Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa...

Tài liệu Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa

.PDF
122
227
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HOÀNG THÁI QUANG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HOÀNG THÁI QUANG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 414/QĐ-ĐHNT, ngày 26/5/2016 Quyết định thành lập HĐ: 1163/QĐ-ĐHNT ngày 29/12/2016 Ngày bảo vệ: 14/01/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT Chủ tịch Hội đồng: TS. PHẠM THÀNH THÁI Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là kết quả học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc nghiêm túc của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nha Trang, tháng 2 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thái Quang iii LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quí thầy cô công tác tại khoa Kinh tế và khoa Sau đại học – Trường Đại học Nha Trang đã hỗ trợ cho tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết đơn đến thầy – TS Trần Đình Chất, thầy đã có những gợi ý, hướng dẫn quí giá để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cám ơn lãnh đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Khánh Hòa, các doanh nghiệp trong hai Cụm công nghiệp Diên Phú và Đắc Lộc đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và làm đề tài này. Nha Trang, tháng 2 năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thái Quang iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................6 1.1. Khái niệm, khái quát chung về phát triển Cụm công nghiệp ...................................6 1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................................6 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp ............................................7 1.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của CCN đối với sự PT kinh tế của địa phương .......11 1.1.4. Những tác động tiêu cực của việc phát triển CCN ..............................................12 1.2. Cơ sở lý thuyết phát triển bền vững các CCN........................................................14 1.2.1. Lý thuyết cơ bản về phát triển và phát triển bền vững ........................................14 1.2.2. Phát triển Cụm công nghiệp theo hướng bền vững .............................................17 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự PTBV các CCN ..............................................18 1.2.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá PTBV các CCN ...................................................22 1.3. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................................31 1.4. Kinh nghiệm phát triển CCN của Trung Quốc và Thái Lan ..................................33 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển CCN của Thái Lan ........................................................33 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển CCN của Trung Quốc....................................................34 v 1.5. Kinh nghiệm phát triển CCN của các tỉnh bạn và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa .....................................................................................................................35 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển KCN và CCN tỉnh Vĩnh Phúc .......................................35 1.5.2. Kinh nghiệm phát triển CCN tỉnh Bình Định......................................................36 1.5.3. Bài học cho phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa............................37 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ....................................................39 2.1. Giới thiệu chung về Khánh Hòa .............................................................................39 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...........................................................................39 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa gia đoạn 2010 – 2015......................40 2.2. Thực trạng hoạt động và đầu tư của khu kinh tế, Khu công nghiệp, CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 ...............................................................................45 2.2.1. Thực trạng hoạt động của các KKT,KCN của tỉnh Khánh Hòa..........................45 2.2.2. Thực trạng đầu tư các CCN:................................................................................46 2.3. Thực trạng phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa..... 51 2.3.1. Thực trạng phát triển bền vững CCN về kinh tế .................................................52 2.3.2. Phát triển bền vững về xã hội của CCN ..............................................................60 2.3.3. Thực trạng PTBV về môi trường của CCN.........................................................65 2.3.4. Vai trò của thể chế trong PTBV các CCN...........................................................68 2.4. Đánh giá mức độ PTBV các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ...........................72 2.4.1. Một số đánh giá và kiến nghị của các doanh nghiệp và các nhà quản lý về mức độ phát triển các CCN trên địa bàn Tỉnh.......................................................................72 2.4.2. Các mặt đạt được .................................................................................................76 2.4.3. Những bất cập và hạn chế cần khắc phục............................................................77 2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại...........................................................................79 2.4.5. Thuận lợi và thách thức để PTBV các CCN của tỉnh Khánh Hòa ......................80 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................82 vi CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA ....................................................83 3.1. Quan điểm, đính hướng và tính cấp thiết phát triển CCN tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 .......................................................................................................................83 3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp Khánh Hòa đến năm 2020..........................83 3.1.2. Quan điểm phát triển CCN ..................................................................................84 3.1.3. Qui hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.............85 3.2. Các giải pháp chủ yếu để PTBV các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. .............87 3.2.1. Các giải pháp PTBV về kinh tế ...........................................................................87 3.2.2. Các giải pháp PTBV về xã hội tại địa phương có CCN ......................................90 3.2.3. Giải pháp quản lý hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.....................................92 3.2.4. Hoàn thiện khung pháp lý và hiệu lực quản lý nhà nước ....................................94 3.3. Một số kiến nghị để PTBV các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.......................96 3.3.1. Đối với Trung ương.............................................................................................96 3.3.2. UBND tỉnh Khánh Hòa .......................................................................................96 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................98 KẾT LUẬN ...................................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CCN : Cụm công nghiệp DN : Doanh nghiệp GPMB : Giải phóng mặt bằng KCX : Khu chế xuất KCN : Khu công nghiệp K-CCN : Khu - cụm công nghiệp KKT : Khu kinh tế PTBV : Phát triển bền vững SX : Sản xuất SXCN : Sản xuất công nghiệp viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: GDP các lĩnh vực SX-KD-DV của tỉnh Khánh Hòa năm 2011 – 2015 .........41 Bảng 2.2: Tỉ trọng các ngành sản xuất trong GDP Khánh Hòa năm 2010 – 2015 .........41 Bảng 2.3: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015.... 43 Bảng 2.4: Qui hoạch các khu chức năng của CCN Diên Phú ................................................47 Bảng 2.5: Qui hoạch các khu chức năng của CCN Chăn nuôi Khatoco.............................51 Bảng 2.6: Đánh gá sự hài lòng về cơ sở hạ tầng trong 02 CCN............................................53 Bảng 2.7: Qui mô và tỉ lệ lấp đầy các CCN..................................................................................54 Bảng 2.8: Đánh giá trình độ công nghệ của bảy ngành của tỉnh Khánh Hòa ...................55 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ của một số tỉnh/thành phố......................56 Bảng 2.10: Một số DN trong các CCN của tỉnh Khánh Hòa đầu tư công nghệ mới (gia đoạn từ năm 2015 – 10/2016)............................................................................................................57 Bảng 2.11: Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị, nông thôn và trong các CCN của tỉnh.........................................................................61 Bảng 2.12: Những khó khăn gặp phải trong tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ...........................................................................................................................62 Bảng 2.13: Tổng hợp Chỉ số PCI tỉnh Khánh Hòa từ năm 2010 - 2015.............................69 Bảng 2.14: Ý định mở rộng sản xuất của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ..............72 Bảng 2.15: Đánh giá mức độ hài lòng với chính sách thuế cho thuê đất của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ............................................................................................................73 Bảng 2.16: Hoạt động mua nguyên liệu đầu vào của các DN trong CCN ....................73 Bảng 2.17: Đề xuất cung cấp thêm các dịch vụ trong CCN..........................................74 Bảng 2.18: Những đề xuất về cơ sở hạ tầng trong các CCN.........................................75 Bảng 2.19: Ma trận SWOT về PTBV các CCN tỉnh Khánh Hòa .................................81 Bảng 3.1: Danh sách các CCN đã được qui hạch của tỉnh Khánh Hòa ........................86 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tam giác phát triển bền vững........................................................................16 Hình 1.2: Tổng hợp các trường phái cho phát triển bền vững ......................................17 Hình 2.1: Bản đồ KCN và CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa......................................50 Hình 2.2: Mức độ hài lòng với cơ sở hạ tầng của 02 CCN ...........................................53 Hình 2.3: Dây chuyền công nghệ đùn thổi tiên tiến của công ty TNHH Hải Nam CCN Diên Phú ...............................................................................................................58 Hình 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Diên Khánh, năm 2015 ..............................................59 Hình 2.5: Sơ đồ vị trí CCN Diên Phú............................................................................65 Hình 2.6: Sơ đồ vị trí CCN Đắc Lộc .............................................................................66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng GDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2015..............................42 Biểu đồ 2.2: Chỉ số PCI của Khánh Hòa từ năm 2007 - 2015 ......................................70 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Trong những năm gần đây, hệ thống các KCN, CCN ngày càng phát huy được vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế, là động lực quan trọng đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phát triển thiếu bền vững, số lượng lao động có việc làm mới còn ít; vấn đề phát sinh ô nhiễm môi trường bên trong CCN; hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp đầu tư trong CCN chưa cao; việc huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng CCN gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách địa phương với mức đầu tư nhỏ giọt; CCN khó thu hút các doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng… Do đó, đóng góp về giá trị SXCN trong GDP và nộp ngân sách nhà nước của CCN còn thấp. Luận văn "Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển các CCN trên quan điểm PTBV; Luận văn đã phân tích và làm rõ một số nội dung chủ yếu sau: Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiển về CCN, phiên biệt CCN với KCN, những nhân tố tác động tới tính bền vững của các CCN. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển các CCN theo hướng bền vững. Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng PTBV các CCN trên cơ sở xem xét những tiêu chí đánh giá tính bền vững của các CCN và dựa trên cơ sở kết hợp giữa kinh tế - xã hội và môi trường và vai trò của thể chế. Tác giả đã tổng hợp đánh giá báo cáo qua các năm của Sở Công Thương Khánh Hòa, khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp và một số cán bộ quản lý 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc; ngoài ra tác giả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 tính tần số để phân tích số liệu của mẫu nghiên cứu. phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các CCN ở Khánh Hòa trong quá trình phát triển; đưa ra quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển các CCN theo hướng bền vững, đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính thực tiển nhằm phát triển các CCN theo hướng bền vững như sau: xi a. Đối với Trung ương Hiện nay, Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐTTg là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong quá trình thực hiện thời gian qua đã bộc lộ những bất cập. Đề khăc phục những bất cập của Quy chế quản lý CCN thì cần thiết phải xây dựng, ban hành Nghị Định của Chính Phủ về quản lý CCN nhằm hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh chỉ đạo, điều hành hoạt động phát triển CCN trong thời gian tới. Về cơ chế ưu đãi đầu tư, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung CCN thuộc địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn như KCN. b. UBND tỉnh Khánh Hòa UBND Tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành tổ chức thực hiện tốt, nghiêm túc, đúng các quy định của Quy chế quản lý CCN và quy định của pháp luật liên quan; tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà nước liên quan đến quy hoạch đầu tư xây dựng và hoạt động của các CCN trên địa bàn. Đẩy mạnh cơ chế phân cấp và ủy quyền trong quản lý theo hướng giao cho các cơ quan quản lý hạ tầng các chức năng và nhiệm vụ giống như BQL các KCN hiện đã và đang thực hiện trên tất cả các lĩnh vực trong mối quan hệ với DN đầu tư sản xuất kinh doanh vào CCN. Xây dựng, ban hành các chính sách hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN trên địa bàn và tích cực thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư; chỉ đạo sắp xếp, bố trí các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào CCN; không khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy bên ngoài CCN; đồng thời kiên quyết không thu hồi thêm diện tích đất cho các dự án đầu tư ngoài KCN, CCN. Để thu hút được các nhà đầu tư, trong ngắn hạn, Tỉnh có kế hoạch bố trí nguồn ngân sách trung và dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào CCN. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch các thông tin liên quan đến đầu tư và hướng dẫn trình tự thủ tục lập dự án. Nghiên cứu chính sách dãn dài thời gian thu hồi chi phí cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp. Xây dựng mối liên hệ giữa các CCN với KCN và KKT trên địa bàn tỉnh; với các CCN, KCN và KKT tạo thành “chuỗi giá trị” theo hình thức các CCN là vệ tinh xii cung cấp nguyên liệu đầu vào đã qua sơ chế biến, thực hiện gia công phục vụ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm chính tại các KCN và KKT trong tỉnh và trong Vùng. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng và các doanh nghiệp xin thuê đất trong CCN. Thẩm định năng lực các nhà đầu tư sẽ giúp cho các dự án triển khai đồng bộ và đúng kế hoạch và không tác động tiêu cực đến an ninh xã hội của địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến công nghệ trong CCN: Các cơ sở sản xuất trong các khu, CCN có nhu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, du nhập ngành nghề mới từ các địa phương khác, đề nghị UBND tỉnh xem xét từng DA cụ thể để hỗ trợ một phần kinh phí và hình thức hỗ trợ (có hoặc không có thu hồi). Nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn quỹ khuyến công, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, phát triển làng nghề… Hỗ trợ đào tạo nghề: UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ngành xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh; Thông qua các Trung tâm đào tạo nghề, bố trí kinh phí thích hợp hỗ trợ đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân có tay nghề cao theo đúng ngành nghề có nhu cầu, bổ sung cho các CCN. Qui hoạch và xây dựng các CCN cần phải dành qũi đất hợp lý để trồng cây xanh và các công trình dịch vụ của CCN: nhà ở cho công nhân, căng tin, nhà trẻ,…. Các hạng mục công trình phải xây dựng chất lượng và đồng bộ trước khi khi kết nối với hạ tầng chung của địa phương để không ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài CCN khi đi vào hoạt động. Hy vọng rằng với các giải pháp và kiến nghị đã trình bày trong nội dung chương 3, phần nào giúp cho các CCN trên địa bàn tỉnh phát huy được lợi thế để phát triển bền vững và đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ khóa: phát triển cụm công nghiệp tỉnh Khánh Hòa xiii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc phát triển các Cụm công nghiệp (CCN) trên cả nước thời gian qua đã khẳng định vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT-XH ở khu vực nông thôn tại các địa phương trong cả nước. Cụm công nghiệp là mô hình tổ chức sản xuất năng động, có khả năng đổi mới, hiện đại hóa sản xuất và tham gia tích cực vào quá trình CNH và HĐH nông nghiệp nông thôn. Sự hình thành và phát triển của các CCN này đã và đang tạo ra động lực thúc đẩy việc mở rộng qui mô sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm nhiều việc làm ổn định cho người lao động tại địa phương, giảm áp lực của việc di cư lao động từ nông thôn về thành phố tìm việc làm. Chính vì vậy, mô hình CCN cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và cần có các chính sách hỗ trợ việc quy hoạch và phát triển những CCN này thành các hệ thống sáng tạo ở các vùng nông thôn, thành nơi nuôi dưỡng và phát triển sự chuyển đổi từ các hộ sản xuất phi hinh thức thành các doanh nghiệp hình thức, góp phần đẩy nhanh sự CNH và HĐH trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phát triển thiếu bền vững, số lượng lao động có việc làm mới còn ít; vấn đề phát sinh ô nhiễm môi trường bên trong CCN; hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp đầu tư trong CCN chưa cao; việc huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng CCN gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách địa phương với mức đầu tư nhỏ giọt; CCN khó thu hút các doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng… Do đó, đóng góp về giá trị SXCN trong GDP và nộp ngân sách nhà nước của CCN còn thấp. Nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa trong phát triển các cụm công nghiệp, đảm bảo sự phát triển cân đối theo không gian lãnh thổ, giữa nông thôn và thành thị, góp phần thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, tôi chọn đề tài: “Phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” để thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế xã hội đang đặt ra ở các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình, căn cứ vào thực trạng CCN tại Khánh Hòa đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần giúp địa phương phát triển CCN trên địa bàn tỉnh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận để phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Đánh giá được thực trạng phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Đánh giá được những thuận lợi, trở ngại và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển CCN ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay. - Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa gia đoạn 2016 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các CCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. - Nghiên cứu sự phát triển cụm công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn 2010 – 2016) trên cơ sở số liệu của một số dự án, vốn đầu tư, tỷ lệ lấp đầy và tác động của chúng đến việc làm, đời sống, môi trường của địa phương có cụm công nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh hòa có 03 CCN đã đi vào hoạt động nhưng CCN chăn nuôi Khatoco mới có 03 doanh nghiệp và hoạt động từ quí II/2015 nên rất hạn chế về số liệu; Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn tác giả chỉ tập trung phân tích 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc. Về mặt thời gian: Phần thực trạng, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu trong gia đoạn 2010 đến 2016. Phần đề xuất phương hướng và giải pháp lấy mốc thời gian đến năm 2020. 2 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu sơ cấp: Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay có 03 CCN đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong luận văn này Tác giả chỉ thu thập dữ liệu thông qua việc điều tra khảo sát 48 doanh nghiệp trong 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc (do CCN Chăn nuôi Khatoco thuộc tập đoàn Khánh Việt làm chủ đầu tư và CCN bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2015 với 02 công ty con thuộc tập đoàn Khánh Việt). Tác giả cũng thu thập dữ liệu bằng phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi trực tiếp với các vị lãnh đạo thuộc Ban quản lý 02 CCN; các vị lãnh đạo các Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Công Thương, UBND Tp Nha Trang; UBND huyện Diên Khánh; UBND xã Vĩnh Phương và UBND xã Diên Phú nơi có 02 CCN đóng tại địa bàn. - Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu từ các phòng ban chức năng tại BQL 02 CCN Diên Phú và Đắc Lộc, báo cáo của Sở Công Thương từ năm 2011 - 2015, từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, từ nguồn tài liệu phong phú từ sách báo internet… 5.2. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra Mục đích cuộc điều tra Cuộc điều tra được tiến hành với mục đích khảo sát ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp đang sản xuất trong các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà; bên cạnh đó còn thu thập các ý kiến đề xuất của doanh nghiệp để các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà phát triển bền vững. Đối tượng và thời gian điều tra Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp đang sản xuất trong các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Thời gian điều tra được tiến hành từ tháng 08/2016 đến 10/2016 Phương pháp điều tra a. Thiết kế bản câu hỏi Nội dung điều tra được thể hiện qua bản câu hỏi bao gồm 2 phần: Phần 1: Một số thông tin về doanh nghiệp Phần 2: Một số tiêu chí đánh giá Cụm công nghiệp 3 b. Cách dựng bản câu hỏi Bản này được xây dựng thông qua tham vấn, bàn bạc với các chuyên gia là những người am hiểu hàng đầu trong tỉnh về lĩnh vực này; bao gồm các lãnh đạo trực tiếp về lĩnh vực này, các chuyên viên có trình độ cao và sau đó là lấy ý kiến của giáo viên hướng dẫn. c. Về thang đo nghiên cứu Thang đo nhiều chỉ báo, hay thang đo Likert là hình thức đo lường được sử dụng phổ biến hiện nay cho những bản câu hỏi như trên. Trong quá trình thiết kế bản câu hỏi, tác giả sử dụng thang đo 5 mức độ của Likert, bao gồm: (1). “Hoàn toàn Không hài lòng”, (2). “Không hài lòng”, (3). “Không có ý kiến”, (4). “Hài lòng”, (5). “Hoàn toàn hài lòng” hoặc đánh giá theo 5 mức độ (1). “Hoàn toàn Không đồng ý”, (2). “Không đồng ý”, (3). “Không có ý kiến”, (4). “Đồng ý”, (5). “Hoàn toàn đồng ý” để người trả lời lựa chọn và đánh dấu. (Chi tiết tại phụ lục số 1). Sau khi thiết kế bản câu hỏi, tác giả tiến hành khảo sát và phỏng vấn lãnh đạo các doanh nghiệp đang sản xuất trong các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 08/2016 đến tháng 10/2016. 5.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu khảo sát tác giả tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Với nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả và tính tần số để phân tích số liệu của mẫu nghiên cứu. Để làm rõ thực trạng phát triển các CCN, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp. Để đưa ra các giải pháp và kiến nghị, tác giả không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn thông qua khảo sát, mà còn dựa vào ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm trong quá trình công tác của chính tác giả. 6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của các Cụm công nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Đánh giá được thực trạng của CCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4 - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển bền vững các cụm công nghiệp trên đại bàn tỉnh Khánh Hòa. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cụm công nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Chương 3: Các giải pháp phát triển cụm công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, khái quát chung về phát triển Cụm công nghiệp 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp Theo từ điển bách khoa toàn thư, Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Theo từ điển tiếng việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những họat động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển biến các vật liệu – gốc động vật, thực vật khoáng vật thành sản phẩm. Xét về mặt kinh tế- xã hội thì công nghiệp là ngành có điều kiện phát triển về tổ chức, lực lượng sản xuất trong công nghiệp có thể phát triển nhanh ở trình độ cao, nhờ đó quan hệ sản xuất có tính tiên tiến hơn. Trong qua trình sản xuất công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật cao. Đặc trưng này có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức sản xuất, trong việc phát huy vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với ngành kinh tế quốc dân. 1.1.1.2. Khái niệm về khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp Có nhiều khái niệm về Khu Công nghiệp (KCN) trên thế giới, tuy nhiên theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 thì khái niệm về khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) được hiểu như sau: - Khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. 6 - Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ. - Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. 1.1.1.3. Khái niệm về cụm công nghiệp (CCN) Cụm công nghiệp theo G. Becattini là một thực thể xã hội – lãnh thổ đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể doanh nghiệp trong một không gian địa lý và lịch sử nhất định. Cụm công nghiệp theo M. Porter là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp, của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hóa, của những người được hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan (Võ Mai Hưng, 2011) Thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm công nghiệp. Nhưng trong các định nghĩa đều đề cập đến sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp gắn kết với sự đổi mới và có sự phát triển năng động do tính hiệp đồng thừa hưởng từ “Tính hiệu quả tập thể’’ thông qua các tác động kinh tế từ bên ngoài, từ mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và các lợi ích của các hoạt động tập thể. Trong cụm công nghiệp, vấn đề mấu chốt là có sự hiệp đồng, sản xuất với qui mô lớn, có sự tác động qua lại, có sự tương trợ, có sự ganh đua và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường để mang lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Ở Việt Nam CCN là khu vực tập trung các DN, cơ sở sản xuất CN-TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các DN vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cụm công nghiệp 1.1.2.1. Quá trình hình thành Cụm công nghiệp tại Việt Nam Đầu những năm 2000, với chủ trương của chính phủ về việc xây dựng các cụm công nghiệp ở địa phương nhằm từng bước quy hoạch các cơ sở, doanh nghiệp sản 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất