Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan ...

Tài liệu Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia

.PDF
111
562
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT AUSTRALIA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Nguyễn Thị Ánh Nguyệt PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT AUSTRALIA Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN Hà Nội – 2011 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ 5 BỒI THƯỜNG THIỆT DO Ô NHIỄM DẦU 1.1. Thực trạng về ô nhiễm dầu tại Việt Nam và các nước trên 5 thế giới 1.2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu và vai trò của chế định bồi 14 thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 1.2.1 Một số khái niệm về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. 1.2.2 1.3 14 Vai trò của chế định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 19 Cơ sở pháp lý của chế định bồi thường thiệt hại do ô nhiếm dầu 21 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ 25 VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU. 2.1. Các văn bản pháp luật trong nước điều chỉnh về bồi thường 25 thiệt hại do ô nhiễm dầu . 2.1.1 Các văn bản pháp luật chung 25 2.1.2 Một số văn bản pháp luật chuyên biệt 39 2.2 Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bồi thường 51 thiệt hại ô nhiễm dầu 2.3 Một vài bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 58 Chương 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT AUSTRALIA VỀ 66 BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 3.1. Hệ thống Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu trên Biển và 66 bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu của Australia (Úc). 3.1.1 Giới thiệu khái quát về Australia 66 3.1.2 Các quy định chung của pháp luật Australia về ô nhiễm dầu. 68 3.1.3 Các đạo luật đáng chú ý của Liên bang Australia quy định về 73 trách nhiệm và chế tài liên quan đến ô nhiễm dầu trên biển. 3.1.4 Các Công ước quốc tế Australia là thành viên liên quan đến ô 75 nhiễm dầu. 3.1.5 Quy định về Quyền tài phán theo pháp luật Australia khi giải 75 quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm dầu 3.1.6 Các quy định về thẩm quyền xét xử và tố tụng. 77 3.1.7 Vấn đề trách nhiệm dân sự 79 3.1.8 Khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại 81 3.1.9 Biện pháp đảm bảo tài chính 83 3.1.10 Bồi thường thiệt hại 84 3.1.11 Quỹ bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 88 3.1.12 Trách nhiệm hình sự 89 3.2 Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị, đề xuất cho Việt Nam 92 trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. 3.2.1 Sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm dầu trên biển bằng Luật 3.2.2 Hoàn thiện các quy định về Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu độc lập và Quỹ quốc gia đối phó với nạn ô nhiểm dầu trên biển. 92 100 3.2.3 Bổ sung và hoàn thiện các quy định về việc lượng giá các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu trong các văn bản pháp luật. 103 3.2.4 Hoàn thiện các quy định về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. 106 3.2.5 Tích cực Tham gia các công ước quốc tế về ô nhiễm dầu. 106 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMSA : Cơ quan an toàn biển của Australia . BLHS 1999 : Bộ luật Hì nh sự năm 1999 BLDS 2005 : Bộ luật dân sự năm 2005. BLTTDS 2005 : Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005. BUNKER 2001 : Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ kho nhiên liệu của tàu , 2001 BTTH : Bồi thường thiệt hại BVMT : Bảo vệ môi trường CLC 1992 : Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 CUQT/ ĐUQT : Công ước quốc tế/ Điều ước quốc tế GT : Tức Gross Ton, bằng 2240 pounds hay 1.016,047kg (tương đương Tấn) GTVT : Giao thông vận tải. HNS 1996 : Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự và bồi thường tổn thất (thiệt hại ) liên quan đến vậ n chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển 1996. IMO : Tổ chức Hàng Hải quốc tế KHQG : Kế hoạch quốc gia LHQ : Liên Hợp Quốc MARPOL 73/78 :Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị đị nh thư 1978 1973 OPRC 1990 : Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu 1990 SCTD : Sự cố tràn dầu SOLAS : Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng người trên biển FUND (FC) : Công ước quốc tế thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại từ ô nhiễm dầu. SDR : Quyền rút vốn đặc biệt, tỷ lệ chuyển đổi hàng ngày cho các quyền rút vốn đặc biệt (SDR) có thể được tìm thấy trên trang web của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF ) tại www.imf.org dưới "Tài chính IMF ". TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. TNMT : Tài nguyên môi trường. TNDS : Trách nhiệm dân sự TTCP : Thủ tướng Chính phủ UBQG : Ủy ban quốc gia UCSCTD : Ứng cứu Sự cố tràn dầu. UNLOCS 82 : Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 UBND : Ủy ban nhân dân. DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 3. 1. Những sự cố gây ô nhiễm dầu tại Australia ................................ 68 Bảng 3.2: Căn cứ đánh giá mức độ sự cố tràn dầu ....................................... 73 Bảng 3.3: Mức giới hạn trách nhiệm theo CLC và mức bồi thường theo FC (FUND) tính đến năm 2003 ........................................................................... 86 Bảng 3.4: Mức giới hạn trách nhiệm C LC và mức bồi thường thiệt hại theo FC (FUND) từ năm 2003 ...................................................................... 87 Bảng 3.5: Mức bồi thường theo HNS 1996 ................................................. 88 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Hình ảnh tràn dầu ở Trung Quốc năm 2010 .............................. 6 Hình 1.2 : Hình ảnh về Sự cố tràn dầu trên vịnh Mexico- Hoa Kỳ năm 2010 ... 7 Hình 1.3 : Hình ảnh tràn dầu ở tỉnh Quảng Nam năm 2007 ....................... 8 Hình 1.4 : Ô nhiễm dầu không rõ nguồn gốc ở ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2007 ...................................................................................... 11 Hình 1.5 : Ô nhiễm và thu gom dầu thải tại Côn Đảo năm 2007....................... 13 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm dầu trở thành một trong những vấn nạn của nhiều quốc gia vùng ven biển trên thế gới, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy những vụ đắm tàu, tràn dầu đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường biển trên khắp hành tinh. Do đó đây là một vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới quan tâm. Việt Nam là một quốc gia có nhiều các hoạt động khai thác dầu khí và hoạt động vận tải trên biển. Theo thống kê từ 1987 đến nay đã xảy ra khoảng trên 90 vụ tràn dầu lớn nhỏ, trong đó có một số vụ điển hình gây ra tình trạng ô nhiễm dầu đặc biệt nghiêm trọng. Từ đó có tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước mà trước tiên phải kể đến những thiệt hại đối với nến kinh tế quốc gia như ngành kinh tế thuỷ sản, làm muối, du lịch và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên môi trường , lượng dầu tràn làm ô nhiễm biển Việt Nam đến năm 1992 là 7.380 tấn, năm 1995 là 10.020 tấn, và theo mức độ gia tăng của vận tải biển , khai thác dầu khí và công nghiệp hóa , năm 2000 lên đến 17.650 tấn. Dự báo đến năm 2010, lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển Việt Nam có thể lên đến trên 21.000 tấn. Tuy nhiên, phần lớn những thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển của nước ta đều chưa được đánh giá đúng mức và không được bồi thường . Lý do là hệ thống pháp luật trong nước điều chỉnh về vấn đề này vừa thiếu lại vừa yếu . Các cơ quan có thẩm quyền , cơ quan chuyên môn và cả chí nh quyền đị a phương còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các sự cố tràn dầu cũng như tiến hành các nghiệp vụ cấn thiết để yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu . Đặc biệt là trong việc xác đị nh nguồn gốc dầu gây ô nhiễm và đánh giá mức độ thiệt theo quy định của pháp luật quốc tế . Điều đó cho thấy sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với vấn nạn này. Cho đến nay nước ta chưa có một đạo luật hay một văn bản pháp luật chuyên biệt và thống nhất nào điều chỉnh về vấn đề BTTH do ô nhiễm dầu và phòng chống ô nhiễm dầu trên biển . Phần lớn các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này nằm rải rác ở nh iều văn bản luật khác nhau như BLDS năm 2005, Luật BVMT 2005, Luật Thủy sản 2003, Luật Dầu khí 1993, BLHH 2005 ….và một số nghị định , quyết đị nh khác của các bộ , ban nghành liên quan. Tuy nhiên bản thân nội dung các văn bản trên cũng không có các chế tài quy định về việc BTTH do ô nhiễm dầu một cách rõ ràng và cụ thể hoặc các chế tài nếu có mới chỉ dừng ở việc xử lý , ngăn chặn còn việc khắc phục thiệt hại và BTTH thì hầu như không được giải quyết đến nơi đến chốn. Hơn nữa Việt Nam cũng chưa tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng về BTTH và phòng chống ô nhiễm dầu, các nghị định thư bổ sung, các văn bản pháp lý có liên quan nhằm đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung về ô nhiễm môi trường biển theo thông lệ quốc tế. Dẫn đến một thực tế là hầu hết các vụ việc liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện về trách nhiệm BTTH do ô nhiễm dầu tại Việt Nam đều không được xử lý và giải quyết thỏa đáng. Trong tương lai nếu tình trạng ô nhiễm dầu không được khắc phục và việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến BTTH do ô nhiễm dầu không được pháp luật điều chỉnh, dự liệu một cách đầy đủ thì nó sẽ trở thành một trong những nguyên nhân và là thảm họa làm suy giảm nghiêm trọng môi trường sống, cảnh quan sinh thái, nền kinh tế của đất nước (đặc biệt là các hoạt động kinh tế biển) cũng như sức khỏe của con người. Bởi dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp của hydrocacbon và các hợp chất hữu cơ khác phát sinh từ các chất hữu cơ sản sinh cả trên lục địa lẫn trong biển. Chất độc trong dầu có tác dụng công phá chức năng của màng tế bào và làm tổn hại đến sự sống, sự phát triển và sự sinh sản của rất nhiều loại sinh vật, chim biển, động thực vật, thực vật phù du cũng như đời sống của con người.[20] Từ các nhận định trên cho thấy, việc luật hóa và hoàn thiện hệ thống pháp luật về việc phòng ngừa, xử lý, khắc phục và BTTH do ô nhiễm dầu tại Việt Nam đã trở nên cấp bách. Do đó, với mong muốn được nghiên cứu khoa học và để tìm hiểu các quy định pháp luật về ô nhiễm dầu, một vấn đề tuy không còn mới nhưng đáng báo động ở nước ta nên học viên đã chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do Ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia” làm luận văn thạc sỹ của mình. Trên cơ sở nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật Australia (Úc) về cùng một vấn đề là BTTH do ô nhiễm dầu, đề tài sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về BTTH do ô nhiễm dầu và phòng ngừa xử lý , khắc phục ô nhiễm dầu ở Việt Nam trong thời gian tới . Đồng thời sẽ đề xuất một số kiến nghị để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến ô nhiễm dầu sao cho đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng có tính đến hoàn cảnh đặc thù của nước ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài . Đề tài “Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do Ô nhiễm dầu trong tương quan so sánh với pháp luật Australia” có các mục đích và nhiệm vụ chính sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận về BTTH do ô nhiễm dầu, trong đó có các nội dung chính như các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề này cũng như vai trò của chế định BTTH do ô nhiễm dầu trong hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định BTTH do ô nhiễm dầu. - Trên cơ sở tìm hiều về các quy định trong hệ thống pháp luật của Australia về cùng một vấn đề này, đề tài sẽ đưa ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện các quy định về BTTH do ô nhiễm dầu tại nước ta cũng như các chế định về phòng ngừa xử lý và khắc phục ô nhiễm dầu ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu. Học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống là tra cứu và sưu tầm các tài liệu, phân tích, nhận định và bình luận các tài liệu để đưa ra các quan điểm khoa học và hoàn thành luận văn. Do vậy, trên cơ sở các số liệu, các bài báo, các bài viết, bài nghiên cứu của các chuyên gia cũng như thông qua việc nghiên cứu các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng như pháp luật Australia, các công ước quốc tế. Luận văn đã có một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh pháp lý liên quan đến chế định BTTH do ô nhiễm dầu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Australia. 4. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá hệ thống pháp luật trong nước về chế định BTTH do ô nhiễm dầu Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm cũng như những vấn đề bất cập để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra Luận văn đã phát hiện ra những điểm tiến bộ và phù hợp trong các quy định của pháp luật Australia về vấn đề trên. Từ đó có thể học hỏi để sửa đổi, bổ sung những điểm còn hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam, kế thừa và phát huy những tiến bộ của nước bạn tiến tơí xây dựng một đạo luật chuyên biệt điều chỉnh về vấn đề trên. Luận văn được bố cục thành 03 chương với các nội dung chính như sau: Chương I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT DO Ô NHIỄM DẦU 1.1 Thực trạng về ô nhiễm dầu tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Theo dự báo, thế kỷ 21 là kỷ nguyên phát triển rực rỡ của loài người nhưng đồng thời cũng là giai đoạn thử thách gay go về môi trường sống đối với hành tinh xanh, nổi bật hàng đầu đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do dầu trên trái đất. Theo thống kê Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) cho biết, ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu đổ ra biển[23]. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất và để lại nhiều hậu nghiêm trọng nhất cho môi trường. Vì vậy, cho đến nay đã có nhiều điều ước quốc tế được ký kết và thực thi để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển nói riêng và môi trường nói chung khỏi các sự cố làm ô nhiễm môi trường từ dầu. Trên thế giới đã từng chứng kiến những vụ tràn dầu lớn, để lại hậu quả nặng nề cho môi trường, có thể điểm qua những vụ tràn dầu lớn trên thế giới từ năm 1967 đến năm 2010 như sau: [12, 36] Ngày 18/3/1967, tại vùng eo biển La Manche (Đại Tây Dương), tàu chở dầu Torrey Canyon đã mắc cạn ở bờ biển của nước Anh, hệ quả là làm tràn 38 triệu gallon dầu; Ngày 15/12/1976, tại Vịnh Buzzards, bang Massachusetts, Mỹ, tàu Argo Merchant va vào đất liền và vỡ tại đảo Nantucket, làm tràn 7,7 triệu gallon dầu; Ngày 16/3/1976, tại biển Portsall, Pháp, siêu tàu chở dầu Amoco Cadiz làm tràn 68 triệu gallon ; Tháng 4/1977 xảy ra vụ nổ giếng dầu tại dàn khoan dầu Ekofisk khiến 81 triệu gallon dầu thô tràn ra Biển Bắc ; Tháng 7/1995 tàu Iron Baron làm tràn 550 tấn dầu bunker ở vùng biển Bắc Tasma nia Australia; Ngày 15/2/1996, tại biển xứ Wales, siêu tàu chở dầu Sea Empress va vào đất liền tại vịnh Milford Haven, làm tràn 70 triệu lít dầu thô; Ngày 28/7/2003, tàu chở dầu Tasman Spirit mắc cạn và nứt làm đôi, làm một trong số 4 bồn chứa dầu bị vỡ, tràn 28.000 tấn dầu thô, tại cảng Karachi, Pakista; Ngày 7/12/2007, Tàu Hebei Spirit đụng phải một dây thép nối giữa một tàu kéo và một xà lan làm tràn 2,8 triệu gallon dầu thô tại 5 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây Hàn Quốc. Hình 1.1: Hình ảnh tràn dầu ở Trung Quốc năm 2010 (theo http:// Vnexpress.net) Gần đây nhất là ngày 20-24/4/2010, dàn khoan dầu Deepwater Horizon (BP) bị nổ và chìm khiến 60.000 thùng dầu thô bị tràn mỗi ngày tại vịnh Mexico - Hoa Kỳ và đây là thảm họa môi trường khủng khiếp nhất mà Mỹ từng phải đối phó. Ít nhất 43 triệu gallon dầu đã tràn ra đại dương kể từ khi giếng dầu Deepwater Horizon bốc cháy và chìm xuống biển trong tháng 4, lớn hơn rất nhiều con số 11 triệu gallons dầu do tàu Exxon Valdez gây ra vào năm 1989. Tổng thống Obama đã phả chỉ đạo thực hiện một chiến dịch có quy mô chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ để đối phó với một thảm họa sinh thái, huy động tới hơn 19.000 chiếc tàu, với 20.000 người tham gia dọn dầu loang. Nhưng các nhà khoa học độc lập và các viên chức Mỹ nói có một thảm họa chúng ta không thể thấy ở vịnh Gulf of Mexico do vụ dầu tràn gây ra vì nó quá sâu. Hai “đám mây khổng lồ”, sâu vài trăm mét và kéo dài nhiều dặm đã thành hình dưới đáy biển. Đó là dầu và chắc chắn nhiều loài sinh vật sẽ bị ảnh hưởng. Hình 1.2 : Hình ảnh về Sự cố tràn dầu trên vịnh Mexico- Hoa Kỳ năm 2010 (nguồn http://vietnamnet.vn) Tại Australia, một trong những quốc gia có đường bờ biển dài hạng nhất trên thế giới. Mặc dù chưa phải gánh chị u những sự cố đặc biệ t nghiêm trọng về ô nhiễm dầu trên biển song một số vụ tràn dầu như vụ tàu Kirki mất lái để thất thoát tấn dầu thô nhẹ trên vùng biển phí a tây 18.000 , tàu Era xả 300 tấn dầu bunkerr tại Vị nh Spence ngoài khơi vùng biển phí a Nam vào tháng 8/1992 và tàu Iron Baron mất 550 tấn dầu bunker ở vùng biển Bắc Tasmania tháng 7/1995 Hoặc sự kiện tàu LauraD Amato gặp nạn tại Sydney dẫn đến hậu qủa là làm tràn 250 tấn dầu là những sự kiện đáng nhớ . Tại Việt Nam, trong 50 năm trở lại đây , ô nhiễm biển do dầu và vấn đề phòng , chống ô nhiễm do dầu gây ra ở các vùng biển đã và đang là vấn đề lý luận , thực tiễn khá khẩn thiết . Thể hiện là số lượng các sự cố tràn dầu xảy ra ở vùng sông, biển nước ta ngày càng tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường, sinh thái, nền kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Hình 1.3 : Hình ảnh tràn dầu ở tỉnh Quảng Nam năm 2007 (nguồn http://www.tin247.com) Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm dầu rất đa dạng tuy nhiên một trong các nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động khai thác dầu khí và vận tải trên biển, trên sông mà đặc biệt là các vụ tai nạn hàng hải (tức các sự cố tràn dầu)[16]. Bởi lẽ tại vùng biển của Việt Nam nói riêng và biển Đông nói chung là một trong các vùng biển có nhiều hoạt động khai thác dầu khí và vận tải biển trên thế giới. Chỉ tính riêng cho vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn. Do đó khai thác dầu khí ở Việt Nam đứng hàng thứ tư Đông Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Philippin, đứng thứ 44 trong danh sách các nước sản xuất dầu lửa trên thế giới. Hiện dầu thô được khai thác tại các dàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông.... Bên cạnh đó, khí đốt cũng được khai thác ở một số dàn khoan như Bạch Hổ, Thăng Long ... Tổng công ty dầu khí đang xây dựng dự án khai thác khí đốt tại vùng Nam Côn Sơn (khu vực Lan Anh, Lan Đổ).... Song song với các hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí tăng lên thì các sự cố gây ô nhiễm cũng ngày một nhiều lên [23]. Theo thống kê chưa đầy đủ vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Từ năm 1986 đến năm 2000 sản lượng dầu thô khai thác hàng năm của Việt Nam đã tăng từ 40.000 tấn lên 16.500.000 tấn. Quan trắc chất lượng nước ở các khu công nghiệp dầu khí miền Nam Việt Nam được thực hiện tại sáu trạm chính. Người ta đánh giá rằng lượng dầu thất thoát từ các giàn khoan vào biển là 270 tấn năm 1995 và 550 tấn năm 2000. Từ năm 1990 đến 1995 đã có 12 vụ tràn dầu được ghi nhận. Từ năm 1995 đến 2000 đã có 91.497 tấn từ 31 vụ tràn xảy ra ở biển Việt Nam [23]. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động khai thác dầu khí này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý [27]. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ các giàn khoan sau khi dỡ bỏ không khai thác, các miệng dầu không được bịt kín, gây thất thoát dầu ra bên ngoài làm ô nhiễm môi trường Bên cạnh các hoạt động khai thác dầu khí thì hoạt động giao thông vận tải trên sông trên biển, mà đặc biệt là các vụ tai nạn do đâm va của tàu dầu và tai nạn hàng hải là một trong những nguồn chính gây ra các sự cố tràn dầu làm ô nhiễm dầu tại Việt Nam (chiếm khoảng 43% tổng lượng dầu được đưa vào Việt Nam) [27]. Thực tế ở nước ta trong những năm qua cho thấy với gần 90.000 lượt tàu biển ra vào cảng biển với tổng dung tích hơn 320 triệu GT, trong đó có 44.224 lượt tàu nước ngoài, nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải mà đặc biệt là những vụ tai nạn tràn dầu luôn thường trực và hậu quả mà nó để lại đối với môi trường sinh thái nói chung và nền kinh tế biển nói riêng là vô cùng to lớn. Từ năm 1987 đến nay đã xảy ra khoảng trên 90 vụ tràn dầu ở Việt Nam, trong đó có một số vụ điển hình gây ra những quả đặc biệt nghiêm trọng[12, 32].Cụ thể: 1. Tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái - TP.HCM năm 1994 (tràn 1.864 tấn dầu DO), được đền bù 4,2 triệu USD/19 triệu USD theo đánh giá. 2. Sự cố tràn dầu tàu Nhật Thuần, ngày 16-4-1998, 97 tấn dầu DO tràn ra sông Nhà Bè. 3. Tàu Formosa One đâm vào tầu Petrolimex 01 tại vịnh Gành Rái - Vũng Tàu ngày 07/09/2001(tràn 900 m3dầu tương đương 1000 tấn dầu DO), được đền bù 4.744.000 USD/14,2 triệu USD theo đánh giá. 4. Sự cố tàu Mỹ Đình, ngày 20-12-2004, 150 tấn dầu DO và 50 tấn dầu FO tràn ra vùng biển Cát Bà. 5.Tàu Kasco Monrovia va vào cầu cảng tại Cát Lái – TP HCM ngày 21/01/2005 làm tràn 518 tấn dầu DO.... Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007 tại ven biển các tỉnh miền Trung và miền Nam đã xảy ra một số sự cố tràn dầu không rõ nguồn gốc, nhất là từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007, xuất hiện nhiều vệt dầu trôi dạt dọc bờ biển của 20 tỉnh từ đảo Bạch Long Vỹ tới mũi Cà Mau. Đợt tràn dầu không rõ nguồn gốc diễn ra trên diện rộng dọc dải ven bờ của 20 tỉnh vào năm 2007 này được xem là lớn nhất từ trước đến nay, với 14 vệt dầu với tổng khối lượng dầu rất lớn, ước tính khoảng 21.620 51.400 tấn dầu đã tràn ra biển. Ngoài ra có 2 vụ tràn dầu lớn tại kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu của Vinapco miền Trung và kho H182 của quân đội trên đèo Hải Vân. Trong 2 vụ này đã có gần 1.000m3 xăng, dầu tràn ra khỏi bồn chứa, ngấm xuống đất và chảy ra biển, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là khu vực từ biển Xuân Thiều đến đèo Hải Vân (nơi xảy ra sự cố tràn dầu). Chỉ tính riêng vụ tràn dầu ở kho xăng dầu hàng không Liên Chiểu đã gây tốn kém chi phí ứng cứu gần 800 triệu đồng và thiệt hại về ngư nghiệp 122 triệu đồng, chưa kể việc bồi thường phục hồi môi trường bị suy thoái. Gần đây nhất là vụ 14,5 tấn dầu FO đã tràn ra ngoài bồn chứa dầu của Nhà máy đường Quảng Phú (thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi) và loang rộng trên sông Trà Khúc. Hậu quả là do số dầu loang trên sông quá lớn nên khu vực sông từ phường Trần Phú (Thành Phố Quảng Ngãi) trở về hạ lưu bị ô nhiễm nặng và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái. Hình 1.4: Ô nhiễm dầu không rõ nguồn gốc ở ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2007 (nguồn http://vietbao.vn) Theo ước tính lượng dầu tràn gây ô nhiễm biển ở nước ta đến năm 1992 là 7.380 tấn, năm 1995 là 10.020 tấn, và theo mức độ gia tăng của vận tải biển, khai thác dầu khí và công nghiệp hóa, năm 2000 lên đến 17.650 tấn. Dự báo đến năm 2010, lượng dầu tràn gây ô nhiễm tại Việt Nam là 21 ngàn tấn [32]. Những vụ tràn dầu trên đã làm cho hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN). Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu đạt mức 1,75 mg/l, gấp 6 lần giới hạn cho phép; vịnh Hạ Long có 1/3 diện tích biển hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/l [27]. Hậu quả là ô nhiễm môi trường do dầu sẽ làm huỷ hoại các hệ sinh thái động thực vật trên biển, ven biển, trên sông, các hệ sinh thái nhạy cảm như san hô, rừng ngập mặn, đặc biệt nó còn tác động trực tiếp và gây nên những thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn cho các tổ chức, cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển như các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch biển, làm muối, nông nghiệp, ... Thậm chí nó còn gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Bởi lẽ theo các chuyên gia đánh giá, nồng độ dầu trong nước đạt 0,1mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du; cá; chim biển ảnh hưởng lớn đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan