Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực...

Tài liệu Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực trạng và hướng hoàn thiện

.DOC
72
1485
72

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 20 năm kể từ khi khu chế xuất đầu tiên của nước ta – khu chế xuất Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1991, tính đến tháng 9 năm 2011, cả nước có 260 khu công nghiệp được thành lập, tổng số khu kinh tế trong Quy hoạch phát triển khu kinh tế của cả nước đến năm 2020 theo Quyết định 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ lên 18 khu kinh tế, phân bố trên 57 tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đã từng bước khẳng định vai trò và tầm quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế. Để tạo hành lang pháp lý cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao hoạt động và phát triển, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực này. Trong đó, có hai văn bản luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, đó là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế khu công nghệ cao. Để khắc phục sự bất bình đẳng trong việc áp dụng chính sách đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trên cơ sở các nguyên tắc quy định trong luật đầu tư, Chính phủ quy định cụ thể những ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. 1 Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đã tạo ra hành lang pháp lý cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao hoạt động và phát triển trên cơ sở quy định một cách cụ thể những vấn đề liên quan đến thành lập và hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; quản lý nhà nước đối với vấn đề này… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trên thực tế, pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao còn bộc lộ nhiều điểm bất cập. Để khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét sửa đổi những điểm đó, hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Trong điều kiện pháp luật đã có những sự thay đổi nhất định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, việc nghiên cứu nội dung của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao theo những quy định mới là một vấn đề quan tâm hàng đầu nhằm làm sáng tỏ nội dung này, tiến tới hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Với mục đích này, Luận văn của tôi tập trung nghiên cứu pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Những vấn đề pháp lý liên quan đến sự hình thành và hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao là hết sức rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội. Trong phạm vi luận văn, tôi chọn và nghiên cứu sâu các vấn đề về trình tự, thủ tục thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; trình tự, thủ tục đầu tư vào khu công nghệ cao; ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; chế độ kế toán, tài chính trong khu kinh tế, khu công nghệ cao; vấn đề dân cư trong khu khu kinh tế, khu công nghệ cao và tạm trú, lưu trú trong 2 khu công nghiệp, khu chế xuất và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Nội dung cơ bản được đề cập trong luận văn này bao gồm: Chương 1: Một số vấn đề chung về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và khái quát về pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Chương 2: Nội dung chính của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Chương 3: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Để thực hiện luận văn này, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nhiên cứu khác nhau, trong đó, cơ bản dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích… Do sự hạn chế về năng lực và trình độ hiểu biết, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để luận văn của tôi hoàn thiện hơn nữa. 3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO. 1.1.1. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở một số nước trên thế giới. Sự ra đời của khu công nghiệp là hệ quả của cuộc Cách mạnh công nghiệp lần thứ hai từ năm 1850 đến năm 1914, khi con người có những thành tựu khoa học – kỹ thuật vượt trội, những cuộc phát kiến địa lý và hình thành xu thế công nghiệp hóa toàn cầu, thay đổi diện mạo của nền kinh tế thế giới. Những khu công nghiệp đã bắt đầu manh nha hình thành từ thế kỷ thứ XIX và phát triển mạnh mẽ vào nửa cuối thế kỷ XX. Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 tại thành phố Manchester, nước Anh với tính chất là một doanh nghiệp tư nhân. Tiếp theo đó, lần lượt các mô hình khu công nghiệp xuất hiện trên thế giới, chủ yếu ở các quốc gia phương Tây như Vùng công nghiệp Clearing, Chicago, nước Mỹ đi vào hoạt động năm 1899; khu công nghiệp Naples, Italia được thành lập năm 1940. Nhưng đến cuối những năm 40 của thế kỷ XX, số lượng các khu công nghiệp trên thế giới vẫn rất khiêm tốn. Sự phát triển mạnh mẽ của mô hình khu công nghiệp bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX, năm 1959, Anh quốc có 55 khu công nghiệp; năm 1965, Canada có 21 vùng công nghiệp; năm 1963, Pháp có 230 vùng công nghiệp; năm 1970, Mỹ đã có 2400 khu công nghiệp… 4 Khu vực Châu Á phát triển mô hình khu công nghiệp muộn hơn các quốc gia phương Tây, và đa phần là học tập sự tiến bộ của mô hình khu công nghiệp theo con đường chính trị vào những năm cuối thế kỷ XX như các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia… Đài Loan là vùng lãnh thổ đạt được nhiều thành công nhất từ việc khai thác mô hình khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư, với việc ban hành những văn bản pháp luật cụ điều chỉnh lĩnh vực này và lần lượt thành lập các khu chế xuất Cao Hùng năm 1966, khu chế xuất Nam Tử và khu chế xuất Đàn Tử năm 1969. Malayxia cũng được coi là nước khai thác hiệu quả mô hình khu công nghiệp, với khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1954, tính đến cuối thế kỷ XX, Malayxia đã thành lập khoảng 140 khu công nghiệp. Như vậy, mô hình kinh tế khu công nghiệp đã và đang được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới. Sự thành công trong việc áp dụng mô hình khu công nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới là không thể phủ nhận. 1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển khu công nhiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở Việt Nam. Tình hình thực tế Việt Nam dẫn đến sự cần thiết hình thành, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao: Đầu những năm 80 của thế kỷ thứ XX, nền kinh tế nước ta bị suy thoái nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này là nền nông – công nghiệp lạc hậu, sản xuất thủ công, khoa học – kỹ thuật kém phát triển, cơ sở vật chất thiếu thốn, đồng thời cơ chế, chính sách phát triển kinh tế không phù hợp… Nhận thức được những hạn chế đó, năm 1986 Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối đổi mới và tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 5 Để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần tích cực xây dựng những tiền đề cần thiết cho quá trình này như: vốn, khoa học – kỹ thuật, trình độ quản lý, phát triển kết cấu hạ tầng, vấn đề nhân lực, cơ chế chính sách hiệu quả và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước… Một trong những giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề về vốn, khoa học – kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng, vấn đề về nguồn nhân lực,… là xây dựng mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình này sẽ giúp đất nước chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, vừa đảm bảo tính độc lập trong quá trình xây dựng đường lối phát triển kinh tế. Mô hình khu công nghiệp và các mô hình khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trên thế giới đã thể hiện tính hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp, kinh tế. Đồng thời, trong những năm gần đây, việc phát triển khu công nghiệp không chỉ chú trọng vào thu hút đầu tư nước ngoài mà còn là một giải pháp thực hiện chủ trương của Nhà nước về phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư. Sự thành công của mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đã khẳng định sự đúng đắn trong chính sách xây dựng và phát triển những mô hình này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao: Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong sự nghiệp đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách trong việc xây dựng và phát triển những mô hình trên. 6 Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VI Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1994 đã khẳng định: “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “Cải tạo các khu công nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghiệp sản xuất, xây dựng mới một số khu công nghiệp, phân bố rộng trên các vùng”. Trong mục tiêu chương trình phát triển của Đảng đã ghi nhận: hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường ra khỏi thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn dân cư. Văn kiện Đại hội của Đảng: Như vậy, Đảng ta luôn luôn đề ra đường lối, chủ trương phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Trên cơ sở đó, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tạo hành lang pháp lý cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao hoạt động và phát triển. Cơ sở pháp lý về thành lập và hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao: Hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao được điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Đây là một trong những nội dung khá rộng, tôi xin trình bày chi tiết ở phần sau của luận văn. 7 1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở Việt Nam. Miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng đã hình htanfh một số cụm công nghiệp như gang thép Thái Nguyên, khu hóa chất Việt Trì, cụm công nghiệp Thượng Đình… Ở miền Nam cũng đã hình thành mộ số cụm công nghiệp ở Sài Gòn, Biên Hòa… Ý tưởng thành lập khu công nghiệp theo phương thức hiện nay chỉ xuất hiện sau khi Luật đầu tư nước ngoài được thông qua năm 1987. Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất đầu tiên của nước ta được hình thành. Ngày 18/10/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 322/HĐBT kèm theo Quy chế khu chế xuất tại Việt Nam, mở đầu cho giai đoạn hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao trên cả nước. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 kèm theo Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và được thay thế bởi Nghị định số 99/2003/NĐ – CP kèm theo Quy chế Khu công nghệ cao và Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao lần lượt hình thành. Từ năm 1991 đến 1995 cả nước có 11 khu công nghiệp với diện tích 25.000ha. Từ năm 1996 đến năm 2000, chúng ta đã xây dựng thêm 50 khu công nghiệp với diện tích 9.300ha. Từ năm 2001 đến năm 2005, cả nước thành lập mới 69 khu công nghiệp trên diện tích 14.600ha 1. Tính đến hết tháng 9 năm 2011, nước ta đã có 260 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 72.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha. Trong đó, 174 KCN đã đi vào hoạt động và 86 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN được 1 Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, tháng 2 năm 2006, tr22. 8 phân bổ trên 57 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 124 KCN, chiếm gần 48% tổng số KCN trên cả nước; vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 52 KCN (chiếm 20%); và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 23 KCN (chiếm xấp xỉ 10%). Trong 9 tháng đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 21 KCN vào Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020, với tổng diện tích tăng thêm là 3.696 ha, trong đó có 9 CCN được chuyển đổi sang mô hình KCN. Dự kiến đến năm 2020, sẽ có thêm 250 KCN được thành lập mới với tổng diện tích 66.482 ha; bổ sung thêm 02 KKT vào Quy hoạch phát triển các KKT ven biển Việt Nam đến 2020: KKT Ninh Cơ, tỉnh Nam Định và KKT ven biển Thái Bình, tỉnh Thái Bình nâng tổng số KKT trong Quy hoạch phát triển KKT của cả nước đến năm 2020 theo Quyết định 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ lên 18 KKT, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước của các KKT là 730.553 ha. Trong đó, 15 KKT đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước của 15 KKT này là hơn 662.000 ha 2. Hiện nay, trên cả nước mới thành lập 2 khu công nghệ cao là Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, đây có thể nói là một con số khiêm tốn so với số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Có thể nói, trong những năm qua, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, từng bước khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO. PHÂN BIỆT KHU 2 Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2011. 9 CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO. 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm. a. Khu công nghiệp (KCN): Tại các quốc gia trên thế giới, khái niệm KCN là một khái niệm không đồng nhất. Một số nước cho rằng: KCN là lãnh thổ hữu hình, tại đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và sản xuất công nghiệp, tách rời bộ phận dân cư. Mô hình này được thấy tại Malaysia, Indonesia, Thái Lan… Quan điểm khác lại cho rằng: KCN là khu vực lãnh thổ có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở… Về bản chất, mô hình này là mô hình kinh tế - kỹ thuật, được thấy ở KCN Bantam, Indonesia và một số công viên công nghiệp ở Đài Loan… Pháp luật Việt Nam quy định: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh rới xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. (Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005). Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp: Thứ nhất, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng, lãnh thổ khác và không có dân cư sinh sống. 10 Về mặt địa lý, các KCN đều được xác định ranh giới một cách cụ thể, phân biệt với các vùng, lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào KCN. Sự phân định ranh giới này được thể hiện một cách rõ rang trong Quyết định thành lập KCN. Hoạt động trong KCN ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành còn phải tuân thủ theo quy chế pháp lý riêng biệt và được hưởng những ưu đãi riêng biệt. Sự phân định ranh giới này còn là điều kiện để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan hoạt động trong KCN đối với các chủ thể khác. Việc quy định trong KCN không có dân cư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển hạ tầng, thực hiện triệt để việc bảo vệ môi trường và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Trong KCN có thể có khu chế xuất. KCX có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng còn lại của KCN và áp dụng theo quy chế riêng. Quy định này tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong KCN, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong KCN. Thứ hai, KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Bản thân tên gọi KCN đã thể hiện rõ chức năng hoạt động của KCN là sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Vì vậy, trong KCN không thể có các hoạt động khác như hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại hình sản xuất này. Thứ ba, KCN được thành lập theo quy định của Chính phủ. Đây là đặc điểm thể hiện tính pháp chế của việc thành lập cũng như hoạt động của KCN. Quy định này còn thể hiện sự tham gia của yếu tố nhà nước trong sự hình thành và hoạt động của KCN, tạo cơ hội cho KCN phát triển theo đúng định hướng, chính 11 sách phát triển của Nhà nước, tránh tình trạng các địa phương thành lập tràn lan các KCN mà không tính đến hiệu quả và hợp lý. b. Khu chế suất (KCX): Khu chế xuất là loại hình đặc biệt của KCN, với tính chất là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, đứng ngoài chế độ mậu dịch và thuế quan của một quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về KCX. Hiệp hội các KCX trên Thế giới (WEPZA – World Export Processing Zone) định nghĩa: KCX bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ các nước cho phép như cảng tự do, khu vực mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này đồng nhất KCX với khu miễn thuế. Tổ chức phát triển Liên Hợp quốc (UNIDO) định nghĩa: KCX là khu vực được giới hạn về hành chính, có ranh giới địa lý xác định, được hưởng một chế độ thuế quan, cho phép tự do nhập trang thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành cùng những quy định của pháp luật miễn thuế. Pháp luật Việt Nam quy định: KCX là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh rới xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. (Khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005). Từ khái niệm trên ta có thể rút ra các đặc điểm của KCX: Thứ nhất, về bản chất, KCX là một loại hình KCN, vì thế KCX mang đầy đủ các đặc điểm của KCN như: là khu vực có ranh giới địa lý xác định và không có dân cư sinh sống, chuyên sản xuất công nghệp và thực hiện các dịch vụ cho 12 sản xuất công nghiệp, được thành lập theo quy định của Chính phủ và hoạt động theo quy chế riêng. KCX có thể nằm biệt lập với KCN hoặc nằm trong KCN. Thứ hai, KCX hoạt động chuyên việt về sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt, tách biệt KCX với các khu vực còn lại của KCN. Nếu như doanh nghiệp trong KCN có thể tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước hoặc thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp trong KCX chủ yếu xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới. Điều này tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nước ta. c. Khu công nghệ cao (KCNC): Khu công nghệ cao là nơi sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, nơi gắn liền với sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Các KCNC thường được xây dựng trên cơ sở các viện nghiên cứu ứng dụng khoa học, các trường đại học, học viện và các xí nghiệp. Hiện nay, các nước trên thế giới đều có quan điểm đồng nhất về nội hàm của khái niệm KCNC. Theo pháp luật Việt Nam, KCNC được quy định: “Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. (Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005). Trong KCNC có thể có KCN, KCX, kho ngoại quan, kho bảo thuế và khu nhà ở. Khu công nghệ cao có các đặc điểm cơ bản: 13 Thứ nhất, khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng. Chức năng của KCNC là sản xuất hàng công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm công nghệ cao, đào tạo nhân lực, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao… Ngoài ra, khu hành chính và khu dân cư cũng được thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh kinh tế - kỹ thuật của KCNC và phù hợp với loại hình kinh tế đặc biệt quy mô lớn. Như vậy, việc thành lập khu dân cư trong các KCNC là phù hợp với thông lệ quốc tế về vấn đề dân cư trong KCNC. Thứ hai, về chức năng kinh tế - kỹ thuật, các hoạt động kinh tế - kỹ thuật trong KCNC đều liên quan đến yếu tố công nghệ cao như: sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao… Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện sự khác biệt giữ KCNC với KCN và KCX. Thứ ba, KCNC được thành lập theo quy định của Chính phủ, có ranh rới địa lý xác định, hoạt động theo Quy chế do Chính phủ ban hành. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các KCNC, có xác định ranh giới cụ thể, phân biệt với các vùng, lãnh thổ còn lại của quốc gia. Quy định này tạo điều kiện để thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCNC, đáp ứng nhu cầu phát triển KCNC của từng địa phương. d. Khu kinh tế (KKT): Các quốc gia trên thế giới chỉ có định nghĩa về KCN, KCX, KCNC mà không thấy xuất hiện định nghĩa về KKT. Pháp luật Việt Nam quy định về KKT như sau: “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới 14 địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.” (Khoản 23 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005). Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ, KKT được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về Khu kinh tế của khẩu, theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Từ những khái niệm trên có thể xác định những đặc điểm của khu kinh tế: Thứ nhất, khu kinh tế là khu vực có không gian riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho nhà đầu tư. Được thành lập với mục đích thu hút vốn đầu tư, khu kinh tế tách biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh, được nhà nước áp dụng những chính sách khuyết khích đầu tư đặc biệt về tài chính, đất đai,… tạo ra sự thuận lợi cho nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào khu kinh tế. Thứ hai, khu kinh tế có ranh giới địa lý xác định. Ranh rới này được xác định rõ ràng trong Quyết định thành lập KKT, tách biệt với các khu vực lãnh thổ khác, nhưng khác so với KCN, trong KKT có dân cư sinh sống. Điều này phục vụ cho việc phát triển sản xuất, dịch vụ, mở rộng môi trường, lĩnh vực đầu tư vào KKT. Thứ ba, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ. Cũng giống như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế được Chính phủ ban hành, hướng dẫn cụ thể. 15 Thứ tư, trong khu kinh tế có thể có các khu chức năng, gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. 1.2.2. Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao. Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra sự khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao như sau: Thứ nhất, về mục đích thành lập, nếu như KCN được thành lập nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài phát triển công nghiệp thì KCX được thành lập chỉ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trong khi đó, KKT được thành lập nhằm mục đích thu hút vống đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển kinh tế; KCNC được thành lập với mục đích ươm tạo công nghệ cao, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào sản xuất công nghệ cao, phát triển ngành công nghệ cao, thu hút nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. Thứ hai, về tính chất ranh giới địa lý, ranh rới địa lý của KCN, KCNC đơn thuần là sự xác định mốc giới, phân biệt với các vùng, lãnh thổ khác bằng hệ thống hàng rào. Trong khi đó, ranh giới địa lý của KCX là biên giới hải quan và thuế quan của một nước; ranh giới địa lý của KKT là không gian riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh. Thứ ba, về cơ cấu, hoạt động trong KCN gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, trong KCN có thể có KCX. Hoạt động trong KCX bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. 16 Tổ chức trong KCNC bao gồm các đơn vị nghiên cứu, các học viện, trung tâm đào tạo, các trung tâm tư vấn, xí nghiệp công nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp và công ty phát triển hạ tầng. Còn trong KKT là các thành phần doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển kinh tế tại… Thứ tư, chức năng hoạt động. KCN có chức năng sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, trong khi đó, KCX có chức năng là sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với KCNC, chức năng của nó là ươm tạo công nghệ cao; sản xuất công nghiệp công nghệ cao; huấn luyện, đào tạo nhân lực công nghệ cao; dịch vụ thương mại và các sản phẩm công nghệ cao; dịch vụ, kinh doanh nhà ở. Thứ năm, về vấn đề dân cư, trong KCN, KCX không có dân cư sinh sống, trong KCNC, KKT có thể có dân cư sinh sống. Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. 1.3. VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHỆ CAO ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. Trong hơn 20 năm hình thành và phát triển mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, thực tế đã cho thấy vai trò quan trọng của những mô hình này đối với sự phát triển công nghiệp, kinh tế - xã hội ở nước ta. Vai trò này được thể hiện trên khác khía cạnh: Thứ nhất, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đóng vai trò thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2011, các KCN của cả nước đã thu hút được 204 dự án FDI với tổng 17 vốn đầu tư đăng ký đạt gần 2.800 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 187 lượt dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là hơn 1.350 triệu USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng FDI vào KCN đạt 4.150 triệu USD (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010). Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng là những khu vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào KCN với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 2.450 và 980 triệu USD, tương đương 60% và 24% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN cả nước trong 9 tháng đầu năm 2011. Lũy kế đến cuối tháng 9/2011 các KCN trong cả nước đã thu hút được 4.166 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 58 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt hơn 22 tỷ USD, bằng 40 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện nay đã có hơn 3.100 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Về tình hình thu hút đầu tư trong nước, trong 9 tháng đầu năm 2011, các KCN đã thu hút được 200 dự án với tổng vốn đăng ký 22.350 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 63 dự án với tổng vốn tăng thêm 6.020 tỷ đồng. Như vậy, trong gần 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 28.370 tỷ đồng. Tính lũy kế đến hết tháng 9/2011, các KCN cả nước đã thu hút được 4.580 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 365.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 177.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký. Trong 9 tháng đầu năm 2011, các KKT ven biển thu hút được 35 dự án đầu tư nước ngoài, kể cả các dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với tổng vốn đầu tư đạt hơn 700 triệu USD; và 90 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 85.000 tỷ đồng3. Thứ hai, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu và Ngân sách nhà nước. Trong 9 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp KCN đã đạt tổng doanh thu 27 tỷ USD và 91.500 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 3 Theo Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2011. 18 của các doanh nghiệp đạt 13 tỷ USD và 13,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước 5.600 tỷ đồng và 455 triệu USD.Doanh thu của các KKT đạt hơn 77.000 tỷ đồng và 370 triệu USD (tăng 50% lần so với cùng kỳ năm 2010). Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu lần lượt là 565 triệu USD và 400 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 5734 tỷ đồng4. Thứ ba, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao là công cụ quy hoạch sản xuất công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, tránh việc hình thành và phát triển công nghiệp một cách tự phát. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Thứ tư, việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đã giúp nước ta khắc phục được những yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên những địa phương xây dựng mô hình này, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với những khu vực này. Thứ năm, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, đặc biệt là khu công nghệ cao là nơi thu hút thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới vào nước ta, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý của các quốc gia khác, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Thứ sáu, khu công nghiệp góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Thứ bảy, khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần vào việc kiểm soát và xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường. Việc tập trung các khu công nghiệp, 4 Theo Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển KCN, KKT 9 tháng đầu năm 2011. 19 khu chế xuất trong một khu vực địa lý xác định tạo điều kiện cho việc quản lý nguồn rác thải công nghiệp từ các nhà máy, tạo điều kiện tập trung, xử lý rác thải. Ngoài ra, việc tập trung các doanh nghiệp sản xuất vào một khu vực còn có tác dụng lớn trong việc giảm mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Như vậy, sau hơn 20 năm phát triển mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, những thành tựu mà những mô hình này đạt được đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của chúng đối với sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.4. PHÁP LUẬT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO. 1.4.1. Cơ sở pháp lý cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở Việt Nam hoạt động và phát triển. Để đảm bảo phát triển có hiệu quả mô hình kinh tế khu công nghiệp, ngoài việc áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, các nước trên thế giới đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau, tạo ra một hành lang pháp lý cho mô hình này hoạt động và phát triển. Đáp ứng với nhu cầu thực tế, Việt Nam cũng đa ban hành những văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động của mô hình khu kinh tế. Cơ sở pháp lý cho khu kinh tế hoạt động ở Việt Nam bao gồm Hiến pháp 1992; các văn bản luật (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp…); các văn bản dưới luật (Nghị định số 99/2003/NĐ – CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao, Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế) và các Thông tư của Bộ, Ngành có liên quan hướng dẫn thi hành các văn bản nói trên. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng