Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật việt nam về tài sản ảo...

Tài liệu Pháp luật việt nam về tài sản ảo

.DOC
33
1256
116

Mô tả:

Tiểu luận này bàn luận về vấn đề có nên công nhận hay không công nhận tài sản ảo là một loại tài sản được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Để xác định được điều đó, bài tiểu luận sẽ khai thác một số vấn đề chính sau: xem xét tài sản ảo theo điều 163 BLDS, những thuận lợi và khó khăn khi công nhận hay không công nhận tài sản ảo và thực tiễn pháp luật nói chung cũng như các vụ án liên quan đến tài sản ảo nói riêng, cuối cùng là những kiến nghị và giải pháp.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LUẬT -----š š › › ----- ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TÀI SẢN ẢO GVHD : ThS.Lê Thị Thu Hằng SVTH : Huỳnh Thị Ngọc Diệp Lớp : 39K19 Đà Nẵng, 2016 0 LỜI MỞ ĐẦU “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đây chính là phương châm sống, nguyên tắc sống của con người mới trong thời đại mới. Nói như thế để thấy rằng, ngày nay, pháp luật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước nói riêng và trong cuộc sống xã hội nói chung. Pháp luật tồn tại như một tất yếu khách quan và tác động tích cực đến nền đạo đức của xã hội. Nếu đạo đức tồn tại như một “tòa án lương tâm” thì pháp luật hiện diện với những hình phạt cứng rắn, nghiêm khắc thông qua các quy phạm pháp pháp luật được quy định cụ thể, chi tiết trong các văn bản pháp luật. Pháp luật và đạo đức luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Do vậy, có thể nói, pháp luật không những là công cụ để quản lý Nhà nước, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại. Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách bao quát, toàn diện thì pháp luật vẫn tồn tại một số hạn chế mà các nhà nghiên cứu gọi đó là xung đột pháp luật và lỗ hỏng pháp lý. Tức là trình độ lập pháp nhiều khi không theo kịp các quan hệ xã hội phát sinh vốn rất đa dạng và ngày một phức tạp hơn, dẫn đến việc không tránh khỏi trường hợp có vụ việc dân sự mang tính pháp lý cần giải quyết nhưng lại không có quy phạm pháp luật để điều chỉnh vụ việc đó. Ví dụ, trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, người tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy không phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong khi đó, tỷ lệ tai nạn giao thông ở nước ta rất cao. Chỉ đến khi hậu quả và quá nhiều sự phức tạp từ vấn đề này phát sinh thì ngày 29/06/2007, Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về lập lại trật tự an toàn giao thông, trong đó quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề mà pháp luật không thể nào “can thiệp” được. Trong bài viết này, em xin trình bày đề tài “ Pháp luật Việt Nam về vấn đề tài sản ảo”, một vấn đề còn bỏ ngỏ, nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN VÀ TÀI SẢN ẢO 1. Những vấn đề lý luận về tài sản và tài sản ảo: 1.1.Những vấn đề lý luận về tài sản: 1.1.1. Khái niệm: Trong cuốn “The Theory of Legislation”, Jeremy Bentham viết: “Tài sản và pháp luật sinh ra và chết đi cùng nhau…” Không biết nếu loại bỏ pháp luật thì tài sản có biến mất hay không nhưng chắc chắn một điều rằng khi tài sản xuất hiện, pháp luật cần phải được tạo ra để điều chỉnh quan hệ phức tạp này. Bởi hầu như mọi vấn đề diễn ra trong xã hội đều liên quan đến tài sản. Do đó, khi xem xét khái niệm tài sản cần phải đặt nó trong mối quan hệ với các giá trị xã hội khác. Hiểu một cách nôm na thì tài sản là của cải do con người tạo ra trong quá trình lao động và sáng tạo, bao gồm mọi giá trị hữu hình (vật chất) hoặc vô hình (tinh thần) đem lại lợi ích thiết thực đối với chủ sở hữu. Nhà cửa, xe cộ, quần áo hay sự nổi tiếng, thương hiệu hàng hóa…tất cả những thứ đó đều là tài sản. Trong đó, nhà cửa, xe cộ, quần áo, người ta gọi chúng là tài sản hữu hình; còn sự nổi tiếng hay thương hiệu hàng hóa lại là tài sản vô hình. Hữu hình rồi thêm cả vô hình, những cái “có có không không” bỗng dưng trở thành tài sản, thế mới thấy sự rắc rối, loằn ngoằn trong cái gọi là tài sản. Phải chăng vì hiểu được sự phức tạp khi “đụng chạm” đến tài sản mà năm 1483, dưới thời vua Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức được xây dựng, bộ luật hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam, bắt đầu manh nha đề cập đến tài sản. Nói sâu xa như thế để thấy rằng, từ lâu, con người ta đã biết tạo pháp luật, dùng pháp luật để điều chỉnh quan hệ tài sản. Cụ thể là trong Bộ luật Hồng Đức có hẳn một chương quy định về tài sản, đó là chương Điền Sản. Gọi là chương Điền Sản bởi thời kì này, ruộng đất được xem là vấn đề quan trọng nhất của xã hội. Theo đó, bộ luật đã đưa ra các điều khoản liên quan đến chế độ ruộng đất, những điều về mua bán cầm cố, thừa kế ruộng đất. Tuy nhiên, tài sản ở đây chỉ xoay quanh vấn đề ruộng đất cộng thêm khả năng lập pháp còn yếu kém nên Bộ luật Hồng Đức không hề đưa ra khái niệm cụ thể về tài sản. 2 Mãi đến năm 1995, khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự thì khái niệm tài sản mới chính thức được điều chỉnh. Theo đó, tại Điều 172 Bộ luật Dân sự 1995 quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Dựa trên tinh thần đó, Bộ luật Dân sự 2005 đã phát triển, mở rộng hơn khái niệm này: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163). Vẫn trên tinh thần là liệt kê nhưng đã có sự khác biệt giữa “vật có thực” với “vật”, giữa “giấy tờ trị giá được bằng tiền” với “giấy tờ có giá”. Bộ luật Dân sự 2005 đã mở rộng đối tượng được coi là tài sản, không dừng lại ở “vật có thực” mà khái quát hóa thành “vật” nói chung. Rõ ràng đây là một sự thay đổi hoàn toàn hợp lý. Ta thử xem xét một thực tế sau. Được biết, năm 1986, giá trị của công ty Microsoft là 86 tỉ USD, trong đó, toàn bộ tài sản có thể nhìn thấy được, sờ được (hay còn gọi là vật có thực) chỉ chiếm 1 tỉ USD (1). Nếu chiếu theo Bộ luật Dân sự 1995 thì hóa ra, 85 tỉ USD của Microsoft thật sự sẽ bốc hơi, được xem như hư không. Bộ luật Dân sự 2005 đã khắc phục điều này. Bên cạnh đó, sự thay đổi thuật ngữ “giấy tờ có giá” cũng là một bước chuyển mình của Bộ luật Dân sự 2005. Bởi vì những “giấy tờ trị giá được bằng tiền” chưa hẳn là đối tượng được coi là tài sản. Trị giá được bằng tiền mà lại không thể dùng nó để đổi lấy tiền thì chẳng khác nào là vật vô giá. Tức là “giấy tờ trị giá được bằng tiền” chưa hẳn là “giấy tờ có giá”. Nhìn chung, Bộ luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm tiến bộ hơn song nó vẫn tồn tại một số hạn chế. Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản được định nghĩa theo kiểu liệt kê, điều này dẫn đến những khó khăn khi mà các tài sản mới được hình thành trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Ví như tài sản ảo, giọng hát ca sĩ hay bộ phân trên cơ thể người… liệu có phải là tài sản, nếu có thì nguồn luật nào điều chỉnh? Dường như ta không thể tìm thấy câu trả lời cho các loại tài sản mới này. Tuy nhiên, sắp tới, khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, khái niệm tài sản sẽ được mở rộng hơn và có thể điều chỉnh các loại tài sản mới mà trước đây pháp luật bỏ quên. Cụ thể tại Điều 105 BLDS 2015 quy định: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. 1() TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Tản mãn về tài sản vô hình, Tạp chí Tia sáng 3 Như đã trình bày ở trên, tài sản được định nghĩa sẽ bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Vậy cần phải hiểu chính xác như thế nào về các đối tượng được liệt kê ở trên? 1.1.1.1.Vật: Có thể định nghĩa một cách khái quát nhất thì vật là cái có hình khối, tồn tại trong không gian và có thể nhận biết được. Như vậy, vật là một bộ phận của thế giới vật chất, bao gồm cả động vật và thực vật…Đấy là nhận thức chung về vật theo cách hiểu thông thường. Nhưng khi xét trên phương diện pháp lý, vật được coi là tài sản khi nó hội tụ đủ bốn yếu tố sau: - Là một bộ phận của thế giới vật chất: đây được xem như dấu hiệu để phân biệt “vật” với “quyền tài sản”. Bởi quyền tài sản là một cái gì đó rất trừu tượng, nó không phải là một bộ phận của thế giới vật chất mà nó tồn tại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người(2). Ví dụ như cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nhà thờ Đức Bà Paris” của đại văn hào Victor Hugo là vật trong giao lưu dân sự vì nó là một bộ phận của thế giới vật chất. Nhưng quyền tác giả đối với cuốn tiểu thuyết đó lại không phải là một bộ phận của thế giới vật chất, nó xuất hiện khi con người có ý muốn thực hiện quyền đó để có được một tài sản khác. Ngoài ra, ta có thể thấy rằng, “vật” ở đây không đòi hỏi phải là “vật có thực” như Bộ luật Dân sự 1995, chỉ cần nó là một bộ phận của thế giới vật chất thì có thể trở thành tài sản. Như đã trình bày ở trên, vật ở đây không chỉ là những vật thực tế đang tồn tại mà còn bao gồm cả những vật đang trong quá trình hình thành hoặc những vật tuy chưa bắt đầu hình thành nhưng chắc chắn sẽ có trong tương lai – vật hình thành trong tương lai. Điều này giúp làm đa dạng hóa các dạng tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc mở rộng quyền tài sản, theo kịp bước tiến của xã hội. - Là tài sản nằm trong sự chiếm hữu của con người: con người phải có khả năng sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với vật đó thì mới được coi là tài sản. Đôi khi ta thắc mắc rằng oxy có phải là vật hay không, bởi thực tế nó là một bộ phận của thế giới vật chất. Xin thưa rằng, nó vừa là vật vừa lại không phải là vật. Tại sao? Khi oxy cứ lơ lửng ngoài không khí thì nó không phải là vật, nhưng khi được nén vào bình, tức là khi 2() http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-tich-khai-niem-tai-san-theo-dieu-163-bo-luat-dan-su-2005-32558/ 4 đó con người có thể nắm giữ, quản lý và đưa vào giao lưu dân sự thì mới trở thành một tài sản được pháp luật điều chỉnh. - Có đặc trưng giá trị: rõ ràng giá trị là điều mà các chủ thể luôn hướng tới. Những thứ không có giá trị chẳng ai dại gì lại đưa vào các giao dịch dân sự. Ví như một đống rác bên đường hay những hạt bụi cát trong sân nhà, nó hữu hình đấy, ta có thể chiếm hữu nó đấy, liệu nó là vật? Hoàn toàn không, bởi chúng chả có giá trị gì. Chỉ khi đống rác ấy có thể tái chế để bán hay những hạt cát ấy được hô biến thành vật liệu xây dựng thì khi đó nó mới trở thành vật trong giao lưu dân sự. - Là đối tượng trong giao lưu, giao dịch dân sự: nếu vật không được đưa vào giao lưu dân sự thì không thể nào coi đó là tài sản. Bởi chỉ khi tham gia vào giao lưu, giao dịch dân sự thì ta mới cảm nhận rõ được giá trị thật sự của vật, hơn nữa đó là sự chiếm hữu của con người đối với vật đó. 1.1.1.2. Tiền: C.Mac đã định nghĩa tiền tệ như sau: “Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác”. Như vậy, bản chất của tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa. Nó là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa. Bộ luật Dân sự 2005 không có quy định rõ về tiền nhưng ta có thể hiểu rằng, tiền trong giao lưu dân sự phải có giá trị lưu hành trên thị trường, chỉ có loại tiền được pháp luật thừa nhận tại thời điểm đó mới được coi là tài sản. Theo đó, về mặt pháp lý tiền sẽ bao gồm nội tệ và ngoại tệ, trong đó, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như tiền Việt Nam. 1.1.1.3. Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sụ hiện nay, đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được phân thành hai loại: - Giấy tờ có giá như tiền: gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu), giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn). 5 - Giấy tờ có giá khác: gồm séc, công trái các loại chứng khoán khác.(3) Tuy nhiên, trong pháp luật dân sự, không phải loại giấy tờ có giá nào cũng được coi là một loại tài sản trong giao lưu dân sự. Chẳng hạn như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, thẻ rút tiền…không phải là giấy tờ có giá, nó chỉ minh chứng cho quyền tài sản của chủ thể. Muốn trở thành một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự giấy tờ có giá phải có các thuộc tính sau: - Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định - Trị giá được bằng tiền - Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự. 1.1.1.4. Quyền tài sản: Theo Điều 181 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Như đã đề cập ở phần 1.1.1, quyền tài sản là một tài sản vô hình, tồn tại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Do đó, giá trị của các quyền tài sản có được sẽ thông qua các hình thức pháp lý khác nhau như: - Thông qua giao kết hợp đồng dân sự như quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê… - Được cơ quan nhà nươc giao quyền sử dụng như quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản… - Bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra tác phẩm hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu công nghiệp. Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật được biểu hiện như quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lợi…Quyền đối nhân của một người thường tương ứng với nghĩa vụ tài sản của người khác. Ví dụ như quyền yêu cầu người khác phải làm một việc hoặc không được làm một việc. 1.1.2. Đặc điểm: Từ những phân tích về khái niệm tài sản, ta có thể rút ra được ba đặc điểm sau: 3() Bài giảng Luật Dân sự 1, Đại học Cần Thơ 6 - Đặc tính giá trị: giá trị ở đây chính là khả năng trị giá được bằng tiền. Vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản đều có thể quy đổi ra tiền. - Tài sản phải luôn đáp ứng một lợi ích nào đó, cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần cho chủ thể có quyền. - Là đối tượng trong giao lưu dân sự: chính vì nó là đối tượng của giao lưu dân sụ mà khái niệm tài sản không ngừng được thay đổi theo mỗi thời kì để phù hợp với điều kiện giao lưu dân sự tại thời điểm đó. 1.1.3. Phân loại: Có thể nói, tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi khác nhau. Do đó, nếu không có sự phân loại thì sẽ không thể nào hiểu được khái niệm tài sản. Theo đó, tài sản được phân loại như sau: * Thứ nhất, dựa vào đặc tính vật lý của tài sản ta có bất động sản và động sản. Cách phân loại này chủ yếu dựa vào đặc tính vật lí của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được. Đây là cách phân loại truyền thống mà khá nhiều nước trên thế giới lựa chọn vì các quy phạm điều chỉnh hai loại tài sản này là hai hệ thống riêng rẽ độc lập với nhau khi áp dụng cho việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan. Theo quy định tại Điều 174 BLDS 2005, bất động sản là các tài sản bao gồm: a. Đất đai: không thể di dời từ địa giới hành chính này sang địa giới hành chính khác..Vì vậy, đất đai luôn được coi là bất động sản. b. Tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng và tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Những tài sản này phải liên quan chặt chẽ đến đất đai, nhà, công trình xây dựng và không thể tách rời. c. Những tài sản gắn liền với đất đai như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất chưa được phát hiện hoặc chưa được khai thác khỏi lòng đất, cũng được coi là bất động sản. d. Các tài sản khác do pháp luật quy định. Còn động sản là những tài sản không phải là bất động sản. * Thứ hai, dựa vào nguồn gốc và cách thức hình thành tài sản thì có thể phân tài sản thành tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức. Tài sản gốc được hiểu là tài sản khi sử dụng khai 7 thác công dụng thì sinh ra lợi ích vật chất nhất định. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại (hoa quả thu hoạch từ cây cối, con nghé do con trâu đẻ ra). Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản mà không phải do tài sản tự sinh ra (tiền cho thuê nhà, tiền lãi…). Như vậy cả hoa lợi và lợi tức đều là những tài sản sinh ra từ việc khai thác và sử dụng tài sản gốc. * Thứ ba, căn cứ vào giá trị của tài sản, vai trò, ý nghĩa của tài sản đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, quản lí nhà nước thì ta phân ra tài sản có đăng kí quyền sở hữu, tài sản không đăng kí quyền sở hữu. Tài sản có đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc phải đăng kí, nếu không đăng kí sẽ không được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó (nhà, máy bay, súng săn…). Tài sản không đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà theo quy định của pháp luật không buộc phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quần áo, giầy dép, đồ chơi…). * Thứ tư, căn cứ vào chế độ pháp lí đối với tài sản, người ta phân chia tài sản thành ba loại: tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do lưu thông. Tài sản cấm lưu thông là tài sản mà vì lợi ích của nó đối với nền kinh tế quốc dân, ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia mà Nhà nước cấm giao dịch (vũ khí quân dụng, ma túy, chất phóng xạ, động vật quý hiếm…). Tài sản hạn chế lưu thông là tài sản khi dịch chuyển trong giao dịch dân sự nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng pháp luật. Trong một số trường hợp phải được sự đồng ý, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vũ khí thể thao, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…). Tài sản lưu thông tự do là những tài sản mà không có quy định nào của pháp luật hạn chế việc dịch chuyển đối với tài sản đó, nếu có sự dịch chuyển thì các chủ thể không cần phải xin phép. * Thứ năm, căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, tài sản được phân thành loại tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã có và tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó. Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hoặc chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét (thường là thời điểm xác lập nghĩa vụ hoặc giao dịch dân được giao kết) nhưng chắc chắn sẽ được hình thành trong tương lai (tiền lương sẽ được hưởng, xe máy đang được 8 lắp ráp…). Ngoài ra tài sản hình thành trong tương lai còn gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm đó thì tài sản mới thuộc sở hữu của các bên (tài sản có được do mua bán, trao đổi..). 1.2. Những vấn đề lý luận về tài sản ảo: 1.2.1.Khái niệm: Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực điện tử, thuật ngữ “tài sản ảo” không hề trở nên xa lạ đối với chúng ta. Nó xuất hiện cùng với sự phát triển của các trò chơi trực tuyến. Nó không phải là một thuật ngữ pháp lý mà chỉ là cách gọi thông dụng của những người tham gia game online và các nhà nghiên cứu. Cho đến nay, các nghiên cứu về “tài sản ảo” chưa đi đến một khái niệm thống nhất. Tiếp cận theo nghĩa hẹp, tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo như thanh kiếm, bộ giáp…, còn theo nghĩa rộng thì tài sản ảo được hiểu là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự như tên miền, địa chỉ thư điện tử... Về bản chất tự nhiên, “tài sản ảo” có thể hiểu là một phần của một chương trình phần mềm máy tính hoàn chỉnh. Máy tính giải mã, đọc chương trình này và thể hiện ra bên ngoài màn hình là “tài sản ảo” tương ứng, điều này giúp chúng ta phân biệt các “tài sản ảo” với nhau. Bất cứ một chương trình phần mềm nào cũng được viết dưới dạng một ngôn ngữ lập trình nào đó (các chương trình tồn tại được trên mạng thì nó phải được viết dưới dạng một trong các ngôn ngữ, như ASP.net, PHP, HTML, Java,...). Các chương trình phần mềm đó là một chuỗi các con số nhị phân, khi một người chơi đăng ký chơi, họ sẽ được cung cấp một tài khoản mà thực chất đó là chuỗi những con số nhị phân. Tất cả các dữ liệu này đều được lưu trữ trong máy chủ. Người chơi có thể chơi online được là nhờ thông tin được truyền trên hệ thống mạng dựa vào các giao thức định tuyến, như RIP, EIGRP, OSPF… Các tài khoản đều được máy chủ quản lý thông qua ngôn ngữ lập trình, nói chung tất cả hệ thống đều hoạt động dựa trên các câu lệnh, tập hợp của nhiều câu lệnh là một đoạn mã. 9 Tài khoản (account), nhân vật, vũ khí, ngân lượng, ngựa, quần áo… chỉ là những đoạn mã của một chương trình phần mềm máy tính. (4) Như đã nói, “tài sản ảo” không phải là một thuật ngữ pháp lý nên hiện nay, không có một văn bản pháp lý nào định nghĩa về điều này. Ngay cả Thông tư 24/2014/TTBTTTT Quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng của Bộ thông tin và truyền thông cũng chỉ đưa ra một khái niệm liên quan đó là “đơn vị ảo”. Theo Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này, “đơn vị ảo là một loại công cụ được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử quy ước dùng để trao đổi, mua bán vật phẩm ảo, điểm thưởng, các kĩ năng trong trò chơi”. Ví dụ như IP trong game Liên Minh Huyền Thoại là một loại “đơn vị ảo” mà thông qua đó, các game thủ có thể mua tướng, mua rune…Thực chất, việc sử dụng các “đơn vị ảo” này tương tự như cách ta dùng tiền thật trong giao dịch dân sự. 1.2.2. Một số loại tài sản ảo phổ biến hiện nay: 1.2.2.1. Tên miền: Có thể hiểu, tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy kí tự cách nhau bằng dấu chấm. Tên miền bao gồm: tên miền dùng các kí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII và tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia. Tên miền là một trong những loại tài nguyên mạng có giá trị rất lớn do tính chất có một và duy nhất trên internet. Nghĩa là tên miền sẽ bảo vệ được thương hiệu và lợi thế của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập ngày nay. Ngoài ra, tên miền còn đem lại một khoản lợi nhuận cao, nó được ví như là những bất động sản trực tuyến với số tiền đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với bất động sản thực. Chẳng ai có thể ngờ rằng cụm từ www.business.com lại có giá lên tới 7 triệu USD hoặc chỉ để mua lại tên miền Bkav.com mà Công ty An ninh mạng Bkav đã phải bỏ ra 2,3 tỷ đồng. Điều này minh chứng rằng tên miền là một loại tài sản ảo có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, bài viết sẽ không bàn luận về loại tài sản ảo này bởi hiện nay đã có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nó. Đặc biệt là quyết định 38/2014/QĐ-TTg của 4() TS. Trương Hồ Hải, 2016, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến công nhận và bảo hộ tài sản ảo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí cộng sản. 10 Thủ tướng Chính phủ quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền internet. 1.2.2.2. Tiền ảo: Nói đến tiền ảo người ta sẽ nghĩ đến ngay thuật ngữ Bitcoin, một loại hình tiền ảo đang được giao dịch phổ biến trên internet. Xuất hiện trên thị trường tài chính thế giới từ năm 2009 như một loại tiền ảo để mua bán hàng hóa trên internet, Bitcoin ngày càng chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ của mình. Nói đâu xa xôi, mới đây, ngay khi Anh chia tay Liên minh châu Âu, giá Bitcoin ngay lập tức tăng chóng mặt khiến nhiều nhà đầu tư hết sức vui mừng. Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng của loại tiền này không khác gì tiền thật. Tuy nhiên, đây là một dạng tiền kĩ thuật số, không được phát hành bởi một chính phủ hay một tổ chức tài chính mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính nối mạng internet ngang hàng. Đầu tư vào Bitcoin được xem như một cách tạo nguồn thu nhập thụ động cho bản thân. Hiện nay, Bitcoin đang tạo ra nhiều tranh luận trái chiều tại nhiều quốc gia. Thượng viện Mỹ nhìn nhận đồng tiền này như một công cụ tài chính hợp pháp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu tại các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Ấn Độ, Singapore…đều phủ nhận trách nhiệm điều hành Bitcoin hay bất cứ loại tiền ảo nào. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông cáo khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. 1.2.2.3. Vật phẩm ảo và các loại tài sản ảo khác trong trò chơi trực tuyến: Có thể nói, đây là loại tài sản ảo được giao dịch sôi động nhất, phức tạp nhất tại Việt Nam. Một nhân vật, một thanh kiếm, một bộ giáp…thậm chí là một tài khoản game, tất cả được xem như là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến. Và bằng nhiều hình thức giao dịch khác nhau, người chơi sẽ khai thác tài sản ảo để làm ra lợi nhuận thật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại không cho phép hoạt động này diễn ra. Cụ thể tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT của Bộ thông tin và truyền thông quy định: “ Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau”. Theo đó, chế tài đặt ra đối với trường hợp này là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu chuyển đổi vật phẩm ảo hoặc điểm thưởng thành tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào ( điểm a khoản 6 Điều 68 Nghị định 174/2013/NĐ-CP). Trên 11 thực tế, dù pháp luật có thừa nhận hay không thừa nhận tài sản ảo như một loại tài sản thì hoạt động kinh doanh này vẫn diễn ra hằng ngày. Không giống như Việt Nam, một số nước tiên tiến đã chính thức thừa nhận tài sản ảo là tài sản. Có thể kể đến như Đài Loan. Công văn chính thức của Bộ Tư pháp Đài Loan số 039030 hướng dẫn thi hành về Luật bảo vệ các bản ghi điện tử ngày 23/11/2001 quy định theo hướng: các tài khoản và giá trị được sáng tạo ra trong các game online được lưu trữ như những bản ghi điện tử trên các máy chủ trò chơi. Người sở hữu tài khoản có quyền kiểm soát tài khoản và giá trị của các bản ghi điện tử, được tự do bán hoặc chuyển giao chúng. (5) Ở Mỹ không cấm mua bán công khai các loại tài sản này. Nhìn lại Việt Nam, đây có thể xem là một khiếm khuyết trong hoạt động lập pháp mà các nhà chức trách cần phải xem xét lại. 1.2.3. Xem xét tài sản ảo theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005: Có thể nói, xét về trình tự thì pháp luật bao giờ cũng xuất phát từ đời sống hiện thực, trở lại điều chỉnh các quan hệ hiện thực khách quan đó trong xã hội. Vì vậy việc pháp luật được ban hành muộn hơn so với sự phát sinh của các quan hệ xã hội hiện thực là một quy luật tất yếu. Do đó, việc pháp luật đôi khi không theo kịp với thực tế là điều hiển nhiên. Hãy thử giả thuyết rằng, tài sản ảo là một loại tài sản được pháp luật thừa nhận. Vậy thì nó sẽ là loại tài sản nào trong số những tài sản được liệt kê tại Điều 163 BLDS 2005? Chúng ta có thể dễ dàng loại trừ tiền và giấy tờ có giá khi xem xét vấn đề này. Tài sản ảo có thể là vật? Nếu xem nó là vật thì chắc chắn không phải là “vật có thực” bởi bản thân nó đã nói lên điều đó. Là vật hình thành trong tương lai chăng? Hãy khoan xem xét nó là “ vật có thực” hay vật hình thành trong tương lai. Ta thử phân tích tài sản ảo dựa trên bốn điều kiện cấu thành vật để xem nó có phải là vật hay không. Đầu tiên, tài sản ảo có phải là một bộ phận của thế giới vật chất? Để tìm được câu trả lời chính xác cần có cái nhìn sơ lược về thế giới vật chất. Thế giới vật chất là một thực tại tồn tại hoàn toàn khách quan độc lập với tư tưởng của con người , có con người hay không thế giới vật chất cũng tồn tại. Không có gì sinh ra và bị diệt đi trong thế giới vật chất mà 5() TS.Trần Lê Hồng, 2007, Tài sản ảo – Từ nhận thức đến bảo hộ, Tạp chí Luật học, số 07, trang 29-37. 12 vật chất chỉ thay đổi trạng thái từ dạng này sang dạng khác mà thôi, sự thay đổi trạng thái đó liên tục và mãi mãi gọi là trường vận động, và theo quy luật riêng của nó. Rõ ràng, tài sản ảo là các đoạn mã máy tính do người lập trình thiết kế, xây dựng, tạo thành một chương trình phần mềm máy tính. Người lập trình có thể chỉnh sửa hay xóa bỏ hoàn toàn tùy vào ý muốn của họ. Tức là con người có khả năng tạo ra nó cũng như hủy diệt nó với một thao tác đơn giản. Trong khi đó, nếu đã là một bộ phận của thế giới vật chất thì không thể nào phụ thuộc hoàn toàn vào con người được. Điều này chứng minh tài sản ảo không phải là một bộ phận của thế giới vật chất. Và hiển nhiên, tài sản ảo không phải là “vật” được quy định trong BLDS 2005. Thế “quyền tài sản” thì sao? Liệu tài sản ảo có thể được xem là một loại quyền tài sản? Điều 181 BLDS 2005 quy định: “ quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Như vậy, quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được xây dựng như một khái niệm đối lập với vật trong hệ thống phân loại cơ bản. Tức là, vật, với tư cách là một tài sản, phải được hiểu là tài sản hữu hình, nghĩa là có thể nhận biết bằng giác quan tiếp xúc. Thế thì, đối lập với vật hữu hình, quyền tài sản được hiểu là các vật vô hình. Để tồn tại với ý nghĩa là một tài sản vô hình thì ngoài việc đáp ứng hai điều kiện được quy định tại Điều 181 BLDS 2005, các tài sản vô hình cần phải có một số đặc điểm sau: - Tài sản vô hình cần phải nhận dạng được. Việc nhận dạng tài sản vô hình có thể thông qua một số chứng cứ hữu hình để có thể mô tả được loại tài sản vô hình đó. - Cũng như việc người ta có thể nhận biết được điểm bắt đầu sự tồn tại của tài sản đó, các chủ thể cũng có thể nhận biết được sự kết thúc (hay sự phá hủy của tài sản vô hình này). - Chủ sở hữu tài sản vô hình được pháp luật bảo vệ khi quyền sở hữu bị xâm phạm, thì ngược lại, chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý khi thực hiện quyền sở hữu các tài sản vô hình này. Hai đặc điểm đầu tiên ta dễ dàng nhận ra được ở tài sản ảo. Bằng chứng là chúng ta hoàn toàn có thể nhận dạng tài sản ảo thông qua hình ảnh thể hiện ra bên ngoài của nó và ta hoàn toàn có thể nhận thức được sự tồn tại này. Điểm khó ở đây là việc xác định quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản ảo. Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản 13 ảo, liệu người chơi có thực hiện được chăng? Như đã đề cập, tài sản ảo tồn tại dưới các đoạn mã máy tính, máy tính giải mã, đọc chương trình này và thể hiện ra bên ngoài màn hình là tài sản ảo tương ứng, điều này giúp chúng phân biệt các “tài sản ảo” với nhau. Tức là, mỗi tài sản ảo sẽ tương ứng với một đoạn mã riêng biệt. “ Những đoạn mã này khi chạy trên các phần cứng cần thiết cho ra hình ảnh bên ngoài về các đối tượng ảo để chúng ta nhận biết và sử dụng. Các đoạn mã này không phải là tài sản ảo mà là một phần không thể tách rời của phần mềm máy tính, góp phần tạo nên tác phẩm “phần mềm” và được bảo hộ quyền tác giả. Trong quá trình khai thác phần mềm máy tính, ví dụ như chơi GOs (game online), những người chơi tương tác với phần mềm máy tính theo các quy tắc định sẵn trong phần mềm máy tính này thì có thể được ghi nhận việc sở hữu các tài sản ảo( ví dụ cái cung hay cái kiếm ảo). Việc ghi nhận này cũng được thực hiện thông qua một đoạn mã máy tính khác (thường dưới dạng một tập tin được cá biệt hóa cho người chơi cụ thể, ví dụ dưới dạng file.log). Đoạn mã này mới được thừa nhận là tài sản ảo và nó ghi nhận quyền của người nắm tài sản ảo (đối với cái cung hay cái kiếm ảo). Việc đặc định mỗi đối tượng ảo trong GOs thông qua các đoạn mã được sinh ra thêm từ phần mềm máy tính( phần mềm GOs) với mỗi người chơi chính là cơ sở cho việc xác định quyền của mỗi người chơi với từng đối tượng ảo. Mỗi đoạn mã được sinh thêm này gắn với một người chơi cố định và có thể thay đổi khi có các biến động liên quan đến quyền của người này đối với tài sản ảo. Khi người chơi truy cập vào không gian ảo, họ có quyền đối với những tài sản ảo mà họ có được ghi nhận trong phần mã được sinh ra thêm nói trên. Nói một cách ngắn gọn, tài sản ảo thực chất không phải là các đoạn mã( của cung, kiếm ảo v.v.) mà là đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi (đối với các cung, kiếm ảo)”.6 Vậy là ta sẽ phân tích ba quyền năng của người chơi đối với “đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi”. - Về quyền chiếm hữu: Điều 182 BLDS 2005 định nghĩa: “ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Như vậy, quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được thể hiện bằng việc chủ sở hữu kiểm soát vật chất đối với tài sản (thực hiện nắm giữ tài sản), hoặc trường hợp khác, chủ sở hữu không thực hiện kiểm soát thực tế tài sản 6() TS.Trần Lê Hồng, 2007, Tài sản ảo – Từ nhận thức đến bảo hộ, Tạp chí Luật học, số 07, trang 29-37. 14 nhưng cũng có thể kiểm soát sự tồn tại và việc sử dụng tài sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu thực tế tài sản cho người khác, còn mình thì thực hiện quyền quản lý tài sản. Quay lại đối chiếu với tài sản ảo, rõ ràng, về mặt vật lý thì người chơi không có khả năng nắm giữ tài sản ảo bởi chúng chỉ là những đoạn mã máy tính. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng người chơi chính là người duy nhất có khả năng truy cập đến tài sản này thông qua mật khẩu cá nhân, email, số chứng minh nhân dân của họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể quản lý tài sản này. “Khả năng này có thể đồng nhất với bản chất chiếm hữu”(7) - Về quyền sử dụng: đây là quyền năng hiển nhiên của người sở hữu tài sản ảo. Thực chất, tài sản ảo được người sử dụng các dịch vụ trò chơi trực tuyến tạo ra. Do đó, về bản chất, tài sản ảo vẫn có thể tạo ra lợi ích về vật chất và tinh thần cho người sở hữu hay sử dụng nó. Họ có thể mua, bán tài sản ảo đổi lấy tiền thật. Hay đơn giản hơn là nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của bản thân. - Về quyền định đoạt: nói đến quyền định đoạt là nói đến quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Rõ ràng, người chơi hoàn toàn có quyền định đoạt đối với “đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi”. Bởi những đoạn mã này tồn tại độc lập tương đối với phần mềm máy tính và gắn với người chơi cụ thể. Biểu hiện là việc chuyển giao tài sản ảo từ người chơi này sang người chơi khác thông qua các giao dịch nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ quy định của trò chơi. Và dĩ nhiên, những sự thay đổi này sẽ được ghi nhận trong “các đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi”. Hoặc một hình thức khác đó là sự chuyển giao tài khoản người dùng. Cụ thể là người này sẽ cung cấp các thông tin bảo mật cho người kia, tức chuyển giao hoàn toàn kể cả tài sản ảo cho người kia, người kia sẽ thay đổi các thông tin bảo mật đó. Lúc này, “đoạn mã ghi nhận quyền của người chơi” sẽ ghi nhận và số tài sản ảo có trong tài khoản đó sẽ thuộc về người nhận chuyển giao. Như vậy, nếu như được pháp luật thừa nhận, ta có thể xem tài sản ảo là một loại quyền tài sản đặc biệt. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người sở hữu tài sản ảo và người tham gia giao dịch về tài sản ảo. 7() TS.Trần Lê Hồng, 2007, Tài sản ảo – Từ nhận thức đến bảo hộ, Tạp chí Luật học, số 07, trang 29-37. 15 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ TÀI SẢN ẢO TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY 2.1. Tình hình tài sản ảo trong đời sống ngày nay: 16 2.1.1. Tình hình tài sản ảo ở một số quốc gia trên thế giới: Ngày nay, trên thế giới, hoạt động giao dịch tài sản ảo đang diễn ra rất sôi động và được xem như một lĩnh vực đầu tư kinh doanh “béo bỡ”. Tiếp nối câu chuyện về “thị trường tài chính ảo” thì hiện nay, hàng loạt các sàn giao dịch “tiền ảo” được thiết lập và thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Riêng loại đồng tiền Bitcoin đã có tới sáu sàn giao dịch uy tín được thiết lập trên thế giới, gồm: CEX.IO, Bitfinex, Coinbase, Bitstamp, Kraken, BTC, Cryptsy. Cùng với sự phát triển như vũ bão của tài sản ảo là hàng loạt các phi vụ đánh cắp, chiếm đoạt tài sản, vi phạm bản quyền…xảy ra trong thế giới ảo nhưng lại được xét xử bởi tòa án thật. Như đã biết, Bitcoin không do một tổ chức chính phủ nào phát hành mà vận hành dựa trên hệ thống các máy tính nối mạng internet ngang hàng, do đó, đây là sự đầu tư mạo hiểm. Vào ngày 1/8/2015 giới đầu tư Bitcoin chấn động trước vụ việc xảy ra tại sàn Mt.Gox. Mark Karpeles, CEO sàn Mt.Gox, bị bắt giữ vì bị tình nghi đã hai lần truy cập hệ thống giao dịch tiền ảo trên sàn và sửa dữ liệu trên máy chủ để thao túng tài khoản tiền. Cơ quan điều tra dự đoán rằng, Mark Karpeles đã tăng số sư tài khoản của mình lên tới 1 triệu USD. Nếu thông tin này được làm sáng tỏ, CEO của Mt.Gox sẽ phải đối mặt với án tù 5 năm và khoản tiền phạt lên đến 500.000 yên (hơn 4000 USD). Vụ việc này đã giáng một đòn mạnh vào uy tín của đồng tiền ảo Bitcoin đồng thời đặt ra nhiều vấn đề cho giới chức trách phải có những quy định chặt chẽ nhằm tránh những thảm họa tương tự. Liên quan đến tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, một vụ việc đã xảy ra giữa người chơi với công ty cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến. Đó là vụ án giữa Lee Hong Chen với công ty Beijing Arctic Ice Technology Development, trong đó, tài sản ảo của Lee Hong Chen bị bên thứ ba chiếm đoạt khi tài khoản của anh ta bị xâm nhập trái phép. Theo Quyết định số 2 của Tòa án quận Chaoyang, Bắc Kinh bảo vệ quyền của công dân thế giới ảo (người chơi), buộc công ty Beijing Arctic Ice Technology Development có nghĩa vụ khôi phục những đối tượng bị chiếm đoạt trái phép cho người sở hữu hợp pháp (8). Có thể thấy rằng, các nước trên thế giới họ rất dễ dàng giải quyết những vấn đề về tài sản ảo bởi họ đã công nhận một số quyền tương đối của người chơi với tài sản ảo. Có thể kể đến Luật 8(8) Online gamer in China wins virtual theft suit, http://edition.cnn.com/2003/TECH/fun.games/12/19/china.gamer.reut/index.html 17 Phát triển và Bảo vệ viễn thông của Hàn Quốc quy định rõ về hành vi ăn cắp “tài sản ảo”. Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng luật Bảo vệ lợi ích của người sở hữu “tài sản ảo” nhằm xây dựng ngành “kinh tế ảo” có sức cạnh tranh cao. Hay một số nước đã có những hành vi thực tế để dần “luật hóa” tài sản này. Ví dụ, Thụy Điển chính thức tuyên bố khẳng định sự hiện diện ngoại giao của mình trong thế giới ảo (trò chơi Second Life), Công ty Truyền thông Linchtenstein Creative Media ở Cambridge (Mỹ) thực hiện chương trình truyền thông định kỳ phát sóng trực tuyến cho cộng đồng ảo mỗi tuần/giờ từ tháng 8-2006 với trên 250 lần phát sóng,…Giả thiết, những vụ việc trên xảy ra tại Việt Nam thì sẽ giải quyết như thế nào cho thỏa đáng, vừa đạt lý lại đạt tình? Đây có thể là kinh nghiệm cho Việt Nam khi xem xét vấn đề này. 2.1.2. Thực tiễn về tài sản ảo ở Việt Nam: Nhìn ra thế giới, các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Canada…đều đã xây dựng khung pháp lý, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng tài sản ảo; trong đó tập trung vào bốn vấn đề là xây dựng khung pháp lý quản lý, ban hành chính sách thuế đối với đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, có chính sách bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu và các giao dịch bị cấm. Ngược lại, Việt Nam đang rất thiếu các quy định pháp luật để điều chỉnh về tài sản ảo trong khi hoạt động này đang diễn ra ngày một đa dạng hơn. Đầu tiên có thể kể đến là hoạt động đầu tư bitcoin, một hoạt động đầu tư đầy sôi động tại thị trường Việt Nam. Nào là người chào bán bitcoin, nào là người môi giới rồi cứ thế người người đầu tư mua bitcoin. Chính vì thế mà khi sàn giao dịch Bitfinex tại Hồng Kông tạm ngừng giao dịch, hàng ngàn khách hàng Việt điêu đứng. Điêu đứng bởi vì không có một khung pháp lý hiện hành nào có thể bảo vệ những khách hàng này. Do bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung không phải là tiền tệ hợp pháp tại Việt Nam. Dẫn chiếu đến Điều 16 và Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, “tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với đơn vị là đồng. Và theo khoản 2 Điều 6 Luật này, bitcoin cũng không được xem là ngoại hối được phép giao dịch tại Việt Nam. Với quy đinh như vậy, hiển nhiên bitcoin không thể đưa vào quá trình lưu thông tiền tệ. Măc dù không phải là phương tiện hợp pháp nhưng cả Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật Tổ chức tín dụng 2010, Pháp lệnh ngoại hối 18 năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013 không có quy định cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo và nó cũng không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm theo hình thức thương mại điện tử. Đây cũng là sự thiếu sót của pháp luật Việt Nam khi quy định chưa đầy đủ, chưa thống nhất. “Tài sản ảo” không chỉ tồn tại dưới dạng đầu tư vào “tiền ảo” mà còn biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể đến như hoạt động kinh doanh “đồ ảo”. Hoạt động kinh doanh “đồ ảo” này tồn tại dưới nhiều hình thức, trên diễn đàn game, website trực tuyến được các công ty kinh doanh “đồ ảo” lập ra. Cách thức giao dịch dù khác nhau nhưng có cùng một đích hướng đến là tài sản ảo làm ra lợi nhuận thật. Như doanh nhân Phạm Trường Sơn, Giám đốc Công ty Kinh doanh đồ ảo Market4game đã chi 1,8 tỷ đồng mua lại hai tài khoản game của game thủ Hắc Điểu – một đại gia khác trong làng game Việt. Thậm chí, nhiều người nắm bắt được tâm lý lo lắng “mất trắng” của một số game thủ mà cho ra đời loại hình dịch vụ hỗ trợ giao dịch vật phẩm, ngân lượng game online. Tại đó, các game thủ có thể nhanh chóng mua bán acc, vật phẩm, tiền trong game hoặc đăng tin rao vặt mua bán tại Phòng giao dịch một cách đảm bảo, an toàn thông qua dịch vụ trung gian này. Nghĩ cũng lạ, trong thế giới của “tài sản ảo” này, con người ta hoàn toàn có thể sống dựa vào nó. Nghĩa là “tài sản ảo” quy ra tiền, rồi tiền lại nuôi sống chính họ. Thật vậy! Bạn có biết trò Pokemon Go? Một trò chơi đang gây “sốt” trên toàn thế giới, dù đã được cảnh báo về một số nguy cơ tồn tại. Thực tế, tại Việt Nam, Pokemon Go đang trở thành “cần câu cơm” của không ít người biết chớp cơ hội để sáng tạo ra ý tưởng kinh doanh ăn theo cực độc. Trên Facebook và những trang rao vặt, nhiều topic mua bán tài khoản Pokemon Go với nhiều mức giá khác nhau đã được lập, và những người bán tài khoản Pokemon Go có thể thu tiền triệu mỗi ngày. Kéo theo đó là dịch vụ “cày thuê” Pokemon. Một dịch vụ khác nghe có vẻ hoang đường nhưng lại có thật, đó là dịch vụ đưa đón để bắt Pokemon. Và cứ thế, con người ta bắt đầu kiếm tiền thật từ thế giới ảo mà dần dần cố tình bỏ qua, gạt đi một sự thật đó là pháp luật không bảo vệ những hoạt động này. Xin nhắc lại lần nữa, Thông tư 24 của Bộ Thông tin và truyền thông cũng như Nghị định 72/2013/NĐ-CP không cho phép việc mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau. Nếu vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan