Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doa...

Tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

.PDF
90
150
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ PHƯỢNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Quốc tê Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Bá Chiến Hà Nội – 2012 1 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan.................................................................................................... 2 Mục lục ............................................................................................................ 3 Danh mục các kỹ hiệu, các chữ viết tắt ....................................................... .... 5 Danh mục các bảng .......................................................................................... 6 Danh mục các bản đồ, hình vẽ ......................................................................... 7 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1 – QUY ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC …………………………………………………………….................. 11 1.1 Các đạo luật của Trung Quốc có liên quan đến Bán phá giá …………….. 11 1.2 Khái niệm về bán phá giá của Trung Quốc ……………………………… 13 1.3 Quy định của Trung Quốc về xử lý các hành vi Bán phá giá …………… 18 1.3.1 Cơ quan có thẩm quyền điều tra hành vi Bán phá giá …………………. 18 1.3.2 Trình tự tiến hành xử lý Bán phá giá …………………………………... 19 CHƢƠNG 2 - THỰC TIẾN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC ............................................................................. 40 2.1 Tổng quan về thực trạng bán phá giá vào thị trường Trung Quốc ............. 40 2.1.1 Thống kê các vụ bán phá giá vào thị trường Trung Quốc ....................... 40 2.1.2 Thực trạng xử lý các vụ bán phá giá vào thị trường Trung Quốc ........... 42 2.2 Nhận xét về việc áp dụng luật chống bán phá giá của Trung Quốc ........... 59 2.2.1 Phản ứng của các quốc gia đối với luật chống bán phá giá của Trung Quốc ................................................................................................................. 59 2.2.2 Ảnh hưởng của pháp luật chống bán phá giá đến bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc ........................................................................................... 61 CHƢƠNG 3 - BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM................................................................................................................. 67 3.1 Một số vụ kiện chống bán phá giá điển hình có liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam............................................................................................. 67 3.2 Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn chống bán phá giá của Trung Quốc đối với Việt Nam ..................................... 3.2.1 Bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật 3 67 Việt Nam .......................................................................................................... 67 3.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp trong vấn đề phòng và 71 chống bị kiện bán phá giá …………………………………………. 3.3 Các giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề bán phá giá ....... 81 3.3.1 Nhóm giải pháp nhằm tránh bị liên quan đến các vụ kiện bán phá giá ... 81 3.3.2 Nhóm giải pháp cần tiến hành khi bị kiện bán phá giá ............................ 83 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 90 4 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AD Chống phá giá hàng hoá (Anti Dumping) BOFT Phòng Xuất Nhập khẩu và Triển lãm Thương mại Trung Quốc (Bureau of Import & Export Fair Trade) CFA Tổ chức nuôi cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America) DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ ( Department of Commerce) IBII Phòng Điều tra Thiệt hại đối với ngành sản xuất Trung Quốc (Industry Injury Investigation Bureau) EC Uỷ ban Châu Âu (European Commission) EU Công đồng Châu Âu (European Union) MOEA Bộ Kinh tế (Ministry of Economic Affairs) MOFCOM Bộ Thương mại (Ministry of Commerce of the People,s Republic of China). MOFTEC Bộ Hợp Tác Kinh Tế và Ngoại Thương (The Ministry of Foreign Trade and Economic Cooperation) SETC Uỷ ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước (The State Economic and Trade Commission) USITC Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US International Trade Council) VASEP Hiệp hội những nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Tên Trang Bảng 2.1: Tình hình các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc trong hoạt động thương mại quốc tế 1995-2006 6 62 DANH MỤC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ Tên Trang Biểu đồ 2.1: Số liệu các vụ Trung Quốc khởi xướng điều tra theo 40 nhóm mặt hàng từ 1995-2010 Biểu đồ 2.2: Số liệu các vụ Trung Quốc có các biện pháp áp dụng 41 theo nhóm mặt hàng từ 1995-2010 Biểu đồ 2.3: Số liệu về các quốc gia bị Trung Quốc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá từ 1995-2010. 7 42 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Luật chống bán phá giá là một trong những bộ luật non trẻ nhất của hệ thống thương mại quốc gia cũng như thế giới, bởi cho đến đầu thế kỷ XX, khái niệm chống bán phá giá hầu như vẫn chưa hình thành. Tuy nhiên trong bối cảnh tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, khi mà các hàng rào thương mại cổ điển dần được xóa bỏ, thì khái niệm bán phá giá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến, và vì thế luật chống bán phá giá ngày càng được chú trọng. Điều này minh chứng qua số lượng ngày càng tăng các quốc gia tự xây dựng luật chống bán phá giá của quốc gia mình. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc), với tư cách là quốc gia láng giềng, có quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại và giao lưu văn hóa với Việt Nam từ rất lâu đời; đồng thời, trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một hiện tượng của kinh tế thế giới với những chính sách mở cửa về ngoại thương cũng như những thành tựu đáng kinh ngạc về kinh tế, đặc biệt Trung Quốc là một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực châu Á trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về chống bán phá giá. Một điểm đáng lưu ý là, nhìn chung Việt Nam và Trung Quốc có nền kinh tế tương tự nhau, hai nền kinh tế đều duy trì vai trò chủ đạo, định hướng phát triển của Nhà nước, có thị trường hàng hóa khá tương đồng và vì thế là hai môi trường có tính cạnh tranh cao. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có dịp “đối mặt” với luật chống bán phá giá của Trung Quốc. Do vậy, để tránh những lúng túng và tranh chấp trong quan hệ thương mại liên quan đến việc bán phá giá thì việc nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc đối với Việt Nam. Đây chính là lý do em chọn đề tài “Pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiêp Việt Nam” để thực hiện bài Luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quan về pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc, để từ đó đưa ra những giải pháp, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 8 Pháp luật về chống bán phá giá và việc nghiên cứu về nó không còn là một đề tài mới trên thế giới, và ở Việt Nam từ những năm trở lại đây, khi Nhà nước ta nhìn nhận được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài cũng như những tranh chấp xoay quanh nó ngày càng phức tạp thì việc tìm hiểu pháp luật về chống bán phá giá cũng rất được quan tâm và có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về nó. Hiện nay có một số đề tài, công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Văn Hải (2007), “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống bán phá giá của WTO, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nguyễn Trần Duy (2007), Pháp luật về chống bán phá giá thương mại quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội;...Trong các đề tài này, vấn đề về pháp luật chống bán phá giá đã được các nhà nghiên cứu đưa ra một cách chung nhất và khái quát nhất. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu về “Pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam”. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với tính chất là một đề tài Thạc sĩ, đi sâu nghiên cứu pháp luật của Trung Quốc từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam, do đó tác giả không đi sâu nghiên cứu các vấn đề về pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế nói chung như: các biện pháp chống bán phá giá, các Điều ước quốc tế liên quan đến bán phá giá mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia, cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến bán phá giá.... 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu hạn hẹp, để đạt được các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thống kê, tổng hợp so sánh, phân tích, phương pháp lịch sử và logic... 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Với tính cấp thiết của đề tài, tác giả đặt ra cho mình mục đích là nghiên cứu một cách có hệ thống về pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc, thực trạng xử lý các vị kiện chống bán giá tại Trung Quốc, từ đó tìm ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam. 9 Để đạt được các mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ cụ thể: hệ thống toàn bộ các quy định của Trung Quốc về chống bán phá giá, làm sáng tỏ sự phù hợp của các quy định này so với các quy định về chống bán phá giá của WTO khi mà Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO; xem xét thực tiễn hoạt động chống bán phá giá của Trung Quốc, đưa ra bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật chống bán phá giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm, giải pháp cho Việt Nam, trên cơ sở đó có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của đề tài: - Hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành của Trung Quốc về chống bán phá giá; - Thực tiễn chống bán phá giá của Trung Quốc, bao gồm: việc thống kê những vụ bán phá giá vào thị trường Trung Quốc, thực trạng xử lý các vụ việc; - Chỉ ra những kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam. 7. Cơ cầu của Luận văn Luận văn chia làm 3 phần chính: Chương 1: Quy định về Chống bán phá giá của Trung Quốc; Chương 2: Thực tiễn về hoạt động chống bán phá giá của Trung Quốc; Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam. 10 CHƢƠNG 1 QUY ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1.1 Các đạo luật của Trung Quốc có liên quan đến Bán phá giá. Về cơ bản, có thể tóm lược quá trình ban hành các đạo luật liên quan đến vấn đề chống bán phá giá của Trung Quốc như sau: Luật ngoại thương năm 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2004; Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp có hiệu lực vào tháng 4 năm 1997; Ngày 01/01/2002, Trung Quốc ban hành hai Quy định mới là: “Các quy định về chống bán phá giá” và “ Các quy định về chống trợ cấp”; Tháng 3 năm 2004, Trung Quốc đã sửa đổi, bổ sung quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2004. Nhìn chung, các đạo luật liên quan đến chống bán phá giá của Trung Quốc có sự thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn. Việc tìm hiểu nội dung từng đạo luật nói trên có thể đánh giá được bước phát triển trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về chống bán phá giá của Trung Quốc để phù hợp với pháp luật quốc tế. Luật Ngoại thương ban hành năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004. Đây là nguồn luật chính điều chỉnh các mối quan hệ trong ngoại thương của Trung Quốc. Luật này có 11 chương bao gồm các điều khoản chung, thương nhân ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hoá và công nghệ, thương mại quốc tế trong dịch vụ, bảo hộ các lĩnh vực khác liên quan đến thương mại như quyền sở hữu trí tuệ, trật tự trong ngoại thương, các cuộc điều tra ngoại thương, biện pháp ngoại thương, xúc tiến ngoại thương, trách nhiệm pháp lý và các điều khoản thi hành. Các quy định về chống bán phá giá thuộc chương về các biện pháp khắc phục ngoại thương. Luật Ngoại thương được coi là bước phát triển quan trọng nhất làm thay đổi chế độ thương mại quốc tế của Trung Quốc. Trung Quốc cam kết cho phép tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế trừ danh mục một số mặt hàng cụ thể là đối tượng của kinh doanh nhà nước trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập. Luật sửa đổi nhằm thực thi các cam kết có hiệu lực vào ngày 01/07/2004 gắn liền với lĩnh vực phân phối nội địa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 11 Để cụ thể hoá các quy định về các biện pháp khắc phục thương mại, năm 1997 Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã ban hành các quy định và thủ tục kiện chống bán phá giá và đối kháng, gọi là các quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp của CH DCND Trung Hoa (thường được gọi là Quy định cũ). Quy định này gồm 42 điều nhằm xem xét việc đánh thuế đối với mặt hàng ế thừa và được hưởng trợ cấp của Chính phủ nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở Trung Quốc, hướng dẫn các Công ty trong nước cách thức thưa kiện về những vụ tranh chấp, các biện pháp “trả đũa” với những nước áp dụng các mức thuế mang tính kỳ thị với hàng hoá của Trung Quốc. Mặc dù, các quy định được soạn thảo bằng cách tham khảo Hiệp định các biện pháp đối kháng, chống trợ cấp và chống bán phá giá của WTO, tuy nhiên còn rất nhiều điều khoản trong đó khá chung chung, hầu như không hướng dẫn về việc áp dụng các quy định vào thực tế như thế nào. Hơn nữa, một số điều khoản trong đó khác với trong các hiệp định của WTO. Trong suốt quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc, một số thành viên WTO lo ngại rằng hệ quả của việc áp dụng các điều khoản này là các cuộc điều tra về các biện pháp khắc phục thương mại mà chính quyền Trung Quốc tiến hành sẽ không phù hợp với các quy định của WTO nếu như Trung Quốc trở thành thành viên của WTO. Sau 15 năm đàm phán căng thẳng, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO vào ngày 11 tháng 12 năm 2001. Việc gia nhập WTO đã tác động lớn đến hệ thống pháp luật và thể chế của Trung Quốc. Để thực hiện các cam kết của WTO, Trung Quốc đã tiến hành một đợt rà soát pháp luật toàn diện. Theo đó, Trung Quốc phải bãi bỏ các quy định cũ và ban hành hai quy định mới là “Các quy định về chống bán phá giá” và “Các quy định về chống trợ cấp” bằng cách tách các vấn đề về chống bán phá giá ra khỏi các vấn đề về trợ cấp đối kháng. Các quy định này có hiệu lực từ 01/01/2002 ngay sau khi lộ trình gia nhập vào WTO được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn. Quy định mới về chống bán phá giá được đưa ra một cách toàn diện và cụ thể với 59 điều khoản trong 6 chương. Các quy định này được chi tiết hoá bởi rất nhiều các quy định tạm thời do Bộ Hợp Tác Kinh Tế và Ngoại Thương (MOFTEC) và Hội đồng nhà nước về Thương mại và Kinh tế (SETC) ban hành. Theo Điều 71 Hiến pháp Trung Quốc, đối với các vấn đề thuộc quyền hạn của chính quyền, các bộ, các uỷ ban và các cơ quan ban ngành khác của Nhà nước có thể ban hành các quy định phù hợp với luật quốc gia, các quyết định và chỉ thị mang tính hành chính của Hội đồng nhà nước. Trong thực tế các quy định này tồn tại dưới hình thức các quy 12 định tạm thời do chưa có một luật hay quy định hành chính hiện hành nào phù hợp hoặc do Quốc hội hay Uỷ ban Nhà nước chưa sẵn sàng soạn thảo luật cho một vấn đề cụ thể nhưng các quy định lại trở nên rất cần thiết. Người ta dự định rằng các quy định tạm thời sẽ dần được thay thế bởi các luật cụ thể hay các quy định hành chính. Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp đã được sửa đổi vào tháng 3/2004 và có hiệu lực từ 01/06/2004. Quy định về chống bán phá giá năm 2004 bao gồm nhiều vấn đề từ xác định việc bán phá giá, tính toán biên độ, xác định thiệt hại, quy trình điều tra, thuế chống bán phá giá, cam kết về giá, rà soát cuối kỳ và thông báo. Vào tháng 10/2003, MOFCOM đã ban hành “Quy định về thiệt hại ngành trong cuộc điều tra chống bán phá giá” và “Quy định về thiệt hại ngành trong cuộc điều tra chống trợ cấp”. 1.2 Khái niệm về Bán phá giá của Trung Quốc Theo quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì khái niệm “Bán phá giá” được nêu tại Hiệp định về việc thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994): “Một sản phẩm bị coi là Bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường” [10]. Đối với Trung Quốc, thuật ngữ “Bán phá giá” được đưa ra tại Điều 3, Các quy định về chống bán phá giá có hiệu lực từ ngày 1/1/2001, cụ thể là: “Bán phá giá có nghĩa là một sản phẩm nhập khẩu được giới thiệu, trong điều kiện thương mại bình thường, vào thương mại trong Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa tại một mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của nó” [2]. Để hiểu rõ về khái niệm bán phá giá, ta sẽ đi sâu nghiên cứu về “Giá xuất khẩu” và “Giá trị thông thường”. Theo Quy định về chống bán phá giá của Trung Quốc có đưa ra khái niệm khá cụ thể về Giá trị thông thường. Tại Điều 4 của Quy định này [2] có đưa ra 2 cách xác định giá trị thông thường như sau : Giá trị thông thường của một sản phẩm nhập khẩu sẽ được xác định theo các phương pháp sau đây bằng cách phân biệt giữa các trường hợp khác nhau: 13 1. Trường hợp có giá so sánh đối với sản phẩm giống với sản phẩm nhập khẩu trong quá trình thương mại thông thường tại thị trường nội địa của nước (khu vực) xuất khẩu, giá so sánh đó sẽ là giá trị thông thường; 2. Trường hợp không có hoạt động mua bán sản phẩm giống với sản phẩm nhập khẩu trong quá trình thương mại thông thường tại thị trường nội địa của nước (khu vực) xuất khẩu, hoặc giá và chất lượng của hàng hóa không cho phép một sự so sánh công bằng, giá trị thông thường sẽ là giá so sánh của sản phẩm giống nhau khi được xuất khẩu vào nước (khu vực) thứ ba thích hợp, hoặc chi phí sản xuất sản phẩm giống nhau tại nước (khu vực) xuất xứ cộng với một giá trị hợp lý cho chi phí và lợi nhuận. Trường hợp một sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước (khu vực) xuất xứ, giá trị thông thường sẽ được xác định theo Điểm 1 nêu trên. Tuy nhiên, với tình huống là sản phẩm này hoàn toàn chuyển qua nước xuất khẩu, hoặc sản phẩm này không được sản xuất tại nước (khu vực) xuất khẩu, hoặc không có giá so sánh đối với sản phẩm này tại nước xuất khẩu, giá của sản phẩm giống nhau tại nước (khu vực) xuất xứ có thể được chọn làm giá thông thường. [2] Theo hiệp định chống bán phá giá năm 1994 của WTO thì giá trị thông thường nói chung là giá của sản phẩm tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu đến người tiêu dùng trong quá trình thương mại thông thường. [10] Tuy nhiên, một trong những vấn đề phức tạp nhất trong điều tra bán phá giá là liệu việc tiêu thụ trên thị trường nội địa có được "thực hiện trong quá trình thương mại thông thường" hay không? Một trong những cơ sở để xác định điều đó là so sánh giá bán trên thị trường nội địa với chi phí. Hiệp định quy định những trường hợp cụ thể mà việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa với giá thấp hơn chi phí của quá trình sản xuất sẽ không được coi là " thực hiện trong quá trình thương mại bình thường". Theo điều 2 thì đó là khi hàng hoá được bán với giá thấp hơn chi phí cố định, chi phí biến đổi cộng chi phí hành chính, chi phí bán hàng, chi phí khác trong khoảng thời gian kéo dài (thường là một năm trong bất kì trường hợp nào cũng không ít hơn sáu tháng) và với một số lượng đáng kể. Số lượng hàng bán được thực hiện với số lượng đáng kể khi: (1) giá bán bình quân gia quyền thấp hơn chi phí bình quân gia quyền; (2) chiếm 20% lượng tiêu thụ được sử dụng để xác định giá trị thông thường [10]. 14 Tuy nhiên, việc loại trừ những khối lượng hàng bán thấp hơn chi phí có thể tạo ra một mức độ khối lượng bán hàng không đủ để xác định giá trị thông thường dựa trên giá cả thị trường nội địa. Điều này sẽ không cho phép một sự so sánh chính xác giữa giá thị trường nội địa và giá xuất khẩu. Vì vậy, trong hiệp định quy định rằng khối lượng hàng bán ở thị trường nội địa phải bằng ít nhất 5% lượng xuất khẩu của sản phẩm đó tại thị trường nước nhập khẩu, tuy nhiên một tỉ lệ thấp hơn "nên" được chấp nhận nếu khối lượng hàng bán ở thị trường nội địa ở tầm cỡ đủ để đưa ra sự so sánh công bằng. Trong trường hợp việc bán hàng ở thị trường nước xuất khẩu không phải là cơ sở chính xác, ví dụ không có sản phẩm tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc khối lượng bán hàng ở thị trường nội địa thấp hơn 5% khối lượng xuất khẩu, thì việc xác định giá trị thông thường sẽ căn cứ vào: Giá mà sản phẩm được bán cho nước thứ ba. () Trị giá cấu thành của sản phẩm. () (): Giá đó được xác định là giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự khi xuất khẩu đến nước thứ ba thích hợp, miễn là giá đó được coi là tiêu biểu. Hiệp định không chỉ rõ bất cứ tiêu chuẩn nào để xác định nước thứ ba như thế nào là thích hợp. (): Trị giá cấu thành được xây dựng gồm ba bộ phận: Chi phí sản xuất ( nguyên vật liệu, lao động, chi phí quản lí sản xuất ) Chi phí quản lí và bán hàng nội địa. Một giới hạn lãi hợp lí. Ngoài ra, khi sản phẩm không được nhập trực tiếp từ nước sản xuất mà được xuất khẩu từ một nước trung gian, hiệp định quy định rằng giá trị thông thường sẽ được xác định trên cơ sở khối lượng bán hàng trên thị trường nước xuất khẩu. Tuy nhiên, hiệp định nhận thấy điều này sẽ tạo ra sự so sánh không chính xác hoặc không thể so sánh được ví dụ nếu sản phẩm không được sản xuất hoặc sản phẩm chỉ được chuyển tải qua nước xuất khẩu. Vì vậy, giá trị thông thường có thể được xác định trên cơ sở giá của sản phẩm ở nước xuất xứ chứ không phải giá ở thị trường xuất khẩu. Với trường hợp đặc biệt của những nền kinh tế mà chính phủ hoàn toàn hoặc thực tế là hoàn toàn độc quyền và tất cả giá cả trong nước đều được quyết định bởi chính phủ - 15 hay còn gọi là nền kinh tế phi thị trường - trong điều 2 khoản 7, Hiệp định chống bán phá giá 1994 quy định rằng một sự so sánh chính xác với giá nội địa có thể không thích hợp, do đó nước nhập khẩu thực hiện tuỳ theo ý mình trong tính toán giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường. Có thể thấy rõ - thế nào là kinh tế phi thị trường - những tiêu chuẩn chính xác để xác định điều này đều không được đưa ra trong hiệp định này. Điều khoản trên công nhận rằng chỉ cần phương pháp dùng để xác định giá trị thông thường hợp lí, các nước thành viên có thể dùng giá trị thị trường nội địa của một sản phẩm nhập khẩu nào đó làm giá trị thông thường, hoặc dựa trên cơ sở giá cả của một sản phẩm tương tự được sản xuất ở nước khác (nước thứ ba) xác định trị giá cấu thành của sản phẩm này. Căn cứ vào quy định này các nước phát triển trong khi điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhập khẩu từ các nước kinh tế phi thị trường đều lấy giá cả của một sản phẩm nào đó cùng loại của nước thứ ba làm giá trị thông thường, hay chính là dựa trên cơ sở "nước thay thế" để phán đoán. Có thể nói đây là một kẽ hở của hiệp định mà bị lợi dụng rất nhiều bởi các nước phát triển như Mỹ, EU, ... Trong luật chống bán phá giá của EU chỉ đơn giản liệt kê 15 nước như Trung Quốc, Nga, Mông Cổ... vào danh mục các nước có nền kinh tế phi thị trường và áp dụng "đãi ngộ đặc biệt" khi thực hiện luật chống bán phá giá. Tính "đặc biệt" không những được thể hiện trong việc xác định giá trị thông thường như trên mà còn thể hiện ở chỗ một khi việc bán phá giá được xác định, thì tất cả các nhà xuất khẩu của nước có nền kinh tế phi thị trường đều sẽ bị thu mức thuế chống bán phá giá đồng nhất, mà không xem xét sự khác nhau về biên độ phá giá, giá xuất khẩu của các doanh nghiệp. Đến tháng 4 năm 1998 trong điều lệ 905/98, EU mới sửa đổi quy định trên đối với Trung Quốc, Nga. Về mặt lí thuyết thì công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường nhưng thực tế thì vị trí "kinh tế thị trường" của các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ được xác nhận khi các doanh nghiệp chủ động làm đơn xin xét và đưa ra bằng chứng thoả mãn năm điều kiện về kinh tế thị trường mà EU đặt ra. Tuy nhiên đến cuối tháng 5/2000 trong số hai mươi bảy doanh nghiệp Trung Quốc nộp đơn thì chỉ có ba doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường bởi việc xét cụ thể quá ngặt nghèo. Nói tóm lại, sự lỏng lẻo trong quy định về kinh tế phi thị trường vô hình chung đã tiếp tay cho sự phát triển của chủ nghĩa bảo hộ, đi ngược lại mục đích tốt đẹp ban đầu mà WTO đặt ra. Sau khi đã xác định được giá trị thông thường của hàng hoá, bước tiếp theo là phải xác định giá xuất khẩu của hàng hoá đó. Theo quy định của Quy định về chống bán phá 16 giá của Trung Quốc thì Giá xuất khẩu của sản phẩm nhập khẩu được xác định theo phương pháp sau đây bằng cách phân biệt giữa các vụ việc khác nhau: - Giá thực trả hoặc phải trả đối với sản phẩm nhập khẩu là giá xuất khẩu; - Trường hợp không có giá xuất khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc giá này không tin cậy, giá xuất khẩu có thể được xây dựng trên cơ sở giá tại đó sản phẩm nhập lần đầu tiên được bán lại cho người mua độc lập; tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu không được bán lại cho người mua độc lập, hoặc không được bán lại với điều kiện như nhập khẩu, giá xuất khẩu có thể xác định trên cơ sở giá hợp lý được xây dựng bởi MOFTEC [2] Nếu không có giá xuất khẩu đối với sản phẩm được đưa ra, ví dụ giao dịch xuất khẩu là một sự chuyển đổi nội bộ, hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch hàng đổi hàng; hay giá giao dịch mà nhà xuất khẩu bán sản phẩm đến nước nhập khẩu có thể không đáng tin cậy do có sự liên kết hoặc một thoả thuận bồi hoàn giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba, như vậy giá giao dịch có thể bị thao túng hoặc không thể hiện quan hệ cung cầu thị trường. Trong các trường hợp trên hiệp định quy định một phương pháp thay thế để xác định giá xuất khẩu - đó là giá xuất khẩu cấu thành. Giá này được tính trên cơ sở giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lại đầu tiên cho người mua độc lập. Nếu sản phẩm nhập khẩu không được bán lại cho người mua độc lập hoặc không được bán lại khi nhập khẩu, cơ quan điều tra có thể xác định một cơ sở hợp lí để tính giá xuất khẩu. Pháp luật về chống bán phá giá của các quốc gia khác cũng có quy định tương tự đối với việc xác định giá xuất khẩu. Luật chống bán phá giá của Liên Minh Châu Âu cũng có những quy định tương tự, theo đó giá xuất khẩu là mức giá thực sự được trả hay phải trả cho sản phẩm khi sản phẩm được xuất khẩu từ nước xuất khẩu vào khối Cộng Đồng. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cũng có những quy định tương tự, ngoài ra còn có những quy định chi tiết hơn. Giá xuất khẩu, theo luật của Hoa Kỳ, là giá mà mỗi nhà nhập khẩu bán cho bên mua không liên kết đầu tiên tại Hoa Kỳ. Có hai loại giá xuất khẩu: giá xuất khẩu và giá xuất khẩu giả định. Giá xuất khẩu: là giá mà người mua không liên kết tại Hoa Kỳ mua hàng hoá đó. Giá khởi điểm để tính giá xuất khẩu là tổng giá bán thể hiện trên hoá đơn thương mại xuất khẩu gửi nhà nhập khẩu không liên kết đầu tiên tại Hoa Kỳ. 17 Giá xuất khẩu giả định: là giá hàng hoá mà nhà nhập khẩu không liên kết bán hàng hoá đó. Ví dụ: giá hàng hoá của một công ty con làm chức năng phân phối cho một nhà xuất khẩu nước ngoài bán cho người mua không liên kết đầu tiên tại Hoa Kỳ. Cụ thể là hoá đơn do nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối có liên kết với nhà sản xuất phát hành. Ví dụ: nếu hoá đơn được phát hành dưới tiêu đề của một công ty Hoa Kỳ liên kết với một nhà xuất khẩu thì giá xuất khẩu giả định có thể sẽ được áp dụng. Giá trị thông thường và giá xuất khẩu sau khi được xác định sẽ được so sánh một cách công bằng, trên cơ sở đó sẽ xác định liệu hàng hoá có bị bán phá giá hay không. Việc xác định sẽ căn cứ trên biên độ phá giá. Biên độ phá giá là lượng chênh lệch giữa giá trị thông thường vượt qua giá trị xuất khẩu. Nếu giá trị biên độ phá giá vượt qua giới hạn mà các quốc gia quy định thì hàng hoá được coi là có bán phá giá. 1.3 Quy định của pháp luật Trung Quốc về xử lý hành vi bán phá giá 1.3.1 Cơ quan có thẩm quyền điều tra hành vi bán phá giá Cùng với sự hình thành của các điều luật liên quan, phạm vi thẩm quyền xét xử hành vi bán phá giá cũng thay đổi theo. Năm 1997, Quy định về chống bán phá giá và Chống trợ cấp đã được ban hành, theo đó quy định Bộ Hợp Tác Kinh Tế và Ngoại Thương (MOFTEC) phụ trách việc khởi xướng các cuộc điều tra và báo cáo kết quả còn Uỷ Ban Kinh Tế và Thương Mại Nhà Nước (SETC) sẽ chịu trách nhiệm điều tra các thiệt hại. Khi có các quyết định, cơ quan Hải quan chiểu theo thi hành. Đến “Các quy định về chống bán phá giá” có hiệu lực từ ngày 01/01/2002, thì tại Điều 3 có quy định rõ “Bộ Hợp Tác Kinh Tế và Ngoại Thương (MOFTEC) chịu trách nhiệm cho việc điều tra và xác định bán phá giá. Đồng thời tại Điều 7 quy định: “Uỷ ban kinh tế và Thươn mại Nhà nước (SETC) chịu trách nhiệm cho việc điều tra và xác định thiệt hại” [2]. Đến tháng 3/2004, theo Nghị quyết của Quốc hội về Cải cách thể chế của Uỷ ban nhà nước và thông báo của Uỷ ban Nhà nước về cơ cấu tổ chức thì Bộ Thương mại (MOFCOM) được thành lập để đảm nhận trách nhiệm của MOFTEC và SETC, trong đó có vai trò điều chỉnh bán phá giá và trợ cấp. Cơ quan này có thể tự tiến hành điều tra hoặc điều tra khi nhận được đơn kiện của ngành sản xuất nội địa. Quy định về chống bán phá giá của Trung Quốc công nhận quyền khởi kiện của một ngành sản xuất nội địa, một cá 18 nhân, một pháp nhân hay một tổ chức có liên quan đại diện cho ngành sản xuất nội địa đệ đơn lên MOFCOM xin tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá. 1.3.2 Trình tự tiến hành xử lý bán phá giá 1.3.2.1 Thủ tục bắt đầu điều tra. a. Đơn xin điều tra. * Quyền nộp đơn: Theo quy định tại Điều 13 của Quy định về chống bán phá giá (01/01/2002) thì: “Bất kỳ ngành công nghiệp trong nước hoặc thể nhân, pháp nhân hoặc tổ chức có liên quan thay mặt cho ngành công nghiệp trong nước (Sau đây gọi chung là “người nộp đơn”) có thể gửi một văn bản để MOFCOM cho một cuộc điều tra chống bán phá giá theo quy định của Quy chế này [2]. Quyền đệ đơn được đề cập trong các quy định tạm thời về Tiến hành điều tra chống bán phá giá. Theo các quy định này thì một đơn kiện phải do một ngành sản xuất nội địa hoặc tổ chức đại diện đưa ra và khi đó cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá nếu các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn kiện này có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm hơn 50% tổng sản lượng được sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất trong nước đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện và sản lượng sản phẩm tương tự của các nhà sản xuất này chiếm ít nhất là 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước. Nếu ngành sản xuất nội địa sụp đổ và kéo theo một số lượng lớn các nhà sản xuất khác thì MOFCOM sẽ xem xét lại vai trò của nguyên đơn bằng các phương pháp thống kê lấy mẫu đang được sử dụng. * Nội dung của đơn Đơn xin điều tra theo quy định tại Điều 14, Quy định về chống bán phá giá của Trung Quốc [2] phải có những nội dung sau: - Tên, địa chỉ và các thông tin có liên quan của người nộp đơn; - Một mô tả đầy đủ của các sản phẩm nhập khẩu trong câu hỏi, bao gồm tên của sản phẩm, xuất khẩu quốc gia (vùng) hoặc các quốc gia (vùng) xuất xứ có liên quan, danh tính của các nhà xuất khẩu đã biết hoặc nhà sản xuất, thông tin về giá của sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu (vùng) hoặc các quốc gia (vùng) xuất xứ, và thông tin về giá xuất khẩu; 19 - Mô tả về khối lượng và giá trị của sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự; - Ảnh hưởng của khối lượng và giá cả của sản phẩm nhập khẩu trong các câu hỏi về ngành công nghiệp trong nước; - Các thông tin mà đương đơn sẽ xem xét nếu cần thiết phải gửi đi * Vai trò của các ngành sản xuất nội địa. Theo các nguyên tắc và quy định của Trung Quốc, thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa” được hiểu là toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở Trung Quốc hoặc một số nhà sản xuất trong đó có sản lượng sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng sản phẩm đó trên cả nước và “tỷ lệ lớn” này là hơn 50%. Một số nhà sản xuất trong nước sẽ không nằm trong danh sách các nhà sản xuất nội địa nếu các nhà sản xuất này có liên quan tới các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm này hoặc chính họ là các nhà nhập khẩu hàng hóa hoặc các sản phẩm tương tự được bán phá giá. Thêm vào đó, các quy định tạm thời bao gồm cả khái niệm “khu vực sản xuất nội địa vùng”. Theo đó, những nhà sản xuất ở một khu vực nhất định trong nước có thể được coi như một ngành sản xuất riêng biệt (ngành sản xuất nội địa vùng) miễn là họ bán tất cả hoặc hầu hết các sản phẩm tương tự ở khu vực thị trường đó, và các nhà sản xuất ở những khu vực khác của Trung Quốc không đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm tương tự của thị trường này. Khi xác định một “ngành sản xuất nội địa vùng” như vậy thì phải tính đến cả tình hình bán hàng và nhu cầu với sản phẩm ở trong khu vực đó. Một vài khía cạnh trong các quy định và luật lệ của Trung Quốc có thể được đưa ra xem xét bằng cách so sánh với luật lệ của WTO. Điểm phân tích đầu tiên là khái niệm ngành sản xuất nội địa. Làm thế nào để định nghĩa khái niệm “ngành sản xuất nội địa” là một vấn đề thiết yếu liên quan đến các vấn đề như vị trí, xác định thiệt hại, phạm vi các loại sản phẩm chịu thuế chống bán phá giá. Theo Hiệp định chống bán phá giá của WTO, thuật ngữ “ ngành sản xuất nội địa” dùng để chỉ các nhà sản xuất sản xuất tất cả các sản phẩm tương tự hoặc các nhà sản xuất có sản lượng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sản phẩm tương tự sản xuất trong nước [10]. Do thuật ngữ “tỷ trọng lớn” không được định nghĩa trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO nên vẫn có nhiều tranh luận khi thuật ngữ này được dịch ra. 20 Ví dụ như trong Vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm gia cầm của Argentina, Brazil đã kiện rằng do thuật ngữ “a major proportion” cũng giống như “the majority” (có nghĩa là hơn 50%) nên Argentina đã vi phạm quy định của WTO khi cho rằng ngành sản xuất nội địa là những nhà sản xuất có tổng sản lượng chiếm hơn 46% tổng sản phẩm nội địa và thu thập được những số liệu về thiệt hại liên quan đến các nhà sản xuất này. Chống lại đơn kiện này, Argentina (bên bị đơn), Mỹ và EC (các bên thứ 3) lập luận rằng việc sử dụng thuật ngữ “a major proportion” khác với “the major proportion”, “the major proportion” không nhất thiết phải là một tỷ trọng lớn. Theo họ, “a major proportion” có nghĩa là một tỷ trọng có ý nghĩa quan trọng mà không nhất thiết phải là tỷ trọng lớn. Các lý do mà Hoa Kỳ và EC đưa ra cho việc dịch các thuật ngữ này là: (i) Thực tế là các nhà soạn thảo ra điều khoản về ngành sản xuất nội địa đã nêu không rõ ràng về thuật ngữ “tỷ lệ 50%” trái với điều 5.4 (tỷ lệ yêu cầu là 50%). Điều 5.4 chỉ ra rằng họ dự định đưa ra một tiêu chuẩn khác. (ii) Theo điều 5.4, một đơn kiện có thể được coi là đại diện cho ngành sản xuất nội địa thậm chí nếu các nhà sản xuất ủng hộ đơn này có sản lượng sản xuất ra chiếm dưới 50% tổng sản phẩm nội địa. Vì thế cho nên ở điều 4.1, tỷ trọng chủ yếu có thể dưới 50%. (iii) Điều 4.1 chỉ đề cập đến khái niệm “ngành sản xuất nội địa” và không đặt ra bất kỳ trách nhiệm nào cho các thành viên. Trong khi khước từ khiếu nại của Mỹ rằng điều 4.1 chỉ đơn thuần là một điều khoản nêu định nghĩa, thì Ban hội thẩm cũng tán thành quan điểm của Mỹ và EC rằng chúng ta được phép định nghĩa “ngành sản xuất nội địa” theo hướng là các nhà sản xuất trong nước mà chiếm giữ tỷ lệ quan trọng, có ý nghĩa trong tổng sản phẩm nội địa. Vấn đề này cũng đang được đưa ra tranh luận trong các vòng đàm phán Doha. Thí dụ như Nhóm các nước chống bán phá giá đã đưa ra quy định về ngưỡng 50%. Theo nhóm này thì nếu được chấp thuận tỉ lệ này có thể tăng cường tính nhất quán trong việc xác định thiệt hại trong quy trình điều tra chống bán phá giá. Cho dù quy định nào được áp dụng thì Các quy định của Trung Quốc dường như vẫn phù hợp với các quy định của WTO vì tỷ lệ hơn 50% chắc chắn là một tỷ lệ lớn. Quy định này là một minh chứng cho sự rõ ràng về nghĩa trong các điều khoản của WTO. Điểm phân tích thứ hai là trong khái niệm ngành sản xuất nội địa không đề cập đến phạm vi của các nhà sản xuất. Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép loại trừ 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan