Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã ...

Tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
108
291
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIỀU OANH PH¸P LUËT VÒ QU¶N Lý CHÊT TH¶I R¾N KHU D¢N C¦ QUA THùC TIÔN TR£N §ÞA BµN THÞ X· PHóC Y£N, TØNH VÜNH PHóC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ KIỀU OANH PH¸P LUËT VÒ QU¶N Lý CHÊT TH¶I R¾N KHU D¢N C¦ QUA THùC TIÔN TR£N §ÞA BµN THÞ X· PHóC Y£N, TØNH VÜNH PHóC Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN QUANG TUYẾN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Kiều Oanh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng, hình ảnh Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ .........8 1.1. LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ .....................................8 1.1.1. Khái niệm chất thải .......................................................................................8 1.1.2. Khái niệm chất thải rắn ...............................................................................13 1.1.3. Phân loại chất thải rắn .................................................................................17 1.1.4. Vai trò của việc quản lý chất thải rắn đối với cuộc sống con người ...........18 1.2. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ ................20 1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý chất thải rắn khu dân cư ........................20 1.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý chất thải rắn khu dân cư ....................................24 1.2.3. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn khu dân cư tại Việt Nam và kinh nghiệm quản lý chất thải rắn khu dân cư của một số quốc gia trên thế giới......25 1.3. LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ ......29 1.3.1. Sự cần thiết của việc quản lý chất thải rắn khu dân cư bằng pháp luật ...............29 1.3.2. Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ...........................31 1.3.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cư .................33 1.3.4. Vai trò của pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cư ...............................35 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC ...........................................................38 2.1. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ ....38 2.1.1. Nội dung quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan quản lý chất thải rắn khu dân cư ......................................................................................38 2.1.2. Nội dung quy định đối với chủ thể phát sinh chất thải rắn khu dân cư .............40 2.1.3. Nội dung quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường khu dân cư ...........................................................................................................45 2.1.4. Nội dung quy định về tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn khu dân cư ..............................................................................49 2.1.5. Nội dung quy định tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn khu dân cư .............................................................................................49 2.1.6. Nội dung quy định về xử lý chất thải rắn khu dân cư .................................51 2.1.7. Nội dung các quy định về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn khu dân cư trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...............................................54 2.1.8. Nội dung quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý chất thải rắn khu dân cư ..........................................................................56 2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC....61 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ................61 2.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................65 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC..............74 3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ TỪ THỰC TIỄN TẠI THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC.................................................................................................74 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư từ thực tiễn tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ...........................74 3.1.2. Giải pháp hoàn thiện ...................................................................................77 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC .......................................................83 3.2.1. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong thực thi pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ..........................................................................83 3.2.2. Xác lập cơ chế xã hội hóa, khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, chung tay cùng với Nhà nước thực thi pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ......................................................................................84 3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm của một số nước về khuyến khích cộng đồng tham gia vận chuyển, thu gom, xử lý nước thải và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cụ thể của thị xã Phúc Yên ......................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................96 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRTT Chất thải rắn thông thường UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH Số hiệu Tên bảng, hình ảnh Bảng 2.1: Phương tiện thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn Thị xã Phúc Yên Trang 72 Hình ảnh 2.1. Rác được tập kết ngay giữa khu dân cư 68 Hình ảnh 2.2. Rác được tập kết dọc bờ ruộng 69 Hình ảnh 2.3. Rác được tập kết dọc bờ ao, bờ mương 69 Hình ảnh 2.4. Rác sau các buổi họp chợ 69 Hình ảnh 2.5. Rác được thu gom từ các hộ gia đình (Rác tổng hợp) 69 Hình ảnh 2.6. Hộ gia đình tự xử lý rác thải sau vườn nhà 70 Hình ảnh 2.7. Khu xử lý rác thải tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên 71 Hình ảnh 3.1. Tháp xử lý rác thải để trồng rau 92 Hình ảnh 3.2. Tháp xử lý rác thải để trồng cây cảnh 92 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada Sơ đồ 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức Sơ đồ 3.3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Trung Quốc Trang 89 90 91 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Hiện nay, bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của nhân loại khi mà biến đổi khí hậu đang đe dọa đến cuộc sống con người trên trái đất. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Để thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”, nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với việc ra đời các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng v.v làm thay đổi bộ mặt đất nước theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại, nước ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về môi trường - hậu quả hoặc mặt trái của quá trình này mang lại - đe dọa sự phát triển bền vững như các con sông ở Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hiện tượng cá chết hàng loại ở 04 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; sự kiện ô nhiễm sông Thị Vải (tỉnh Đồng Nai) mà thủ phạm là việc xả thải của Công ty VEDAN gây ra; vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp v.v. Điều này đặt ra yêu cầu phải bảo vệ môi trường, lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (trong đó có chính sách, pháp luật về xử lý chất thải rắn trong khu dân cư). Pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước; tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về môi trường; ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân ngày một nâng cao v.v. Song nếu đánh giá một cách khách quan thì việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và các quy định về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư nói riêng còn tồn tại không ít hạn chế, yếu kém mà điển hình là chế tài xử lý vi phạm pháp luật về thu 1 gom, phân loại, xử lý và tái chế loại chất thải này chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm; dường như vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ các quy định về điều kiện vật chất đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường… Hơn nữa, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được ban hành có những sửa đổi, bổ sung về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư và đang được các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu các quy định về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư đặt trong mối quan hệ tham chiếu với Luật bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi trong đời sống thực tiễn. 1.2. Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một đô thị trẻ nằm ở vị trí sát Thủ đô Hà Nội, có đường Quốc lộ số 2 đi qua nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua tốc độ phát triển của Thị xã Phúc Yên luôn đứng ở tốp đầu của Tỉnh Vĩnh Phúc đã làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân nơi đây. Kinh tế phát triển cộng với việc dân số tăng nhanh (tăng dân số cơ hội và sinh học) đã hình thành các khu dân cư mới hoặc mở rộng, chia tách khu dân cư; nhiều phường được thành lập trên cơ sở các xã. Tuy nhiên, cơ chế quản lý, tác phong làm việc và nhận thức của người dân ở các phường mới thành lập chưa thay đổi để theo kịp với yêu cầu của quản lý đô thị. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân còn nhiều hạn chế mà điển hình là hành vi vứt rác thải bừa bãi, không theo đúng quy định; việc quản lý rác thải rắn trong khu dân cư chủ yếu mới dừng lại ở việc thu gom, chôn lấp mà chưa giải quyết được việc phân loại, xử lý và tái chế với dây chuyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Hậu quả là các bãi rác thải sinh hoạt hình thành tự phát, thiếu tập trung và không có hệ thống xử lý đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến đời sống của người dân (đặc biệt là người dân sống gần khu vực bãi rác thải) khiến nhân dân hết sức lo lắng, bất bình. Thực trạng đáng buồn này có một phần nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp và đồng bộ cũng như hiệu quả thực thi thấp. Để đưa ra các giải pháp khắc phục thì cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện lĩnh vực pháp luật này trên phương diện lý luận và thực tiễn. 2 Với những lý do cơ bản trên đây, em lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư là đề tài nhận được sự quan tâm tìm hiểu của giới luật học nước ta. Thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến vấn đề này được công bố mà tiêu biểu phải kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây: i) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật Môi trường”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội - 2006; ii) Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bài giảng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh; iii) Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học công nghệ, Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2003; iv) Nguyễn Văn Phương: Pháp luật môi trường về hoạt động nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội - 2007; v) Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 11 năm 2002; vi) TS. Nguyễn Văn Phương, Chất thải và quy định quản lý chất thải, được đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2003; vii) TS. Nguyễn Văn Phương, Một số vấn đề về khái niệm chất thải, được đăng trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2006; viii) Trường đại học Luật Hà Nội (2008), Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Văn Phương (chủ nhiệm); ix) Hoàng Thị Tuyết, Thi hành pháp luật quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội -2014 v.v. Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những khái niệm, đánh giá, bình luận liên quan tới các quy định của pháp luật về quản lý rác thải, chất thải nói chung trên phạm vi cả nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan khác; Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một vài khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý rác thải nói riêng trên phạm vi cả nước và 3 chưa có công trình nào đưa ra các đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện về việc thi hành pháp luật quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị Xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các đánh giá, bình luận liên quan tới quy định về vấn đề này trong Luật BVMT năm 2014 vừa mới ban hành. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư qua thực tiễn trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn hoàn thiện “khoảng trống” khoa học pháp lý nêu trên, đồng thời mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư và nâng cao hiệu quả thi hành qua thực tiễn trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư qua việc phân tích, làm rõ nội dung và bản chất của các vấn đề cụ thể sau: Một là, phân tích khái niệm và đặc điểm của chất thải; chất thải rắn; chất thải rắn trong khu dân cư và quản lý chất thải rắn trong khu dân cư. Hai là, lý giải sự cần thiết của việc quản lý chất thải rắn trong khu dân cư; ý nghĩa của việc quản lý chất thải rắn trong khu dân cư. Ba là, phân tích các phương thức quản lý chất thải rắn trong khu dân cư. Bốn là, tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư; lý giải cơ sở của việc ra đời pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư. Năm là, đề cập cấu trúc của pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư. 4 Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư và thực tiễn thi hành trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Thứ ba, đưa ra định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn trong khu dân cư và nâng cao hiệu quả thi hành từ thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào các vấn đề cụ thể sau đây: - Quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn khu dân cư nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. - Các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư. - Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. - Các quan điểm khoa học, trường phái lý thuyết về chất thải rắn khu dân cư và quản lý chất thải rắn khu dân cư … 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một số vấn đề cụ thể sau: - Phạm vi về nội dung: Luận văn đi sâu phân tích, tìm hiểu các quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý chất thải rắn khu dân cư. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. 5 - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: i) Phương pháp phân tích được sử dụng khi tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của chất thải; chất thải rắn; chất thải rắn khu dân cư và khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư … ii) Phương pháp bình luận được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư. iii) Phương pháp đánh giá được sử dụng khi nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. iv) Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đề cập định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư từ thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. v) Phương pháp lập luận logic được sử dụng khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư từ thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc v.v. 6. Những đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở tham chiếu với Luật bảo vệ môi trường năm 2014, luận văn đã có một số đóng góp nhất định. Những đóng góp này được khu trú vào một số vấn đề cụ thể sau: - Luận văn hệ thống hóa và góp phần bổ sung cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn khu dân cư và pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ở Việt Nam. - Luận văn đã phân tích, bình luận nội dung các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư và đưa ra những đánh giá về hiệu quả thi hành qua thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. - Luận văn đề xuất định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư ở Việt Nam qua thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực pháp luật này. 6 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Bảng từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 Chương, cụ thể là: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý chất thải rắn khu dân cư và pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư và thực tiễn thi hành trên địa bàn Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. - Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải rắn khu dân cư và nâng cao hiệu quả thi hành từ thực tiễn của Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. 7 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƢ 1.1. LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN KHU DÂN CƯ 1.1.1. Khái niệm chất thải “Chất thải” là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các quy phạm pháp luật về môi trường. Để có thể hiểu rõ được nội hàm của khái niệm này, chúng ta có thể tìm hiểu theo các góc độ sau đây: Thứ nhất, dưới góc độ ngôn ngữ học. Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ Điển học Vietlex, Nxb Đà Nẵng năm 2006 thì “chất thải” được định nghĩa là “rác là các vật bị bỏ đi sau một quá trình sử dụng nói chung”. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không được giữ lại. Mặc dù, mang tính chất liệt kê nhưng khái niệm đã đưa ra hai tiêu chí để phân biệt chất thải với vật chất tồn tại dưới dạng khác; bao gồm: Một là, chất thải tồn tại dưới dạng vật chất; Hai là, chất thải là các vật chất (đồ vật) không có giá trị, không có tác dụng và không bị chiếm hữu, sử dụng nữa. Tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê và xác định chất thải sinh ra trong sinh hoạt mà chưa khái quát tất cả các loại chất thải được sản sinh trong những hoạt động khác nhau của con người như sản xuất - kinh doanh, dịch vụ v.v. Khái niệm này cũng không đưa ra đối tượng quyết định về giá trị, tác dụng của đồ vật và quyết định không chiếm hữu, không sử dụng đồ vật nữa. Giá trị của một đồ vật đối với chủ sở hữu và đối với xã hội có thể không thống nhất. Do đó, không có cơ sở chính xác cho việc đánh giá một vật chất có phải là chất thải hay không. Từ điển Môi trường Anh - Việt và Việt Anh định nghĩa “chất thải (waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”. Khái niệm này đã đưa ra ba yếu tố để phân biệt chất thải, đó là: i) Chất thải là vật chất tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng, khí; 8 ii) Vật chất đó không còn giá trị sử dụng đối với cơ thể và hệ thống sinh ra nó; iii) Phải có biện pháp thải bỏ đối với vật chất đó. Khái niệm này có ưu điểm là đưa ra các dạng tồn tại chủ yếu của chất thải và tiêu chí để xác định một chất trở thành chất thải. Tiêu chí mà định nghĩa đưa ra dựa trên nhu cầu sử dụng của “hệ thống sinh ra vật chất đó”. Khi hệ thống đó “không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ” thì vật chất đó trở thành chất thải. Yếu tố “không còn sử dụng được nữa” có thể do ý chí của chủ sở hữu vật chất đó không có ý định tiếp tục sử dụng hoặc do đặc thù của hoạt động sản sinh ra vật chất nên chủ sở hữu không có khả năng tiếp tục sử dụng. Đây là các hình thức từ bỏ vật chất mang tính chủ động và từ bỏ vật chất mang tính chất bị động. Thứ hai, dưới góc độ luật học. Khái niệm chất thải hiện diện trong pháp luật quốc tế về môi trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel định nghĩa “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật quốc gia”. Theo đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất hoặc đồ vật có phải là chất thải hay không phụ thuộc vào việc vật chất hoặc đồ vật đó có bị chủ sở hữu “tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy” hay không. Khái niệm “tiêu hủy” được cụ thể hóa tại Phụ lục IV của Công ước Basel. Phụ lục này phân biệt các quá trình tiêu hủy nhằm tận dụng lại, tái chế, trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng lại (mục B) với quá trình tiêu hủy không nhằm mục đích trên (mục A). Được hiểu là “tiêu hủy hoặc có ý định tiêu hủy” khi chủ sở hữu hợp pháp thực hiện hoặc thông qua hành vi của mình thể hiện mong muốn thực hiện một trong những biện pháp được quy định tại Phụ lục IV của Công ước. Khi pháp luật quốc gia quy định, chủ sở hữu vật chất hoặc đồ vật đó là chất thải, vì lúc này nó thỏa mãn điều kiện “phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật quốc gia”. Với quy định của Phụ lục IV của Công ước Basel, một vật chất là chất thải không phụ thuộc vào mục đích cụ thể của quá trình tiêu hủy. Như vậy, giá trị sử dụng còn lại, khả năng tái chế, tái sử dụng của vật chất hoặc đồ vật không có ý nghĩa trong việc xác định một vật chất là chất thải. Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của các Khối liên kết 9 kinh tế - chính trị, ví dụ: Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định số 259/94 của EU về vận chuyển chất thải ngày 01/2/1993, có hiệu lực ngày 06/05/1994 (sau đây gọi là Nghị định số 259/93 của EU) định nghĩa: “Chất thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ, có ý định hoặc được yêu cầu thải bỏ”. Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người chiếm giữ hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, giá trị sử dụng về mặt xã hội của vật chất đó không là một tiêu chí để xác định một vật chất là chất thải hay không. Tại Việt Nam, Khoản 10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (Luật BVMT năm 2005) định nghĩa chất thải như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Theo định nghĩa trên, các vật chất được coi là chất thải khi người chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động khác nhau. Quy định này đã được sửa đổi tại Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT năm 2014, theo đó “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Quy định mới này đã bỏ cụm từ “ở thể rắn, lỏng, khí” trong quy định tại Khoản 10, Điều 3 Luật BVMT năm 2005. Điều này có nghĩa là, Luật BVMT năm 2014 đã mở rộng phạm vi các loại chất thải hơn so với quy định của Luật BVMT năm 2005. Bởi lẽ, chất thải không nhất thiết phải tồn tại ở một dạng vật chất bất kì nào trong ba dạng là rắn, lỏng hoặc khí, mà chỉ cần điều kiện duy nhất là “được thải ra” từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc bất kì hoạt động nào khác. Yếu tố “được thải ra” ở đây được hiểu theo các cách hiểu sau: Một là, chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng vật chất đó vào bất cứ mục đích nào. Điều này có nghĩa là một chất tồn tại dưới dạng chất thải hay không phụ thuộc vào ý chí của người chủ sở hữu vật chất đó. Khi chủ sở hữu từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng của vật chất thì nó trở thành chất thải, không phụ thuộc vào giá trị sử dụng thực tế đối với xã hội, đối với người khác và đối với chu trình hoạt động khác của con người. 10 Hai là, do đặc thù hoạt động của mình, chủ sở hữu phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này không phụ thuộc vào ý chí của họ. Hoạt động thải bỏ này mang tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng như đối với các đối tượng khác, kể cả Nhà nước. Ví dụ: hoạt động đốt nhiên liệu tất yếu sẽ sản sinh khí thải, không phụ thuộc vào việc người đốt nhiên liệu có mong muốn hay không. Việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi “từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng” của chủ sở hữu phải được xem xét một cách cụ thể đối với từng trường hợp. Khi chủ sở hữu “từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng” của một vật chất nhưng ngay sau đó xuất hiện nhu cầu sử dụng vật chất đó với mục đích khác hoặc cũng với mục đích trước đó thì vật chất đó không là chất thải. Ví dụ như những đồ vật cũ mà người chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng, không có “ý định khai thác giá trị, công dụng” của nó nhưng chủ sở hữu ngay sau khi từ bỏ bán cho người khác sử dụng với tư cách là hàng cũ (hàng second-hand) thì vật chất này không phải là chất thải [19]. Trong trường hợp chủ sở hữu từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng của một vật chất và để sử dụng được vật chất đó thì con người phải thực hiện những biện pháp như phân loại, tái chế… Vật chất đó sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi chủ sở hữu “thải ra” cho tới khi con người hoàn thành hoạt động phân loại, tái chế… với mức độ có thể sử dụng được và đưa nó vào sử dụng trên thực tế. Ví dụ, chất rắn của một doanh nghiệp cơ khí được thải ra từ hoạt động sản xuất có thể là hỗn hợp của nhiều loại vật chất, trong đó chủ yếu là sắt thép. Sắt thép trong hỗn hợp này là chất thải cho tới khi nó được phân loại riêng, làm sạch để có thể đủ điều kiện trở thành nguyên liệu của một chu trình sản xuất khác và biểu hiện thực tế sẽ đưa nó vào sử dụng. Các phần còn lại của quá trình phân loại này có thể là chất thải khi nó được sử dụng một cách hữu ích cho hoạt động của con người hoặc cũng có thể là nguyên liệu cho nền kinh tế khi nó được sử dụng trên thực tế. Như vậy, vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi nó bị thải ra cho tới khi nó được phân loại, tái chế đủ điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng và trên thực tế có những biểu hiện của quá trình sử dụng nó cho những mục đích khác nhau. Các hoạt động sản sinh chất thải được liệt kê trong khái niệm bao gồm tất cả 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan