Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về quỹ trợ giúp pháp lý ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về quỹ trợ giúp pháp lý ở việt nam

.PDF
98
111
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MẬN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà nội - 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MẬN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Minh Tuấn HÀ NỘI - 2013 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt 1 MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP 8 LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát về trợ giúp pháp lý và Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 8 1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý 8 1.1.2. Khái niệm Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 19 1.2. Khái quát pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 22 1.2.1. Khái niệm pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 22 1.2.2. Đặc điểm pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 24 1.3. 25 Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới 1.3.1. Quỹ trợ giúp pháp lý Trung Quốc 25 1.3.2. Quỹ trợ giúp pháp lý Mỹ 27 1.3.3. Quỹ trợ giúp pháp lý Đài Loan 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP 36 LÝ VIỆT NAM 2.1. Thực trạng vị trí pháp lý của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 36 2.2. Thực trạng pháp luật về tổ chức của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 40 2.2.1. Tổ chức bộ máy của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 3 40 2.2.2. Mối quan hệ công tác, phối hợp của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 44 2.3. 45 Thực trạng pháp luật về hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 2.3.1. Hoạt động thu, chi của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 45 2.3.2. Hoạt động quản lý tài chính của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam 56 2.3.4. Hoạt động vận động tài trợ cho Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam 60 2.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 61 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 64 VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM 3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 64 3.1.1. Quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 64 3.1.2. Quan điểm về cải cách hành chính và cải cách tư pháp 66 3.1.3. Quan điểm về phát triển trợ giúp pháp lý bền vững 67 3.1.4. Quan điểm xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý 68 3.1.5. Quan điểm hội nhập tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới 71 3.2. 72 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 72 3.2.2. Hoàn thiện về tổ chức, bộ máy của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 77 3.2.3. Hoàn thiện về các hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam 80 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 93 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TGPL : Trợ giúp pháp lý XHCN : Xã hội chủ nghĩa 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam ra đời từ năm 1997 được xác định là việc cung cấp các dịch vụ pháp lý không thu phí cho người được TGPL (là những người có hoàn cảnh đặc biệt như: người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số...) nhằm giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, đồng thời, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Hoạt động TGPL được xác định là trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước, khuyến khích, thu hút sự tham gia đóng góp của xã hội và một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động TGPL là không thu phí, lệ phí hay bất cứ một khoản thù lao nào từ người được TGPL. Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, ngoài ngân sách nhà nước cấp, hệ thống TGPL đã nhận được sự quan tâm, tài trợ, viện trợ, đóng góp đáng kể của các tổ chức quốc tế. Để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí cho hoạt động TGPL cần phải có một tổ chức chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, phân phối, điều tiết nguồn kinh phí hỗ trợ đó cho các hoạt động TGPL trong toàn quốc nhằm bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích và được sử dụng hiệu quả, thúc đẩy hoạt động TGPL phát triển. Chẳng hạn, những địa phương khó khăn về kinh tế (thu không đủ chi hoặc gặp thiên tai đột xuất), không thể bảo đảm đủ kinh phí cấp cho hoạt động TGPL, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này thì các địa phương này có thể nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ tổ chức này. Thực tế cho thấy, TGPL chính là một loại hình dịch vụ pháp lý công nhằm đáp ứng nhu cầu TGPL của những người yếu thế, hạn chế về điều kiện tiếp cận, khả năng nhận thức và sử dụng pháp luật. Việc đáp ứng nhu cầu TGPL của mọi đối tượng ở các địa phương phải bình đẳng, công bằng và 6 khách quan, tổ chức thực hiện TGPL không được phép từ chối trợ giúp cho các đối tượng có nhu cầu nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, không kể đó là tổ chức ở địa phương "giàu" hay "nghèo". Nhóm người được TGPL thường tập trung nhiều ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi. Tuy nhiên, ngân sách các vùng này lại hết sức hạn hẹp, rất cần sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, trong khi ngân sách nhà nước nói chung (trong đó có ngân sách Trung ương) còn hạn chế, không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, ngân sách dành cho hoạt động TGPL lại càng ít hơn. Để đáp ứng được những yêu cầu này, tổ chức tài chính trong lĩnh vực TGPL nêu trên còn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm việc phát triển đồng bộ của hệ thống TGPL trên toàn quốc, cân bằng giữa các vùng, miền trong việc thực hiện chính sách về TGPL của Đảng, Nhà nước, bảo đảm cho mọi người dân thuộc diện được TGPL có thể tiếp cận và thụ hưởng bình đẳng loại hình dịch vụ công này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, Quỹ TGPL Việt Nam đã được nghiên cứu, thành lập theo Quyết định số 258/2002/QĐ-BTP ngày 10/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhằm hỗ trợ tài chính cho hoạt động TGPL miễn phí cho một số đối tượng theo quy định của pháp luật trong phạm vi cả nước. Thực hiện Luật và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 84/2008/QĐ-TTg ngày 30/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ TGPL Việt Nam, ngày 08/12/2008, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Quỹ TGPL Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về địa vị pháp lý, về tổ chức, bộ máy và pháp luật về Quỹ... Trong bối cảnh Việt Nam tuyên bố thoát khỏi danh sách các nước nghèo, các nguồn tài trợ, viện trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế cho hoạt động TGPL Việt Nam đã bị cắt giảm đáng kể, gây ra sự "hẫng hụt" rõ nét về kinh phí triển khai các hoạt động TGPL, rất cần thiết Quỹ TGPL Việt Nam 7 phải huy động được các nguồn hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động TGPL thì vai trò này thực hiện chưa hiệu quả. Vì vậy, mục đích của Quỹ chưa đạt được, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TGPL. Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên là do pháp luật về Quỹ TGPL Việt Nam chưa hoàn thiện, quy định chưa đầy đủ, còn chồng chéo, mẫu thuẫn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam" là yêu cầu khách quan, cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn nhằm xác định rõ, đúng mức vị trí, vai trò của Quỹ và nâng cao hiệu quả, phát triển hoạt động Quỹ TGPL Việt Nam, góp phần bảo đảm cho hoạt động TGPL phát triển bền vững theo định hướng của chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. 2. Tình hình nghiên cứu Trợ giúp pháp lý là nhiệm vụ quan trọng hệ thống chính trị trong đó ngành Tư pháp giữ vai trò trung tâm. Việc ban hành chính sách TGPL và triển khai chính sách này trên thực tế đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và đối tượng chính sách trên phương diện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - xóa đói giảm nghèo về cả vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho người chịu thiệt thòi trong xã hội được bình đẳng tiếp cận với pháp luật, công bằng trước pháp luật. Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực TGPL, cụ thể như sau: Luận án Tiến sĩ "Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới", của Tạ Thị Minh Lý. Luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý của điều chỉnh pháp luật và điều chỉnh pháp luật về TGPL; thực trạng điều chỉnh pháp luật về TGPL và phương hướng hoàn thiện việc điều chỉnh pháp luật về TGPL trong điều kiện đổi mới. 8 Luận văn Thạc sĩ: "Hoàn thiện pháp luật về người thực hiện trợ giúp pháp lý ở Việt Nam", của Vũ Hồng Tuyến. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn về người thực hiện TGPL, từ đó có các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về người thực hiện TGPL. Luận văn Thạc sĩ "Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", của Đỗ Xuân Lân. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở Việt Nam, các giải pháp nhằm bảo đảm cho người nghèo ở Việt Nam luôn được tiếp cận pháp luật. Luận văn Thạc sĩ "Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý", của Phan Thị Thu Hà. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền được TGPL và các giải pháp nhằm bảo đảm quyền được TGPL của người dân. Luận văn Thạc sĩ "Phát triển trợ giúp pháp lý ở cơ sở", của Đặng Thị Loan. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về các mô hình TGPL ở cơ sở và đưa ra các giải pháp để phát triển mô hình TGPL ở cơ sở. Luận văn Thạc sĩ "Chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam", của Phạm Quang Đại. Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề chất lượng hoạt động TGPL cũng như làm rõ thực trạng chất lượng TGPL hiện nay và quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng TGPL Các công trình trên đã nghiên cứu các mặt, khía cạnh khác nhau của hoạt động TGPL. Tuy nhiên, vấn đề pháp luật về Quỹ TGPL ở Việt Nam đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, với đề tài "Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam", tác giả luận văn đi sâu phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn, thực trạng pháp luật điều chỉnh về Quỹ TGPL Việt Nam và tìm ra giải pháp, định hướng hoàn thiện pháp luật về Quỹ TGPL Việt Nam trong 9 thời gian tới là hết sức cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để kiện toàn, nâng cao vị trí, vai trò và năng lực của Quỹ, đáp ứng sự phát triển của hệ thống TGPL. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật về Quỹ TGPL ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, định hướng hoàn thiện pháp luật nhằm xác định rõ vị trí pháp lý, vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các nội dung sau đây: - Các khái niệm, đặc điểm của TGPL, Quỹ TGPL Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về Quỹ TGPL Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân để có giải pháp hoàn thiện. - Trên cơ sở các yêu cầu khách quan, những quan điểm, đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi trên thực tế nhằm hoàn thiện pháp luật về Quỹ TGPL để nâng cao vị trí, vai trò của Quỹ TGPL Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về pháp luật điều chỉnh toàn diện về vị trí pháp lý tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu chung về mô hình Quỹ, nghiên cứu đặc thù về mô hình Quỹ TGPL ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, xác định các quan điểm, yêu cầu phát triển Quỹ TGPL Việt Nam làm căn cứ đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về Quỹ để đáp ứng các yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn của Quỹ. Phạm vi nghiên cứu toàn bộ những vấn đề về Quỹ TGPL Việt Nam thuộc Cục TGPL, Bộ Tư pháp. 10 6. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng, quan điểm khoa học về hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động TGPL nói riêng. - Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác - Lê nin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng các tư liệu thực tiễn để hoàn chỉnh luận văn. 7. Đóng góp của luận văn Luận văn có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận, pháp lý về TGPL và tổ chức, hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam nhằm xác định rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa của Quỹ đối với hệ thống TGPL; đánh giá được mức độ điều chỉnh của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam trong thời gian qua, phát hiện những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ mà gián tiếp là mức độ đáp ứng về tài chính của Quỹ đối với toàn bộ hệ thống TGPL của Việt Nam; từ đó cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật làm "động lực" tạo sự thay đổi, biến chuyển rõ nét về tổ chức của Quỹ cũng như chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ TGPL. Luận văn có thể phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế huy động các nguồn lực cho hoạt động TGPL ở Việt Nam và là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chính sách phát triển bền vững hoạt động TGPL trong thời gian tới. Luận văn phải mang tính thực tiễn và có tính khả thi nhằm giải quyết được những tồn tại cũng như kiến nghị những vấn đề cần khắc phục. 11 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về trợ giúp pháp lý và pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VÀ QUỸ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý Thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" được sử dụng phổ biến trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX và xuất phát từ tiếng Anh là: Legal aid. Theo Từ điển Anh Việt "Legal aid" được dịch là "Trợ cấp pháp lý" [32]. Ngoài ra, trong một số tài liệu khác dịch "Legal aid" là "hỗ trợ pháp luật", "hỗ trợ pháp lý" hoặc "hỗ trợ tư pháp"..., như vậy, bản chất là một nhưng hiện đang có rất nhiều sách, báo… có cách dịch khác nhau, sử dụng thuật ngữ khác nhau về vấn đề này. Ở Việt Nam thuật ngữ"Trợ giúp pháp lý" đang được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật và sách báo, nó thể hiện rõ bản chất, nội dung và hình thức hoạt động của loại dịch vụ pháp lý miễn phí ở Việt Nam. Ở các nước trên thế giới, hoạt động TGPL cho người nghèo, người yếu thế bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước tư sản và được coi là chức năng xã hội của nhà nước, là một trong những tiêu chí bảo vệ quyền con người của nhà nước pháp quyền. Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL trên thế giới đang rất phong phú và đa dạng, có nhiều đặc thù do phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã có Chiến lược phát triển TGPL như Canada, Mỹ, Úc… nhưng chưa có một văn bản nào mang tầm quốc tế về TGPL nên chưa có quan niệm chung, thống nhất về TGPL trên thế giới. Do có nhiều mô hình TGPL, với những quan niệm khác nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức và chi phí TGPL trên thế giới, nên ở mỗi nước 13 đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm của các nước đều thể hiện tính chính trịpháp lý, nghề nghiệp, nhân đạo và tính kinh tế của hoạt động TGPL. Chẳng hạn, dưới góc độ kinh tế mang tính nhân đạo, ở một số nước (như Đức) quan niệm TGPL là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước tòa án. Dưới góc độ pháp lý, theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì TGPL là giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý. Điều 2 Đạo luật về đại diện và tư vấn pháp lý 1995 của Singapore và Đạo luật số 26 của Malaysia về bảo trợ tư pháp năm 1971 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1992) cũng giải thích TGPL theo nội hàm này. Nhìn dưới góc độ mục đích của hoạt động TGPL, người Úc cho rằng TGPL là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là tạo ra sự công bằng khi tiếp cận với pháp luật [42]. Dưới góc độ chính trị, Mỹ, Trung Quốc, Nga… cho TGPL là giải pháp yên lòng nhóm yếu thế, bần cùng, sử dụng pháp luật làm công cụ để bảo vệ, nâng đỡ để tự tin, tự bảo vệ và vỗ về… Nói chung, tính chính trị của TGPL thể hiện ở góc độ bảo đảm gỡ rối và giải tỏa điểm nóng khiếu kiện; tính kinh tế thể hiện ở chỗ giúp đỡ cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí khi tiếp cận với dịch vụ pháp lý; tính pháp lý của TGPL thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình thức...); tính nhân đạo thể hiện ở góc độ đối tượng yếu thế trong xã hội được giúp đỡ theo cơ chế không phải hoàn trả lệ phí. Như vậy, khái niệm TGPL được quy định trong văn bản pháp luật của các nước nêu trên về cơ bản đều tương đối đồng nhất khi cho rằng TGPL là hoạt động giúp đỡ pháp luật cho người nghèo, người không có điều kiện về kinh tế để chi trả cho các dịch vụ pháp lý. 14 Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạt động TGPL của các nước trên thế giới đã có từ hàng trăm năm nay và thực tiễn hoạt động TGPL ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể đưa ra quan niệm chung về TGPL một cách đầy đủ, thể hiện những đặc trưng cơ bản của nó. Theo quan niệm chung hiện nay thì TGPL hiểu là sự giúp đỡ pháp lý miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, người có công với đất nước và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa, hòa giải...), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội. Việc thành lập tổ chức TGPL ở Việt Nam năm 1997 là xuất phát từ chính những nguyên tắc Hiến định chủ quyền thuộc về nhân dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và bản chất của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Thuật ngữ "trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong các sách, báo từ năm 1995, khi bắt đầu có nghiên cứu xây dựng Đề án hình thành hệ thống TGPL ở Việt Nam và đã được sử dụng chính thức trong Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức TGPL cho người nghèo và đối tượng chính sách. Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật đề cập khá nhiều đến thuật ngữ "trợ giúp pháp lý". Theo quy định tại Điều 3 Luật TGPL năm 2006 thì khái niệm TGPL được định nghĩa như sau: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [40]. Có thể khẳng định rằng, khái niệm về TGPL ở Việt Nam theo quy định của Luật TGPL năm 2006 đã bao quát đầy đủ nội hàm của TGPL. 15 Đặc điểm trợ giúp pháp lý Đặc điểm của hoạt động TGPL bao gồm: chủ thể thực hiện, đối tượng phục vụ, nguyên tắc hoạt động, hình thức thực hiện TGPL, phương thức TGPL, lĩnh vực TGPL, cụ thể như sau: - Chủ thể thực hiện: Theo nghĩa rộng, chủ thể thực hiện TGPL gồm Nhà nước và xã hội; theo nghĩa hẹp thì chủ thể thực hiện TGPL là các tổ chức của Nhà nước (được giao nhiệm vụ thực hiện TGPL mà cụ thể là người thực hiện TGPL của Nhà nước) và các tổ chức xã hội hoặc cá nhân tự nguyện tham gia TGPL. Hiện nay, ở Việt Nam, theo quy định pháp luật hiện hành chủ thể thực hiện TGPL bao gồm: Trung tâm TGPL nhà nước thông qua người thực hiện TGPL là trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên TGPL (cộng tác viên là luật sư và cộng tác viên không phải là luật sư); các tổ chức đăng ký tham gia TGPL (Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp) thông qua các luật sư, tư vấn viên pháp luật thuộc các tổ chức này. Các chủ thể trên trực tiếp tham gia vào việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua các vụ việc TGPL cụ thể. Ngoài ra, còn có chủ thể khác tham gia vào một hoặc một số hoạt động TGPL mà không phải trực tiếp cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí như: Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, Phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, cơ quan báo, đài phát thanh, truyền hình tham gia TGPL lưu động; thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phối hợp trong việc giải thích quyền được TGPL và cung cấp các thông tin TGPL cho các đương sự… - Đối tượng phục vụ của hoạt động TGPL là người được hưởng các dịch vụ TGPL miễn phí. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tính chất của hoạt động TGPL, không phải tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ TGPL mà chỉ nhóm yếu thế mới được hưởng dịch vụ này. Người được TGPL theo quy định tại Điều 10 của Luật TGPL bao gồm: 16 Người nghèo là người thuộc hộ nghèo được xác định theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong từng giai đoạn. Hiện nay, hộ nghèo đang áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 20112015 thì hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 đ/người/tháng ở nông thôn và 500.000 đồng trở xuống ở thành thị. Hộ nghèo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hộ nghèo (sổ hộ nghèo) để họ được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước [21]. Người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 bao gồm những người sau: + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; + Liệt sĩ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; + Người có công giúp đỡ cách mạng bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến và người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến [45]. 17 Người già cô đơn không nơi nương tựa là những người từ 60 tuổi trở lên, sống một mình và không có người chăm sóc, phụng dưỡng. Người tàn tật không nơi nương tựa là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn, người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV hoặc các bệnh khác làm mất khả năng dân sự mà không có ai nuôi dưỡng, chăm sóc. Trẻ em không nơi nương tựa là người dưới mười sáu tuổi, không có gia đình hoặc bị gia đình bỏ rơi, tự kiếm sống hoặc có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ trong từng giai đoạn. Nạn nhân bị buôn bán là người bị xâm hại bởi hành vi mua, bán người theo quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011. Các đối tượng khác được TGPL theo các quy định tại Công ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam là thành viên. - Nguyên tắc hoạt động TGPL: Đây là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt hoạt động TGPL, là kim chỉ nam cho hoạt động TGPL buộc các chủ thể thực hiện TGPL phải tuân thủ trong quá trình TGPL. Các nguyên tắc hoạt động TGPL bao gồm: + Không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được TGPL: Theo nguyên tắc này, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL không được thu phí, lệ phí và nhận thù lao từ người được TGPL dưới bất kỳ hình thức nào, vật chất (tiền, tài sản, quà,…) hay tinh thần, tình cảm. Người được TGPL không phải trả bất cứ một khoản lệ phí nào, kể cả phí in ấn tài liệu hay làm thủ tục TGPL. 18 + Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan: Khi thực hiện TGPL bằng các hình thức khác nhau, người thực hiện TGPL phải trung thực, chí công, vô tư, tôn trọng sự thật khách quan; không bị tác động bởi bất cứ sức ép nào và không vì mục đích cá nhân ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL. + Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL: Khi thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL phải tận tâm, tận lực, có tinh thần trách nhiệm, coi việc TGPL cho người được TGPL như việc của mình. Người thực hiện TGPL phải thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ của mình do pháp luật quy định, bằng tất cả kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn, đầu tư công sức, trí tuệ, không bỏ một công đoạn nào để tiến hành các hoạt động TGPL cho người được TGPL. Chẳng hạn: Khi tham gia tố tụng, trợ giúp viên pháp lý phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của pháp luật tố tụng như gặp gỡ người làm chứng, xem xét hiện trường, thu thập chứng cứ để có đầy đủ cơ sở, căn cứ bảo vệ tốt nhất cho người được TGPL. Tuy nhiên, mặc dù lợi ích hợp pháp của người được TGPL là trên hết nhưng việc TGPL của người thực hiện phải phù hợp với pháp luật và quy tắc nghề nghiệp, không xúi giục người được TGPL làm trái quy định của pháp luật. + Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp TGPL: Trong quá trình thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, quy tắc nghề nghiệp TGPL (là các chuẩn mực về hành vi, ứng xử, cách thức tổ chức công việc, các yêu cầu nghiệp vụ và trách nhiệm cụ thể của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL khi thực hiện TGPL). Người thực hiện TGPL phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Nội dung TGPL phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung TGPL: Việc thực hiện TGPL do người thực hiện TGPL chịu trách nhiệm cá nhân (Phiếu tư vấn do 19 mình tự ký, khi tham gia tố tụng chịu trách nhiệm về tư cách tham gia của mình). Do đó, nếu TGPL sai thì tùy theo mức độ vi phạm mà người thực hiện TGPL bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp TGPL sai, gây thiệt hại cho người được TGPL thì người thực hiện TGPL phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật. - Các hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bao gồm: Tư vấn pháp luật (hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc TGPL); tham gia tố tụng (tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính); đại diện ngoài tố tụng (được thực hiện cho người được TGPL khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được TGPL); các hình thức TGPL khác như: hòa giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Đây cũng là những nội dung thuộc dịch vụ pháp lý nói chung của luật sư. Ngoài ra, còn có hoạt động kiến nghị thi hành pháp luật của Trung tâm TGPL nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm nhằm bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Các tổ chức TGPL chỉ thực hiện các vụ việc TGPL có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL. - Lĩnh vực pháp luật được TGPL bao gồm: Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự; pháp luật dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự; pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em; pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính; pháp luật đất đai, nhà ở, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật lao động, việc làm, bảo hiểm; pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về chính sách ưu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan