấn đề môi trường) Các nhà cung cấp: chi phí hoạt động có liên quan với môi trường Chi phí pháp lý: phí của cơ quan quản lý môi trường và địa phương; Giấy phép xử lý chất thải; tiền rác thải; thuế có liên quan đến biến đổi khí hậu Khác: bao gồm các khoản đóng góp cho các tổ chức môi trường Chi phí vốn – khấu hao Tổng chi phí về môi trường Lợi ích môi trường Doanh thu được tạo ra, ví dụ Doanh thu từ các chất thải tái chế doanh thu bổ sung từ phần giá tăng thêm về vấn đề môi trường Giá trị kinh doanh tăng thêm do danhtieengs từ các vấn đề môi trường Tiết kiệm chi phí, ví dụ chi phí xử lý chất thải giảm Tiết kiệm từ bảo toàn năng lượng giảm chi phí bao bì đóng gói Chi phí pháp lý tránh được Tiết kiệm từ phí rác thải Tiết kiệm từ thuế biến đổi khí hậu Tiết kiệm từ nước thải sản xuất Khoản phạt về môi trường tránh được Tài trợ / trợ cấp nhận được ví dụ trợ cấp vốn tăng cường cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng Tổng ích lợi nhận được Giá trị ròng 12 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững c. GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Giá trị xã hội tăng thêm Giá trị xã hôi tăng thêm là báo cáo kinh tế của tổ chức trên phương diện xã hội, thông qua các chính sách và thực hành đạo đức. Báo cáo liên quan đến chi phí, lợi ích được trình bày liên quan đến xã hội còn được gọi là báo cáo tài chính xã hội (SFS – Social financial Statement). Bước đầu tiên trong việc lập báo cáo giá trị xã hội gia tăng là xác định phạm vi và định nghĩa về lợi ích và chi phí liên quan đến mặt xã hội của tổ chức. Lợi ích bao gồm doanh thu tăng thêm từ chính sách giá đặc biệt do vấn đề xã hội hay đao đức, hay giá trị doanh nghiệp tạo ra từ danh tiếng thương hiệu hay việc tiết kiệm chi phí từ giảm biến động nhân sự hay tuân thủ tốt chính sách sức khỏe và quản trị tốt chuỗi cung ứng cho những đặc biệt. Chi phí sẽ bao gồm các chi phí phụ liên quan đến các chính sách xã hội, chi phí nhân viên, quản lý chuỗi cung cấp hoặc đóng góp cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên phạm vi khoanh vùng chi phí nào liên quan đến yếu tố xã hội cần xem xét. Ví dụ như, chi tiêu cho yếu tố xã hội bao gồm tổng chi phí về y tế và an toàn lao động hay chỉ những khoản chi ngoài những khoản chi bắt buộc? Những chi tiêu về tổng chi phí về tiền lương hay chỉ phần chi cao hơn trung bình ngành? Những vấn đề đang được nhóm dự án này bàn tiếp. Sau đây là mẫu báo cáo Giá trị môi trường tăng thêm được The Sigma đưa ra ST T 1 2 3 4 5 Mục Giá trị Chi phí xã hội Chi phí cho hoạt động chi phí nhân viên (phân bổ chi phí nhân được phân bổ cho các hoạt động liên quan đến xã hội, đào tạo và phát triển nhân viên; phúc lợi nhân viên khác) Các nhà cung cấp: chi phí hoạt động xã hội liên quan (ví dụ như chi phí tăng thêm vì phù hợp đặc điểm cộng đồng nào đó của sản phẩm hay nhà cung cấp) Pháp lý: bao gồm các loại thuế liên quan đến xã hội, phí hay khoản tiền phạtvì không tuân thủ (ví dụ các khoản đóng góp bảo hiểm quốc gia; phạt vì các vấn đề sức khỏe hay an toàn lao động). Cộng đồng: đóng góp vào hoạt động cộng đồng (Tài trợ; đóng góp bằng hiện vật) Chi tiêu vốn - Khấu hao 13 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững 6 7 8 9 1.4.2. GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh đầu tư xã hội có liên quan (ví dụ như sức khỏe và an toàn lao động; phúc lợi nhân viên và giải trí cơ sở vật chất) Tổng chi phí xã hội Lợi ích xã hội Doanh thu được tạo ra ví dụ doanh thu bổ sung từ giá cho cộng đồng hay tôn giáo nào đó kinh doanh được tạo ra do uy tín về xác vấn đề xã hội / đạo đức Tiết kiệm chi phí ví dụ Tiết kiệm từ việc ít biến đồng nhân sự Tiết kiệm từ bảo hiểm do cải thiện sức khỏe và an toàn Tăng năng suất nhân viên và tinh thần lao động Chi phí điều tiết tránh ví dụ Các khoản phạt / phí tránh được Tài trợ / trợ cấp nhận được ví dụ Các giải thưởng về xã hội (nếu nhận được tiền) Tài trợ cho người khuyết tật Tổng lợi ích xã hội Giá trị thuần Những yếu tố bên ngoài báo cáo kết quả kinh doanh Kế toán tính bền vững mở rộng ranh giới kế toán truyền thống để xem xét các chi phí hay lợi ích liên quan đến xã hội và kinh tế với các bên liên quan. Do đó, một sự phân biệt giữa chi phí/lợi ích cho tổ chức hay cho các bên liên quan. Ví dụ: Stress có tác động đến cả bên trong một tổ chức, thông qua việc giảm năng suất, và cả bên ngoài một tổ chức ví dụ chất lượng cuộc sống của người lao động. Việc giảm năng suất có thể được thể hiện trên báo cáo tài chính xã hội. Còn tác động rộng hơn của nó với xã hội chưa được thể hiện và vì vậy, cần xuất hiện trong một khoản mục, liên quan dến chi phí xã hội bên ngoài. Để xác định yếu tố bên ngoài , tổ chức cần xác định thông tin về tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội , môi trường bên ngoài có liên quan đến hoạt động của tổ chức. Những tác động này được đánh giá về mặt tài chính nếu có thể. a. Tác động môi trường từ bên ngoài 14 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Tác động môi trường bên ngoài của tổ chức được đánh giá dựa theo phân loại của GRI về tác động của môi trường. Đối với mỗi loại tác động, một mục tiêu phát triển bền vững được ước tính sử dụng bằng chứng mới nhất có sẵn. Dùng giá trị của phương pháp tái sử dụng và ngăn ngừa là phương pháp ít tranh cãi nhất vì nó dựa trên chi phí thực tế để ngăn ngừa hoặc tránh những tác động môi trường thực tế. Ví dụ, chi phí ngăn ngừa là các chi phí tăng thêm của việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo; chi phí phục hồi là chi phí phải trả để phục hồi những thiệt hại môi trường do các hoạt động và các sản phẩm của công ty. Ví dụ với ngành năng lượng, đầu tư cho hệ thống hấp thụ carbon là một lựa chọn có chi phí phục hồi. b. Tác động xã hội từ bên ngoài Khía cạnh này của mô hình kế toán bền vững vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Do đó, có rất ít ví dụ về tổ chức kế toán tác động xã hội bên ngoài. Gần đây, Công ty xăng dầu Anh Quốc (BP) phối hợp với trường Đại học Aberdeen đã phát triển các mô hình đánh giá tính bền vững (SAM) là một công cụ kế toán theo dõi các tác động lớn bên ngoài (bao gồm cả xã hội). SAM tìm cách theo dõi đáng kể tác động kinh tế, tài nguyên, môi trường và xã hội của một dự án theo vòng đời của nó và sau đó chuyển đổi các tác động vào một cơ sở đo lường thông thường - đó là tiền tệ. Phương pháp được áp dụng cho một dự án của BP trong lĩnh vực dầu khí. SAM đã kiểm tra tác động xã hội của lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt qua ba thành phần của tác động xã hội: - Chi phí xã hội và lợi ích liên quan đến việc làm Giá trị trực tiếp được tạo ra và định lượng của tác động sức khỏe và sự an toàn của các công việc có liên quan đến lĩnh vực này. Điều này được thể hiện qua ước tính cấp số nhân của tiền lương đối với các hoạt động kinh tế trong xã hôi - Lợi ích xã hội của thuế doanh nghiệp Điều này đã được dựa trên lợi ích xã hội bên ngoài phát sinh từ số thuế đã nộp trong suốt thời gian dự án. Việc nộp thuế được phân chia trên cơ sở tỷ lệ phản ánh các mô hình chi tiêu của Chính phủ Vương quốc Anh (ví dụ tế, giáo dục). - Lợi ích xã hội của sản phẩm 15 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Ba hoạt động chính từ dầu khí điển hình là: vận tải, sưởi ấm và các sản phẩm nguồn gốc dầu mỏ (bao gồm dược phẩm, chất dẻo và hóa chất khác). Lấy ví dụ về phục vụ vận tải, tác động tích cực và tiêu cực đều có. Tác động tích cực được đo bằng chênh lệch giữa đầu vào cho vận tải của người cần di chuyển (giá dầu) và giá trị người tiêu dùng có được do vận tải. Các yếu tố tiêu cực là các chi phí xã hội liên quan đến việc ùn tắc hay tai nạn giao thông. Một ví dụ rõ ràng hơn từ việc ước tính chi phí xã hội của sản phẩm có cồn được minh họa như sau: Mặt tiêu cực của sản phẩm có cồn là không thể bàn cãi. Trong một nghiên cứu cho thấy, chi phí của việc lạm dụng sản phẩm có cồn chiếm 2-5% GNP. Giả sử GNP của nước Anh là 542.700 triệu bảng, và chi phí làm dụng cồn theo mức tối thiểu mà nước Anh phải chịu là khoảng 10,8 tỷ bảng. Vậy nếu một công ty góp 1% vào tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm có cồn trên thị trường thì chi phí xã hội công ty ước phải là: 1% x 10,8 tỷ bảng = 108 triệu bảng c. Tác động kinh tế bên ngoài Báo cáo tài chính không chi tiết các tác động kinh tế rộng lớn hơn của các hoạt động của tổ chức. Những tác động kinh tế bên ngoài có thể ảnh hưởng đến một loạt các bên liên quan trong cả hai cách có lợi và bất lợi. nghiên cứu về cách đo lường, xác định kinh tế bên ngoài, là khía cạnh ít phát triển nhất của kế toán tính bền vững. Ví dụ như việc xây dựng một nhà máy tại một địa phương sẽ có tác động lớn đến cộng đồng địa phương, từ việc làm, nguồn cung ứng đầu ra của các công ty địa phương, đóng góp xã hội … Rõ ràng, tác động kinh tế bên ngoài đối với dự án này cho cộng đồng là rõ ràng. Tuy nhiên việc định lượng và báo cáo còn gặp nhiều khó khăn và hiếm có đơn vị nào làm. 1.4.3. Tiếp cận trên bảng cân đối kế toán a. Tài sản vô hình Giá trị hợp lý của tài sản thuần được xác định theo các yếu tố trên thị trường. Còn giá trị ghi sổ là giá trị của tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối. Ngay cả sau những suy thoái gần đây của giá cổ phiếu, vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách. Khoảng cách này là giá trị thị trường của tài sản cố định vô hình không được trình bày trên bảng cân đối những khả năng và năng lực tạo nên lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Sự dịch 16 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh chuyển từ sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ có nghĩa là lợi thế cạnh tranh đến từ tài sản vô hình nhiều hơn là từ nhà xưởng, máy móc, công nghệ. b. Nợ Có thể nói, đối với thực thi phát triển bền vững, nhiều tác động mà trước đó ở bên ngoài vẫn có thể tác động bên trong tổ chức. Điều này đã được thảo luận theo dòng dịch chuyển doanh thu, chi phí bên ngoài tác động vào tổ chức ở phần trên. Tuy nhiên việc định lượng trên bảng cân đối kế toán các tác động này chưa được thể hiện rõ. Nợ tiềm ẩn và Dự phòng tiềm ẩn là hai tài khoản có thể được sử dụng. - Nợ tiềm ẩn: Như phần trên đã đề cập đến chi phí để ngăn ngừa hay phục hồi tác động của môi trường hay tác động xã hội. Khoản phí này sẽ được ghi nhận như một khoản nợ tiểm ẩn. Điều này có nghĩa là, khi chi phí ghi trên BCKQKD thì sẽ được ghi nợ trên tài khoản Nợ tiềm ẩn ở bảng CĐKT. Khoản mục này sẽ là giá trị mà tổ chức sẽ phải bỏ ra để ngăn ngừa tác động tiêu cực từ những hoạt động của tổ chức. Nợ tiềm ẩn là một chỉ tiêu thể hiện việc doanh nghiệp đã thu hút vốn môi trường, xã hội, con người như thế nào để tạo ra giá trị của mình. - Dự phòng tiềm ẩn Nếu có chi phí sẽ phát sinh và được đo lương đáng tin cậy thì sẽ phải lập dự phòng. Tương tự dự phòng tiềm ẩn sẽ đại diện cho các chi phí của các chi phí phục hồi và ngăn ngừa của việc tiếp tục các hoạt động hiện tại. Việc xác định dự phòng tiềm ẩn là thông số chỉ ra công ty sẽ thu hút bao nhiêu vốn con người, xã hội, môi trường từ bên ngoài để tạo ra giá trị hoạt độngtrong tương lai. Một tổ chức ghi nhận một khoản dự phòng tiềm ẩn, tức là họ chấp nhận rằng hoạt động của họ sẽ tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường bên ngoài. Việc nghiên cứu về các cách tiếp cận kế toán bền vững vẫn đang được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm tạo ra được khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp với các tổ chức hoạt đọng trong các lĩnh vực khác nhau. 17 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh PHẦN 2: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN BỀN VỮNG 2.1. Các tổ chức và sáng kiến về kế toán bền vững và báo cáo phát triển bền vững Những tổ chức đã có nổ lực và sáng kiến hỗ trợ các tổ chức trong việc tìm ra phương pháp để thực hành kế toán bền vững. Qua nghiên cứu, các tổ chức sau đã có những đóng góp tích cực cho nghiên cứu về kế toán bền vững và báo cáo phát triển bền vững: Công ty/Tổ chức Mô tả Địa chỉ Website Kế toán bền vững được thiết lập bởi hội kế toán The prince năm 2004 "Để giúp đảm bảo sự phát triển bền Dự án Phát triển vững–không chỉ quan tâm đến http://www.accounti bền vững của hội những gì chúng ta làm cho mình ngforsustainability.org kế toán The prince ngày hôm nay mà sự bền vững cho (A4S) xã hội trong tương lai - không chỉ nói và lo lắng suông, điều này phải được gắn vào hoạt động của các tổ chức Báo cáo Sáng kiến toàn cầu (GRI) Sáng kiến báo cáo cung cấp các hướng dẫn lập báo cáo http://www.globalre toàn cầu và là khuôn khổ phù hợp nhất đối porting.org với báo cáo bền vững. Một hiệp hội toàn cầu với 200 công Hội đồng Kinh tế ty, nó cung cấp một nền tảng cho http://www.wbcsd.o Thế giới về Phát các công ty để tìm hiểu sự phát triển rg triển bền vững bền vững. Là danh mục trực tuyến lớn nhất Tổ chức doanh của các công ty đã ban hành một http://www.corporat nghiệp niêm yết báo cáo trách nhiệm, báo cáo bền eregister.com vững, báo cáo môi trường. Hiệp hội kế toán Hiệp hội là một viện nghiên cứu http://www.accounta Trách nhiệm quốc tế chuyên nghiệp, tập trung bility.org/ vào sự phát triển bền vững, trách 18 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững Công ty/Tổ chức GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Mô tả Địa chỉ Website nhiệm và công bố công khai. Dự ánCông bố khí thải là một sáng Dự án Công bố khí kiến quốc tế nhằm công bố thông tin http://www.cdprojec thải của những công ty liên quan biến t.net đổi khí hậu. ICCSR là một tổ chức Tư vấn và Trung tâm Kế toán Đào tạo phi lợi nhuận toàn cầu tham Trách nhiệm xã gia vào việc việc thúc đẩy kế toán hội Ấn trách nhiệm xã hội của doanh Độ(ICCSR) nghiệp ở Ấn Độ và trên toàn cầu. http://www.iccsr.org Ngoài các tổ chức có đóng góp tích cực cho sự hình thành và phát triển của báo cáo kế toán bền vững, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan điểm và mô hình của riêng mình, những mô hình này đều có giá trị thực tiễn ở khía cạnh nào đó. Theo quan điểm của Geoff Lamberton, ông đã đưa ra một khuôn khổ cho các hoạt động của các doanh nghiệp với hệ thống kế toán khác nhau. Khuôn khổ Mụchủ c têuđề chính được trình bày trong kế toán về vấn đề môi này kéo theo những Đo lườ ng các ạt động dẫn của tổ ức toán bền vững GRI. Ông mô tả trường và xã hội, bao gồm cáchohướng vềchkế hướng đếến phát triển bếồn vững một khuôn khổ toàn diện về kế toán bền vững, các mối liên kết phức tạp giữa Chịu trách nhiệm giải trình cho các bến các thành phần và thông số khác nhau của phát triển bền vững. Nó cân bằng yêu có liến quan cầu giữa việc tích hợp thông tin, đo lương và báo cáo với các hiệu ứng thông tin 2. Nguỹên tắắc đơn lẻ khác biệt trong các yếu tố của phát triển bền vững. Định nghĩa phát triển bếồn vững, các thực thể báo kỳ tố báocủa cáo,khuôn phạm vi,khổ Cáccáo, yếu trọng ỹếếu, bảo toàn vôến, đơn vị đo lường, nguỹến tắếc phòng ngừa toàn diện về kế toán bền vững của Goeff Lambertons 3. Kỹỹ thuật Bộ chỉ sôế hoạt động, sự định giá, kỹỹ thuật phân tch vòng đời, thu thập dữ liệu ban đâồu, các hôồ sơ ban đâồu 4. Báo cáo - Các khuôn mâỹu của báo cáo - Việc lập định kì các báo cáo 5. Thuộc tnh Công khai, minh bạch, đâồỹ đủ, chính xác, kịp thời, có thể kiểm tra, phù hợp, rõ ràng, có thể so sánh được, toàn diện, trung lập, ổn định, phù hợp bôếi cảnh 19 Đềề tài 10: Kềế toán bềền vững GVHD: Đoàn Ngọc Phi Anh Cơ sở cho thành phần của khuôn khổ này là - Những mục tiêu trong khuôn khổ bền vững và mô hình báo cáo - Các nguyên tắc nền tảng của ứng dụng mô hình - Các kỹ thuật thu thập dữ liệu, đo lường, ghi nhận của kế toán - Báo cáo để trình bày thông tin cho các bên liên quan - Các thuộc tính định tính thông tin được báo cáo xử lý Ông cũng cho rằng, sự mong đợi doanh nghiệp tình nguyện cam kết sử dụng những tài nguyên cần thiết cho những phương pháp thực hành kế toán bền vững là một điều không tưởng. Để cung cấp vốn cho việc thực hành kế toán và báo cáo bền vững, một khả năng có thể là sử dụng thuế môi trường để tăng doanh thu và giảm thiểu những tác hại về môi trường. Một khi thực hành kế toán bền vững được ứng dụng, mức thuế có thể được kết nối với kết quả làm việc để xúc tiến sự chuyển đổi sang sự phát triển bền vững ở mức độ cơ quan, tổ chức. Khái niệm kinh tế phúc lợi cộng đồng của Christian Felber cũng được xem xét đến. Giống như một khuôn khổ cho kế toán bền vững, nó được xem là một khuôn khổ hay một phương pháp thay thế cho kinh tế - xã hội nói chung. Trong nền kinh tế phúc lợi công đồng, nền kinh tế được đo lường bằng những thành quả kinh tế đóng góp được dựa trên những lợi ích hoàn trả cho xã hội thông qua các yếu tố sinh thái và xã hội. Các hoạt động kinh doanh được đặc trưng bởi một tài khoản điểm (đại diện cho các khoản đóng góp cho tổng thể của cải xã hội) và do đó công ty nhận được lợi ích hoặc hỗ trợ theo hình thức khác nhau. Mô hình Sustainability Flower, được phát triển bởi những nhóm những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực khoa học hữu cơ cũng được đưa ra xem xét. Các bộ chỉ số trong mô hình được xác định trên cơ sở của hướng dẫn GRI và kết hợp 4 yếu tố của phát triển bền vững (đời sống kinh tế, đời sống xã hội, đời sống văn hóa và sinh thái học với sáu yếu tố phụ khác) trong một mô hình. Một cách tiếp cận lý tưởng hơn là hướng đến đo lường đời sống con người, nguồn vốn trong xã hội và tự nhiên bao gồm chất lượng môi trường, y tế, an ninh, công bằng, giáo dục và thời gian nhàn rỗi được lập bởi tổ chức Phật giáo và Chính phủ Bhutan đối việc vận hành các mục tiêu của chỉ số hạnh phúc quốc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan