Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát âm tiếng anh của sinh viên miền tây nam bộ...

Tài liệu Phát âm tiếng anh của sinh viên miền tây nam bộ

.PDF
439
1
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- LÊ KINH QUỐC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ (NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- LÊ KINH QUỐC PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ (NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62.22.02.41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUỆ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. PGS.TS. TÔ MINH THANH 2. PGS.TS. HOÀNG DŨNG PHẢN BIỆN: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG 2. PGS.TS. HOÀNG DŨNG 3. PGS.TS. LÊ KHẮC CƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Lê Kinh Quốc ii LỜI CẢM TẠ Luận án là kết quả của rất nhiều sự hỗ trợ và góp sức từ những tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và lãnh đạo các ban ngành đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu, đặc biệt là thầy Hiệu trưởng Dương Thái Công – nhà giáo ưu tú – đã động viên, giới thiệu tôi đến với chương trình đào tạo tiến sĩ này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Huệ, thầy hướng dẫn khoa học, đã định hướng và dẫn dắt tôi suốt chặng đường nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, những cán bộ, chuyên viên thuộc Phòng Sau Đại học. Trân trọng tri ân những thầy cô giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh chúng tôi trong quá trình đào tạo: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, PGS.TS. Nguyễn Công Đức, GS.TS. Nguyễn Đức Dân, GS.TS. Bùi Khánh Thế, TS. Nguyễn Hoàng Trung, TS. Nguyễn Hoàng Tuấn, PGS.TS. Lê Khắc Cường, TS. Nguyễn Hữu Chương, TS. Đỗ Thị Bích Lài, TS. Nguyễn Vân Phổ, PGS. TS. Trần Văn Cơ. Cám ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Diễm đã giới thiệu người bản ngữ Anh làm cộng tác viên cho chương trình. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Nguyễn Văn Lợi về những tài liệu điện tử vô cùng quý báu thuộc lĩnh vực ngữ âm học mà thầy đã chia sẻ. Những lời chỉ dẫn và động viên của thầy đã tiếp lửa cho chuyến hành trình nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm này. Lòng biết ơn gởi đến TS. Huỳnh Công Tín về những lời khuyên và tài liệu nghiên cứu khoa học của thầy, cám ơn thầy Thái Công Dân, thầy Nguyễn Văn Lợi và thầy Nguyễn Thành Đức ở trường Đại học Cần Thơ, đã tạo điều kiện tốt cho tôi tiếp cận và chọn cộng tác viên cho quy trình ghi âm; gởi đến thầy Huỳnh Bảo Quốc, cựu Hiệu trưởng Trường Phổ thông Thái Bình Dương, đã giới thiệu những người bản ngữ Anh và cung cấp những phòng ghi âm; gởi đến bác Tám Mến đã dành ra những phòng thu iii âm ở Trung tâm Anh ngữ Việt - Mỹ cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ thực hiện quy trình ghi âm. Lời cám ơn nhắn gởi đến bạn Phan Văn Chí, chủ nhiệm các lớp chuyên Anh ở trường Đại học An Giang, đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong công tác khảo sát thực địa, ghi âm phát ngôn của sinh viên; lòng biết ơn gởi đến thầy Đỗ Minh Hùng, thầy Phạm Văn Tặc trong công tác vận động sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp tham gia quy trình thực nghiệm ngữ âm học. Chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Chơn đã giúp đỡ rất nhiều từ việc tư vấn nghiên cứu khoa học, giới thiệu giáo viên hỗ trợ công tác nghiên cứu thực địa ở Trà Vinh, An Giang cho đến việc tìm chuyên gia xử lý dữ liệu thống kê. Cám ơn bạn Ung Thanh Tùng đã hỗ trợ in ấn hàng loạt tài liệu nghiên cứu. Cảm ơn bạn La Hoàng Châu, chuyên gia về phần mềm SPSS; bạn Nguyễn Thành Trực, giảng viên Đại học Cần Thơ, đã hết lòng tiếp sức trong công tác xử lý số liệu thống kê dữ liệu ngữ âm thực nghiệm. Tôi luôn biết ơn những cộng tác viên – ban cán sự lớp, những sinh viên và những người bản ngữ Anh – đã dành thời gian của mình để tham gia chương trình; cám ơn các bạn đồng nghiệp đã khích lệ hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tinh thần. Sau cùng, lòng biết ơn của tôi hướng về gia đình. Cảm ơn cô Lê Thị Thanh Mỹ và chú Lê Ngọc Sĩ đã kiên trì dạy tôi từ thời thơ ấu. Cám ơn cô Lê Thị Tường Vi đã phác họa những bức tranh sinh động, làm gợi ý trực quan cho các cộng tác viên thực hiện đàm thoại. Tình thương, sự quan tâm chăm sóc từ vợ và hai con đã cho tôi động cơ mạnh mẽ để hoàn thành luận án này. Đây cũng là món quà tôi dành cho đấng sinh thành của mình. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................................... i LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................................................... ii CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 1 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 3 1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................................................ 3 1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................................. 7 1.2.2.1. Nghiên cứu lỗi của người học trong sự tiếp xúc, giao thoa giữa hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng dân tộc ................................................................................................................................8 1.2.2.2. Nghiên cứu lỗi của người học trong sự tiếp xúc, giao thoa giữa hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng nước ngoài .........................................................................................................................9 1.3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 15 1.3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................. 15 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................................ 16 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 16 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................ 16 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 16 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................................................ 17 1.5.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................................... 17 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................................... 18 1.6. KHO TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 19 1.6.1. Kho tư liệu ................................................................................................................................. 19 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................... 20 1.6.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngữ âm học và âm vị học ................................................................20 1.6.2.2. Phương pháp so sánh đối chiếu ...................................................................................................20 1.6.2.3. Phương pháp logic học và toán học ............................................................................................21 v 1.6.2.4. Phương pháp ngữ âm thực nghiệm .............................................................................................21 1.7. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH GHI VÀ XỬ LÝ ÂM THANH ....... 22 1.7.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu ................................................................................................. 22 1.7.2. Quy trình ghi và xử lý âm thanh ................................................................................................ 23 1.8. BỐ CỤC LUẬN ÁN .......................................................................................................................... 28 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................................ 29 1.1. CÁC LÝ THUYẾT VỀ LĨNH VỰC THỤ ĐẮC NGÔN NGỮ ......................................................... 29 1.1.1. Lý thuyết phân tích đối chiếu (Contrastive Analysis Hypothesis) ............................................ 29 1.1.2. Lý thuyết phân tích lỗi (Error Analysis Theory) ....................................................................... 31 1.1.3. Lý thuyết ngôn ngữ trung gian (Interlanguage Theory) ............................................................ 32 1.1.3.1. Ngôn ngữ trung gian .....................................................................................................................32 1.1.3.2. Các giai đoạn của quá trình thụ đắc ngôn ngữ đích .................................................................34 1.1.3.3. Các quá trình ngôn ngữ tâm lý của ngôn ngữ trung gian ........................................................36 1.1.4. Định hướng quy trình đánh giá năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên .............................. 37 1.2. NGUYÊN ÂM ................................................................................................................................... 43 1.2.1. Nguyên âm tiếng Việt................................................................................................................ 43 1.2.1.1. Phẩm chất của nguyên âm ............................................................................................................43 1.2.1.2. Trường độ của nguyên âm ...........................................................................................................44 1.2.2. Nguyên âm tiếng Anh................................................................................................................ 44 1.2.2.1. Phẩm chất của nguyên âm ............................................................................................................44 1.2.2.2. Trường độ của nguyên âm ...........................................................................................................45 1.2.3. Dự đoán các vấn đề đối với việc học nguyên âm tiếng Anh ..................................................... 46 1.3. PHỤ ÂM ............................................................................................................................................ 47 1.3.1. Phụ âm tiếng Việt ...................................................................................................................... 47 1.3.2. Phụ âm tiếng Anh ...................................................................................................................... 47 1.3.3. Đặc tính phổ VOT của phụ âm tắc ............................................................................................ 47 1.3.3.1. Khái niệm VOT .............................................................................................................................47 1.3.3.2. Phân loại VOT ...............................................................................................................................48 1.3.3.3. Các nghiên cứu xuyên ngôn về VOT .........................................................................................48 1.3.4. Đặc tính phổ CoG, StD, ZCR và các dạng sóng âm của phụ âm .............................................. 49 1.3.5. Dự đoán các vấn đề đối với việc học phụ âm tiếng Anh ........................................................... 50 1.4. TRỌNG ÂM ...................................................................................................................................... 52 1.4.1. Trọng âm tiếng Việt .................................................................................................................. 52 1.4.2. Trọng âm tiếng Anh .................................................................................................................. 53 1.4.3. Những vấn đề về trọng âm đối với người học tiếng Anh .......................................................... 54 vi 1.5. NHỊP ĐIỆU ....................................................................................................................................... 56 1.5.1. Nhịp điệu tiếng Việt .................................................................................................................. 56 1.5.2. Nhịp điệu tiếng Anh .................................................................................................................. 57 1.5.3. Những vấn đề về nhịp đối với người học tiếng Anh ................................................................. 58 1.6. TẦM ÂM VỰC ................................................................................................................................. 58 1.6.1. Tầm âm vực tiếng Việt .............................................................................................................. 58 1.6.2. Tầm âm vực tiếng Anh .............................................................................................................. 60 1.6.3. Những vấn đề về tầm âm vực đối với người học tiếng Anh ...................................................... 60 1.7. NGỮ ĐIỆU ........................................................................................................................................ 61 1.7.1. Khái quát về ngữ điệu ............................................................................................................... 61 1.7.1.1. Cơ sở lý thuyết về ngữ điệu .........................................................................................................61 1.7.1.2. Nghĩa phổ quát của ngữ điệu .......................................................................................................62 1.7.2. Ngữ điệu tiếng Việt ................................................................................................................... 62 1.7.2.1. Đặc điểm của ngữ điệu tiếng Việt ...............................................................................................62 1.7.2.2. Ngữ điệu của các loại hình câu tiếng Việt .................................................................................63 1.7.3. Ngữ điệu tiếng Anh ................................................................................................................... 64 1.7.3.1. Đặc điểm của ngữ điệu tiếng Anh ...............................................................................................64 1.7.3.2. Ngữ điệu của các loại hình câu tiếng Anh .................................................................................64 1.7.4. Đối chiếu ngữ điệu tiếng Việt và ngữ điệu tiếng Anh ............................................................... 65 1.7.4.1. Sự tương đồng về ngữ điệu giữa tiếng Việt và tiếng Anh .......................................................65 1.7.4.2. Sự khác biệt về ngữ điệu giữa tiếng Việt và tiếng Anh ...........................................................66 1.7.5. Những vấn đề về ngữ điệu đối với người học tiếng Anh........................................................... 67 CHƯƠNG 2 NĂNG LỰC PHÁT ÂM CÁC ĐƠN VỊ ĐOẠN TÍNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ .......................................................................................................................... 69 2.1. NĂNG LỰC PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ...................................... 69 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................... 69 2.1.2. Thực nghiệm ngữ âm học .......................................................................................................... 70 2.1.2.1. Nghiên cứu phẩm chất nguyên âm..............................................................................................70 2.1.2.2. Nghiên cứu trường độ nguyên âm ..............................................................................................74 2.1.3. Kết quả và thảo luận .................................................................................................................. 76 2.1.3.1. Kết quả của các bước đối chiếu phẩm chất nguyên âm ...........................................................76 2.1.3.2. Năng lực thể hiện phẩm chất nguyên âm tiếng Anh của sinh viên ........................................80 2.1.3.3. Năng lực thể hiện trường độ nguyên âm tiếng Anh của sinh viên .........................................92 2.1.4. Lỗi và biện pháp khắc phục ....................................................................................................... 96 2.1.4.1. Lỗi phẩm chất nguyên âm và biện pháp khắc phục .................................................................96 2.1.4.2. Lỗi về trường độ của nguyên âm và biện pháp khắc phục ......................................................99 vii 2.2. NĂNG LỰC PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ............................................. 101 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 101 2.2.2. Thực nghiệm ngữ âm học ........................................................................................................ 101 2.2.2.1. Nghiên cứu đặc tính phổ VOT của phụ âm .............................................................................102 2.2.2.2. Nghiên cứu đặc tính phổ CoG, ZCR, StD và dạng sóng âm của phụ âm xát và tắc-xát ...103 2.2.3. Kết quả và thảo luận ................................................................................................................ 107 2.2.3.1. Năng lực phát âm phụ âm tắc của sinh viên đối với VOT ....................................................107 2.2.3.2. Năng lực phát âm các phụ âm xát và tắc-xát tiếng Anh của sinh viên ................................110 2.2.4. Lỗi và biện pháp khắc phục ..................................................................................................... 124 2.2.4.1. Lỗi và biện pháp khắc phục đối với phụ âm tắc .....................................................................124 2.2.4.2. Lỗi và biện pháp khắc phục đối với phụ âm xát và tắc xát ...................................................125 CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC THỂ HIỆN CÁC ĐƠN VỊ SIÊU ĐOẠN TÍNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN MIỀN TÂY NAM BỘ ............................................................................................................. 133 3.1. NĂNG LỰC THỂ HIỆN TRỌNG ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ....................................... 136 3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 137 3.1.2. Thực nghiệm ngữ âm học ........................................................................................................ 137 3.1.3. Kết quả và thảo luận ................................................................................................................ 139 3.1.3.1. Xác định trọng âm các âm tiết ở hai câu đích của bản ngữ Anh (bước 1) ..........................139 3.1.3.2. Xác định những âm tiết nhấn sai và đúng vị trí của sinh viên (bước 2) ..............................140 3.1.3.3. Đối chiếu các âm tiết có phân bố trọng âm sai và đúng vị trí của sinh viên so với các âm tiết chuẩn của bản ngữ Anh (bước 3 và bước 4) .....................................................................142 3.1.4. Lỗi và biện pháp khắc phục ..................................................................................................... 152 3.2. NĂNG LỰC THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ........................................ 155 3.2.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 155 3.2.2. Thực nghiệm ngữ âm học ........................................................................................................ 155 3.2.3. Kết quả và thảo luận ................................................................................................................ 156 3.2.4. Lỗi và biện pháp khắc phục ..................................................................................................... 157 3.3. NĂNG LỰC THỂ HIỆN TẦM ÂM VỰC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN .................................. 159 3.3.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 159 3.3.2. Thực nghiệm ngữ âm học ........................................................................................................ 162 3.3.3. Kết quả và thảo luận ................................................................................................................ 164 3.3.3.1. Tầm âm vực tiếng Anh của sinh viên .......................................................................................167 3.3.3.2. Quy luật biến thiên âm vực trong tiếng mẹ đẻ của sinh viên và người bản ngữ Anh .......173 3.3.3.3. Mức độ năng lực thể hiện tầm âm vực trong phát âm tiếng Anh của sinh viên .................174 3.3.4. Lỗi và biện pháp khắc phục ..................................................................................................... 175 viii 3.4. NĂNG LỰC THỂ HIỆN NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ........................................ 177 3.4.1. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 177 3.4.2. Thực nghiệm ngữ âm học ........................................................................................................ 179 3.4.3. Kết quả và thảo luận ................................................................................................................ 180 3.4.3.1. Đường nét ngữ điệu của sinh viên ............................................................................................180 3.4.3.2. Năng lực thể hiện ngữ điệu của sinh viên ................................................................................184 3.4.4. Lỗi ngữ điệu và biện pháp khắc phục ...................................................................................... 185 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 189 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực phát âm tiếng Anh cho sinh viên chuyên Anh ở miền Tây Nam Bộ ............................................................................................................................................ 195 Những hạn chế của công trình nghiên cứu ............................................................................................... 199 Phương hướng phát triển và những đề xuất cho các công trình nghiên cứu trong tương lai .................... 199 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............ 201 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 202 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 224 ix CHỮ VIẾT TẮT And S: Câu liệt kê BNA: Người bản ngữ Anh BTAV: Biến thiên âm vực CoG: Trọng tâm cân bằng phổ (Center of Gravity) CTV: Cộng tác viên F0: Tần số cơ bản F1: Formant 1 F2: Formant 2 L1: Ngôn ngữ thứ nhất; SL: Ngôn ngữ nguồn L2: Ngôn ngữ thứ hai; TL: Ngôn ngữ đích; FL: Ngoại ngữ Li: Ngôn ngữ trung gian MAV: Mức âm vực (Pitch Level) NĐL: Ngữ điệu lên NĐX: Ngữ điệu xuống Or Q: Câu hỏi lựa chọn đóng QAV: Quãng âm vực RP: Tiếng Anh của người bản ngữ Anh (Received Pronunciation) S: Câu nhận định SV: Sinh viên StD: Độ phân tán phổ (Spectral Standard Deviation) TA: Tiếng Anh TAV: Tầm âm vực TV: Tiếng Việt VOT: Thời điểm khởi thanh (Voice Onset Time) Wh-Q: Câu hỏi chuyên biệt Y/N Q: Câu hỏi có/không ZCR: Tỷ lệ biến thiên qua trục không (Zero Crossing Rate) x DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1 Bảng 1.1. Định hướng chọn ngữ liệu làm cơ sở dữ liệu nghiên cứu của luận án .....38 Bảng 1.2. Những vấn đề mà sinh viên có thể gặp phải trong việc phát âm nguyên âm đơn tiếng Anh.......................................................................................46 Bảng 1.3. Những vấn đề sinh viên có thể gặp phải trong phát âm phụ âm tiếng Anh ....................................................................................................................51 CHƯƠNG 2 Bảng 2.1. Tỷ lệ SV thể hiện phẩm chất nguyên âm Li tương đồng và cận chuẩn ....80 Bảng 2.2. Tỷ lệ SV thể hiện phẩm chất nguyên âm Li đúng chuẩn và lệch chuẩn...80 Bảng 2.3. Phương thức sinh viên thể hiện phẩm chất nguyên âm Li so với chuẩn ..81 Bảng 2.4. Năng lực thể hiện VOT của sinh viên đối với phụ âm tắc tiếng Anh ....107 Bảng 2.5. Tỷ lệ sinh viên thể hiện phụ âm đúng chuẩn và lệch chuẩn (lỗi) ...........113 Bảng 2.6. Số lượng và tỷ lệ sinh viên phạm lỗi phát âm phụ âm và các kiểu lỗi tương ứng (VT: vị trí cấu âm; PT: phương thức cấu âm; TT: tính thanh) ..................................................................................................................126 CHƯƠNG 3 Bảng 3.1. Mức độ năng lực của sinh viên về phân bố trọng âm .............................142 Bảng 3.2. So sánh nhịp điệu tiếng Anh giữa sinh viên và bản ngữ Anh ................156 Bảng 3.3. Tóm tắt trị trung bình của mức âm vực cao nhất - thấp nhất và quãng âm vực rộng nhất của CTV ............................................................................165 Bảng 3.4. Ngữ liệu về mức âm vực và quãng âm vực của tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................................................................................174 xi DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU Hình 0.1. Thiết bị ghi âm nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm ..............................23 Hình 0.2. Phòng ghi âm nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm .................................23 CHƯƠNG 1 Hình 1.1. Tiến trình chuyển biến của Li (Phỏng theo [98, tr.17]) ............................33 Hình 1.2. Thể liên tục của hệ ngữ trung gian ............................................................34 Hình 1.3. Các quá trình dẫn đến hiện tượng thạch hóa .............................................37 Hình 1.4. Quy trình đánh giá năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên .................40 Hình 1.5. So sánh hai loại hình nhịp điệu [71, tr.54-55] ...........................................57 Hình 1.6. Ngữ điệu có âm vực của các đơn vị ngữ điệu xếp luân phiên với thanh điệu từ vựng ...............................................................................................63 Hình 1.7. Ngữ điệu có âm vực của đơn vị ngữ điệu chồng lên thanh điệu ...............63 CHƯƠNG 2 Hình 2.1. Cách dán nhãn điểm đầu và điểm cuối của nguyên âm đích có âm vị /i:/ trên Textgrid của tập tin 0117_0601.wav ..................................................71 Hình 2.2. Cách dán nhãn điểm đầu và điểm cuối của nguyên âm có âm vị /ɪ/ .........75 Hình 2.3. Phẩm chất nguyên âm tiếng Việt của nữ sinh viên đối chiếu với phẩm chất nguyên âm tiếng Anh (RP) của nữ bản ngữ Anh .......................................77 Hình 2.4. Phẩm chất nguyên âm tiếng Anh của nam sinh viên đối chiếu với phẩm chất nguyên âm tiếng Anh (RP) của nam bản ngữ Anh ............................78 Hình 2.5. Tỷ lệ số sinh viên thể hiện nguyên âm Li có phẩm chất tương đồng và cận nguyên âm đích ..........................................................................................80 Hình 2.6. Tỷ lệ sinh viên thể hiện phẩm chất nguyên âm có F1Li/F2Li tương đồng với F1L2/F2L2 tương đương của người bản ngữ Anh .................................81 Hình 2.7. Tỷ lệ phần trăm số nguyên âm tiếng Anh của sinh viên lệch sang nguyên âm RP không mong muốn khác .................................................................90 xii Hình 2.8. Tỷ lệ SV thể hiện những cặp nguyên âm tiếng Anh với phẩm chất (F1/F2) tương tự nhau .............................................................................................92 Hình 2.9. Trường độ nguyên âm RP căng và chùng đứng trước phụ âm hữu thanh và vô thanh ………………………………………………………………….93 Hình 2.10. Tỷ lệ sinh viên thể hiện nguyên âm có trường độ dài hơn trong ngữ cảnh đứng trước phụ âm hữu thanh so với ngữ cảnh đứng trước phụ âm vô thanh ...........................................................................................................94 Hình 2.11. Trị trung bình trường độ nguyên âm “a” trong âm tiết “man” của 4 từ có số lượng âm tiết khác nhau do BNA thể hiện trong cùng đơn vị ngữ điệu ....................................................................................................................95 Hình 2.12. Khuynh hướng chuyển di phẩm chất 11 nguyên âm đích của nam sinh viên .............................................................................................................98 Hình 2.13. Các dạng sóng âm của phụ âm tiếng Anh và tiếng Việt .......................104 Hình 2.14. Giá trị VOT phụ âm tắc giữa tiếng Anh và tiếng Việt ..........................107 Hình 2.15. Tỷ lệ sinh viên thể hiện phụ âm tắc tiếng Anh có VOTLi khác biệt so với VOTL1 của nhóm bản ngữ Anh ................................................................108 Hình 2.16. Thể liên tục VOT của âm tắc giữa hai ngôn ngữ ..................................109 Hình 2.17. Đối chiếu trường phổ CoG và ZCR của 7 cặp phụ âm tương tự giữa hai ngôn ngữ ..................................................................................................111 Hình 2.18. Tỷ lệ phần trăm số sinh viên thể hiện đúng chuẩn và cận chuẩn các phụ âm xát và phụ âm tắc-xát tiếng Anh ........................................................114 Hình 2.19. Tỷ lệ số sinh viên thể hiện âm vị /θ/ và /ð/ đích là âm xát và âm tắc ...116 Hình 2.20. Tỷ lệ phần trăm số sinh viên thể hiện phụ âm xát “th”, âm vị /θ/ dưới các dạng khác nhau ........................................................................................116 Hình 2.21. Tỷ lệ phần trăm số sinh viên phát âm phụ âm xát “th”, âm vị /ð/ dưới các dạng thể hiện khác nhau...........................................................................117 Hình 2.22. Các dạng thể hiện của âm vị đích /s/Li của sinh viên có giá trị CoG và ZCR khác biệt so với /s/L2 của nhóm người bản ngữ Anh trong trường phổ CoG và ZCR ............................................................................................118 Hình 2.23. Các dạng thể hiện của âm vị đích /ʃ/ (TA) trên trường phổ CoG và ZCR ..................................................................................................................120 xiii CHƯƠNG 3 Hình 3.1. Thuộc tính phổ quát về đường nét của F0 (L: lên; X: xuống) .................134 Hình 3.2. Đặc trưng ngữ điệu trong mô hình đề xuất bởi Bruce và Gårding .........134 Hình 3.3. Cách dán nhãn, đo cao độ của 6 âm tiết trong câu nghi vấn “How did she go to work?” của CTV có mã số 05 .........................................................138 Hình 3.4. Năng lực của nữ sinh viên về phân bố trọng âm .....................................141 Hình 3.5. Năng lực của nam sinh viên về phân bố trọng âm ..................................141 Hình 3.6. Biến thiên âm vực của các âm tiết nhấn sai vị trí, nhấn đúng vị trí của sinh viên so với âm tiết chuẩn của bản ngữ Anh .............................................151 Hình 3.7. Cách tính nhịp điệu (Các âm tiết nhấn được in đậm) .............................155 Hình 3.8. So sánh nhịp điệu tiếng Anh giữa sinh viên và bản ngữ Anh .................157 Hình 3.9. Cách dán nhãn cho 5 điểm mốc trong câu nhận định của CTV có mã số 01 ..................................................................................................................161 Hình 3.10. Cách dán nhãn cho các điểm mốc trên đường F0 ..................................162 Hình 3.11. Tỷ lệ trăm số câu Li của sinh viên có ngữ điệu xuống và ngữ điệu lên167 Hình 3.12. Sự khác biệt về cách biến thiên âm vực giữa âm tiết nhấn mạnh nhất và âm tiết không nhấn yếu nhất giữa tiếng Anh và tiếng Việt .....................170 Hình 3.13. Tỷ lệ phần trăm số câu trong ba nhóm câu Y/N Q, Wh Q và S mà sinh viên thể hiện đúng đường nét so với người bản ngữ Anh .......................181 Hình 3.14. Tỷ lệ phần trăm số đơn vị ngữ điệu và số câu trong nhóm câu Or Q mà sinh viên thể hiện đúng đường nét ngữ điệu L-L-X ................................181 Hình 3.15. Tỷ lệ phần trăm số đơn vị ngữ điệu và số câu trong nhóm câu And S mà sinh viên thể hiện đúng đường nét ngữ điệu L-L-X ................................182 Hình 3.16. Những câu được chọn để đối chiếu với những câu tương đương của BNA .........................................................................................................184 1 PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu trình bày (1) lý do chọn đề tài; (2) lịch sử nghiên cứu trên địa hạt ngôn ngữ học đối chiếu bàn về tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ, nêu ra những công trình tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam đề cập đến năng lực phát âm, lỗi phát âm tiếng Anh của người học trên bình diện ngữ âm học thực nghiệm so sánh đối chiếu, nghiên cứu giao thoa giữa tiếng Anh với tiếng mẹ đẻ của họ; (3) mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; (4) đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (5) ý nghĩa khoa học và thực tiễn; (6) kho tư liệu và phương pháp nghiên cứu; và (7) và bố cục của luận án. 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thế giới đương đại, toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ yếu và phổ biến nhất chi phối tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại, tạo điều kiện và cơ hội cho những nhân tố mới phát triển. Việt Nam, thành viên 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có thể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, đòi hỏi chúng ta phải trang bị hành trang thật tốt cho nguồn nhân lực của mình, nhất là đối với sự nghiệp trồng người. Trên con đường hội nhập trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ quốc tế, là hành trang không thể thiếu được, và là chìa khóa cho thế hệ trẻ bước vào mọi lĩnh vực từ khoa học - công nghệ, thương mại, tài chính cho đến các hoạt động chính trị, ban giao quốc tế nhằm đưa đất nước đến phồn vinh. Cơ hội đang mở ra, thách thức đang đến với giáo dục Đại học trong việc nâng cao chất lượng đầu ra cho những sinh viên chuyên Anh vì họ chính là đội ngũ thầy cô giáo nòng cốt trong việc đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa trình độ, năng lực tiếng Anh cho nguồn nhân lực nước nhà. Thực tế cho thấy, qua các cuộc khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên tiểu học, THCS và THPT, kết quả đạt chuẩn còn quá khiêm tốn, nhất là đối với kỹ năng nghe - nói1. Hàng loạt các giải pháp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đã được đề xuất và thực thi, hàng tỉ đồng ngân sách đã chi ra cho công tác này, nhưng kết quả không Thông tin lấy từ báo điện tử như Tin 217.com (11/6/2012) trong bài Giáo viên tiếng Anh rớt như sung rụng trên trang mạng http://www.tin247.com/giao_vien_tieng_anh_rot_nhu_sung_rung-11-21971616.html ; Danviet.vn (18/06/2012 19:43) trong bài Giáo viên tiếng Anh rớt như sung: Trong rủi có may trên trang mạng http://danviet.vn/tin-tuc/giao-vien-tieng-anh-34rot-nhu-sung34-trong-rui-co-may-133679.html; 24H.com (27/12/2015) trong bài Giáo viên ngại học bồi dưỡng tiếng Anh trên trang mạng (Truy cập ngày 30/05/2015) 1 2 như mong muốn. Phần lớn giáo viên phải vừa học vừa dạy, thời gian bồi dưỡng lại quá ngắn; vả lại “không thể ngay lập tức các giáo viên có được phát âm chuẩn”. Ngoài ra, “chuyện tất cả giáo viên ngoại ngữ được ra nước ngoài tập huấn sẽ còn ngặt nghèo hơn”2. Với số lượng giáo viên tiếng Anh quá lớn, việc thuê giáo viên bản ngữ để bồi dưỡng cho các giáo viên này đã không khả thi, huống chi để giảng dạy trực tiếp cho học sinh các cấp. Với thực trạng này, việc triển khai các đề án nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với Đồng bằng Sông Cửu Long (còn gọi là miền Tây Nam Bộ - MTNB) – “vùng trũng về giáo dục”3. Một trong những “giải pháp căn bản, đột phá từ phần gốc” có thể giải đáp bài toán hóc búa về kỹ năng “nghe - nói” cho các giáo viên tiếng Anh là nâng cao chất lượng sản phẩm chuyên Anh từ các trường Đại học trong vùng, quan tâm đến “năng lực phát âm tiếng Anh”, vì chính lời nói của họ trong môi trường giáo dục và giao tiếp, tác động trực tiếp đến quá trình thụ đắc về cảm thụ và tạo sản lời nói của nhiều thế hệ học trò mai sau. Họ không những là lực lượng nòng cốt trực tiếp đào tạo bồi dưỡng các giáo viên tiếng Anh các cấp mà còn là lực lượng chủ đạo trong việc nâng cao tầm giao tiếp ngôn ngữ quốc tế cho nguồn nhân lực trong vùng. Do vậy, việc khảo sát, phân tích và đánh giá một cách cụ thể, chính xác, bao quát thực trạng năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên MTNB, nêu ra những vấn đề ngữ âm tồn tại, đề xuất các phương pháp khắc phục lỗi phát âm nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả giáo dục là nhu cầu cấp thiết và có tầm chiến lược lâu dài. Đây là lý do nghiên cứu đề tài “Tiếng Anh của sinh viên miền Tây Nam Bộ” và cũng chính là hoài bão của chúng tôi – những người con của “đô thị miền sông nước” – trong việc nâng cao năng lực phát âm tiếng Anh của sinh viên MTNB, góp phần đưa vùng sông nước này phát triển và thoát khỏi “danh tiếng” “vùng trũng” về giáo dục. Trích từ bài Nở rộ dịch vụ ‘ăn theo’ giáo viên chưa đạt chuẩn (15/08/2012, 06:18). Truy cập trên trang mạng, ngày 30/4/2015 http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83479/no-ro-dich-vu-an-theogiao-vien-chua-dat-chuan.html 3 Nhận định của Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL, giai đoạn 2011-2015 theo quyết đinh 1033 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (trích từ Tuổi trẻ Online, 25/09/2015, 14:34). Truy cập trên trang mạng, ngày 10/10/2015 http://tuoitre.vn/tin/giaoduc/20150925/dbscl-van-la-vung-trung-ve-giao-duc/975019. html 2 3 Thuộc châu thổ sông Mê Kông với diện tích 40.548,2 km² (chiếm 12% diện tích cả nước), MTNB là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội nằm ở cực nam của đất nước. Đây là vùng văn hóa được sáp nhập cuối cùng vào văn hóa Việt Nam, tiếp nhận nhiều tộc người đến làm ăn sinh sống. Với vị trí địa lý nằm trên trục giao thông của nhiều quốc gia, ba mặt giáp biển, vùng đất này từ lâu đã là nơi giao lưu, hội tụ của các nền văn minh khác nhau; và là nơi duy nhất có các tộc người thiểu số sinh sống bên cạnh người Việt. Đặc trưng văn hóa ở đây là sự dung hợp văn hóa của nhiều tộc người (Việt, Hoa, Chăm, Khmer, và một số tộc người thiểu số khác) và của nhiều nền văn minh khác nhau. Liệu hệ thống ngữ âm của thổ ngữ ở đây có ảnh hưởng đến cách phát âm tiếng Anh của sinh viên MTNB không? Những đơn vị ngữ âm tiếng Anh nào sinh viên phát âm tốt, những lỗi phát âm nào có thể xảy ra? Để lý giải vấn đề này, thông qua phân tích ngữ âm học thực nghiệm, phát âm tiếng Anh của mỗi sinh viên (ngôn ngữ trung gian – Li) thuộc 13 tỉnh thành được khảo sát, phân tích và đánh giá trên cơ sở đối chiếu với phát âm tiếng Anh chuẩn RP4 (Received Pronunciation) của nhóm bản ngữ Anh5 (ngôn ngữ đích – L2) và trên cơ sở đối chiếu với phát âm tiếng Việt (ngôn ngữ nguồn – L1) của sinh viên. 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Trên thế giới Cho đến nay, trên địa hạt ngôn ngữ học đối chiếu với mục tiêu ứng dụng vào việc dạy và học tiếng, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu giao thoa xuyên ngữ6 (crosslinguistic) giữa các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ trình bày một số công trình tiêu biểu trên thế giới đề cập đến năng lực phát âm Ngôn ngữ đích là ngôn ngữ mà người ta đang học, khác với ngôn ngữ thứ nhất hoặc tiếng mẹ đẻ của người học. Do vậy, chúng tôi sử dụng biến thể tiếng Anh RP làm chuẩn vì đây là ngôn ngữ đích được chọn để giảng dạy trong các học phần luyện giọng, ngữ âm học và âm vị học cho sinh viên ở bốn trường Đại học khảo sát. Các giáo trình giảng dạy ngữ âm như Ship or Sheep [62], Sounds English A Pronunciation Book [221], English Phonetics and Phonology A Practical Coursebook [239], [240], Elements of Pronunciation [210], Introducing Phonetics and Phonology [206] có kèm CD đều sử dụng RP làm “chuẩn” để giảng dạy lý thuyết và thực tập rèn luyện phát âm tiếng Anh cho sinh viên. Trong tự điển Concise Oxford English Dictionary, RP là ngữ giọng tiếng Anh chuẩn của Vương quốc Anh và được định nghĩa là “ngữ giọng chuẩn của tiếng Anh ở Miền Nam nước Anh” (Nguồn: Truy cập trên trang mạng, ngày 5/11/2015 https://en.wikipedia.org/wiki/Received_Pronunciation). 5 Những người bản ngữ Anh trong nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm của luận án là những CTV đến từ các tỉnh Cambridge, Oxford và Bournemouth, thuộc miền Nam nước Anh. 6 Cross-linguistic: xuyên ngữ [14]. 4 4 và lỗi phát âm tiếng Anh của người học có tiếng mẹ đẻ khác nhau trên bình diện ngữ âm học thực nghiệm so sánh đối chiếu, nghiên cứu giao thoa giữa tiếng Anh (L2) và tiếng mẹ đẻ (L1) của họ: Trong luận án tiến sĩ của Michael Carey [78], năng lực phát âm nguyên âm đơn tiếng Anh (Li) của 40 người Hàn học tiếng Anh - Úc được xét trên phẩm chất và lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự lệch chuẩn về phẩm chất của 11 nguyên âm Li so với giá trị đích (F1/F2) của L2 phần lớn là do chuyển di tiêu cực từ L1 (tr.114). Các CTV phát âm 8 nguyên âm đích /ʉː ɜ, ɔ, e, ʊ, ɐ, o:, æ/ lệch sang những nguyên âm khác với tần suất lệch về phẩm chất theo thứ tự là 88%, 68 %, 68%, 53%, 43%, 35%, 31% và 25%. Kết quả còn chứng tỏ rằng, tương tự như người Úc bản ngữ, các CTV này thể hiện các nguyên âm Li với trường độ dài hơn khi đứng trước phụ âm hữu thanh /d/ so với khi đứng phụ âm vô thanh /t/. Tuy nhiên, trong tiếng Hàn, 3 phụ âm tắc /p, t, k/ và 4 phụ âm vang /l, n, m, n, ŋ/ khi đứng sau nguyên âm sẽ không tác động đến việc thay đổi trường độ của nguyên âm đứng trước chúng. Hiện tượng chuyển di tiêu cực không thể hiện rõ đối với trường độ nguyên âm ở đây. Luận án tiến sĩ của Ezzeldin Mahmoud Tajeldin Ali [118] nghiên cứu lỗi phát âm nguyên âm, phụ âm tiếng Anh của 11 sinh viên Xu-đăng có L1 là tiếng A-rập. Các nguyên âm đích được thiết kế gồm 11 từ đơn âm tiết thuộc câu chứa “Say … again”. Tác giả sử dụng dữ liệu 11 nguyên âm đơn RP của nhóm đối chứng gồm 10 bản ngữ Anh ở miền Nam nước Anh (5 nữ, 5 nam) từ kết quả nghiên cứu của Deterding, 1997 [110]. Những kiểu lỗi nguyên âm Li đã chứng tỏ sự tác động của hiện tượng chuyển di từ những nguyên âm L1 (tr.133). Chẳng hạn, F1/F2 của những nguyên âm trong hai cặp nguyên âm căng/chùng /u:-ʊ/ và /ɔ:-ɔ/ có giá trị rất cận nhau trong tứ giác nguyên âm. Điều này là do sinh viên thể hiện phẩm chất nguyên âm căng/chùng đích tương tự như cách tạo sản nguyên âm trong tiếng A-rập. Tần suất lỗi phát âm /i:/ mà sinh viên thể hiện thấp hơn nhiều so với /e, ʌ, ɜ:, ɔ, ɑ:, u:, ɔ:, ɪ, æ/ vì L1 có âm tương đương như /i:/ trong L2. Cách mà sinh viên thể hiện trường độ của nguyên âm dài/ngắn cũng tương ứng với cách mà bản ngữ Anh thể hiện. Tuy nhiên, có một số nguyên âm sinh viên phát âm với trường độ dài hơn là do ảnh hưởng của L1. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra nguyên nhân của một số lỗi phát âm là do sự khác biệt về hệ thống chữ viết giữa hai ngôn ngữ như /e/ được phát âm sai thành /ɪ/ và /ɜ:/, còn /eɪ/ 5 thành /e/ (tr.140). Các phụ âm đích được chọn là những phụ âm tắc, xát và tắc-xát được đặt trong từ CVC (C: phụ âm, V: nguyên âm) cũng thuộc câu chứa “Say … again”. Tác giả sử dụng dữ liệu từ hai nghiên cứu thực nghiệm của những tác giả đi trước làm cơ sở đối chiếu: Dữ liệu VOT (Thời điểm khởi thanh - Voice Onset Time) của Docherty [114] với nhóm đối chiếu gồm 5 nam bản ngữ ở miền Nam nước Anh và dữ liệu CoG (Trọng tâm cân bằng phổ - Center of Gravity) và StD (Độ phân tán phổ - Spectral Standard Deviation) của Maniwa và cộng sự [201] với nhóm đối chiếu là bản ngữ Mỹ. Các âm tắc vô thanh và hữu thanh của sinh viên rơi vào đoạn “thanh trễ ngắn” (short lag) của thể liên tục VOT của bản ngữ Anh, chủ yếu là do chuyển di từ L1. Các âm xát /ð, θ, s, z/, /f, v/ và /ʃ, ʒ/ có giá trị CoG cận với nhau hơn so với dữ liệu tham chiếu chuẩn tiếng Anh. Kết quả giá trị CoG âm xát của sinh viên cho thấy sự tương ứng tương đối với kiểu hình thể hiện CoG của bản ngữ Anh. Điều này có thể là do tiếng A-rập có nhiều phụ âm tương tự như trong tiếng Anh. Tuy nhiên, các âm xát của BNA có giá trị CoG cao hơn so với sinh viên (tr.158). Enli [117] nghiên cứu quá trình tạo sản phụ âm và nguyên âm tiếng Anh của 50 người Trung Quốc nói tiếng Quan Thoại. Tác giả kết luận rằng, nhóm người này gặp khó khăn khi phát âm phụ âm xát răng /θ/ và /ð/ vì chúng không tồn tại trong tiếng Quan Thoại và họ có khuynh hướng thay thế hai âm này bằng /s/ và /z/. Do không có hình thức số nhiều trong tiếng Quan Thoại nên cách phát âm /s/, /z/ và /ɪz/ ở cuối danh từ số nhiều cũng là trở ngại lớn. Lỗi phát âm nguyên âm của họ có tần suất cao đối với /i:/, /ɪ/, /e/, /u:/, /aʊ/ và /eə/. Trên phương diện siêu đoạn tính, đã có những công trình nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm như sau: Luận án tiến sĩ của McGory [202] bàn về thụ đắc trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh (L2) của hai nhóm người học có L1 là tiếng Quan thoại và tiếng Hàn. Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng ngữ điệu tiếng Anh của người Hoa và người Hàn chịu tác động từ tiếng mẹ đẻ của họ. Đối chiếu F0 chỉ ra rằng bản ngữ Anh tạo ra những kiểu F0 nhất quán với các kiểu dấu nhấn giọng trong câu hỏi và câu nhận định và họ nhấn giọng chỉ ở những từ nổi bật. Trái lại, những chủ ngôn Hoa và Hàn tạo sản những kiểu F0 như nhau trong những từ đích, bất kể trong những ngữ cảnh ngữ điệu khác nhau và họ tạo ra những âm tiết mang trọng âm với giá trị âm vực cao hơn những âm tiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất