Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở việt nam

.PDF
164
318
130

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI HÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 62.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Như Phát HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Như Phát. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và đúng quy định. Hà nội, tháng 9 năm 2015 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thái Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tài chính vi mô và pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ....................................................................................................................... 6 1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án ................................................................... 18 CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ ............................................................................................................................ 21 2.1 Khái quát chung về tài chính vi mô và tổ chức tài chính vi mô............................... 21 2.2 Khái quát chung về pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ........................................ 39 2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính vi mô và tổ chức tài chính vi mô .......................................................................... 48 CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................... 58 3.1. Thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản tổ chức tài chính vi mô ........................ 58 3.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị, điều hành tổ chức tổ chức tài chính vi mô .. 77 3.3 Hoạt động kinh doanh cơ bản của tổ chức tài chính vi mô .................................... 102 3.4. Đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................................... 115 CHƯƠNG 4:KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ Ở VIÊT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................... 121 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ........................................................................................................ 121 4.2. Những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .............................................................................. 124 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 151 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BKS Ban kiểm soát 2 HĐTV Hội đồng thành viên 3 NH Ngân hàng 4 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 5 NHHTX Ngân hàng hợp tác xã 6 NHNN Ngân hàng Nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 NHTW Ngân hàng Trung ương 9 TCQMN Tài chính quy mô nhỏ 10 TCTD Tổ chức tín dụng 11 TCVM Tài chính vi mô 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật các tổ chức tín dụng 2010 ra đời đã chính thức ghi nhận tổ chức tài chính vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng, đồng thời giao trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều quy định về loại chủ thể này. Tính đến nay, Luật này đã có hiệu lực được hơn bốn năm song chưa hề có một văn bản nào về tài chính vi mô được Ngân hàng Nhà nước ban hành để hướng dẫn thi hành. Trên thực tế, tất cả các văn bản đang được sử dụng để điều chỉnh đến các tổ chức tài chính vi mô đều được ban hành vào thời điểm trước năm 2010 và được dựa trên nền tảng của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng năm 2004. Thực trạng pháp luật này đã tạo ra những bất cập lớn trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổ chức tài chính vi mô hiện nay - kể từ việc tạo lập tổ chức mới cho đến việc thực hiện các hoạt động quản trị, điều hành cũng như hoạt động kinh doanh. Cũng chính vì lý do này nên một trong những giải pháp được nêu lên trong “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-Ttg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ là: “Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô”. Để có thể thực hiện được giải pháp trên, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu dưới giác độ pháp lý về tài chính vi mô cũng như tổ chức tài chính vi mô nhằm tìm ra những cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn vững chắc làm nền tảng cho việc xây dựng pháp luật. Trên thực tế, mặc dù đã du nhập vào Việt Nam từ vài chục năm trước song tài chính vi mô ít nhận được sự quan tâm từ phía các nhà khoa học pháp lý, biểu hiện ở việc có khá ít những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Với mong muốn tìm ra những bất cập của các pháp luật hiện hành về tổ chức tài chính vi mô góp phần xây dựng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc khắc phục những bất cập đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam” để thực hiện Luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trước thực trạng pháp luật về tổ chức tài chính vi mô và nhu cầu phát triển 1 ngành tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để phục vụ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, nghiên cứu sinh xác định mục đích nghiên cứu đề tài “Pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam” là nhằm: Thứ nhất, Đánh giá mức độ phù hợp, chưa phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam về tổ chức tài chính vi mô đối với tình hình thực tiễn của ngành tài chính vi mô Việt Nam; Thứ hai, Xác định rõ ràng cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức tài chính vi mô hiện hành, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Thứ ba, với những điều kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, luận án phải đề xuất được những giải pháp, kiến nghị có đủ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay phù hợp với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô ở Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau đây: Thứ nhất, phân tích, đánh giá và làm rõ vai trò của tài chính vi mô nói chung và tổ chức tài chính vi mô nói riêng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Thứ hai, làm rõ các khái niệm có liên quan như tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, pháp luật về tài chính vi mô đồng thời xác định rõ sự cần thiết phải tồn tại các quy định của pháp luật điều chỉnh đối với các hoạt động tài chính vi mô cũng như các tổ chức tài chính vi mô; Thứ ba, phân tích một cách khoa học, đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh đến việc thành lập, giải thể, phá sản một tổ chức tài chính vi mô nhằm tìm ra những điểm hạn chế, bất cập của các quy định này với thực trạng hiện nay của ngành tài chính vi mô; Thứ tư, xác định rõ ràng khung pháp luật cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính vi mô, so sánh khung pháp luật này với các hành vi kinh doanh 2 của các chương trình, dự án đang cung cấp dịch vụ tài chính vi mô để qua đó xác định những hợp lý cũng như bất hợp lý của khung pháp luật này; Thứ năm, trên cơ sở những bất cập của thực trạng pháp luật về tổ chức tài chính vi mô hiện nay và thực tiễn ngành tài chính vi mô Việt Nam đòi hỏi, phải đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành để điều chỉnh có hiệu quả hơn đối với các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là các văn bản pháp luật hiện hành về tổ chức tài chính vi mô và thực tiễn tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định là các vấn đề pháp lý đặt ra đối với các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam bao gồm: (i) vấn đề thành lập, tổ chức lại; phá sản và giải thể tổ chức tài chính vi mô; (ii) vấn đề quản trị, điều hành tổ chức tài chính vi mô và (iii) hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính vi mô. Thời gian nghiên cứu được xác định chủ yếu từ năm 2005 – thời điểm Việt Nam chính thức có văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh đến tổ chức tài chính vi mô - đến nay (2015). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Phương pháp luận Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu là phương pháp luận Mác – Lênin. Cụ thể, vấn đề nghiên cứu sẽ được xem xét dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Bên cạnh đó, quan điểm đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta hiện nay cũng được sử dụng làm phương pháp luận để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, các tình huống thực tiễn làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương 3 pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 2 (nhằm làm rõ những cách hiểu về các khái niệm mà luận án cần tìm hiểu và giải thích) và chương 3 (chủ yếu ở mục 3.3 nhằm đánh giá về thực trạng pháp luật về tổ chức TCVM ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay) Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm mang tính cá nhân và là cơ sở để đưa ra các đề xuất, kiến nghị. Phương pháp này cũng được sử dụng trải đều trong các chương của luận án nhằm tổng hợp những nội dung đã phân tích nhằm đưa ra được những kiến thức mang tính khái quát và cả những nhận định mang tính cá nhân về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp luật học so sánh được sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam trong mối tương quan với quy định pháp luật của các nước nhằm làm sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Phương này chủ yếu được sử dụng ở chương 2 (mục 2.3) nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức TCVM và chương 4 (mục 4.2) nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức TCVM ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp phân tích logic quy phạm, được sử dụng khi đánh giá thực trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất hoặc phát hiện mâu thuẫn trong nội dung quy định pháp luật về TCVM. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 (mục 2.3) chương 3 nhằm phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành nhằm tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý để tìm ra phương hướng khắc phục, đề xuất giải pháp hoàn thiện. Phương pháp nghiên cứu liên ngành, được sử dụng khi nghiên cứu, đánh giá về vai trò của tổ chức TCVM đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các mục 2.1 và 2.2 (xã hội học – luật học); về xây dựng khung pháp luật cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức TCVM tại mục 3.3 (luật học –kinh tế học). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã làm rõ một số khái niệm vốn đang được tiếp cận rất khác nhau trong thực tế như tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô, pháp luật về 4 tài chính vi mô, pháp luật về tổ chức tài chính vi mô. Thứ hai, làm rõ bản chất và nêu lên những đặc trưng pháp lý cơ bản của tài chính vi mô và tổ chức tài chính vi mô; Thứ ba, nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay qua đó xây dựng cơ sở lý luận của lĩnh vực pháp luật này; Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Với tư cách là một nghiên cứu chuyên sâu dưới giác độ luật học, luận án đã phân tích, đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống đối với thực trạng pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam qua đó, làm rõ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của lĩnh vực pháp luật này. Chính vì vậy, luận án đã thể hiện được ý nghĩa khoa học của mình khi những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực pháp luật này. Ngoài ra, về mặt thực tiễn,những kiến nghị được đưa ra trong luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có kiểm chứng thực tế nên hoàn toàn có thể được sử dụng như một nguồn tham khảo tin cậy trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài chính vi mô cũng như về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, ngoài phần lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án sẽ được bố cục thành bốn (04) chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận của pháp luật về tổ chức tài chính vi mô Chương 3: Thực trạng pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chương 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tài chính vi mô và pháp luật về tổ chức tài chính vi mô 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Thực tiễn thế giới đã cho thấy vai trò của TCVM trong công cuộc xóa đói giảm nghèo là vô cùng to lớn. Vai trò này không chỉ thể hiện ở các nước đang phát triển mà thậm chí còn ở cả các nước phát triển như Mỹ, Canada… Chính bởi tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với xã hội nên trong suốt thời gian vừa qua, có khá nhiều các công trình nghiên cứu về TCVM đã được thực hiện ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện theo hai hướng chính: (i) Các nghiên cứu nhằm tìm các giải pháp phát triển hoạt động TCVM và (ii) các nghiên cứu về những đóng góp và mức độ tác động của TCVM đối với hoạt động xóa đói, giảm nghèo. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu về TCVM có thể mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu về lĩnh vực này như sau: 1.1.1.1 Nhóm những nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của tài chính vi mô đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh những nghiên cứu dưới góc độ kinh tế nêu trên, TCVM còn được nghiên cứu dưới một góc độ khác, đó là góc độ xã hội. Điều này xuất phát từ đặc thù của hoạt động TCVM không phải chỉ là hoạt động kinh doanh đơn thuần mà luôn có hai mục đích song song tồn tại là: (i) tìm kiếm lợi nhuận để tồn tại bền vững và (ii) tương trợ giúp đỡ những người có thu nhập thấp trong xã hội. Dưới góc độ này, có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây: Trước hết, cần phải khẳng định rằng trong các nghiên cứu và báo cáo do ADB thực hiện, bên cạnh những phân tích, đánh giá về việc thực hiện các nghiệp vụ TCVM thì việc đánh giá về tác động của TCVM đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo cũng đặc biệt được chú trọng. Cũng chính bởi vai trò này nên tổ chức này luôn dành những nguồn lực tài chính nhất định cho các quốc gia đang phát triển – nơi mà tỷ lệ người nghèo vẫn còn ở mức rất cao – để các quốc gia này có điều kiện xây dựng và phát triển 6 ngành TCVM1. Các nghiên cứu của Meyer và Nagarajan năm 1992 “Đánh giá vai trò của tài chính phi chính thức trong quá trình phát triển” (An assessment of the role of informal finance in the development process) [92]. Nghiên cứu của Hulme D. và Mosley P. vào năm 1996 với tựa đề “Tài chính cho người nghèo hay những người nghèo nhất? Đổi mới về tài chính cho người nghèo và dễ tổn thương” (Finance for the poor or poorest? Financial Innovation, Poverty and Vulnerability) đưa ra những phân tích, đánh giá về mức độ tiếp cận của TCVM đến đối tượng nào trong xã hội, qua đó khẳng định tầm quan trọng của TCVM đối với những đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội [81]. M. Zeller và L. Meyer trong tác phẩm “Tam giác tài chính nông thôn: bền vững tài chính, sự tiếp cận và tác động” (The triangle of rural finance: Financial sustainability, outreach, and impact) [114] trong năm 2002 đã đưa ra khung tam giác cho việc đánh giá sự phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM nông thôn Các nghiên cứu của Mohammat Yunus vào các năm 2003 về “Giảm phân nửa nghèo đói vào năm 2015” [66] và năm 2005 “Mở rộng tài chính vi mô để đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” (Expanding Microcredit to Reach the Millennium Development Goal) [110] khẳng định thêm tầm quan trọng của TCVM nói chung và tài chính nông thôn nói riêng đối với vấn đề giảm đói nghèo và đạt mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hiệp quốc đề ra. Năm 2009, Chowdhury Annis khi thực hiện nghiên cứu “TCVM, một công cụ giảm nghèo – Một phương pháp đánh giá” (Microfinance as a Poverty Reduction Tool – A Critical Assesment) [74] đã đánh giá khá chi tiết và đầy đủ về vai trò của TCVM với tính cách là một phương thức xóa đói, giảm nghèo hiện nay và qua đó, khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với mỗi một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Năm 2012, Olle Berggren có công trình: “Tác động của các tổ chức không chính thức có cung cấp dịch vụ TCVM” (The Impact of Informal Institution on Ví dụ, năm 2013 ADB dành cho Việt Nam khoản viện trợ trị giá 40 triệu USD để phát triển TCVM ở Việt Nam. Nguồn: NH phát triển Châu Á, Chương trình phát triển TCVM đến năm 2015. 1 7 Microfinance Performance) [97], đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức không được gọi là tổ chức TCVM nhưng có cung cấp dịch vụ TCVM đến thị trường TCVM cũng như đến xã hội trong giai đoạn 2003 đến 2010 trên 72 quốc gia trên thế giới. 1.1.1.2 Nhóm nghiên cứu về các giải pháp phát triển hoạt động tài chính vi mô Thực tế cho thấy, có khá nhiều những nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng đánh giá về thực trạng hoạt động của các tổ chức có cung ứng dịch vụ TCVM; phân tích các yếu tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của TCVM và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp giúp hoạt động TCVM có thể phát triển hơn nữa, cả vể chiều rộng và chiều sâu. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trước hết, cần phải kể đến các công trình nghiên cứu do NH phát triển Châu Á (ADB) chủ trì trong suốt những năm vừa qua nhằm khuyến nghị những giải pháp phát triển hoạt động TCVM ở các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu như: “Tài chính cho người nghèo: Chiến lược TCVM của ADB” (Finance for the poor: ADB Microfinance Strategies); “Chính sách và tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện chương trình phát triển TCVM của Việt Nam” (Policy and Advisory Technical Assistance to Vietnam’s Implementation of Microfinance Development Program) [69,71]. Những giải pháp được đưa ra trong các nghiên cứu của ADB không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nghiệp vụ hoạt động, tìm kiếm các giải pháp nhằm làm giảm chi phí…mà còn là cả những giải pháp dưới góc độ pháp lý – coi việc tạo dựng và duy trì một chính sách phù hợp, một khung pháp luật ổn định là điều kiện cần cho việc phát triển TCVM ở các nước đang phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 1994, Rhyne E. và Otero M. có tác phẩm “Những dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ: Những nguyên tắc và tổ chức” (Financian Services For Microenterprises: Principles and Institutions) [100]. Nghiên cứu này đã chỉ ra sự cần thiết phải tồn tại hoạt động TCVM để cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người nghèo, người có thua nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu ra những nguyên tắc căn bản trong việc xây dựng tổ chức và tiến hành các hoạt động kinh doanh của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động này. 8 Trong tác phẩm “Từ tín dụng nông nghiệp đến tài chính nông thôn” (From Agricultural Credit to Rural Finance) viết năm 1995 [67], D.W Adams phân tích quá trình hình thành các Tổ chức TCVM nông thôn từ các chương trình tín dụng nông nghiệp và các nhân tố tác động tới quá trình này. Theo ông, sự đặc thù của tín dụng nông nghiệp và môi trường sống của những người làm nông nghiệp chính là yếu tố căn bản đã làm xuất hiện các hoạt động TCVM nông thôn. Nghiên cứu của Meyer và Nagarajan năm 2000 “Thị trường tài chính nông thôn ở Châu Á: Các chính sách, mô hình và hoạt động” (Rural Financial Markets in Asia: Policies, Paradigms, and Performance) [91] đã tiến hành phân tích các đặc điểm của thị trường tài chính nông thôn ở châu Á và từ đó khẳng định, chính những đặc điểm này (đặc biệt là chi phí giao dịch cao hay thiếu tài sản bảo đảm cho các khoản vay…) đã làm cho lãi suất cho vay đối với khu vực nông thôn bị tăng cao hơn so với khu vực đô thị. Từ thực trạng đó, các tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị về chính sách, pháp luật dành cho thị trường tài chính nông thôn đồng thời cũng nêu lên mô hình tổ chức và phương pháp hoạt động nhằm đảm bảo thị trường tài chính châu Á có thể hoạt động có hiệu quả hơn. Hai nghiên cứu của J. Yaron năm 1992 về “Các tổ chức tài chính nông thôn thành công” (Successful Rural Finance Institutions) và năm 1997 “Tài chính nông thôn: Các vấn đề, thiết kế và các kinh nghiệm tốt nhất” (Rural Finance: Issues, Design and Best Practices) [108, 109] cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về phát triển các Tổ chức TCVM, đặc biệt là các tổ chức TCVM ở nông thôn. Bên cạnh việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động xây dựng và phát triển các tổ chức TCVM nông thôn thì tác giả còn đưa ra các quan điểm và phương pháp đánh giá tác động của các tổ chức tài chính vi mô nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng. Với tác phẩm “Cẩm nang tài chính nông thôn: Khía cạnh thể chế và tài chính” (Rural Finance Handbook, An Institutional and Financial Perspective) viết năm 1999 [87], J. Ledgerwood đã tổng kết lại những vấn đề then chốt nhất cũng như những yếu tố có tác động lớn đến hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô nông thôn. Công trình này chủ yếu đề cập đến việc phát triển các tổ chức TCVM ở môi trường nông 9 thôn thông qua việc phát triển các sản phẩm mà TCVM cung ứng. M. Zeller trong tác phẩm “Mô hình cho các thể chế tài chính nông thôn” (Models of Rural Financial Institutions) [115] được viết làm tham luận chủ chốt cho hội thảo quốc tế về tài chính nông thôn năm 2003 đã tập trung phân tích về đặc trưng của các tổ chức TCVM nông thôn, tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển hoạt động các tổ chức TCVM nông thôn. Trong bài viết này, Zeller cho rằng, Luật pháp cũng là một yếu tố quan trọng cho việc tồn tại và phát triển của các tổ chức TCVM ở nông thôn. Cũng trong năm 2003, D. Steinwand có công trình nghiên cứu với tiêu đề “Thách thức của sự tiếp cận bền vững: Kinh nghiệm của năm quốc gia châu Á” (The challenge of sustainable outreach: Five case studies from Asia) [106] tổng kết các kinh nghiệm từ năm quốc gia châu Á trong việc phát triển các hoạt động tài chính ở nông thôn, trong đó có các hoạt động TCVM. Jonathan Morduch năm 2008 có nghiên cứu “Người nghèo nuôi sống TCVM như thế nào?” (How can the poor afford microfinance?) [94] đã tiến hành phân tích bản chất việc tự vững của TCVM khi cung ứng các dịch vụ tài chính cho người nghèo là việc áp dụng mức lãi suất cho các khoản vay dành cho người nghèo cao hơn so với mặt bằng lãi suất của thị trường. Năm 2009, Dilin Lim với Luận văn Thạc sĩ: “Những thách thức trong thực tiễn đối với các tổ chức TCVM” (Practical Challenges of Microfinance Institutions) [78] đã phân tích, đánh giá các mô hình TCVM trên thế giới và mức độ tiếp cận đến người nghèo trong xã hội của từng mô hình này. Tác giả của công trình này cũng đã đưa ra những khuyến nghị hết sức hữu ích cho việc phát triển các tổ chức TCVM như tạo dựng môi trường pháp lý ổn định; tăng độ sâu tiếp cận và mở rộng những sản phẩm cung ứng của các tổ chức TCVM… Ledgerwood Joanna cùng với Julie Earne và Candace vào năm 2013 đã viết cuốn: “Cẩm nang mới về TCVM: Viễn cảnh của thị trường tài chính” (The New Microfinance Handbook: A Financial Market System Perspective) [88]. Với hơn 500 trang viết, các tác giả đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về các kỹ năng thực hiện hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của tổ chức TCVM cũng như các tác 10 động mà tổ chức TCVM mang lại cho cộng đồng. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Cũng tương tự như trên thế giới, về TCVM ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều những nghiên cứu nhằm tìm cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng và phát triển lĩnh vực này. Mặc dù những nghiên cứu này đa phần đều được tiếp cận dưới góc độ của kinh tế học và xã hội học song cũng đã bắt đầu có những nghiên cứu được thực hiện dưới giác độ luật học nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc tạo dựng hành lang pháp lý để phát triển TCVM ở Việt Nam. Có thể khái quát tình hình nghiên cứu về TCVM ở Việt Nam như sau: 1.1.2.1 Những nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của tài chính vi mô và vai trò của tài chính vi mô đối với người nghèo trong xã hội Phần lớn các nghiên cứu về TCVM hiện nay đều được thực hiện dưới góc độ này. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Năm 1998, Trần Thọ Đạt thực hiện Luận án Tiến sĩ với đề tài: “Chi phí giao dịch của người vay, thị trường phân tách và kém tiếp cận: nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam” (Borrower Transaction Costs, Segmented Markets and Credit Rationing: A Study of the Rural Credit Market in Vietnam) [76]. Công trình này đã tiến hành phân tích về chi phí giao dịch, sự chia tách thị trường trong khu vực TCVM nông thôn, với phần mô hình từ số liệu sơ cấp của khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Năm 2000, Đào Văn Hùng với luận án tiến sỹ “Các giải pháp tín dụng đối với người nghèo ở Việt Nam hiện nay” [25] đã tiến hành phân tích cụ thể về tín dụng cho người nghèo ở Việt Nam; sau khi bảo vệ thành công, tác giả đã có nghiên cứu tiếp theo: “Báo cáo phân tích tiếp cận: Nâng cao khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với các dịch vụ tài chính chính thức ở Việt Nam” (Outreach Diagnostic Report: Improving Household Access to Formal Financial Services in Vietnam) [26] phân tích sâu hơn về sự tiếp cận TCVM của người nghèo ở Việt Nam, sử dụng các số liệu sơ cấp như số liệu điều tra về mức tiếp cận của dự án mở rộng tiếp cận Canada năm 2001. Đến năm 2005, tác giả lại cho ra đời tiếp một công trình với tựa đề: “Phát triển hoạt động TCVM ở Việt Nam” [27] để mô tả những thuận lợi cũng như khó khăn cho sự tồn tại ngành 11 TCVM ở Việt Nam đồng thời cũng đưa ra những giải pháp để phát triển các hoạt động này nhằm phục vụ cho công tác xóa đói giảm nghèo. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hương năm 2002: “Các giải pháp phát triển thị trường tài chính nông thôn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở Việt Nam” [28] mặc dù là một luận án tiến sĩ kinh tế nhưng cũng đã có những phân tích về môi trường pháp lý cho thị trường TCVM ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế. Năm 2005, Luận án tiến sĩ của Quách Mạnh Hào “Tiếp cận tới tài chính và giảm nghèo: Ứng dụng cho nông thôn Việt Nam”(Access to Finance and Poverty Reduction: An Application to Rural Vietnam) [79] đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa việc tiếp cận tài chính và vấn đề xóa đói giảm nghèo, thông qua việc điều tra mức sống của người dân nông thôn Việt Nam giai đoạn từ 1992 đến 1998, qua đó khẳng định tầm quan trọng của các dịch vụ TCVM đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. A. McCarty (năm 2001) với tác phẩm “Tài chính vi mô ở Việt Nam: Nghiên cứu các dự án và các vấn đề đặt ra” [32] đã thực hiện đánh giá sơ bộ về mảng tài chính do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại Việt Nam và đưa ra một số kết luận sâu sắc về các vấn đề như sự tiếp cận, sự hài lòng của khách hàng, hay chi phí giao dịch của khu vực bán chính thức so với khu vực chính thức. Nghiêm Hồng Sơn phân tích sâu hơn về năng suất và hiệu quả của các tổ chức tài chính nông thôn khu vực bán chính thức dựa trên phân tích các số liệu điều tra của mình với tựa đề “Hiệu quả và hiệu lực của tài chính nông thôn ở Việt Nam: Bằng chứng từ các chương trình tài chính phi chính phủ vùng Bắc và Trung Bộ” (Efficiency and Effectiveness of Rural Finance in Vietnam: Evidence from NGO Schemes in the North and the Central Regions) [105] năm 2006. Hai nghiên cứu của Lê Lân (năm 2003) “Tài chính vi mô ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” [30] và Lê Lân và Trần Như An (năm 2005) “Hướng tới một ngành tài chính vi mô tự vững ở Việt Nam: Các vấn đề đặt ra và những thách thức” [31] phân tích những yếu tố nội lực cơ bản và các cơ hội – thách thức từ bên ngoài đối với các tổ chức TCVM Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển. Đỗ Kim Chung với bài viết: “Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo. Một 12 số vấn đề lý luận và thực tiễn” [12] đã tiếp cận đến TCVM như là một công cụ xóa đói giảm nghèo. Tác giả đã khẳng định sự tác động của TCVM đến hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là hết sức lớn và vì vậy, cần phải có giải pháp để phát triển lĩnh vực này. Với bài viết: “Tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mô ở nước ta” [59] Doãn Hữu Tuệ đã trình bày một số vấn đề lý luận về TCVM và nêu lên một số giải pháp để phát triển ngành TCVM ở Việt Nam trong giai đoạn đó. Năm 2007, NH thế giới công bố nghiên cứu “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận [của hộ nghèo] đối với các dịch vụ tài chính vi mô, tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững” [45] thực hiện khảo sát và đánh giá về bức tranh chung tài chính nông thôn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt việc thực hiện nghị định 28/2005 của Chính phủ đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Năm 2006, GS. TS. Phạm Thị Mỹ Dung đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “TCVM – Lý luận, phương pháp nghiên cứu và vận dụng” [13]. Công trình này đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về ngành TCVM dưới góc độ lý luận đồng thời cũng gợi ý một số phương pháp để vận dụng những lý luận về TCVM vào trong thực tiễn. Luận án tiến sỹ của Lê Thanh Tâm năm 2008 với đề tài “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam” [48] thực hiện phân tích sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính nông thôn, tập trung vào ba tổ chức tài chính nông thôn là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHCSXH và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. Năm 2009, TS. Nguyễn Kim Anh và cộng sự thực hiện đề tài: “Phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” [1] cũng có những đề cập đến môi trường pháp lý cho ngành TCVM Việt Nam nói chung và TCVM ở nông thôn Việt Nam nói riêng thông qua việc đánh giá môi trường pháp lý hiện hành và kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện môi trường này. Đến năm 2013, Nguyễn Kim Anh cũng với Lê Thanh Tâm xuất bản cuốn: “Mức độ bền vững của các tổ chức TCVM Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” [4] tiến hành phân tích thực trạng tính hiệu 13 quả trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức TCVM cũng như các chương trình, dự án đang cung cấp dịch vụ TCVM để đánh giá về tính bền vững của các tổ chức, chương trình, dự án này. Các tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức, chương trình này cải thiện, nâng cao hiệu quả trong hoạt động của mình. Năm 2012, Nguyễn Đức Hải thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài: “Phát triển TCVM tại Việt Nam” [23] đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động TCVM tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TCVM cũng như mở rộng hoạt động này tại Việt Nam. Tháng 3 năm 2013, Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng có bài viết “TCVM tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam” [60]. Nghiên cứu này đề cập đến mô hình tổ chức của TCVM ở một số quốc gia có nền TCVM phát triển và rút ra những bài học kinh nghiệm cho TCVM Việt Nam. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mô Nhìn chung, có khá ít nghiên cứu ở Việt Nam có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về TCVM. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi dưới góc độ pháp lý thì đây thực sự là một lĩnh vực khá mới mẻ: văn bản pháp luật đầu tiên về TCVM cũng chỉ chính thức được ban hành vào năm 2005 và tổ chức TCVM đầu tiên ở Việt Nam cũng chỉ mới ra đời vào năm 2010. Một số các công trình nghiên cứu dưới góc độ này có thể kể đến: Nghiên cứu đầu tiên về TCVM dưới góc độ pháp lý phải kể đến là bài viết “Một số vấn đề về việc xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam” [51] được Nguyễn Hữu Thanh đăng tải trên Tạp chí NH vào năm 2004, thời điểm chúng ta đang chuẩn bị ban hành Nghị định 28/2005/NĐ-CP, văn bản đầu tiên về TCVM ở Việt Nam. Bài viết này đã phân tích và đưa ra một vài gợi ý cho việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh đến các hoạt động TCVM. Cũng tác giả này năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu “Quy chế pháp lý của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” [52] với tư cách là một luận văn thạc sĩ luật học tại Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở phân tích các quy định của Nghị định 28/2005/NĐ- 14 CP, tác giả có nêu lên một vài bất cập của văn bản này và đề xuất hướng xử lý. Năm 2009, Nguyễn Thái Hà có hai nghiên cứu về hình thức pháp lý và cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành các tổ chức TCQMN: “Bàn về hình thức pháp lý của các tổ chức TCQMN” và “Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành tổ chức TCQMN” [21, 22] với nội dung cơ bản là phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề thành lập, hoạt động, giải thể và phá sản các tổ chức TCQMN (nay được gọi là tổ chức TCVM) theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ năm 2011 đến 2013, Viên Thế Giang có bốn (04) bài viết về TCVM dưới góc nhìn của Luật học: “Phát triển tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam” “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam” “Hình thành hệ thống tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý” “Định hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức TCVM ở Việt Nam hiện nay” được đăng tải trên các tạp chí: Nhà nước và pháp luật (số 1/2012), tạp chí NH (số 17 năm 2011) và tạp chí Công nghệ NH (số tháng 8/2011) [17 - 20]. Thông qua các nghiên cứu này, tác giả cũng đã phần nào đề cập đến những bất cập của pháp luật về TCVM ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện. Năm 2012, tác giả Hoàng Văn Thành thực hiện luận văn thạc sĩ tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Đánh giá chính sách về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô” [53]. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu quả áp dụng các văn bản pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động TCVM ở Việt Nam – được thực hiện chủ yếu bởi các chương trình, dự án chứ không phải của tổ chức TCVM2. Trần Văn Duy và Hoàng Văn Thành năm 2013 cũng tiến hành nghiên cứu về việc thành lập tổ chức TCVM tại Việt Nam hiện nay với đề tài: “Điều kiện thành lập và cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật hiện hành: những vướng mắc cần được tháo gỡ” [15]. Các tác giả đã đề cập đến một số bất cập hiện nay của pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện thành lập một tổ chức TCVM cũng như những quy định về quản trị điều hành tổ chức này và đề xuất Thời điểm này tổ chức TCVM đầu tiên và duy nhất của Việt Nam là Tổ chức TCVM TNHH một thành viên TYM mới khai trương hoạt động được một thời gian ngắn sau khi được cấp giấy phép vào 17/08/2010. 2 15 một số giải pháp khắc phục. Năm 2013, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở với tiêu đề: “Chế độ pháp lý về TCVM hiện nay” [62]. Nghiên cứu này, về cơ bản đã tiến hành phân tích, đánh giá về sự phù hợp với thực tiễn của các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về TCVM và đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập. Có thể thấy, các nghiên cứu đối với pháp luật về tổ chức TCVM ở Việt Nam thường có đối tượng nghiên cứu là một nội dung nào đó của lĩnh vực pháp luật này mà chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện một cách hệ thống đối với tổng thể các vấn đề liên quan đến tổ chức TCVM dưới góc độ pháp lý và vì vậy, một cái nhìn toàn cảnh đối với pháp luật về tổ chức TCVM ở Việt Nam, cho đến nay là chưa có. 1.1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về TCVM ở cả trong nước và ngoài nước, tác giả có một số nhận xét về các kết quả nghiên cứu như sau: 1.1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển Thứ nhất, đã làm rõ được một số khái niệm cần thiết như TCVM, tổ chức TCVM theo thông lệ quốc tế. Đây là nội dung cực kỳ quan trọng để trên cơ sở đó, luận án giải quyết các vấn đề tiếp theo. Thứ hai, các công trình nghiên cứu nêu trên (đặc biệt là các công trình nghiên cứu ngoài nước) đã chứng minh sự xuất hiện và tồn tại của TCVM là thực sự cần thiết và có những ý nghĩa rất lớn trong hoạt động làm giảm đói nghèo ở các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Đây thực sự là công cụ chống đói nghèo hữu hiệu và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, vì đa phần những nghiên cứu đã được thực hiện đều là những nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ kinh tế nên những nghiệp vụ mà TCVM thực hiện đều được phân tích, đánh giá khá cụ thể và kỹ lưỡng. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các nghiệp vụ này cũng đã được đưa ra. Điều này giúp cho luận án có thêm cơ sở để đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về các tổ chức TCVM ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, các nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra được những thách thức mà TCVM 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng