Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phật giáo thời lê sơ qua tư liệu hán nôm...

Tài liệu Phật giáo thời lê sơ qua tư liệu hán nôm

.DOC
188
30
141

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- PHẠM THỊ CHUYỀN PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- PHẠM THỊ CHUYỀN PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM Ngành: Tôn giáo học Mã số: 9 22 90 09 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Khắc Thuân 2. TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân và TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh. Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Kết quả trình bày của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ chương trình nào khác. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 Nghiên cứu sinh Phạm Thị Chuyền LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành trước hết nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân và TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh. Đồng thời, luận án liên tục nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng nhận xét các cấp như PGS.TS.Nguyễn Hồng Dương, PGS.TS.Chu Văn Tuấn, TS.Lê Tâm Đắc, PGS.TS.Nguyễn Hùng Hậu, PGS.TS.Nguyễn Thị Minh Ngọc, PGS.TS.Hoàng Thị Lan, .v.v. Đặc biệt, luận án đã được PGS.TS.Phạm Thị Thùy Vinh góp những ý kiến quý báu và kịp thời về tư liệu Hán Nôm và tư liệu nghiên cứu, TS.Hoàng Văn Chung tư vấn thiết thực về phương pháp luận. Sau cùng, do nhiều lý do NCS đã nhiều lần muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng chính TS.Nguyễn Quốc Tuấn là người đã động viên kịp thời và tư vấn nhiệt tình cho NCS về tri thức Sử học và Tôn giáo học từ buổi đầu thực hiện Luận án cho tới những ngày cuối cùng Thầy nằm trên giường bệnh. Do đó, luận án này được hoàn thành và sau này sẽ cố gắng in thành sách chuyên khảo là món quà đặc biệt NCS tri ân vị Thầy tận tâm này. Kính cảm ơn tất cả các Thầy, các Cô! Chúc các Thầy, các Cô thân không bệnh tận, tâm không phiền não, ngày ngày an vui không gặp chướng ngại! Nghiên cứu sinh Phạm Thị Chuyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ......................11 1.1. Nguồn tƣ liệu Hán Nôm sử dụng trong Luận án......................................................11 1.1.1. Tư liệu chính sử thời Lê sơ...........................................................................................11 1.1.2. Tư liệu bi ký thời Lê sơ..................................................................................................13 1.1.3. Tư liệu văn chương thời Lê sơ....................................................................................17 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ..............................................................................................................................................................20 1.2.1. Các công trình liên quan tới bối cảnh Phật giáo hiện diện ở Đại Việt thời Lê sơ............................................................................................................................................20 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ 25 1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Đại Việt thời Lê sơ.......................................................................................................29 1.3.Khung lý thuyết nghiên cứu....................................................................................................32 1.3.1.Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................32 1.3.2.Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................................32 1.3.3.Cơ sở lý luận.........................................................................................................................32 1.4. Một số thuật ngữ sử dụng trong Luận án......................................................................38 Chương 2: BỐI CẢNH PHẬT GIÁO HIỆN DIỆN Ở ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ..........................................................................................................................................................................43 2.1. Đặc điểm Phật giáo ở Đại Việt trước thời Lê sơ..............................................................43 2.1.1. Nền Phật giáo thống nhất và được quý tộc hóa thời Trần...............................44 2.1.2. Cơ sở thờ tự Phật giáo thời Trần................................................................................47 2.1.3. Mật tông trong dòng chảy Phật giáo thời Trần....................................................49 2.1.4. Phật giáo ở Đại Việt dưới thời thuộc Minh...........................................................53 2.2. Bối cảnh xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)....................................................56 2.2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Lê sơ......................................................57 2.2.2. Đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thời Lê sơ............................................60 Chƣơng 3: ĐỜI SỐNG PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM.............................................................................................................................................................72 3.1. Niềm tin Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm...............................................72 3.2. Thực hành Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm.........................................84 3.2.2. Tu tạo cơ sở thờ tự Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm....................93 3.2.3. Một số hoạt động khác của Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm. .97 3.3. Cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm..........................................99 3.3.1. Tu sĩ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm.................................................99 3.3.2. Giới quý tộc thời Lê sơ với Phật giáo qua tư liệu Hán Nôm.......................103 3.3.3. Giới quan lại và trí thức thời Lê sơ với Phật giáo qua tư liệu Hán Nôm 109 3.3.4 Thiện nam tín nữ Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm......................113 Chƣơng 4: ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM...........................................................117 4.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa tƣ tƣởng thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm..................................................................................................................................................117 4.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa kiến trúc qua tƣ liệu Hán Nôm 122 4.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong lối sống của ngƣời thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm..................................................................................................................................................127 4.4. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng thời Lê sơ qua tƣ liệu Hán Nôm.......................................................................................................................133 4.4.1. Phật giáo trong đời sống tam giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm................134 4.4.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng bản địa qua tư liệu Hán Nôm .. 139 KẾT LUẬN............................................................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................148 PHỤ LỤC 1: VĂN BIA LÊ SƠ, TUYỂN TẬP PHỤ LỤC 2: VĂN BIA PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm” được triển khai nghiên cứu trong phạm vi một Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học với những lý do sau: Thứ nhất, Phật giáo trước khi du nhập vào Việt Nam được biết đến là một sản phẩm của văn hóa Ấn Độ. Sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo nhanh chóng trở thành một trong ba tôn giáo lớn, phát triển mạnh mẽ ở thời Lý – Trần, chi phối hầu hết mọi phương diện của đời sống chính trị - văn hóa – xã hội. Cũng như ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Hoa, Miến Điện, Hàn Quốc, .v.v., Phật giáo ở Việt Nam không những tồn tại lâu dài mà còn tiếp nhận những yếu tố văn hóa của người Việt, mang thêm cho mình những màu sắc khác biệt so với Phật giáo ở những nơi khác và ngày càng bám rễ sâu vào tâm thức người Việt. Phật giáo thời Lê sơ không nằm ngoài tình hình đó. Thứ hai, xã hội thời Lê Sơ đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Trong 100 năm từ năm 1428 đến năm 1527, nước Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển cực thịnh và được coi là một quốc gia thịnh trị của chế độ quân chủ tập quyền. Theo nhận định của Nguyễn Hải Kế thì : “Không nghi ngờ gì thời Lê Sơ mà tập trung là giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì, chế độ phong kiến nhà nước quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỷ cương và thịnh trị thường vẫn được coi vào bậc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam. Thế kỷ thứ XV như là thế kỷ cổ điển của chế độ nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu. Đương thời cũng như hậu thế, các sử gia phong kiến hay hiện đại đều có chung một đánh giá về sự ổn định và thành tựu của nhiều lĩnh vực trong giai đoạn Lê Thánh Tông” [19, Tr.25]. Do đó, việc nghiên cứu tôn giáo thời Lê sơ nói chung, Phật giáo thời Lê sơ nói riêng là hết sức cần thiết để làm rõ hơn những yếu tố hiện hữu trong xã hội tham góp vào sự ổn định và thành tựu đó của thời Lê sơ Thứ ba, kho tư liệu Hán Nôm có rất nhiều tài liệu cung cấp các thông tin giá trị về Phật giáo giai đoạn Lê sơ nhưng hầu như chưa được khai thác một cách rộng rãi, có hệ thống để làm rõ về tôn giáo này. Việc tìm hiểu những thông tin đó dưới 1 dạng ký tự Hán Nôm là một cản trở lớn đối với người nghiên cứu nếu không đọc được loại chữ này. Đồng thời, các thông tin đó nằm rải rác ở nhiều loại văn bản khác nhau. Việc tập hợp các tài liệu đó, xử lý chúng, và chắt lọc thành các báo cáo tiếng Việt sẽ giúp ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về Phật giáo giai đoạn này, từ đó có thể triển khai các nghiên cứu khác nhau tùy theo mục đích và nhu cầu cụ thể. Do đó, việc nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ từ việc khảo cứu trực tiếp tư liệu Hán Nôm là việc làm hết sức cần thiết và tránh được những sai biệt từ bản dịch, do có thể đọc thông tin trực tiếp từ tư liệu Hán mà không phụ thuộc vào bản dịch tiếng Việt. Thứ tư, Mặc dù Phật giáo thời Lê Sơ đã được đề cập đến một số công trình thuộc về ngành khoa học như: triết học, sử học, .v.v. mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nhưng Phật giáo thời Lê sơ chưa được nghiên cứu như một công trình nghiên cứu độc lập trên nguồn tư liệu được hệ thống hóa, đặc biệt là một nghiên cứu tiếp cận Tôn giáo học. Nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ dưới cách tiếp cận của triết học hay tư tưởng cũng là những đóng góp quý báu. Tuy nhiên, Phật giáo không chỉ có hệ thống triết thuyết mà trước hết nó là một tôn giáo, nó cần thiết được diễn giải là một tôn giáo với những thành phần cấu thành, với năng lực tồn tại và diễn tiến, với một diện mạo với những màu sắc đặc trưng của từng thời kỳ và với những đóng góp thiết thực của nó trong xã hội. Phật giáo thời Lê sơ cũng cần phải được hiểu và diễn giải theo cách đó. Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu nhận thức và tiếp thu các giá trị của lịch sử và đương đại về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững trong giai đoạn hiện nay. Một trong những cơ sở phát triển bền vững đất nước là phải hiểu thấu đáo những đặc điểm truyền thống của dân tộc trong lịch sử, phải nắm chắc được những yếu tố thuộc về sức mạnh nội sinh, trong đó có Phật giáo thời Lê sơ, phải thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế mà lịch sử để lại và tiếp tục gây ảnh hưởng trong hiện tại nhằm hình thành một định hướng đúng để từ đó có nhận thức đúng đắn và có những điều chỉnh phù hợp, vừa chứa đựng trong nó những di sản tốt đẹp của truyền thống dân tộc, vừa mang giá trị của thời đại. 2 Như vậy, việc đi sâu nghiên cứu lịch sử tôn giáo, trước hết là tôn giáo tồn tại trong các giai đoạn phát triển cực thịnh của đất nước, trong đó có Phật giáo thời Lê sơ, là một việc làm cần thiết nhằm góp phần khẳng định những giá trị và chỉ ra những hạn chế của tôn giáo Việt Nam trong lịch sử, một mặt, bổ sung cơ sở để nhận thức đời sống Phật giáo trong quá khứ, mặt khác, quan trọng hơn, tiếp thu những giá trị trong truyền thống Phật giáo của dân tộc nhằm củng cố thêm cơ sở khoa học để có thêm những nhận thức và điều chỉnh cho công cuộc phát triển đất nước bền vững hiện nay. Do vậy, từ góc độ của ngành Tôn giáo học, luận án tập trung giải đáp câu hỏi nghiên cứu: Qua khảo cứu tư liệu Hán Nôm, đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo như thế nào? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo cứu các nguồn tư liệu Hán Nôm, luận án góp phần làm rõ đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án trước hết cần tìm kiếm, khảo cứu, đối chiếu, phân loại, hệ thống hóa các tư liệu Hán-Nôm liên quan đến Phật giáo thời Lê sơ. Đồng thời đánh giá giá trị các văn bản thu thập được về các phương diện lịch sử và tôn giáo. Tiếp đó, luận án thực hiện ba nhiệm vụ chính:  Xử lý và phân tích các tư liệu thu thập được nhằm làm rõ bối cảnh cho sự hiện diện của Phật giáo thời Lê sơ;  Nhận diện đời sống Phật giáo thời Lê sơ bao gồm những thành tố cấu thành nên Phật giáo với tư cách là một tôn giáo.  Làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Đại Việt thời Lê sơ từ các tư liệu đã xử lý và đặt trong tương quan với Phật giáo giai đoạn trước đó; Ngoài ra, luận án còn gợi ý các hướng nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai để tiếp tục làm sáng rõ hơn Phật giáo thời Lê sơ từ phương diện tư liệu Hán-Nôm. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Phật giáo thời Lê sơ”. Đó là một trong ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) tồn tại trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ (14281527).. Trong đó, luận án đi sâu nghiên cứu những thành tố cơ bản bao gồm: cộng đồng Phật giáo, đối tượng thờ, tư tưởng Phật học, thực hành Phật giáo và những cơ sở vật chất. Tuy nhiên, Phật giáo thời Lê sơ không tồn tại độc lập, mà tồn tại trong bối cảnh xã hội Đại Việt thời đó. Vì vậy, luận án còn nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa Đại Việt thời Lê sơ, như: văn hóa tư tưởng, văn hóa kiến trúc, lối sống và trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án trên cơ sở xử lý các nguồn tư liệu Hán Nôm, đi sâu chủ yếu làm rõ 3 vấn đề chính:  Thứ nhất là bối cảnh đưa tới sự hiện diện của Phật giáo ở Đại Việt thời Lê sơ.  Thứ hai là đời sống Phật giáo thời Lê sơ. Tư liệu Hán Nôm thời kỳ này cho phép Luận án trình bày những phương diện tiêu biểu như: cộng đồng Phật giáo, tư tưởng và đối tượng thờ và một số thực hành của Phật giáo.  Thứ ba là ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa Đại Việt thời Lê sơ. Tư liệu Hán Nôm thời kỳ này cho phép Luận án trình bày về ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa tư tưởng, văn hóa kiến trúc, lối sống và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thời Lê sơ. Tuy nhiên, trong mỗi vấn đề nghiên cứu, luận án không chỉ mô tả tình hình Phật giáo thời Lê sơ, mà còn chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo ở Việt Nam trước đó. Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Về tư liệu Hán Nôm, luận án khảo cứu tư liệu Hán Nôm chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ chủ yếu trên ba nhóm: chính sử, bi ký và văn chương. Trong đó, Chính sử là một nguồn thông tin chính thống, quan phương của chính quyền quản trị đất 4 nước, có độ tin cậy cao. Với nhóm tư liệu này, luận án có thể tìm thấy sử liệu Phật giáo thời Lê sơ thông qua những diễn giải liên quan tới Phật giáo, đặc biệt là liên quan tới hoạt động của Phật giáo cấp quốc gia và những quy định của nhà nước về Phật giáo thời kỳ này. Bi ký là một nguồn thông tin chính thống của cộng đồng một cơ sở tự viện Phật giáo, hoặc một nhân vật sở hữu niềm tin Phật giáo có sức ảnh hưởng. Với nhóm tư liệu này, luận án có cơ hội tìm thấy sử liệu về niềm tin, thực hành Phật giáo của một cộng đồng gần tương đương với một đạo tràng, một địa phương sinh hoạt tại một ngôi tự viện Phật giáo nào đó, tức là một cấp cộng đồng nhỏ hơn quốc gia, nhưng lớn hơn các gia đình. Văn chương là một nguồn diễn giải niềm tin, quan điểm, tư tưởng, hành vi của cá nhân người sáng tác. Niềm tin Phật giáo, tư tưởng Phật học, hành vi Phật giáo của cá nhân vì thế bộc lộ rõ nhất trong nhóm tư liệu này. Với nhóm tư liệu này, luận án có thể tìm thấy sử liệu về niềm tin, tình cảm và thực hành Phật giáo của những cá nhân. Đối với cá nhân sở hữu niềm tin Phật giáo, văn chương là nơi cá nhân họ dễ dàng thể hiện tình cảm và niềm tin tôn giáo của họ hơn trong không gian bi ký hay chính sử. Bên cạnh đó, chúng tôi tham khảo những bản dịch sang tiếng Việt của các cá nhân và tập thể dịch thuật, chú thích đã xuất bản thành sách, bài tạp chí. Tuy nhiên, trong những tư liệu trích dẫn, chúng tôi đọc trực tiếp văn bản Hán Nôm và sử dụng bản dịch có hiệu chỉnh theo tri thức tôn giáo học trong văn bản. Với từng nhóm tư liệu, chúng ta khó có thể đi tới nghiên cứu cả diện mạo hay ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ, có thể góp phần làm rõ từng mảng trong đời sống và ảnh hưởng đó. Do vậy, tổng hợp cả 3 nhóm tư liệu này cho phép Luận án có thể nghiên cứu đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ tương đối toàn diện và rõ ràng hơn những công trình nghiên cứu liên quan trước. Phạm vi về mặt thời gian: Thời Lê sơ, hay còn gọi là “Hậu Lê sơ kỳ” (theo cách gọi của Lê Quý Đôn [107], phân biệt với thời Tiền Lê và thời Lê Trung Hưng), bắt đầu từ năm 1428 khi Lê Lợi lên ngôi Thái Tổ Cao Hoàng đế nhà Hậu Lê [78, q.10, tr.1a] đến ngày 11 tháng 6 năm 1527 (Đinh Hợi, niên hiệu Thống Nguyên 6) khi Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai vào kinh thành ép vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập lên nhà Mạc [78, q.15, tr.67b]. 5 4. Phƣơng pháp luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận của Luận án Luận án tiếp cận Phật giáo thời Lê sơ từ tiếp cận liên ngành khoa học xã hội, bao gồm Hán Nôm học, Sử học, Tôn giáo học. Thứ nhất, tiếp cận Hán Nôm học được lựa chọn đầu tiên do Luận án nghiên cứu đối tượng trên phạm vi tư liệu là tư liệu Hán Nôm thời kỳ này. Do vậy, tiếp cận văn bản Hán Nôm trên các chất liệu là công việc đầu tiên. Mỗi loại hình văn bản Hán Nôm thể hiện những phạm vi diễn giải khác nhau về sự kiện lịch sử, quan điểm và tâm thức của cá nhân và cộng đồng. Các văn bản Hán Nôm tùy vào chất liệu và loại hình văn bản cũng có tính lịch sử khác nhau. Chính sử thường được Nhà nước bảo lưu và quan tâm. Những trước tác văn chương thường sao chép và biên tập nhiều hơn Sử. Thứ hai, luận án tiếp cận Phật giáo thời Lê sơ theo hướng tiếp cận Sử học. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu lịch sử tôn giáo là một mối quan tâm của Tôn giáo học từ sơ kỳ. Hướng tiếp cận này tập trung làm giàu tri thức về lịch sử tồn tại và diễn biến mà tôn giáo đã trải qua và từ đó làm rõ nhận thức về nội tại cũng như vị trí và vai trò của tôn giáo đó. Nhiệm vụ của ngành này được khái quát ngắn gọn là vạch ra con đường phát triển của mỗi loại tôn giáo cụ thể. Ngành này có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành Sử học, Ngôn ngữ học và Khảo cổ học, do đó chú ý mô tả lịch sử, khảo sát ngôn ngữ và khai thác các dữ liệu khảo cổ học [2, tr.221]. Từ tiếp cận này, luận án đi tới những hướng khảo sát thông tin về Phật giáo thời Lê Sơ. Thời Lê sơ (1428 – 1527) là thời kỳ đã lùi sâu vào quá khứ. Phật giáo thời Lê sơ vì thế chỉ còn có thể tìm thấy qua những tài liệu lịch sử. Một phần rất đáng kể các nguồn sử liệu về thời kỳ này có thể thấy trong các nguồn tư liệu Hán Nôm. Từ các nguồn tài liệu Hán Nôm, luận án sẽ khảo cứu theo trình tự thời gian và hệ thống hóa những tư liệu Phật giáo thời Lê sơ theo các nhóm vấn đề đời sống và ảnh hưởng. Tuy nhiên sự kiện, hiện tượng liên quan đến diễn trình lịch sử của Phật giáo trong tài liệu Hán Nôm luôn nằm dưới sự luận giải và trình bày của người tạo ra tư liệu đó, do vậy, luận án cần sử dụng những thông tin liên quan tới người diễn giải để giải mã những luận giải đó, lấy ra những thông tin có tính lịch sử gần với sự thực nhất. 6 Thứ ba, luận án sử dụng hướng tiếp cận Tôn giáo học. Tiếp cận Tôn giáo học đề cao cách nhìn về tôn giáo với cốt lõi là tư tưởng tôn giáo hay niềm tin tôn giáo. Tư tưởng tôn giáo sẽ thể hiện ra những hành vi tôn giáo hay còn gọi là thực hành tôn giáo. Từ những người có tư tưởng tôn giáo, thực hiện những hành vi tôn giáo hình thành nên cộng đồng tôn giáo. Trong điều kiện sống nhất định, con người với niềm tin Phật giáo sẽ bộc lộ ra lời nói hoặc hành vi được chỉ đạo từ niềm tin đó. Thực hành thuần túy Phật giáo hay thực hành hướng đích xã hội cũng được chỉ đạo từ niềm tin đó. Phương diện vật chất hay phi vật chất liên quan tới Phật giáo cũng được tạo ra nhằm thể hiện niềm tin và mong muốn của họ [45]. Vì thế, trong bất kỳ vấn đề nội dung nào Luận án cũng đều diễn giải theo tiêu chí từ tư tưởng đến hành vi, hay từ niềm tin đến thực hành. Trong nhiệm vụ nhận diện Phật giáo thời Lê sơ, luận án tìm hiểu những tư tưởng Phật học được đề cập đến trong tư liệu Hán Nôm thời Lê sơ không thể không sử dụng tới tiếp cận Triết học. Trong đó, có giáo lý về thế giới quan: mọi hiện hữu đều luôn thay đổi (vô thường), không có tự tính riêng biệt (vô ngã), mọi sự vật hiện tượng đều do duyên mà có, do duyên mà mất (duyên khởi).v.v. , về nhân sinh quan như tiếp xúc mọi sự vật hiện tượng với sự trong sáng hoặc không phản ứng (vô tâm), ứng xử hòa hợp với cộng đồng (lục hòa), năm sức mạnh trong tu tập (còn gọi là ngũ viên hoặc ngũ lực viên thông), điều tốt lành (thiện), ... phải được diễn giải theo logic của Triết học. Tuy nhiên, tiếp cận này chỉ sử dụng trong một nội dung cụ thể liên quan tới Tư tưởng Phật học. Để làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong mối tương tác với các thiết chế xã hội khác, luận án cần sử dụng tiếp cận xã hội học. Từ góc tiếp cận này, luận án thấy ra những vấn đề về nền tảng lịch sử, những thực hành, ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội. Ví dụ như vị trí của nghi lễ Phật giáo trong an ninh tinh thần, ảnh hưởng của Phật giáo trong cố kết cộng đồng, hay ảnh hưởng của Phật giáo trong quản trị xã hội. Do đó, về bản chất, luận án là một nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội, bao gồm: Hán Nôm học, Sử học, Tôn giáo học, Xã hội học và Triết học, trong đó tiếp cận Tôn giáo học là trọng tâm. 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong Luận án Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là văn bản học và sử liệu học, Thứ nhất, những phương pháp văn bản học luôn cần được sử dụng trong những thao tác xác định đó. Đối với những tư liệu đã được xác định văn bản, dịch và giới thiệu, chúng tôi kế thừa. Đối với những tư liệu sưu tầm, chúng tôi trực tiếp sử dụng phương pháp văn bản học để xác định. Thứ hai, vì Luận án nghiên cứu vấn đề trên cơ sở sử liệu hiện nay có thể tiếp cận được, cho nên tác giả cần phải sử dụng phương pháp định bản để xác định niên đại và độ chân xác của văn bản chứa sử liệu. Ngoài ra, phương pháp tổng hợp và so sánh được sử dụng để xâu chuỗi những sự kiện lịch sử được trình bày tản mạn ở các nguồn tư liệu thành một hệ thống, đồng thời tổng hợp những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước về những vấn đề liên quan tới đề tài, để từ đó phát hiện ra được những giá trị tích cực về đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh diện mạo Phật giáo thời Lê sơ với Phật giáo thời Lý Trần và Phật giáo thời Mạc để làm nổi bật nên đặc trưng và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Luận án “Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm” là công trình nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ chuyên ngành Tôn giáo học độc lập đầu tiên chỉ ra những điểm mới như sau: Thứ nhất, luận án nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ từ cách tiếp cận liên ngành sử học - tôn giáo học và triết học. Thứ hai, luận án nghiên cứu Phật giáo thời Lê sơ không chỉ trên cơ sở nguồn sử liệu chính sử thời Lê sơ như một sống công trình nghiên cứu đi trước, mà trên cơ sở khảo cứu và hệ thống hóa sử liệu từ những nguồn tư liệu Hán Nôm căn bản của thời Lê sơ như: chính sử, bi ký và văn chương. Thứ ba, luận án làm rõ sinh hoạt của Phật giáo thời Lê sơ ở những phương diện rất cơ bản, như: Cộng đồng Phật giáo thời Lê sơ, tư tưởng và đối tượng thờ Phật giáo thời Lê sơ, một số thực hành Phật giáo thời Lê sơ. Trong đó, luận án phân 8 tích và lý giải theo logic niềm tin là cốt lõi của Phật giáo và là yếu tố mang tính quyết định thực hành Phật giáo, từ đó xác lập vai trò của niềm tin Phật giáo trong cá nhân, thực hành và cộng đồng Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ. Thứ tư, luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ trên căn bản những gì đã được trình bày về diện mạo Phật giáo thời Lê sơ. Từ những nguồn tư liệu Hán Nôm căn bản thời Lê sơ, luận án làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo thời Lê sơ. Tóm lại, luận án trên cơ sở khảo cứu những nguồn tư liệu Hán Nôm căn bản, góp phần lý giải một số vấn đề còn thiếu thống nhất và chưa thỏa đáng trong không ít các công trình nghiên cứu đi trước về Phật giáo thời Lê sơ, cho thấy một diện mạo căn bản và ảnh hưởng của Phật giáo trong những lĩnh vực trọng yếu của Đại Việt thời Lê sơ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm có những ý nghĩa lý luận sau: Thứ nhất, mỗi nguồn sử liệu Hán Nôm có thể cho ta biết về một hoặc nhiều phương diện của Phật giáo ở một thời kỳ nào đó trong lịch sử, nhưng để có cái nhìn tương đối toàn diện thì cần khảo sát tổng hợp những nguồn sử liệu căn bản. Luận án cho thấy, sử liệu từ tổng hợp những nguồn chính sử, bi ký và văn chương cho phép nhận diện khái quát hơn, gần với sự thực hơn, chi tiết hơn về Phật giáo thời Lê sơ cũng như nhận định rõ ràng hơn về ảnh hưởng của nó trong xã hội Đại Việt thời Lê sơ. Thứ hai, luận án cho thấy khi nghiên cứu tâm thức và thực hành Phật giáo từ cấp độ cá nhân tới gia đình tới cộng đồng thời Lê sơ phụ thuộc rất nhiều vào cách khảo cứu nguồn tư liệu khác nhau. Ở cấp độ cá nhân, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong văn chương. Ở cấp độ gia đình, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong văn chương và bi ký. Ở cấp độ cộng đồng, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều dấu hiệu trong bi ký và chính sử. Do đó, sự phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thông tin để làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu không chỉ đơn giản là định bản, đọc lấy thông tin, mà còn cần thiết phải đối chiếu, phê phán sử liệu bên trong văn bản cũng như bên ngoài văn bản và giữa các nguồn văn bản khác nhau. 9 Thứ ba, luận án không chỉ mô tả diện mạo, nhận định ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ, mà còn so sánh với đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội thời kỳ trước đó. Trong sự so sánh, những đặc điểm về đời sống và ảnh hưởng của Phật giáo thời Lê sơ được nhấn mạnh, nhờ vậy chúng trở nên nổi bật hơn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm có những ý nghĩa thực tiễn sau: Thứ nhất, luận án làm rõ thêm thời Lê sơ khi Phật giáo không được lựa chọn làm nền tảng tư tưởng để quản trị đất nước, không nhận được sự hậu thuẫn của triều đình, Phật giáo lặng lẽ đi vào dân chúng và hệ quả từ sự hòa nhập của Phật giáo vào dân gian tạo ra mối liên hệ giữa Phật giáo với một số loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác. Thứ hai, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các học viện theo học các chuyên ngành tôn giáo học, sử học và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của Luận án gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan nguồn tư liệu Hán Nôm, tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ Chương 2: Bối cảnh Phật giáo hiện diện ở Đại Việt thời Lê sơ Chương 3: Đời sống Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm Chương 4: Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Đại Việt thời Lê sơ qua tư liệu Hán Nôm 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU, TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO THỜI LÊ SƠ 1.1. Nguồn tƣ liệu Hán Nôm sử dụng trong Luận án 1.1.1. Tư liệu chính sử thời Lê sơ Tư liệu chính sử ở đây được hiểu là những tư liệu do nhà nước chỉ đạo biên soạn và ban hành, như các bộ sử và luật lệ. Tư liệu này khác biệt với các nguồn tư liệu do cộng đồng ở địa phương hoặc cá nhân tạo ra hoặc biên soạn. a) Tư liệu sử Luận án khảo sát thông tin Phật giáo thời Lê sơ trong những bộ sử căn bản sau: 大 大 大 大 大 大(Đại Việt sử ký toàn thư) [78] là bộ chính sử lớn của nước ta, do nhiều nhà chép sử (sử quan) nhiều đời, trong đó Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh là những người sống trong thời Lê sơ, vì thế Luận án quan tâm khảo cứu bộ sử này trước tiên. Nội dung trình bày lịch sử nước ta từ khởi thủy đến hết đời Lê Gia Tông Mỹ Hoàng Đế (1675), trong đó sự kiện lịch sử thời Lê sơ được chép từ Quyển 10 đến Quyển 15. Hiện nay, tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhiều bản, luận án sử dụng bản ký hiệu A. 3/1-4 (2462 tr, khổ giấy 26 x 16) vì bản này là bản đầy đủ nhất và được làm căn cứ cho các bản dịch sang tiếng Việt. Ngoài ra, luận án tham khảo thêm bản dịch Việt của nhóm Phan Huy Lê [28]. 大 大 大 大 (Lam sơn thực lục) do Lê Lợi, lấy hiệu là Lam Sơn Động Chủ (大大大 大) đề tựa năm Thuận Thiên 4 (1431), được Hồ Sĩ Dương ( 大 大 大) đề tựa cho lần trùng san năm Vĩnh Trị thứ nhất (1676). Đây là một bản ghi chép lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh: nguồn gốc, tiểu sử và sự nghiệp cứu nước của Lê Lợi. Trong phần đầu có ghi chép về sự kiện Lê Lợi tiếp thu lời khuyên của một tu sĩ Phật giáo. Luận án tham khảo bản dịch của Mạc Bảo Thần (1945)[57]. 大大大大 (Đại Việt thông sử) [107] là bộ sử do Lê Quí Đôn (大大大, 1726 - 1784) biên soạn theo lối kể chuyện (kỷ sự). Bài tựa viết năm Lê Cảnh Hưng 10 (1749). Hiện nay, tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhiều bản, luận án 11 chọn bản ký hiệu A. 1389 (608 tr, 31 x 21) để khảo cứu. Nội dung có phần Bản kỉ chỉ còn Kỉ Lê Thái Tổ, phần Chí chỉ còn Nghệ văn chí, phần Liệt truyện có truyện các Hậu phi, chư thần, nghịch thần .v.v. Thông tin liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ cơ bản giống với Đại Việt sử ký toàn thư ở trên. Luận án còn tham khảo bản dịch Việt của Ngô Thế Long [30]. 大 大 大 大 大 大 (Lịch triều hiến chương loại chí) [110] do Phan Huy Chú (大 大 大, 1782 –1840) biên soạn. Nội dung gồm Địa dư (Q1-5), nhân vật (Q6-12), quan chức (Q13-19), lễ nghi (Q20-25), khoa mục (Q26-28), quốc dụng (Q29-32), hình luật (Q33-38), binh chế (Q39-41), văn tịch (Q42-45), bang giao (Q46-49) của các triều đại Việt Nam từ Hùng Vương đến cuối Lê. Thông tin về Phật giáo thời Lê sơ chủ yếu có trong phần hình luật và văn tịch. Hiện nay, tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có nhiều bản, luận án sử dụng bản ký hiệu A.1551/1-8 (2346 tr., 19 x 17), tham khảo bản dịch Việt của Viện Sử học [47]. Ngoài ra, bộ 大大大大大大大大(Khâm định Việt sử thông giám cương mục) [111]do Quốc sử quán triều Nguyễn chủ trì vịêc biên tập, Phan Thanh Giản ( 大大大) chủ biên và bộ 大大大大大大 (Việt sử cương mục tiết yếu) bản ký hiệu VHv.2383 (khảo cứu, bình luận một số sự kiện lịch sử Việt Nam từ đời Hùng Vương đến đời Tây Sơn, theo bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục) .v.v. cũng được khai thác phục vụ cho Luận án. Trong nguồn tư liệu này, luận án khảo sát được những thông tin về sự kiện liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ ở quy mô quốc gia, hoặc liên quan tới triều đình và chính trị. Những thông tin này rất quan trọng trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong tương tác với thiết chế chính trị thời Lê sơ. Bên cạnh những tư liệu sử của Việt Nam, luận án đặc biệt tham cứu sử liệu Phật giáo thời Lê sơ trong 大大大大 (An Nam chí nguyên) [106], đó là tài liệu ghi chép của một vị quan người Trung Quốc tên là Cao Hùng Trưng. Trong đó, xuất hiện những thông tin về chùa, người tu Phật tiêu biểu ở Đại Việt thời thuộc Minh, và thời Lê sơ và thời Mạc. Đây là một tài liệu đặc biệt quan trọng, nhất là phần khảo cứu về Phật giáo ở nước ta thời thuộc Minh. 12 b) Tư liệu luật Những thông tin chính sách của nhà nước Lê sơ về quản lý thực hành Phật giáo có trong những văn bản luật, lệ, do đó, luận án lựa chọn khảo cứu chủ yếu những bộ sau: 大 大 大大 (Quốc triều hình luật)[69] hay còn gọi là Luật Hồng Đức là bộ luật của triều Lê sơ về tội hình thuộc các lĩnh vực hôn nhân, điền sản, trộm cướp, gian dâm, bội phản .v.v. Những thông tin liên quan tới Phật giáo thời Lê sơ nằm quyển 1, 2, 3, 4, 5 tại các mục Hộ hôn, Đạo tặc, Tạp luật; các điều 5, 6, 11, 18, 23, 79. Luận án sử dụng bản A. 341 (258 tr., 20 x 14) lưu tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tham khảo thêm bản dịch Việt của Viện Sử học [49]. Luận án khai thác những thông tin về những điều chỉnh của nhà nước Lê sơ đối với Phật giáo, như chuẩn hóa tăng sĩ, chế độ xây dựng chùa chiền, cư trú tại chùa chiền, bảo vệ cơ sở vật chất nơi chùa Phật.v.v. Những vấn đề trên cũng được chép trong 大大大大大(Thiên Nam dư hạ tập) [64], bản ký hiệu A.334/1 – 10 và 大 大 大 大 (Hồng Đức thiện chính) bản ký hiệu A. 330. Đặc biệt, Thiên Nam dư hạ tập là tư liệu chép thơ, văn, điển lệ, điều luật, chinh chiến, quan chức, thiên văn, địa lí, lịch sử… của nhà Lê, từ Lê Thánh Tông trở về trước. Do đó, luận án không chỉ khảo cứu được thông tin đến điều chỉnh của nhà nước Lê sơ đối với Phật giáo trong mục Điều luật, mà còn khảo cứu được những thông tin về niềm tin và thực hành Phật giáo của các cá nhân thời Lê sơ trong các mục Bình thi văn (A.334/2), Liệt truyện, Tạp thức (A.334/3), Thi tập; Đối liên (A.334/5). Cả ba bộ này đều ra đời vào thời Lê sơ, vì thế thông tin tương đối gần với sự kiện thời Lê sơ hơn những bộ luật sau này. Do đó, luận án ưu tiên khảo sát như một nguồn thông tin chính thống. 1.1.2. Tư liệu bi ký thời Lê sơ Nghiên cứu về Phật giáo thời Lê sơ qua tư liệu bi ký đã được nghiên cứu sinh thực hiện đề tài cấp viện của cá nhân năm 2015 do Viện Nghiên cứu Tôn giáo chủ trì. Ở đây xin sử dụng tại kết quả nghiên cứu đó. Văn bia chứa sử liệu Phật giáo thời 13 Lê sơ được sưu tầm ở đây chủ yếu từ “Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam” và một số văn bia mới sưu tầm được từ các địa phương. Những văn bia này không chỉ là bia ở chùa, mà còn là bia ở lăng, bến đò và cầu. Mỗi văn bia cùng với thời gian tạo dựng và nơi chúng thuộc về đã cung cấp cho nghiên cứu những thông tin hữu ích về nhiều phương diện khác nhau của Phật giáo thời Lê sơ. Về giới thiệu và dịch thuật, hiện nay đã có một số công trình giới thiệu, dịch sang tiếng Việt và chú thích về bi ký có chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ. Tiêu biểu trong số đó là công trình Văn bia Lê sơ tuyển tập, Nxb.KHXH năm 2014, do PGS.TS. Phạm Thị Thùy Vinh (chủ biên, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm) dịch và chú giải. Đây là công trình tập hợp đầu tiên về văn bia Lê Sơ của nước ta, từ Cao Bằng, Lai Châu, Hòa Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội... kéo dài đến hết Thanh Hóa. Trong đó, nhóm dịch giả giới thiệu khái quát về văn bia Lê Sơ, như một số đặc điểm về địa điểm tạo dựng văn bản, hình thức cấu tạo văn bản và nội dung văn bản, và một phần quan trọng hơn là phiên âm dịch nghĩa 67 bản văn bia Lê Sơ. Trong số đó, có 19 văn bia có chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ [Xem chi tiết ở phần PHỤ LỤC 1]. Luận án một mặt tham cứu thác bản, một mặt tham khảo bản dịch của công trình này, chi tiết từng trích dẫn Luận án có chú thích trong phần tài liệu tham khảo. Năm 2017, một công trình giới thiệu 46 văn bia chùa Phật thời Lê sơ, đó là Văn bia chùa Phật thời Lê sơ, do Thích Đức Thiện và Đinh Khắc Thuân đồng chủ biên. Tuy nhiên, chỉ có 34 văn bia có chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ. Trong 34 văn bia này, có bản dịch 19 văn bia có tư liệu Phật giáo thời Lê sơ đã giới thiệu trong Văn bia Lê sơ, tuyển tập của nhóm dịch giả Phạm Thị Thùy Vinh [Xem chi tiết ở PHỤ LỤC 2]. Luận án trên cơ bản tham cứu thác bản và thực địa, đồng thời tham khảo một số bản dịch của công trình này, chi tiết từng trích dẫn Luận án có chú thích trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, còn có thể tìm thấy bản dịch và giới thiệu một số bi ký có chứa sử liệu Phật giáo thời Lê sơ trong công trình sưu tập, biên dịch văn bia địa phương như Tuyển tập văn bia Thanh Hóa; tập Hai Văn bia thời Lê Sơ (Lê Văn Toan-Nguyễn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất