Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật việt nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ...

Tài liệu Pháp luật việt nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ

.PDF
147
666
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Hải Hà nội – 2011 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 1 MỤC LỤC .......................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ 6 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 7 2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 9 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 12 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 13 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 13 6. Ý nghĩa của luận văn .................................................................................... 14 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 14 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .................................................................. 15 1.1. Khái quát chung về quyền Sở hữu trí tuệ.................................................. 15 1.1.1. Khái niệm về quyền Sở hữu trí tuệ ......................................................... 15 1.1.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ ................................................ 17 1.2. Khái quát chung về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. ..................... 25 1.2.1. Định nghĩa thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ................................. 25 1.2.2. Các nhóm quyền của quyền Sở hữu trí tuệ có thể thương mại hóa ....... 26 1.2.3. Các điều kiện để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ......................... 29 1.3. Các hình thức thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ................................ 31 1.3.1. Chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình........................ 32 1.3.2. Chuyển nhượng quyền sở hữu. ............................................................... 32 1.3.3. Chuyển quyền sử dụng ........................................................................... 33 1.3.4. Nhượng quyền thương mại ..................................................................... 37 1.3.5. Góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ ....................................................... 40 2 1.4. Định giá quyền Sở hữu trí tuệ - một công cụ để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ......................................................................................................... 44 1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của việc định giá quyền Sở hữu trí tuệ............. 45 1.4.2. Các phương pháp định giá quyền Sở hữu trí tuệ ................................... 45 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ .................................................................................................................. 49 2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. ..................... 49 2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình .................................................................................... 49 2.1.2. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển nhượng quyền sở hữu ........ 56 2.1.3. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng .................... 60 2.2. Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. ................. 61 2.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình .................................................................................... 61 2.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền sở hữu ..... 66 2.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng ................ 71 2.2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại .......... 76 2.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ. .................................................................................................................... 77 2.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về định giá quyền Sở hữu trí tuệ ..... 78 2.3. Những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ................................................................................................................. 82 2.3.1. Bất cập trong quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu ...................... 82 2.3.2. Bất cập trong quy định về chuyển quyền sử dụng ................................. 89 2.3.3. Bất cập trong quy định về nhượng quyền thương mại ........................... 90 2.3.4. Bất cập trong quy định về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ.............. 94 2.3.5. Bất cập trong quy định về định giá quyền Sở hữu trí tuệ ...................... 96 3 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ..................................... 106 3.1. Thực trạng thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ............... 106 3.1.1. Thực trạng của việc chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình ................................................................................................................ 107 3.1.2. Thực trạng về chuyển nhượng quyền sở hữu ....................................... 107 3.1.3. Thực trạng về chuyển quyền sử dụng................................................... 114 3.1.4. Thực trạng về nhượng quyền thương mại ............................................ 119 3.1.5. Thực trạng về góp vốn bằng quyền Sở hữu trí tuệ ............................... 120 3.1.6. Thực trạng về định giá quyền Sở hữu trí tuệ ....................................... 123 3.2. Nguyên nhân của việc thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ chưa hiệu quả ở Việt Nam .............................................................................................. 125 3.2.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật ............................................................ 125 3.2.2. Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ126 3.2.3. Nguyên nhân từ phía chủ sở hữu ......................................................... 127 3.2.4. Các nguyên nhân khác ......................................................................... 127 3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ....................................................................................... 128 3.3.1. Thống nhất các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ....................................................................................... 128 3.3.2. Quy định về cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ ....................................................................................................... 134 3.3.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ .......................... 135 3.3.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ .................................................................................................. 135 4 KẾT LUẬN .................................................................................................... 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 140 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BMKD : Bí mật kinh doanh CGCN : Chuyển giao công nghệ CTCP : Công ty cổ phần KDCN : Kiểu dáng công nghiệp License : Chuyển quyền sử dụng LDN : Luật Doanh nghiệp NQTM : Nhượng quyền thương mại SHTT : Sở hữu trí tuệ SHCN : Sở hữu công nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO được hơn 4 năm với việc đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO kể từ thời điểm gia nhập. Song do là nước đang phát triển nên Việt Nam đã được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan tới thuế tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh... Riêng đối với việc bảo hộ quyền SHTT, trong cam kết WTO, Việt Nam đã cam kết tuân thủ các quy định kể từ khi gia nhập WTO. Pháp luật Việt Nam về quyền SHTT đã thực hiện đúng các cam kết của mình với các quy định tương đối phù hợp với các quy định về SHTT của WTO kể từ khi gia nhập. Theo đó, quyền SHTT bao gồm 3 nhóm quyền đó là: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là “quyền liên quan”), quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Để thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng và đồng thời để bảo vệ quyền của các tác giả, chủ sở hữu quyền SHTT, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định về việc bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Bên cạnh đặc trưng là sản phẩm trí tuệ của con người thì quyền SHTT cũng mang bản chất thương mại và khả năng sinh ra lợi nhuận rất lớn. Điều này được ghi nhận trong BLDS 2005, theo đó, quyền SHTT là một trong những quyền tài sản được ghi nhận tại Điều 181 BLDS 2005. Quyền này là “quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự”. Việc thương mại hóa quyền SHTT sẽ đem lại cho các chủ sở hữu hoặc những người được chủ sở hữu cho phép những giá trị kinh tế lớn. Thương mại hóa quyền SHTT là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là 7 một ngoại lệ. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thì các hình thức của việc thương mại hóa quyền SHTT như góp vốn, liên doanh, chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng… đang được thực hiện. Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì cần có sự nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại hóa quyền SHTT. Với tư cách là quyền tài sản, quyền SHTT đang là một phương tiện để đầu tư, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; là phương tiện quan trọng để phát triển doanh nghiệp và những giá trị mà các đối tượng của quyền SHTT đem lại cũng là một động lực to lớn để khuyến khích sự sáng tạo không ngừng của con người. Với chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với vị trí thượng tôn của pháp luật thì để việc thương mại hóa quyền SHTT phát triển đòi hỏi Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hiệu quả và hoàn thiện. Các văn bản pháp luật Việt Nam như: BLDS 2005, LDN 2005, Luật thương mại 2005, Luật SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Luật SHTT), Luật đầu tư 2005, Luật CGCN 2006 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã bước đầu ghi nhận việc thương mại hóa quyền SHTT như việc góp vốn, đầu tư bằng giá trị tài sản là các đối tượng của quyền SHTT được quy định trong Luật đầu tư, LDN; chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT trong Luật SHTT, Luật CGCN… Tuy nhiên, việc ghi nhận đó của các văn bản pháp luật Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. BLDS - một văn bản pháp lý quan trọng cũng chỉ quy định các nguyên tắc liên quan đến các giao dịch dân sự đối với các tài sản nói chung chứ chưa có một quy định riêng nào áp dụng cho các đối tượng của quyền SHTT. LDN và Luật Đầu tư cũng chỉ ghi nhận quyền đầu tư, góp vốn bằng giá trị tài sản là các đối tượng của quyền SHTT nhưng lại không có một hướng dẫn cụ thể nào để thực hiện các quyền 8 đó và theo thủ tục nào. Ngay cả Luật SHTT - một văn bản pháp luật chuyên ngành tuy mới được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 sau 4 năm áp dụng cũng chỉ quy định các nội dung của việc bảo vệ và thực thi quyền SHTT và đề cập tới một phần về thương mại hóa quyền SHTT. Ngoài ra việc định giá quyền SHTT là một hoạt động quan trọng để đem tới hiệu quả của việc thương mại hóa quyền SHTT cũng chưa được ghi nhận thống nhất tại một văn bản pháp luật nào. Những bất cập này của pháp luật đã khó thúc đẩy việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam. Chính vì những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. Với đề tài này, tác giả tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT, trong đó có so sánh với các quy định của pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT; tìm hiểu những bất cập của pháp luật khi quy định các hình thức thương mại hóa quyền SHTT; việc thương mại hóa quyền SHTT trên thực tế ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật để thúc đẩy quá trình thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Mặc dù đã mang bản chất thương mại, khả năng sinh ra lợi nhuận song những nỗ lực để khai thác, phát huy giá trị của các đối tượng của quyền SHTT ở Việt Nam chưa thực sự được hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về việc thương mại hóa quyền SHTT chỉ đề cập tới một vài khía cạnh, hình thức của thương mại hóa quyền SHTT như: + Vũ Đặng Hải Yến (2008), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội. 9 Luận án đề cập tới các quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM và thực tiễn của hoạt động này, bất cập của pháp luật về NQTM và hướng hoàn thiện những bất cập này. + Lê Thị Thu Hà (2010), “Bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Luận án đã đề cập tới việc bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay, các cách thức khai thác thương mại đối với chỉ dẫn địa lý và các giải pháp để hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý chỉ là một trong những đối tượng được bảo hộ của quyền SHTT và luận án cũng chỉ đi sâu nghiên cứu việc bảo hộ SHCN dưới góc độ thương mại của đối tượng này. + Nguyễn Thị Minh Huệ (2005), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã chỉ rõ các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về NQTM ở Việt Nam. + Nguyễn Thị Tình (2009), “Vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp luật của Anh, Pháp và Liên minh Châu Âu”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi của bên nhận quyền trong hợp đồng NQTM theo quy định của pháp luật Việt Nam và có sự so sánh với pháp luật của các nước khác điều chỉnh lĩnh vực này. + Phạm Văn Khánh (2006), “Hợp đồng li-xăng trong pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. 10 Luận văn đã đề cập tới bản chất, đặc điểm, hình thức của hợp đồng lixăng (license) trong pháp luật dân sự Việt Nam nói chung. Có thể nói, license cũng là một trong những hình thức thương mại hóa quyền SHTT, song việc đề cập tới bản chất, hình thức, đặc điểm hợp đồng license các đối tượng của quyền SHTT nói riêng gần như không được đề cập một cách sâu sắc trong luận văn. + Nguyễn Hà Phương (2009), “Pháp luật về hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp bằng nhãn hiệu hàng hóa”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Hoạt động góp vốn cũng là một hình thức thương mại hóa quyền SHTT. Có rất nhiều loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp trong đó có quyền SHTT. Luận văn đã đề cập tới khía cạnh góp vốn vào doanh nghiệp bằng một đối tượng của quyền SHTT đó là “nhãn hiệu hàng hóa”. Tuy nhiên, tác giả đã sử dụng không đúng thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” vốn là thuật ngữ được dùng trong các văn bản pháp luật trước khi ban hành Luật SHTT. Ngoài ra, luận văn mới chỉ đề cập tới việc góp vốn bằng nhãn hiệu mà trong khi đó còn có rất nhiều những đối tượng khác của quyền SHTT có thể đem góp vốn được là sáng chế, KDCN, BMKD… + TS. Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về Nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 103, tháng 8 năm 2007. (website: http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/hoan-thien-khung- phap-ly-ve-nhuong-quyen-thuong-mai/?searchterm=%22TÀI%20SẢN%22). Bài viết đã đề cập tới bản chất của NQTM, các đặc trưng và hình thức của NQTM, những bất cập của pháp luật và những kiến nghị hoàn thiện những bất cập đó về NQTM. Tuy nhiên, NQTM chỉ là một hình thức để thương mại hóa quyền SHTT do đó bài viết trên cũng chỉ đề cập được 1 phần của thương mại hóa quyền SHTT. 11 + Đào Minh Đức (2006), “Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6 (37) năm 2006. (website: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/29/4376/). Định giá đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thương mại hóa quyền SHTT, các đối tượng của quyền SHTT có được định giá thì mới có khả năng thương mại hóa được. Bài viết nêu lên các phương pháp để định giá nhãn hiệu – một trong những đối tượng của quyền SHTT, do đó cũng chưa bao quát hết được các đối tượng của quyền SHTT. + Đoàn Văn Trường (2007), “Các phương pháp thẩm định giá quyền SHTT”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Cuốn sách đơn thuần chỉ nêu ra các phương pháp thẩm định giá quyền SHTT mà chưa nêu ra các hình thức thương mại hóa quyền SHTT. Trên thực tế chưa có một nghiên cứu khoa học nào đề cập hết các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT và chỉ ra bất cập của pháp luật trong lĩnh vực này. Những hình thức thương mại hóa quyền SHTT cũng được nghiên cứu một cách rời rạc, chưa có sự tập trung. Do vậy, với đề tài luận văn “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ” là một đề tài nghiên cứu còn khá mới thể hiện ở việc đưa ra định nghĩa, điều kiện, các hình thức của việc thương mại hóa quyền SHTT; các quy định và những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT trong đó có sự so sánh với pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT; định giá các đối tượng của quyền SHTT và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật. Từ đó luận văn đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật nhằm khuyến khích việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu 12 - Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam; so sánh với pháp luật quốc tế (mà Việt Nam đã tham gia); nhận diện những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT. 4. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi thời gian: - Các văn bản pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT từ năm 2005 đến 2010; Tuy nhiên, để tiện cho việc so sánh, tác giả còn điểm tới các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm năm 2005. - Những văn bản pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT mà Việt Nam đã tham gia; - Những văn bản pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT mà Việt Nam chưa tham gia nhưng có khả năng tham gia trong tương lai. + Phạm vi không gian: Khảo sát tại Công ty TNHH Tầm nhìn và Liên danh (Vision & Associates Co., Ltd), Công ty TNHH Vĩnh Đạt (Lacom Co., Ltd). + Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những bất cập của pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phỏng vấn sâu. Trong luận văn tác giả đã phỏng vấn: 13 - Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo – Cục SHTT; - Bà Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên viên của Phòng Nhãn hiệu Công ty TNHH Vĩnh Đạt (Lacom Co.,Ltd). 6. Ý nghĩa của luận văn + Ý nghĩa lý luận: Luận văn đưa ra những bất cập của pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT. + Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra những giải pháp để khắc phục những bất cập của pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. Chương 2: Pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. Chương 3: Thực trạng về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ. 14 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI HÓA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1. Khái quát chung về quyền Sở hữu trí tuệ 1.1.1. Khái niệm về quyền Sở hữu trí tuệ Có thể nói rằng, quyền SHTT là một trong những cơ sở của nền kinh tế hiện đại. Quyền SHTT đã được WTO mà tiền thân là GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) đưa vào vòng đám phán Uruguay năm 1986 - 1994 với lý do là quyền SHTT không phải là một hoạt động tách rời hoạt động thương mại mà nó có mối quan hệ chặt chẽ tới thương mại và phát triển kinh tế. Hiện nay với sự hội nhập sâu rộng giữa các nền kinh tế trong một thế giới phẳng và sự bùng nổ của các hoạt động đầu tư quốc tế từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, các hoạt động thương mại hóa quyền SHTT không chỉ diễn ra trên phạm vi thị trường của quốc gia mà diễn ra sôi động trên phạm vi toàn cầu. Khoản 1 Điều 4 của Luật SHTT định nghĩa: “Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng”. Từ định nghĩa trên của Luật SHTT chúng ta thấy rằng quyền SHTT chính là quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Như vậy khái niệm về quyền SHTT gắn liền với khái niệm tài sản trí tuệ. Quyền SHTT gồm 3 nhóm quyền: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vô hình và theo nghĩa thông dụng thì tài sản trí tuệ được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ, do hoạt 15 động trí tuệ của con người sáng tạo ra thông qua sự tư duy, sáng tạo. Tài sản trí tuệ có những đặc tính cơ bản: + Có khả năng lan truyền nhanh chóng và vô tận; + Có thể được nhiều chủ thể cùng chiếm hữu và sử dụng (khác biệt với tài sản hữu hình, tại một thời điểm chỉ duy nhất một chủ thể có thể chiếm hữu và sử dụng); + Dễ bị sao chép, bắt chước; + Có khả năng bị hao mòn vô hình [29; 5]. Tuy nhiên, không phải bất cứ một tài sản trí tuệ nào được sáng tạo ra bởi trí tuệ và hoạt động tư duy của con người cũng là đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật về SHTT. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các tài sản trí tuệ là đối tượng được bảo hộ quyền SHTT theo quy định của pháp luật về SHTT của Việt Nam. Đối với một tài sản hữu hình, quyền sở hữu đối với các loại tài sản này được pháp luật Việt Nam ghi nhận gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Đối với tài sản trí tuệ, quyền sở hữu đối với loại tài sản này lại có những nét rất đặc biệt. + Quyền chiếm hữu “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản” (Điều 182 BLDS 2005). Đối với một tài sản hữu hình, tại một thời điểm thì chỉ có 1 chủ thể duy nhất chiếm hữu các tài sản hữu hình này. Song với đặc trưng của tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình, nó không thể cầm nắm được và với khả năng lan truyền vô tận thì có thể cùng một lúc có nhiều người chiếm hữu nó, do vậy quyền chiếm hữu tài sản vô hình được thể hiện rất mờ nhạt và trong một số trường hợp nhất định là không có ý nghĩa. + Quyền sử dụng 16 “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” (Điều 192 BLDS 2005). Đối với tài sản hữu hình thì việc sử dụng tài sản đó là do chủ sở hữu quyết định, với một chiếc bút chẳng hạn, chủ sở hữu chiếc bút này có thể sử dụng nó như viết, vẽ, dùng làm thước kẻ… là tùy thuộc vào ý chí của người này. Nhưng đối với tài sản trí tuệ như một bài hát thì khi đã được công bố thì có thể có nhiều người sử dụng nó một lúc. Nhưng cũng có những tài sản trí tuệ chẳng hạn như sáng chế hay nhãn hiệu khi đang còn hiệu lực bảo hộ thì việc sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các loại tài sản này lại là độc quyền của chủ sở hữu. + Quyền định đoạt “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó” (Điều 195 BLDS). Đối với các tài sản trí tuệ thì quyền định đoạt được thể hiện gần giống như quyền định đoạt tài sản hữu hình, bởi vì chỉ có pháp luật của một số quốc gia có quy định quyền từ bỏ quyền tác giả đối với tác phẩm, ví dụ Pháp, Đức Ý, Tây Ban Nha... 1.1.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ Quyền SHTT bao gồm 3 nhóm quyền: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng. Do đó, đối tượng của quyền SHTT bao gồm các đối tượng của các quyền: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN, quyền đối với giống cây trồng. 17 Quyền tác giả: Tác phẩm: văn học, nghệ thuật, khoa học Quyền liên quan: SHTT - Cuộc biểu diễn - Bản ghi âm, ghi hình - Chương trình phát sóng - Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa - Sáng chế - Kiểu dáng công nghiệp - Nhãn hiệu - Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn - Chỉ dẫn địa lý - Tên thương mại - Bí mật kinh doanh SHCN Quyền đối với giống cây trồng Vật liệu nhân giống Vật liệu thu hoạch Hình 1.1. Các đối tượng của quyền SHTT  Quyền tác giả và quyền liên quan + Quyền tác giả Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. * Đặc điểm của quyền tác giả: (i) Chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ nội dung, giá trị của tác phẩm. Do đó, quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới hình thức vật chất nhất định. (ii) Tác phẩm phải có tính nguyên gốc Một tác phẩm được định hình dưới một dạng hình thức vật chất nhất định thì mới chỉ là điều kiện cần để phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm. Điều kiện đủ để một tác phẩm được bảo hộ đó là tính nguyên gốc. Tức là tác 18 phẩm đó phải do tác giả bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra mà không sao chép từ một hay những tác phẩm khác. Quyền tác giả được phát sinh khi tác phẩm có tính nguyên gốc và được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào nội dung, giá trị của tác phẩm. Đây là nguyên tắc “bảo hộ tự động” của quyền tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Quyền tác giả bao gồm: Quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân gồm quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với quyền tài sản: (i) Quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản được quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT. Các quyền này gắn liền với tác giả và được bảo hộ vô thời hạn; (ii) Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản được quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật SHTT và quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Luật SHTT. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả + 50 năm sau khi tác giả tạ thế. Quyền nhân thân gắn với quyền tài sản và quyền tài sản sẽ thuộc về chủ sở hữu của tác phẩm - người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật… để tạo nên tác phẩm (sẽ thuộc về tác giả nếu tác giả đồng thời là người đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật… để tạo nên tác phẩm). + Quyền liên quan: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan