Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về ly hôn – thực tiễn áp dụng tại thành phố bến tre...

Tài liệu Pháp luật về ly hôn – thực tiễn áp dụng tại thành phố bến tre

.PDF
73
1038
71

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 2009 - 2013 Đề tài PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ MỸ LINH Sinh viên thực hiện: DUY NGỌC THÁI MSSV: 5095650 Lớp: Luật Tư pháp 2-K35 Cần Thơ, tháng 5/2013 LỜI CẢM ƠN  Qua thời gian học tập, người viết đã được chỉ dạy tận tình của các Thầy Cô khoa Luật – Đại học Cần Thơ, giúp người viết có những kiến thức vô cùng quý báu. Với lòng kính trọng, Người viết xin chân thành cảm ơn những Thầy Cô khoa Luật- Trường Đại học Cần Thơ, những người đã thức với những giáo án nhằm truyền đạt những kiến thức quan trọng là nền tảng cho việc học tập, rèn luyện của người viết sau này. Đặc biệt, người viết xin cảm ơn sâu sắc nhất với Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh- người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết trong thời gian Luận văn tốt nghiệp. Người viết cũng gửi cảm ơn chân thành sâu sắc đến các cô chú, anh chị tại Tòa án nhân dân Tp. Bến Tre đã tạo điều kiện cho người viết đến xin số liệu, hồ sơ các vụ án về ly hôn một cách nhanh chống dễ dàng. Ngoài ra, người viết cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện người viết hoàn thành tốt Luận văn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã cố gắn hết sức nhưng do kiến thức và vốn hiểu biết của người viết còn giới hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót, tồn tại. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô cùng các bạn sinh viên và người đọc để đề tài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, người viết xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô cùng các bạn sinh viên cùng khóa những lời chúc tốt đẹp nhất Trân trọng cảm ơn. Sinh viên thực hiện Duy Ngọc Thái NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….……1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3 5. Bố cục......................................................................................................................3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN 1.1 NHỮNG KHÁI KIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LY HÔN ..........5 1.1.1 Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình ..........................................................5 1.1.2 Khái niệm về kết hôn.....................................................................................6 1.1.3 Khái niệm về ly hôn .......................................................................................7 1.2 LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LY HÔN……………………………….8 1.2.1 Pháp luật ly hôn trước năm 1945 .................................................................8 1.3.2 Pháp luật ly hôn từ năm 1945 đến năm 1986 .............................................10 1.3.2 Pháp luật ly hôn sao năm 1986 đến nay......................................................14 1.3 ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỊNH LY HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH .................................................................................................16 1.3.1 Ly hôn không có yếu tố lỗi ..........................................................................16 1.3.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con................................ 16 1.3.3 Ý nghĩa..........................................................................................................17 CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ LY HÔN 2.1 CÁC TRƯỜNG HỢP LY HÔN..........................................................................19 2.1.1 Ly hôn theo yêu cầu của hai bên vợ, chồng ...............................................19 2.1.2 Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng..............................................21 2.1.3 Một số trường hợp đặc biệt theo yêu cầu một bên....................................22 2.1.3.1 Trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn .......22 2.1.3.2 Trường hợp người không nộp đơn là người không nhận thức được hành vi của mình ...............................................................................................................24 2.1.3.3 Trường hợp vợ chồng thực sự không sống chung trong một thời gian dài24 2.1.3.4 Trường hợp người nộp đơn đang chấp hành một hình phạt tù hoặc đang bị truy nã....................................................................................................................25 2.2 ĐIỀU KIỆN LY HÔN VÀ HẠN CHẾ LY HÔN...............................................25 2.2.1 Điều kiện ly hôn .......................................................................................... 25 2.2.1.1 Hôn nhân có giá trị và chưa chấm dứt .................................................27 2.2.1.2 Năng lực hành vi của người xin ly hôn..................................................28 2.2.1.3 Sự tự nguyện của người xin ly hôn ...................................................... ..30 2.2.2 Điều kiện hạn chế ly hôn………...........……………………………………31 2.3 CĂN CỨ ĐỂ TÒA ÁN CHO LY HÔN ............................................................ .32 2.3.1 Tình trang hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài . ....33 2.3.2 Mục đích hôn nhân không đạt được. ......................................................... 35 2.4 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NỘP ĐƠN VÀ HÒA GIẢI XIN LY HÔN .................36 2.4.1 Nộp đơn.......................................................................................................37 2.4.1.1 Người đứng đơn...................................................................................37 2.4.1.2 Nơi nộp đơn......................................................................................... 37 2.4.2 Hòa giải ........................................................................................................38 2.4.2.1 Hòa gải tại cơ sở ..................................................................................38 2.4.2.2 Hòa giải tại Tòa....................................................................................39 2.5 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN ............................................................... 40 2.5.1 Quan hệ nhân thân .....................................................................................40 2.5.2 Quan hệ tài sản ........................................................................................... 41 2.5.3 Quan hệ đối với con chung .........................................................................42 2.5.4 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn .....................................43 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÒA THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN TẠI TP. BẾN TRE 3.1 THỰC TRẠNG LY HÔN TẠI TP. BẾN TRE..................................................44 3.2 CÁC NGUYÊN NHÂN LY HÔN ......................................................................49 3.2.1 Ngoại tình....................................................................................................49 3.2.2 Sự ích kỷ hoặc cố chấp của vợ, chồng........................................................ 50 3.2.3 Tính tình không phù hợp giữa vợ và chồng ..............................................51 2.2.4 Kinh tế gia đình khó khăn..........................................................................52 2.2.5 Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu..................................................................53 2.2.6 Bạo lực gia đình .......................................................................................... 54 2.2.7 Các nguyên nhân khác ...............................................................................54 3.3 MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN.............................................................................................................................. 55 3.3.1 Vấn đề về pháp luật ....................................................................................55 3.3.1.1 Vấn đề xác định thời điểm chấm dứt của ly hôn ...................................55 3.3.1.2 Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng ..................56 3.3.1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng .....................................................57 3.3.1.4 Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng..................................................58 3.3.1.5 Quyền nuôi con khi ly hôn....................................................................58 3.3.2 Vấn đề về công tác quản lý .........................................................................59 3.3.2.1 Khó khăn ............................................................................................. 59 3.3.2.2 Giải pháp............................................................................................. 60 KẾT LUẬN. .................................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay với xu thế mở cửa hội nhập quốc tế thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Để có một xã hội luôn tươi đẹp và phồn thịnh thì xã hội ấy phải phát triển theo định hướng của pháp luật. Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần phải hoàn chỉnh và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình - một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái...Với tính chất thiết thực và phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn với thời đại. Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng. Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 giúp cho Luật Hôn nhân và gia đình hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của đất nước, của con người, của thời đại. Về mặt xã hội, việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 1 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc kéo dài nhiều năm mà chưa được giải quyết một cách dứt điểm như việc xác định tài sản chung tài sản riêng của vợ chồng; Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với tài sản nợ; Vướng mắc trong quan hệ cấp dưỡng của vợ chồng khi ly hôn; Nhiều trường hợp tranh chấp nuôi con đã xảy ra khi ly hôn...Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đương sự và kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt chính vì vậy vấn đề này được Đảng và Nhà nước quan tâm và chú trọng. Trong những năm gần đây tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng trong cả nước nói chung và trên địa bàn Tp. Bến Tre nói riêng tạo nên sự bất ổn và mất cân bằng trong xã hội. Do đó, nghiên cứu pháp luật về ly hôn, thực tiễn áp dụng pháp luật ly hôn tại Tp. Bến Tre như thế nào? giúp ta có cái nhìn về ly hôn đúng đắng hơn và tại sao ly hôn trên địa bàn Tp. Bến Tre lại tăng như vậy? để từ đó tạo tiền đề tìm ra phương hướng hoàn thiện hơn về Luật Hôn nhân và gia đình đặc biệt là vấn đề ly hôn mà dựa vào thực tế của địa bàn Tp. Bến Tre. Từ tình hình thực tế trên, người viết đã chọn “Pháp luật về ly hônThực tiễn áp dụng tại Tp. Bến Tre” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này Người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về ly hôn như: Lịch sử liên quan đến vấn đề ly hôn, đặc trưng của chế định ly hôn, điều kiện ly hôn, căn cứ ly hôn, trình tự thủ tục nôp đơn và hòa giải xin ly hôn, hệ quả của quá trình ly hôn; Thực trạng và hướng hoàn thiện luật về ly hôn trên địa bàn Tp. Bến Tre trong những năm gần đây (năm 2010, 2011, 2012) như: thực trạng ly hôn tại Tp. Bến Tre, hướng hoàn thiện Luật về ly hôn. 3.Mục tiêu nghiên cứu GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 2 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: nghiên cứu đề tài này nhầm làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình về vấn đề ly hôn tại Tp. Bến Tre. Phân tích đánh giá những quy định của Luật hôn nhân và gia đình về ly hôn; Thực trạng và hướng hoàn thiện luật ly hôn tại địa phương như thế nào, còn những thiếu xót, hạn chế ra sao. Từ đó có những kiến nghị để hoàn thiện hơn về pháp luật Ly hôn. 3. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu Người viết đã sử dụng các phương pháp như: Thu thập tài liệu, phân tích luật viết, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp sưu tầm số liệu thực tế, phương pháp so sánh và đánh giá…Tuy nhiên đã có nhiều cố gắng, song số lượng tài liệu còn hạn chế nên người viết không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. 4. Bố cục Về bố cục đề tài gồm: Mục lục, Lời nói đầu, Phần nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. Trong đó phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ly hôn Nội dung: Nói về những khái niệm chung liên quan đến vấn đề ly hôn: Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình, khái niệm kết hôn, khái niệm ly hôn. Lịch sử liên quan đến vấn đề ly hôn chia làm 3 giai đoạn: Pháp luật trước năm 1945, pháp luật từ năm 1945 đến năm 1986, pháp luật năm 1986 đến nay. Đặc trưng của chế định ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành: Ly hôn không có yếu tố lỗi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con, ý nghĩa. Chương 2: Những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn Nội dung: Các trường hợp ly hôn: Ly hôn theo yêu cầu của hai bên vợ và chồng, ly hôn theo yêu cầu một bên vợ hoặc chồng, một số trường hợp đặc biệt ly hôn theo yêu một bên. Điều kiện ly hôn và hạn chế ly hôn: Điều kiện ly hôn, điều kiện hạn chế ly hôn. Căn cứ để Tòa án cho ly hôn: Tình trạng hôn nhân trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Trình tự thủ tục nộp đơn và hòa giải xin ly hôn. Hậu quả pháp lý của ly hôn: Quan hệ về nhân thân, quan hệ về tài sản… Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn tại Tp. Bến Tre. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 3 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre Nội dung: Thực trạng ly hôn tại Tp. Bến Tre. Các nguyên nhân ly hôn: Ngoại tình, sự ích kỹ cố chấp của vợ chồng, tính tình không phù hợp giữa vợ và chồng…Một số khó khăn và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn: Vấn đề về pháp luật, vấn đề về công tác quản lý. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 4 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LY HÔN 1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LY HÔN 1.1.1 Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình Từ thời hoang sơ, khi con người vừa tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết mang tính tự nhiên giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm mục đích duy trì nồi giống. Dần dần sự liên kết đó được cũng cố bởi ý thức xã hội, được tác động bởi các quy ước chung trong xã hội và trở thành quan hệ xã hội, gọi là quan hệ vợ chồng. Trong sự phát triển của xã hội, quan hệ vợ chồng được nâng lên thành khái niệm và trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ giá thú (thời kỳ phong kiến) và thuật ngữ hôn thú (thời kỳ pháp thuộc) đã được sử dụng để chỉ quan hệ vợ chồng. Khoa học pháp lý hiện đại thì sử dụng thuật ngữ hôn nhân để chỉ mối quan hệ này. Hôn nhân có thể hiểu là: “sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận”1. Mà gia đình là một tế bào của xã hội, xã hội có duy trì và phát triển bền vững hay không là tùy thuộc vào mỗi gia đình nói chung và mỗi cá nhân trong gia đình nói riêng. Vì thế, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải làm gì đó để bảo vệ trật tự xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình điều có quyền tự chủ trong các quan hệ xã hội, nhưng phải đặt mối quan hệ này trong một khung pháp lý nhằm ngăn ngừa việc xảy ra các vụ phạm pháp. Chính vì thế, nhà nước ta đã ban hành ra Luật hôn nhân và gia đình, mà mục đích cao nhất là góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận và điều đó cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Các quy định của luật phải có tác dụng phòng ngừa hoặc xử lý vi phạm và giải quyết những hậu quả trong đời sống hôn nhân và gia đình. Trong chừng mực nào đó, có thể định nghĩa Luật hôn nhân và gia đình như sau: Luật hôn nhân và gia đình là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thể chế hóa nhằm điều chỉnh, chi phối các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, về nhân thân và tài sản. Trong từng trường hợp còn có thể định nghĩa Luật hôn nhân và gia đình theo nhiều nghĩa khác nhau như: Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật, một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, là một môn học một bộ phận của khoa học pháp lý. 1 Nguyễn Ngọc Hòa, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường đại học Luật Hà nội, NXB Công an nhân dân, năm 1999, Hà Nội, tr.148. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 5 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre 1.1.2 Khái niệm về kết hôn “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”2. Kết hôn là một sự kiện pháp lý mang đầy đủ tính chất của sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Trước hết, hai bên nam nữ thể hiện ý chí là mong muốn kết hôn với nhau. Sự thể hiện ý chí của họ được biểu hiện bằng hành vi làm tờ khai đăng ký kết hôn. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên làm cơ sở để cơ quan đăng ký kết hôn xem xét và đăng ký kết hôn cho họ. Tuy nhiên, trong việc kết hôn ý chí cá nhân phải phục tùng ý chí của nhà nước. Vì vậy, nguyện vọng được đăng ký kết hôn của nam nữ phải được pháp luật nhà nước công nhận. Nhà nước công nhận việc kết hôn tức là công nhận rằng các bên kết hôn có đủ điều kiện để kết hôn với nhau. Thông qua việc cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành ghi vào sổ kết hôn, cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam nữ, nhà nước đã công nhận hai bên nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Hôn nhân của họ được nhà nước bảo hộ. Trước Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, nam nữ chung sống như vợ chồng, có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận như vợ chồng. Thuật ngữ “hôn nhân thực tế” được sử dụng để chỉ mối quan hệ này. Lúc này việc công nhận của cơ quan thẩm quyền nhà nước không còn là yếu tố bắt buộc, chỉ cần nam nữ tự nguyện xác lập quan hệ vợ chồng, tự nguyện chung sống với nhau, thực hiện nghĩa vụ vợ chồng với nhau thì quan hệ vợ chồng giữa họ phát sinh. Hiện nay, quan điểm lập pháp của nhà nước ta đã thay đổi. Nhà nước quy định những trình tự, thủ tục về kết hôn bắt buộc họ phải tuân theo. Nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục, theo nghi thức tôn giáo và chung sống với nhau như vợ chồng thì pháp luật không không công nhận họ là vợ chồng. Ngoài ra, nếu vi phạm vào các điều kiện kết hôn thì hôn nhân của họ bị coi là trái pháp luật và có thể bị hủy, quan hệ vợ chồng không được coi là quan hệ hôn nhân và không thể làm phát sinh các hệ quả pháp lý của quan hệ hôn nhân. Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhầm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ, khi hai bên nam nữ tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 2 Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 6 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre 1.1.3 Khái niệm về ly hôn Việc xây dựng một gia đình hạnh phúc bền vững lâu dài là điều mong ước của biết bao cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chung sống với nhau đến hết đời, mà nguyên nhân là do những mâu thuẫn nhau dẫn đến việc chung sống không thể tiếp tục kéo dài, đồng nghĩa với mục đích hôn nhân cũng không còn, thì việc chấm dứt hôn nhân bằng việc ly hôn là một giải pháp cần thiết.“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng” 3. Như vậy, về mặt pháp lý ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận và quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Ly hôn là quyền tự do nhân thân của vợ chồng, do đó chỉ vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng quyết định mà không ai có quyền ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở việc ly hôn, ly hôn là kết quả của hành vi có ý chí của một hoặc cả hai vợ chồng với sự quyết định của Tòa án. Ngoài hai vợ chồng, không một người nào khác có thể yêu cầu xin ly hôn. Các nhà làm luật cho rằng hôn nhân không thể duy trì được một khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không còn muốn sống chung và mỗi người phải có quyền tự do chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình cũng như sự tự nguyện đã được xác lập quan hệ này. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Việc ly hôn là bất đắc dĩ xảy ra khi quan hệ hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài, tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn được nữa. Trước đây do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu ly hôn bị côi là một hiện tượng không bình thường, phần nào bị xã hội lên án và hạn chế, nhất là đối với phụ nữ việc chủ động ly hôn là điều khó có thể chấp nhận trước dư luận xã hội. Trong những năm gần đây thì ly hôn có cái nhìn thoáng hơn và được xem như là một hiện tượng bình thường, một quyền dân sự được pháp luật công nhận và bảo vệ. Pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Nhà nước đảm bảo quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà bằng pháp luật nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn. Bởi vì, trong quan hệ hôn nhân, không phải chỉ có lợi ích riêng tư của vợ, chồng mà còn có lợi ích của nhà nước và xã hội. Do đó, hôn nhân có được xem là chấm dứt hay không là do quyết định cuối cùng về mặt pháp lý cho ly hôn hay không của tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước khi xét xử. 1.2 LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ LY HÔN 3 Khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2000 ( sửa đổi, bổ sung năm 2010) GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 7 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre 1.2.1 Pháp luật ly hôn trước năm 1945 Ly hôn là hiện tượng xã hội, do đó lịch sử vấn đề ly hôn cũng phản ánh đầy đủ và sinh động quá trình đấu tranh tiến tới bình đẳng về kinh tế - xã hội, giai cấp và bình đẳng về giới trong mỗi hình thái kinh tế xã hội. Khi bắt đầu hình thái kinh tế xã hội Cộng sản nguyên thủy thì khái niệm về hôn nhân và gia đình chưa tồn tại, cho nên vấn đề về ly hôn cũng chưa được đặt ra. Cho đến khi trải qua hàng ngàn năm cùng với sự tiến bộ của xã hội, một số hình thái sơ khai về gia đình đã ra đời, nhưng ly hôn thì phải sau một thời gian dài sau này mới xuất hiện, và khi đó bản chất chính ly hôn hoàn toàn khác xa quan niệm ly hôn ngày nay. Sự phát triển từ chế độ Cộng sản nguyên thủy sang hình thái chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến là một bước tiến dài trong lịch sử nhân loại. Sự thay đổi các hình thái xã hội được quy định bởi sự phát triển các quan hệ kinh tế chuyển từ công hữu sang chế độ tư hữu. Phân công lao động mới tạo ra một lượng của cải dư thừa và khẳng định vị thế cao hơn của người đàn ông trong gia đình. Quyền lực của người đàn ông trong gia đình được mở rộng là quyền lực của giai cấp thống trị xã hội. Chủ nghĩa gia trưởng ra đời càng cũng cố thêm địa vị của người đàn ông và đưa người phụ nữ vào thế bất lợi. Phép tắt ly hôn trong thời kỳ này được pháp luật phong kiến sử dụng như là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Bản thân ly hôn được coi như là một đặc quyền của tầng lớp quý tộc giàu có, tầng lớp giai cấp bị trị không tìm thấy lối thoát cho mình trong các quy định pháp luật về ly hôn. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính viết: Tục ta đi lấy chồng dù hay dở, sống chết thế nào cũng là người nhà chồng, chỉ nương nhờ vào chồng con chứ không nương nhờ ai được nữa. Vì lẽ ấy mà người đàn bà phải hết sức lo cho chồng con tức là lo cho mình. Dù biện hộ dưới hình thức nào, nhưng sự thật là, những quy định được thừa nhân trên đây đã hàm ý tước bỏ quyền ly hôn của người phụ nữ. Họ không được quyền chói bỏ chồng mình dưới bất hình thức nào. Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam nền pháp lý phát triển hưng thịnh. Khi một triều đại mới lên ngôi thì ban hành một bộ luật mới để khẳng định uy quyền và trật tự mới. Từ đó, nhiều bộ luật được ban hành: như Bộ Hình thư được ban hành dưới triều Lý, Bộ Quốc triều thông chế được ban hành dưới triều Trần, Bộ Hoàng việt luật lệ được ban hành dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, trong thời kỳ bắc thuộc các bộ luật này đã bị thất lạc. Các văn bản tiêu biểu thời kỳ phong kiến còn tồn tại đến ngày nay: Quốc Triều Hình luật (Luật Hồng Đức) ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông, Hoàng Việt Luật lệ ( Luật Gia Long) được ban hành dưới triều đại vua Gia Long cũng đã có quy định một vài duyên cớ mà theo đó người vợ có thể bỏ chồng. Chẳng hạn, nếu người đàn ông phạm vào điều tuyệt nghĩa bán vợ làm nô lệ, cho thuê hay cầm cố vợ, người vợ đó có quyền xin ly hôn chồng. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 8 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre Người chồng cũng có quyền xin ly hôn vợ nếu người vợ phạm vào 7 điều cấm kỵ (thất xuất): không có con, dâm đãng, không thờ phụng cha mẹ (hoặc bất kính với cha mẹ), không hòa thuận với anh chị em, ghen tuông, trộm cấp, bị ác tật. Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp thất xuất, những bộ luật này còn quy định 3 trường hợp người chồng không được bỏ vợ (tam bất khứ) dù cho người vợ có phạm phải một trong các điều thất xuất, đó là: Vợ đã để tang nhà chồng được 3 năm; Khi vợ chồng lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu có; Khi vợ chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, khi bỏ vợ, vợ không còn nơi nương tựa. Nếu vợ nằm trong trường hợp thất xuất nhưng nại được ra trường hợp tam bất khứ mà chồng vẫn bỏ vợ, thì chồng chồng bị phạt nhẹ hai trật và hai vợ chồng phải đoàn tụ lại. Tuy nhiên, tam bất khứ không có hiệu lực nếu người vợ phạm phải tội thông gian. Hậu quả ly hôn không được bộ luật này giải quyết rõ ràng, nhưng theo quy định chung, thường được giải quyết theo tục lệ và do người chồng quyết định. Khi ly hôn, trong một số trường hợp không do lỗi của người vợ, thì họ được lấy lại những tài sản riêng của mình, nhưng ngược lại nếu người vợ có lỗi thì họ không được lấy một chút tài sản nào cả. Trong trường hợp này người vợ chỉ được lấy đồ đạc tư trang và người chồng có thể giao thêm một ít tiền, nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ phạm lỗi của người vợ. Tất cả con cái điều ở lại với cha, nếu người vợ muốn nuôi con phải có sự đồng ý của chồng. Tóm lại, xét ở gốc độ quyền của phụ nữ, thì những bộ luật này cũng có những điểm tiến bộ nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn hạn chế như: vẫn thừa nhận chế độ nhiều vợ của người đàn ông, trong khi chế độ một vợ - một chồng chỉ là quy định với riêng phụ nữ. Điều này còn được thể hiện rõ hơn trong các quan niệm xã hội đương thời thì trai khôn năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng. Xét cho cùng, những quy định của luật pháp phong kiến như vậy vẫn lại nhằm vào việc duy trì nồi giống, người thừa kế và tài sản cho người gia trưởng, người đàn ông. Ở phương Tây, Cách mạng Tư Sản với khẩu hiệu Tự do- Bình đẳng- Bác ái đã thay thế chế độ phong kiến bằng một nền sản xuất công nghiệp tiên tiến – trên cơ sở một chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và tự do phát triển. Quan điểm hôn nhân như Ăng- ghen nhận xét được xem như một hợp đồng dân sự, trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện của nam và nữ. Lỗi là yếu tố để xác định trách nhiệm dân sự chứ không phải là cơ sở để xác định bản chất hôn nhân còn giữ được hạnh phúc hay chỉ là sự bất hạnh cho cặp vợ chồng. Trên thực tế, việc lấy yếu tố lỗi làm cơ sở phán xét ly hôn trong xã hội tư sản cũng không đem lại lợi ích cho hôn nhân và quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em sau ly hôn. Chính họ chứ không phải ai khác đang phải chịu những bất bình đẳng lớn trong việc hưởng thụ những phúc lợi GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 9 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre gia đình. Vì thế, mặc dù tiến bộ hơn chế độ phong kiến ở chỗ không hạn chế quyền ly hôn của phụ nữ, không bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng nhưng những quy định về ly hôn trong xã hội tư sản cũng không phản ánh được bản chất của ly hôn khi gia đình tan vỡ. Cuộc cách mạng XHCN làm thay đổi xã hội một cách sâu sắc và toàn diện. Nó không những xóa đi tất cả những hình thức tư hữu đối với tư liệu sản xuất, mà còn xóa đi cả những đặc tính của các quan hệ xã hội do chế độ tư hữu đẻ ra. Những thay đổi tận gốc về kinh tế, xã hội đã dần trả lại cho quan hệ hôn nhân gia đình bản chất đích thực của nó là tình yêu chân chính chứ không phải là yếu tố vật chất, hay những hợp đồng trao đổi. “Trong Bản dự luận về ly hôn C.Mac đã viết: ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện cuộc hôn này là cuộc hôn nhân đã chết. Sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối. Đương nhiên không phải là sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất sự kiện mới quyết định được là cuộc hôn nhân này đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đều biết, việc xác nhận sự kiện chết tùy thuộc vào bản chất của vấn đề, chứ không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan…nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó về thực chất hôn nhân nó đã bị phá vỡ rồi, việc tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi vào biên bản sự tan rã bên trong của nó”4. Nhà nước đảm bảo quyền tự do ly hôn cho cả nam và nữ trong hôn nhân và gia đình có nghĩa là đảm bảo quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Như vậy, ly hôn là sự kiện cuối cùng đánh dấu sự tan rã hạnh phúc giữa vợ và chồng, là giải pháp giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc khi hôn nhân trở nên bất hạnh và đau khổ. 1.2.2 Pháp luật ly hôn từ năm 1945 đến năm 1986 Cách mạng tháng Tám 1945 đã đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước, xây dựng cuộc sống hoà bình, xã hội không còn chế độ người bóc lột người. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đấu tranh xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến cổ hủ, lạc hậu để xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình văn minh, tiến bộ. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chúng ta mới giành được chính quyền, khó khăn chồng chất, chế độ phong kiến còn đè nặng trong tư tưởng của nhân dân nên nhà nước ta chưa thể ban hành một đạo luật về hôn nhân và gia đình mà chỉ thực hiện phong trào vận động đời sống mới để nhân dân ta tự nguyện xoá bỏ hủ tục lạc hậu. Bên cạnh cuộc vận động, ngày 10/10/1945 Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 90/ST, cho phép áp dụng những quy định trong bộ luật của chế độ cũ có chọn lọc trên 4 Ngô Thị Hường, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2010, tr.173174 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 10 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre nguyên tắc là không được trái với lợi ích của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó, có vấn đề hôn nhân và gia đình và hậu quả của ly hôn. Cũng ngay trong bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…và mưu cầu hạnh phúc” và trong bản Hiến Pháp đầu tiên của nước ta năm 1946, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đã được ghi nhận tại trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”5. Điều này làm cơ sở pháp lí quan trọng cho việc đấu tranh xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, đặt nền móng cho xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình dân chủ, tiến bộ. Ngày 22/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ trong lĩnh vự hôn nhân và gia đình. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 có 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình. Tại Điều 4 của Sắc lệnh này quy định cho phép người đàn bà sau khi ly hôn chồng, có thể lấy chồng khác ngay sau khi Toà tuyên án ly hôn, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc đang có thai. Đến ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành thêm Sắc lệnh số 159/SL quy định về vấn đề ly hôn. Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 đã xoá bỏ sự bất bình đẳng về nguyên nhân ly hôn giữa vợ và chồng trong pháp luật cũ. Điều 2 của Sắc lệnh số159 quy định: Toà án có thể cho phép vợ chồng ly hôn trong các trường hợp sau: Ngoại tình; Một bên can án phạt giam; Một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng; Một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể chung sống được. Ngoài ra, Sắc lệnh số 159 còn quy định việc bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi trong khi ly hôn: Nếu vợ có thai thì vợ hay chồng có thể xin Toà tạm hoãn để sau kỳ sinh nở mới xử việc ly hôn. Về thủ tục ly hôn, Sắc lệnh này cũng quy định vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn. Ly hôn trong trường hợp một bên có lỗi thì tòa án có thể bắt bên có lỗi bồi thường phí tổn cho bên kia. Cả hai Sắc lệnh số 97/SL và 159/SL đã đề ra một số nguyên tắc chung, tiến bộ góp phần không nhỏ vào việc xoá bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, giải phong phụ nữ, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đầu của cách mạng dân tộc dân chủ. Quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội bước đầu được thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mang tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới, Sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. 5 Điều 9, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946 GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 11 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre Từ năm 1955 đến năm 1975 đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền: Miền Bắc dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, miền Nam dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ và chính quyền phong kiến Sài Gòn. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ cho mỗi miền. Ở miền Bắc, chế độ hôn nhân và gia đình được xây dựng trên nguyên tắc tự do, tiến bộ, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và con cái. Trên cơ sở Hiến pháp 1959 ghi nhận sự bình đẳng dân chủ giữa phụ nữ và nam giới về các mặt, nhà nước bảo hộ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em, bảo vệ hôn nhân và gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội khoá I thông qua ngày 29/12/1959 và có hiệu lực ngày 13/01/1960. Luật hôn nhân và gia đình 1959 xây dựng trên 4 nguyên tắc: Hôn nhân tự do tiến bộ; Hôn nhân một vợ một chồng; Nam nữ bình đẳng trong bảo vệ hạnh phúc gia đình và bảo vệ quyền lợi của con cái. Trong đó, nguyên tắt cơ bản nhất là nam nữ bình đẳng. Các vấn đề về hôn nhân và gia đình đã được quy định khá hệ thống như vấn đề kết hôn; quan hệ cha mẹ và con cái; quan hệ vợ chồng. Đặc biệt là ly hôn và hậu quả của nó đã được quy định trong một chương riêng (chương 5). Lần đầu tiên căn cứ ly hôn được xác định hoàn toàn khác. Việc giải quyết ly hôn không dựa trên yếu tố lỗi của các bên như trước đây mà trên cơ sở thực trạng của quan hệ hôn nhân. Căn cứ ly hôn phản ánh hôn nhân không thể tồn tại được nữa, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án sẽ cho ly hôn. Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “ Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải, hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn”. Để áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 một cách đúng đắn, đồng thời, phát huy hết tác dụng, nâng cao hiệu quả trong việc thi hành luật nhất là trong giải quyết ly hôn và giải quyết hậu quả ly hôn. Toà án nhân dân tối cao đã ban hành các thông tư, chỉ thị để hướng dẫn Toà án các địa phương giải quyết việc ly hôn như: Thông tư số 690 ngày 29/4/1960 của TANDTC hướng dẫn việc xử lý ly hôn và các vấn đề có liên quan; Thông tư số 01 ngày 6/01/1964 của TANDTC hướng dẫn việc giải quyết cấp dưỡng nuôi con; Chỉ thị số 69 ngày 24/12/1979 của TANDTC hướng dẫn việc giải quyết về nhà, đảm bảo chỗ ở cho đương sự sau khi ly hôn. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nên Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không tránh khỏi những hạn chế nhất định, vì do có nhiều quy định mang tính chất đối kháng về quan điểm với các quy định tương ứng trong pháp luật phong kiến nhưng GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 12 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử lúc ban hành lại thêm các quy định thực sự có tác đụng đặt cơ sở hoàn chỉnh cho các quan hệ hôn nhân gia đình mới XHCN đặc biệt là quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trong đời sống gia đình. Ở miền Nam, sau năm 1954, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới. Dưới chính sách cai trị của đế quốc Mỹ và chế độ nguỵ quyền Sài Gòn, hệ thống các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình được ban hành với những nội dung lạc hậu, gồm có: Luật Gia đình ngày 02/01/1959 (Luật số 1-59) dưới chế độ Ngô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú và tài sản cộng đồng; Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Các văn bản trên đều đã quy định bãi bỏ chế độ đa thê, song vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trưởng. Chế độ đa thê bị phá bỏ nhưng người vợ vẫn phụ thuộc chồng. Trong Bộ luật Gia đình ngày 02/01/1959 thể hiện một tư tưởng hết sức cực đoan, việc này được thể hiện ở Điều 55: “cấm vợ chồng ruồng bỏ nhau về sự ly hôn, trừ trường hợp đặc biệt Tổng thống có thể quyết định”. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 và Bộ luật Sài Gòn ngày 20/01/1972 có quy định căn cứ ly hôn. Tuy nhiên, việc giải quyết ly hôn dựa trên nguyên cớ ly hôn được xác định dựa trên lỗi của vợ chồng. Điều 63 Sắc luật số 15/64 quy định 5 duyên cớ ly hôn mà nội dung chủ yếu là dựa trên lý do xin ly hôn của Sắc luật ngày 17/01/1950 nhưng đã sửa lại cho cụ thể hơn: duyên cớ ly hôn là do một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng được sửa lại là có án văn xác định sự biệt tích của người phối ngẫu đã thất tung, hoặc lý do vợ chồng tính tình không hợp, đối xử với nhau không thể chung sống được, thể hiện bằng các hành vi cụ thể vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ thường xuyên làm cho vợ chồng không thể chung sống với nhau được nữa. Bên cạnh đó, một bên có quyền xin ly hôn khi có án văn quy định xử người phạm tội vì có hành vi phế bỏ gia đình. Chế độ ly thân và ly hôn theo Bộ Dân luật năm 1972, duyên cớ ly hôn gồm: Vì sự mất tích của người phối ngẫu; Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình; Vì sự ngược đãi, bạo hành hay nhục mạ khiến cho vợ chồng không thể ăn ở với nhau được nữa. Sau khi đất nước thống nhất (1975), cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh xã hội mới. Luật hôn nhân gia đình với một số hạn chế đã không đáp ứng kịp những yêu cầu của tình hình mới. Việc sử, đổi bổ sung một số điều trong luật trở nên cần thiết và là đồi hỏi của thực tiễn. Ngày 29/12/1986, tại kỳ họp 12, Quốc hội khóa VII, luật hôn nhân và gia đình đã được thông qua, Luật này đã kế thừa và phát huy được những quy định tiến bộ của luật 1959 và xây dựng nhiều quy định mới phù họp hơn với yêu cầu của thực tế, dần xóa bỏ GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 13 SVTH: Duy Ngọc Thái Pháp luật về ly hôn – Thực tiễn áp dụng tại thành phố Bến Tre những hủ tục trong kết hôn và ly hôn. Những nguyên tắc chủ yếu của Luật hôn nhân và gia đình 1986 là: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ; Hôn nhân một vợ một chồng; Vợ chồng bình đẳng; Bảo vệ quyền lợi của cha me và con cái; Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Nhiều quy định của luật 1959 được nhắc lại như điều kiện hạn chế ly hôn; căn cứ ly hô, nhưng nhiều vấn đề được quy định cụ thể và chi tiết hơn trước cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Luật hôn nhân và gia đình cũng đề cập đến các quy định ly hôn khi một bên ly hôn là người nước ngoài. Ngoài ra để đảm bảo các điều kiện ổn định cần thiết cho phụ nữ và trẻ em, Điều 41 luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn khi vợ đã sinh con được một năm”. Trong thời gian này, Tòa án bác đơn xin ly hôn của người chồng trong mọi trường hợp. Thực tế điều luật chỉ là cơ sở, là nguyên tắc để người thẩm phán vận dụng vào thực tế phức tạp và tế nhị của từng cặp vợ chồng khi sinh ly hôn, cho nên nhằm hướng dẫn các cấp tòa án giải quyết các vụ kiện về ly hôn một cách đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình thực hiện luật, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành các văn bản bổ sung. Đó là: Nghi quyết 01/ HĐTP- TANDTC ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình; Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày 02/12/1993 của Hội đồng nhà nước. 1.2.3 Pháp luật về ly hôn sau năm 1986 đến nay Sau thời kì bao cấp đất nước ta đã mở cửa nền kinh tế, từ đó ly hôn ngày càng có xu hướng không ngừng tăng lên trong phạm vi cả nước bởi đã nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau về giá trị của tình yêu – hôn nhân và gia đình trong bản thân các cặp vợ chồng, kinh tế đầy đủ của nhiều gia đình cũng làm cho ly hôn tăng lên, bởi sự đầy đủ đó đã làm phát sinh những nhu cầu vượt quá giới hạn cho phép, người phụ nữ ngày càng độc lập về kinh tế, ít phụ thuộc vào nam giới hơn. Trước tình hình đó, Hiến pháp năm 1980 ra đời đã có sự thay đổi về nguyên tắt xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình. Vì vậy, đòi hỏi Luật hôn nhân và gia đình cũng thay đổi theo để cụ thể hóa những nguyên tắt mà hiến pháp quy định để phù hợp hơn với hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Trên cơ sở tổng kết 14 năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, kết hợp với việc thực hiện chính sách mở cửa và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày 09/6/2000, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dựa trên quan điểm chỉ đạo việc xây dựng luật sao cho phù hợp với tình thế mới, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1980 và Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh 14 SVTH: Duy Ngọc Thái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan