Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8a4 trong dạy học chạy ngắn trường thcs ...

Tài liệu Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8a4 trong dạy học chạy ngắn trường thcs bàu năng.

.DOC
28
351
133

Mô tả:

I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài : Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi tập thể dục. Bác viết : “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần phải có sức khoẻ thì mới thành công”. Ngày 31/03/1960 Bác viết : “ Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt, thì cần phải có sức khoẻ. Muốn có sức khoẻ thì nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao”. Bác Hồ rất tin yêu tuổi trẻ Việt Nam. Bác thường nhắc nhở thanh thiếu nhi rèn luyện tốt về mọi mặt trong đó Bác rất mong muốn các em tập luyện thể dục thể thao. Tuổi trẻ mà không rèn luyện thể chất là thiếu bản lĩnh sống, hoạt động trong đời sống cộng đồng và toàn xã hội. Hiện nay giáo dục thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục nhà trường, đồng thời là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp các ngành, đoàn thể. Công tác chủ yếu của giáo dục thể chất là nhằm phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức khoẻ cho học sinh trong nhà trường. Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội về thể dục thể thao đồi hỏi nhà trường phải nâng cao chất lượng đào tạo. Nhằm đáp ứng được nhu cầu đó người học phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tố chất thể lực cần thiết. Vì đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của các quá trình giảng dạy, 1 nên việc phát triển các tố chất thể lực cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết. Rèn luyện phát triển thể lực cho học sinh, trong tiết dạy giáo viên cần phải chú ý lựa chọn phương pháp thích hợp và rèn luyện đúng nội dung kỹ thuật động tác trong bài học. Để đạt được kết quả như thế thì người giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện có và phù hợp nội dung từng bài dạy. Từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp, tạo không khí sinh động gây hứng thú học tập của học sinh. Tuy nhiên, khi lên lớp giáo viên có sự chuẩn bị nhưng chưa nghiên cứu sâu sắc về nội dung, sân bãi chưa phù hợp với nội dung bài học, không lựa chọn đúng phương pháp dạy thì hiệu quả của giờ học đó không cao. Vấn đề trên nhiều học sinh bậc THCS đã gặp phải ảnh hưởng không ít đến các môn học khác. Vì thế bản thân tôi cố gắng tìm ra và thực hiện một số biện pháp rèn luyện cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn ở bộ môn thể dục. Sau đây tôi xin nêu ra một số vấn đề nhỏ trong khi giảng dạy môn thể dục ở lớp 8 để cùng các anh chị đồng nghiệp bàn bạc và rút kinh nghiệm với đề tài giải pháp khoa học : “ Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8A 4 trong dạy học chạy ngắn Trường THCS Bàu Năng” 2.Mục Đích Nghiên Cứu: Giúp “Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8A 4 trong dạy học chạy ngắn Trường THCS Bàu Năng” 2 3. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu đề tài là phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8A4 trong dạy học chạy ngắn tức là giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung, yêu cầu bài dạy để chuẩn bị dụng cụ dạy học và lựa chọn phương pháp dạy thích hợp nhất để giảng dạy. Nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho học sinh và phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chạy ngắn. 4.Phương pháp nghiên cứu : a. Đọc tài liệu : - Tài liệu tham khảo bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III . - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở môn thể dục. - Tài liệu điền kinh và thể dục. - Tài liệu chạy cự ly ngắn. - Sách giáo viên thể dục 8. b. Điều tra : - Dự giờ đồng nghiệp - Đàm thoại + Trò chuyện với học sinh + Trò chuyện với giáo viên - Kiểm tra : + Cho 40 học sinh tiến hành thực nghiệm + Sử dụng các Test sau : Chạy 60m xuất phát thấp; Tại chổ nâng cao đùi nhanh 15’’ (tính số lần). + Kiểm tra so sánh kết quả. 3 - Quan sát : + Cách tiến hành tập luyện của học sinh. + Quan sát khả năng vận dung kiến thức đã học vào trong tập luyện . 5. Giả thuyết khoa học: Nếu giáo viên thực hiện tốt các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động. Từ đó tạo điều kiện cho các em phát huy được tích cực chủ động vào trong quá trình học môn chạy ngắn Trường THCS Bàu Năng”. . II.NỘI DUNG 4 1. Cơ sở lý luận : 1.1 Các văn bản chỉ đạo: Thực hiện Nghị quyết số 40/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Quyết định số 14/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/5/2004 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở chu kì III (2004-2007), Vụ Giáo dục Trung học tổ chức biên sọan và xuất bản Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở chu kì III. 1.2 Các quan niệm khác: Ở Trường THCS, nội dung chạy ngắn được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9 với kĩ thuật chạy 60m. Để đảm bảo chất lượng môn học, chúng ta thường hướng dẫn các em luyện tập kĩ thuật, rèn luyện kỹ năng và phát triển các tố chất chuyên môn thông qua các biện pháp tập luyện cụ thể như : bổ trợ kỹ thuật, kỹ thuật từng giai đoạn, các động tác phát triển thể lực, trò chơi vận động …Có thể nói các bài tập chạy ngắn đã có tác động rất tốt đến sự phát triển thể chất của học sinh. Tinh thần chung của mục tiêu chương trình Thể dục mới so với chương trình cũ thì điểm khác biệc nhất là nếu chương trình cũ lấy việc trang bị kiến thức chuyên môn cho học sinh là quan 5 trọng nhất thì chương trình mới giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kiến thức với kỹ năng, sức khoẻ và thể lực theo hướng góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh. Trong phần này, tôi sẽ nghiên cứu những nội dung cơ bản về chuyên môn, phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8A4 trong dạy học chạy ngắn nhằm đi đúng mục tiêu của chương trình môn học. 2. Cơ sở thực tiễn : Thực trạng: a. Tình hình học sinh : * Thuận lợi : - Trong giờ học các em được chia thành tổ, tập luyện, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Từ đó giúp cho giờ học luôn sinh động bởi mọi học sinh đều có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động mà giáo viên giao. * Khó khăn : - Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh có tính rụt rè, nhút nhát không tham gia tập luyện mà chỉ quan sát nên khi giáo viên gọi lên thực hiện kĩ thuật động tác thì các em thực hiện lúng túng, động tác không rõ ràng.Ngoài ra tâm lý các em thường xem nhẹ bộ môn thể dục. b. Tình hình giáo viên : * Thuận lợi : Nắm vững phương pháp giảng dạy luôn biết dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, biết khơi dậy lòng ham mê tập 6 luyện, tạo cơ hội cho học sinh nhận xét, đánh giá và đề xuất yêu cầu.Tạo không khí thi đua giữa các cá nhân tổ nhóm. * Khó khăn : Sử dụng chưa có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực cho học sinh. Về điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nhiều chưa kích thích tính tự giác, tích cực của học sinh.Có nhiều tiết học chưa tạo được không khí vui tươi thoải mái. c. Trường lớp, đồ dùng dạy học : * Thuận lợi : Ban giám hiệu phân công đúng chuyên môn, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Khó khăn : Đồ dùng dạy học ở môn thể dục còn rất ít chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của giáo viên, cây xanh không che nắng được nhiều nên ảnh hưởng đến các giờ thực hành của các em. Vì vậy việc học của các em cũng bị ảnh hưởng nhiều. Nhìn chung cơ sở vật chất của trường chưa đầy đủ để các em yên tâm, thoải mái học tập. Cạnh đó thư viện chưa có sách tham khảo, tài liệu chuyên môn chưa đầy đủ để cho giáo viên trao dòi thêm kiến thức. d. Sự quan tâm của phụ huynh học sinh và xã hội : * Thuận lợi : Xã hội hiện nay ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển các mặt văn hoá thể dục thể thao thì các ban ngành đoàn thể các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thao nhằm khuyến 7 khích tất cả mọi người trong đó có các em học sinh để phát triển một cách toàn diện cả thể chất lẫn thể lực. Từ xu hướng đó gia đình cũng nhận thức được phong trào này và hướng con em mình tích cực tham gia các hoạt động chung của xã hội và nhà trường. Các bậc phụ huynh tạo điều kiện tốt cho các em được học tập rèn luyện theo khả năng mà các em có. * Khó khăn : Còn một số gia đình chưa quan tâm đến việc học môn thể dục của học sinh. Có nhiều gia đình mãi lo việc đồng áng nên ít hoặc không quan tâm đến việc học của các em để cho các em tự mình học tập làm cho việc học và thể lực các em ngày càng suy yếu. 3. Nội dung vấn đề cần giải quyết : Để đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế và đạt hiệu quả cao trong tiết học, giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác hứng thú trong học tập. Tôi đề ra giải pháp khoa học :“ Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 8A4 trong dạy học chạy ngắn Trường THCS Bàu Năng” với các nội dung cần xây dựng như sau : chạy cự ly ngắn và kĩ thuật chạy 60m. *. Dạy thực nghiệm : Đặc trưng của dạy học TDTT nói chung, dạy học chạy ngắn nói riêng là dạy học kỹ thuật động tác. Do vậy dạy học phát huy tích cực của học sinh không thể tách rời những nguyên tắc và phương pháp dạy học chung. Tuy nhiên, để phát huy vai trò tích cực của người học trong dạy học chạy ngắn cũng cần phải nghiên cứu một số vấn đề thuộc công tác chuẩn bị nội dung, biện pháp 8 dạy học, phương pháp tổ chức và phương pháp dạy học. Sau đây tôi phân ra làm 2 bài dạy: Bài 1 : + Môn : Chạy cự ly ngắn + Nhiệm vụ : - Ôn một số động tác bổ trợ kĩ thuật và trò chơi (do GV chọn) - Học xuất phát thấp - chạy lao +Yêu cầu: - Ổn định tổ chức tốt có ý thức kỹ luật cao - Nghiêm túc trong tập luyện thực hiện đúng nhiệm vụ - Nắm vững nội dung kiến thức biết áp dụng vào thực tế. + Thời gian : 45 phút + Địa điểm : sân Trường . + Dụng cụ : Tranh ảnh, còi, bàn đạp. Phần và nội dung Cán sự cho lớp tập trung 4 hàng ngang,chỉnh đốn hàng xxxxxxxx xx xxxxxxxx xx xxxxxx xxxx xxxxxxxx xx LVĐ Yêu cầu cơ bản về kĩ thuật 9 Biện pháp tổ chức  x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x  - Lớp tập trung điểm số báo cáo. - GV triển khai ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu. - HS tích cực thực hiện các động tác khởi động. -Học sinh trả lời được nhiều bài tập. B. Phần cơ bản 33’ :7’ 1-3L - Học sinh tích cực - Ôn một số tập luyện tốt các động tác bổ trợ động tác bổ trợ và kĩ thuật và trò kĩ thuật. Chơi tích chơi (do GV cực chọn). GV làm mẫu động tác, phân 2 nhóm tập luyện 1 nhóm tập các động tác bổ trợ kĩ thuật và trò chơi và một nhóm tập xuất phát chạy lao, sau một thời gian hợp lý thì đổi nội dung tập luyện 1-3l - Học xuất phát thấp- chạy lao. - Tập trung chú ý thực hiện được kĩ thuật xuất phát 10 x x x x x x x x x thấp – chạy lao x x x x x x x x x ’ 1 1’  0 xxxxxxxx 3’ 2 x8nh 2’ A. Phần mở đầu : - Nhận lớp - Phổ biến nội dung l xxxxxxxx     - Khởi động -Kiểm tra bài cũ: lý thuyết một số bài tập bổ trợ chạy nhanh. C. Phần kết thúc : - Hồi tĩnh : thả lỏng các khớp. - Cũng cố - Nhận xét đánh giá - Dặn dò về nhà tập luyện lại các nội dung đã học 5’ 2lx8nh HS tích cực thực Lớp tập trung 1 vòng các động tác thả tròn thả lỏng lõng. xxxxxxxxxx Gọi 1-2 học sinh xxxxxxxxxx lên mô phỏng đúng xxxxxxxxxx sai nhận xét sữa xxxxxxxxxx  chửa cho hoàn thiện * Nhận xét qua tiết dạy : 11 Qua tiết dạy sử dụng nhiều phương pháp đúng mục đích gây sự tập trung chú ý tích cực tập luyện. Không thực hiện đúng tuần tự các thao tác khi vào vị trí xuất phát, phản xạ xuất phát quá chậm so với lệnh xuất phát. Nâng thân người lên quá cao ở bước chạy đầu tiên… Những chú ý sau đó học sinh ít tập trung, chán nãn, chỉ tập đúng động tác nhưng chưa phát huy kết quả khả năng của học sinh. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả kiểm tra, đánh giá nhận thức cảm tính của bản thân. Để nắm rõ mức độ thực hiện động tác của học sinh sau thời gian giảng dạy, tôi tiến hành kiểm tra và so sánh kết quả giữa học kỳ I của dạy thực nghiệm và kết quả dự giờ của lớp 8A 4 . Lớp 8A4 Lớp 8A5 Tổng số học sinh : Tổng số học sinh 32 33 Xếp loại giỏi: 02 Xếp loại khá: 17 Xếp loại Tb : 13 Xếp loại yếu: 0 Bài 2 : 12 : Xếp loại giỏi: 02 Xếp loại khá: 18 Xếp loại Tb: 13 Xếp loại yếu: 0 + Môn : Chạy cự ly ngắn + Nhiệm vụ : - Một số động tác bổ trợ chạy và trò chơi (do GV chọn). - Bước đầu hoàn chỉnh kĩ thuật ba giai đoạn : xuất phát chạy lao - chạy giữa quãng +Yêu cầu: - Ổn định tổ chức tốt có ý thức kỹ luật cao - Nghiêm túc trong tập luyện thực hiện đúng nhiệm vụ - Nắm vững nội dung kiến thức biết áp dụng vào thực tế. + Thời gian : 45 phút + Địa điểm : sân Trường + Dụng cụ : Tranh ảnh, còi. Phần và nội dung LVĐ Yêu cầu cơ bản về kĩ thuật 13 Biện pháp tổ chức A. Phần mở đầu : - Nhận lớp 7’ 1’ 1’ - Phổ biến nội dung 3’ 2 x8nh 2’ l - Khởi động -Kiểm tra bài cũ: kĩ thuật xuất phát thấp. B. Phần cơ bản : - Một số động tác bổ trợ chạy và trò chơi (do GV chọn). -Trò chơi: chạy đuổi - Bước đầu hoàn chỉnh kĩ thuật ba giai đoạn : xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng - Lớp tập trung điểm số báo cáo. - GV triển khai ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu. Cán sự cho lớp tập trung 4 hàng ngang,chỉnh đốn hàng xxxxxxxxxx xxxxxxxxxx xxxxxxxxx x - HS tích cực thực xxxxxxxxxx  hiện các động tác khởi động. Từ đội hình trên giãn cách 1 dang tay (so -HS thực hiện đúng le) kĩ thuật. 33’ 1-3L - Học sinh tích cực tập luyện tốt các động tác bổ trợ và kĩ thuật. GV làm mẫu động tác, phân 2 nhóm tập luyện x x x x x x 3L x x x x x x  0 oooooooo - Chơi tích cực. xxxxxxxx xo x o  xo x o 1-3L  xo x o - Tập trung chú ý  thực hiện và hoàn xo x o thiện được kĩ thuật  xuất phát thấp CB XP1 XP2 chạy lao - chạy Đích giữa quãng   60m  14 xxxxxxxx     xxxxxxxx          đi bộ về cuối hàng C. Phần kết thúc : - Hồi tĩnh : thả lỏng các khớp. - Cũng cố - Nhận xét đánh giá - Dặn dò về nhà tập luyện lại các nội dung đã học 5’ 2lx8nh - HS tích cực thực Lớp tập trung thành các động tác thả một vòng tròn thả lõng. lỏng - Gọi 1-2 học sinh lên mô phỏng đúng xxxxxxxxxx sai nhận xét sữa xxxxxxxxxx chửa cho hoàn xxxxxxxxxx thiện xxxxxxxxxx  - Học sinh chú ý nghe GV nhận xét dặn dò * Nhận xét qua tiết dạy : GV làm mẫu động tác, phân nhóm tập luyện các động tác bổ trợ kĩ thuật và trò chơi thời gian hợp lý thì tiết dạy đạt hiệu quả cao trong tập luyện chạy 60m. GV truyền thụ kiến thức mới áp dụng nhiều phương pháp, tạo không khí vui tươi thoải mái và áp dụng trò chơi vận động vào trong nội dung tập luyện từ đó tạo không khí phấn khởi trong học tập nhưng phải nghiêm túc. Đến cuối học kỳ I thì kết quả thống kê cho thấy số học sinh lớp 8A4 tăng dần rõ rệt loại khá - giỏi, giảm đi đáng kể loại trung bình. Lớp 8A4 Lớp 8A5 15 Tổng số học sinh : 32 Tổng số học sinh : 33 Xếp loại giỏi: Xếp loại 4 Xếp loại giỏi: 3 khá: Xếp loại khá: 20 Xếp loại Tb: 10 Xếp loại yếu: 0 26 Xếp loại Tb: 2 Xếp loại yếu: 0 * Tự đánh giá kết quả đề tài : - Tổ chức cho học sinh tập luyện kĩ thuật động tác theo từng tổ, nhóm, giáo viên quan sát hướng dẫn các em thực hiện. - Bồi dưỡng cán sự - Dùng băng hình để có thể thay thế động tác làm mẫu, dùng tranh ảnh cho học sinh quan sát, giáo viên phải phân tích kỹ thuật động tác theo nội dung bài học, giáo viên làm mẫu động tác. * Áp dụng phương pháp này : + Học sinh : - Có nhu cầu hứng thú chủ động trong tập luyện - Phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh. - Thấy được năng lực thực hiện động tác của từng học sinh. Thể hiện học sinh có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động, thi đua hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao. - Nhiều học sinh thích và biết thể hiện kết quả học tập trước thầy và bạn. 16 - Các em gắng sức để hoàn thành tốt bài tập, không thoả mãn kết quả hiện tại - Tạo niềm tin ở các em. + Giáo viên : - Luôn biết dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, biết khơi dậy lòng ham mê tập luyện tạo cơ hội cho học sinh nhận xét, đánh giá và đề xuất yêu cầu. - Nắm được sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Tạo không khí thi đua giữa các tổ, nhóm. - Nắm được cách thực hiện động tác về ưu điểm và hạn chế của từng em để có hướng bồi dưỡng khắc phục. - Quan tâm đến năng lực sở trường của học sinh để phân nhóm sau cho mọi học sinh đều có cơ hội phấn đấu và hoàn thành tốt mục tiêu dạy học - Chủ động về mặt thời gian của tiết dạy. Sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực và điều kiện cơ sở vật chất để kích thích tính tự giác, tích cực của học sinh. - Nhận xét đánh giá chính xác của từng buổi tập, tập thể học sinh. Biết khuyến khích động viên kịp thời khi học sinh có tiến bộ. 4. Kết quả cụ thể : Qua 2 bài dạy thực nghiệm, đầy đủ giáo án, đồ dùng dạy học, sân bãi địa điểm tập luyện và có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên áp dụng nhiều phương pháp dạy học làm cho tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt, đạt hiệu quả cao. 17 Bên cạnh đó giáo viên lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn phù hợp với năng lực của từng học sinh. Khi triển khai kế hoạch, giáo viên hợp tác chặt chẽ với học sinh , hổ trợ học sinh tự giải quyết vấn đề do chính các em phát hiện để chủ động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng trong thực tiễn. Trong các giờ lên lớp giáo viên cần đầu tư nghiên cứu, thiết kế nội dung bài dạy và sắp xếp các phương pháp dạy học một cách có tổ chức thì tất nhiên tiết dạy đó sẽ đạt chất lượng cao. Còn soạn bài dưới hình thức sao chép trong sách giáo viên để đối phó, ít hướng dẫn học sinh luyện tập tự phát thì kết quả học tập không có chất lượng. Vì vậy, muốn phát huy tính tích cực của học sinh trong chạy ngắn cần đầu tư vào việc thiết kế bài dạy một cách chu đáo, nghiên cứu kỹ nội dung phương pháp giảng dạy, chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi lên lớp. Nhưng bên cạnh đó vẩn còn thiếu sót dụng cụ chưa đầy đủ, sân bãi tập luyện chưa đủ kích thước phù hợp với việc giảng dạy thể dục nói chung và môn chạy ngắn nói riêng, trang phục thể dục chưa đồng bộ dẫn đến việc thực hiện động tác của các em chưa chính xác, sự lười tập luyện ở nhà cũng như ở trường của các em gây ảnh hưởng không ít đến môn học… *. Đề xuất : Đối với đồng nghiệp, nhất là Ban Giám Hiệu cùng đóng góp cho đề tài càng hòan chỉnh và có chất luợng cao. Đối với ngành : Hổ trợ về cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị có chất lượng và đầy đủ hơn. Thường xuyên tổ 18 chức triển khai các chuyên đề để các anh chị cùng chuyên môn học hỏi lẫn nhau, đống góp ý kiến nhau cùng tiến bộ… Học sinh : Phải có trang phục đầy đủ ( giống nhau ) khi học thể dục. Thư viện cần có nhiều tài liệu sách tham khảo đối với môn thể dục. Gia đình : Cấn chú ý quan tâm đến việc học của con em mình, động viên các em thường xuyên tập luyện thể dục (ở trường cũng như ở nhà ) và rèn cho mình có một thân thể khoẻ mạnh để phục vụ cho việc học tập. Xã hội : Cần quan tâm sân sác hơn giúp đở các em học tập, tổ chức các ngày hội thao để các em có thể tranh đua nhau, học hỏi ở nhau trong môi trường thi đấu. III.KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm : Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài : “Phát huy tính tích cực của học sinh lớp8A4 trong dạy học chạy ngắn Trường THCS Bàu Năng” tôi thấy rằng : Qua bài tập này đã hiểu được nội dung phương pháp, cách thức tổ chức tập luyện chạy nhanh cho HS theo hướng phát huy tính tích cực của các em. Đồng thời còn giúp tôi nghiên cứu kĩ chương trình mới về : nội dung và phương pháp dạy chạy cự ly ngắn qua sách giáo viên Thể dục 8. Để dạy học các nội dung kĩ thuật chạy cự ly ngắn theo hướng tích cực ta phải nỗ lực tìm tòi những phương pháp tổ chức 19 lớp học sao cho học sinh được hoạt động một cách hứng thú, thoải mái, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi, kích thích được tính sáng tạo của học sinh. 2.Huớng phổ biến, áp dụng: Riêng đối với tôi có thể nói việc thiết kế bài dạy là công việc chuẩn bị cho bài cách tổ chức điều khiển các hoạt động trong một tiết dạy nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Biết thực hiện một cách sinh động, mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung phương pháp, đồ dùng dạy học. Cùng với nghệ thuật diễn đạt của giáo viên, thiết kế tạo dựng ra. Các hoạt động trò chơi hài hoà sôi động giữa thầy và trò theo một định hướng tổ chức điều khiển trong quá trình dạy học. Trò đóng vai trò hoạt động thực hiện theo hướng dẫn của thầy để tự chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Các hoạt động của trò phải được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẻ giữa thầy và trò trong một tiết học. Có như vậy mới gây được sự tích cực, hứng thú tập luyện trong các em. Đối với những bài dạy mới, giáo viên cần giảng giải ngắn gọn cơ bản, không đi sâu phân tích nguyên lý kĩ thuật như trước đây dẫn đến học sinh có ít thời gian để luyện tập, mà đã luyện tập ít thì không hình thành kĩ năng và không có tác dụng rèn luyện thể lực. Với những bài dạy ôn tập không giảng giải lại kĩ thuật động tác mà chỉ cung cấp thêm những kiến thức có liên quan. Tăng cường lượng vận động cho học sinh, chỉ có tăng lượng vận động thì học sinh mới có cơ hội rèn luyện kĩ năng và thể lực. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất