Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng...

Tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng

.PDF
101
565
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH HUỲNH ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH BÌNH TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Bình. Luận văn có kế thừa các tư tưởng, kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Mọi thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn đầy đủ. TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 11 năm 2010 Tác giả Huỳnh Anh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHTG : Bảo hiểm tiền gửi NGT : Người gửi tiền NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1 - Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1 2 - Tình hình nghiên cứu đề tài .........................................................................................3 3 - Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu ...............................4 4 - Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu ....................................................................5 5 - Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .......................................................5 6 - Kết cấu của luận văn ....................................................................................................6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ....... 7 1.1. Tổ chức tín dụng và hoạt động của tổ chức tín dụng .......................................... 7 1.1.1. Khái quát về tổ chức tín dụng ...................................................................................7 1.1.2. Các hoạt động của tổ chức tín dụng .........................................................................9 1.2. Khái quát tiền gửi ................................................................................................. 16 1.2.1. Khái niệm tiền gửi ...................................................................................................16 1.2.2. Các hình thức tiền gửi .............................................................................................17 1.3. Vai trò của tiền gửi ............................................................................................... 19 1.3.1. Đối với người gửi tiền .............................................................................................19 1.3.2. Đối với tổ chức tín dụng .........................................................................................20 1.3.3. Đối với nền kinh tế ..................................................................................................21 1.4. Ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng ............................................................... 24 1.4.1. Khái quát về người gửi tiền ....................................................................................24 1.4.2. Phân loại chủ thể gửi tiền .......................................................................................25 1.5. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền ....................................... 27 1.5.1. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo sự bình đẳng giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền...........................................................................................................................28 1.5.2. Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền từ những rủi ro của hoạt động tài chính ngân hàng.........................................................................................................................29 1.5.3. Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ...................................................................................................................30 1.5.4. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, tổ chức tín dụng có thể gây thiệt hại cho người gửi tiền ...................................................................................................31 1.6. Những quyền lợi của ngƣời gửi tiền cần đƣợc bảo vệ ....................................... 32 1.6.1. Quyền được tạo thuận lợi khi gửi tiền và rút tiền. ..................................................32 1.6.2. Quyền được trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi mọi khoản tiền gửi...........................33 1.6.3. Quyền được đảm bảo bí mật thông tin tiền gửi (số dư tài khoản, số tài khoản,...), an toàn tài khoản. ..................................................................................34 1.6.4. Quyền được cung cấp thông tin về tiền gửi: lãi suất, số dư,... ...............................37 1.6.5. Quyền định đoạt tiền gửi, để lại di sản thừa kế ......................................................38 1.6.6. Quyền được bảo hiểm chi trả khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro ...............................39 1.6.7. Quyền khởi kiện tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết theo quy định của pháp luật. ...........................................................................................39 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN ....................................................... 41 2.1. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền ............................. 41 2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền .................................................................................................. 41 2.1.2. Thực tiễn pháp luật điều chỉnh việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền .............. 42 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền ......................................................................................................... 78 2.2.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền ................................................................................................................... 78 2.2.2. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền ......................................... 86 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 – Tính cấp thiết của đề tài Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tổ chức tín dụng, hệ thống tài chính ngân hàng, cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bởi khi người gửi tiền tin rằng quyền lợi của họ được đảm bảo thì họ sẽ tích cực gửi tiền vào tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn dồi dào để cho vay, từ đó nguồn vốn được lưu thông, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, khi quyền lợi được đảm bảo thì người gửi tiền cũng không dễ dàng nghe theo những tin đồn thất thiệt dẫn đến việc rút tiền ồ ạt, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, sự đổ vỡ hàng loạt các hợp tác xã tín dụng nông thôn và quỹ tín dụng đô thị trên toàn quốc trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Thực tiễn ở các nước trên thế giới cũng cho thấy điều đó qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 vừa qua1. Xét ở một khía cạnh khác, quyền lợi người gửi tiền cần được bảo vệ xuất phát từ vị thế của người gửi tiền trong mối quan hệ với tổ chức tín dụng. Theo đó, quyền lợi của người gửi tiền chưa thật sự bình đẳng với tổ chức tín dụng. Người gửi tiền khi gửi tiền vào tổ chức tín dụng, chủ yếu dựa vào niềm tin và uy tín của tổ chức tín dụng, vì không có tài sản nào bảo đảm từ phía tổ chức tín dụng. Trong khi đó, tổ chức tín dụng thường yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay. Điều này đòi hỏi phải có cơ chế bảo vệ người gửi tiền trong tương quan với việc bảo đảm khả năng chi trả của tổ chức tín dụng. Hiện nay, để khắc phục một phần vấn đề này là sự can thiệp của bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, tổ chức nhận tiền gửi sẽ đóng tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi, trong trường hợp tổ chức nhận tiền gửi mất khả năng thanh toán thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra chi trả cho người gửi tiền một lượng tiền nhất định theo hạn mức do pháp luật quy định. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay, những quy định pháp luật về vấn đề 1 Đối với các nước bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền là yếu tố quan trọng trong giải quyết khủng hoảng tài chính, nhờ đó thị trường tài chính không bị rối ren, các tổ chức tín dụng giải thể, phá sản trong vòng trật tự (điển hình là Mỹ); ngược lại, ở các nước không bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền đã làm cho hệ thống tài chính - ngân hàng bị rối loạn, hiện tượng rút tiền hàng loạt đã diễn ra (điển hình là ở Anh). Đó là lí do vì sao sự sụp đổ của ngân hàng ở Anh là rất lớn còn ở Mỹ thì có nhiều ngân hàng sụp đổ nhưng khủng hoảng dây chuyền không nặng nề như ở Anh. Huỳnh Anh 2 này vẫn còn những hạn chế, từ hạn mức chi trả bảo hiểm đến ghi nhận vai trò, mô hình của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chưa thật phù hợp nên hiệu quả bảo vệ quyền lợi người gửi tiền chưa cao. Bởi bảo vệ quyền lợi người gửi tiền không chỉ dừng lại ở việc chi trả bảo hiểm mà còn phải hạn chế sự sụp đổ của tổ chức tín dụng, hạn chế tình trạng mất khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng. Thực tiễn cho thấy người gửi tiền chưa thật sự yên tâm về sự an toàn tiền gửi của mình. Minh chứng là người gửi tiền dễ dàng nghe theo tin đồn thất thiệt, dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt tại một số ngân hàng trong thời gian qua như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (2003), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Ninh Bình (2005),… Ngoài ra, an toàn tiền gửi cũng như đảm bảo những quyền lợi liên quan đến tiền gửi (lãi suất, giá trị và tiện ích của các dịch vụ được cung ứng) là sự quan tâm của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, khi đó lại là những khoản tiền dành dụm, chắt chiu để đảm bảo cuộc sống thì tiền gửi đối với người gửi tiền càng trở nên quan trọng. Ước tính khoảng 60% - 65% tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hiện nay là của người dân với số người gửi tiền lên tới hàng chục triệu người. Vì thế, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền không chỉ có ý nghĩa bảo vệ lợi ích chính đáng của người gửi tiền mà còn có ý nghĩa đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, vì vậy, những tác động tiêu cực từ thị trường tài chính thế giới cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính nước ta, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền2. Mặt khác, hiện nay năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng của nước ta so với nhiều nước trên thế giới còn thua kém về chất lượng sản phẩm, về công nghệ áp dụng, về quy mô vốn… có thể sẽ có một số tổ chức tín dụng nhỏ dễ bị đổ vỡ trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính, với tính chất của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn thời điểm hiện nay. Khi đó, quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng nhỏ này sẽ bị đe dọa. Vì vậy, cần có những giải pháp góp phần hạn chế sự sụp đổ của các tổ chức tín dụng này để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong thời gian sắp tới. Điều này cũng phù hợp với chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng theo đó “xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, 2 Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và trong giai đoạn tiến đến là một quốc gia phát triển. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam không thể tách khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài, những biến động của tình hình thế giới. Đặc biệt là sự tác động trong trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và nhiều rủi ro, có tính chất ảnh hưởng dây chuyền. Một khi có khủng hoảng thì không chỉ xảy ra ở một hay một vài quốc gia mà nó có thể lan rộng khắp nơi trên thế giới, Việt Nam không ngoại lệ. Huỳnh Anh 3 đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền”3. Từ những lý do trên, việc đúc kết kinh nghiệm của các nước, kết hợp thực tiễn Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền là rất cần thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình. 2 - Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua, với phạm vi và mức độ nghiên cứu khác nhau, có nhiều tác giả có bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng như: luận văn tốt nghiệp cử nhân luật “Một số vấn đề pháp lý về bảo hiểm tiền gửi”(2004) của tác giả Đặng Thị Đỉnh; luận văn tốt nghiệp cử nhân luật “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền trong hình thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng”(2005) của tác giả Bùi Thị Thúy Triều; luận văn tốt nghiệp cử nhân luật “Một số vấn đề pháp lý về bảo hiểm tiền gửi”(2005) của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo; luận văn tốt nghiệp cử nhân luật “Bảo hiểm tiền gửi công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi người gửi tiền” (2006) của tác giả Vũ Tuyết Minh; luận văn tốt nghiệp cao học luật “Bảo hiểm tiền gửi - quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh. Một số bài viết của các tác giả như: “Bàn thêm về vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng”(2009) của TS. Phùng Văn Hùng; “Tăng cường bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”(2009) của TS. Nguyễn Thị Kim Oanh & ThS. Lê Việt Nga… Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ bảo hiểm tiền gửi, tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bảo hiểm tiền gửi mà không đặt trọng tâm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Cũng có tác giả đặt trọng tâm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền (tác giả Bùi Thị Thúy Triều, Vũ Tuyết Minh) nhưng chỉ nghiên cứu trong mối tương quan với bảo hiểm tiền gửi, đồng thời các công trình nghiên cứu này cũng đã lâu (2005), đến nay điều kiện kinh tế - xã hội cũng như những quy định của pháp luật đã có sự thay đổi. Vì vậy, có thể nói, việc nghiên cứu một cách tập trung và hệ thống những quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng trong điều kiện hội nhập hiện nay là một nội 3 Xem Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 1997 Huỳnh Anh 4 dung cần tiếp tục hoàn thiện. 3 - Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng bằng hình thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, qua đó làm sáng tỏ sự cần thiết bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Từ những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, luận văn sẽ làm rõ những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành về quyền lợi chính đáng của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng trong điều kiện hiện nay. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các vấn đề lý luận về tổ chức tín dụng và các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó có hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, các quyền và lợi ích của ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Quy định của pháp luật hiện hành cũng nhƣ thực trạng bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Từ đó, kiến nghị một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng bao gồm huy động vốn bằng nhận tiền gửi, huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá, huy động vốn bằng vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, vay vốn của . Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng bằng nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá. Người gửi tiền được nghiên cứu trong luận văn này là cá nhân, tổ chức có tiền gửi tại tổ chức tín dụng thông qua hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng nhằm huy động vốn. Người gửi tiền ở đây không bao gồm, các tổ chức tín dụng là chủ nợ cho vay nợ, . Huỳnh Anh 5 Tác giả tập trung nghiên cứu những quy định cơ bản nhất về quyền lợi của người gửi tiền trong các hoạt động nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng. 4 - Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ những quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng và quy định pháp luật về bảo vệ người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó luận văn đi từ cơ sở lý luận đến thực trạng pháp luật và chỉ ra những hạn chế; đồng thời đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. 5 - Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài có những đóng góp mới như sau: Một là, tác giả phân tích để thấy rõ hơn khái niệm tiền gửi, có liên hệ so sánh giữa khái niệm tiền gửi theo quy định hiện hành và khái niệm tiền gửi theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Hai là, luận văn đã chỉ ra được những cở sở cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng; nêu rõ những quyền lợi nào của người gửi tiền cần được bảo vệ. Đồng thời lý giải vì sao người gửi tiền có được các quyền ấy, vì sao cần bảo vệ các quyền ấy. Ba là, phân tích được những quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền bao gồm những ghi nhận trực tiếp quyền lợi của người gửi tiền; những công cụ pháp luật điều chỉnh nhằm đảm bảo an toàn tổ chức tín dụng, gián tiếp bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền như quy định về lãi suất, hạn chế tín dụng,... Đặc biệt, những quy định về bảo hiểm tiền gửi, một thiết chế bảo vệ quyền lợi người gửi tiền hữu hiệu. Qua đó, giúp độc giả có được những kiến thức chung nhất về quy định của pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Bốn là, phân tích thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, kết hợp khảo sát thực tiễn cho thấy những bất cập của quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Bao gồm những bất cập về quy định đóng, phong tỏa tài khoản, những quy định về thừa kế, rút vốn trước hạn, cung cấp thông tin và bảo mật thông tin, khuyến mại, chuyển tiền, bảo hiểm tiền gửi... Huỳnh Anh 6 Năm là, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi người gửi tiền. Gồm hai nhóm giải pháp: - Nhóm giải pháp hoàn thiện những quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. - Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. 6 - Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 2 chương, bao gồm: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. - Chương 2: Thực tiễn pháp luật bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng và hướng hoàn thiện. Huỳnh Anh 7 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI GỬI TIỀN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Tổ chức tín dụng và hoạt động của tổ chức tín dụng 1.1.1. Khái quát về tổ chức tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm Khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định, xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm cho nhau và hàng hóa xuất hiện, sản xuất hàng hóa ra đời. Khi sản xuất hàng hóa hình thành và phát triển thì tiền tệ xuất hiện và ngành nghề kinh doanh tiền tệ cũng ra đời. Từ đó, xuất hiện những tổ chức chuyên thực hiện các hoạt động thu nhận các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cấp tín dụng, làm các dịch vụ tiền tệ khác, người ta gọi chúng là các TCTD. Hiện nay, các TCTD tồn tại với nhiều loại hình, tên gọi khác nhau, nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp. Ngày càng có nhiều các loại hình kinh doanh mới bên cạnh các loại hình kinh doanh truyền thống như kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm,... Hoạt động của các TCTD vốn phức tạp và có vai trò không nhỏ đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy, các nước đều có những chế định pháp luật quy định về TCTD nhằm điều chỉnh hoạt động của chúng. Ở nước ta, theo Luật Các TCTD 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004 (sau đây gọi là Luật Các TCTD 2004), định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.” Theo quy định trên, TCTD là doanh nghiệp thực hiện “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”4. Trên thực tế, có nhiều tổ chức được gọi là TCTD nhưng không thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như định nghĩa đã nêu, tức không thực hiện đồng thời hoạt động “kinh doanh tiền tệ” và “dịch vụ ngân hàng”. Xuất phát từ thực tế trên, Luật Các TCTD 2010, định nghĩa TCTD như sau: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng”. So với định nghĩa TCTD của Luật Các TCTD 2004 thì Luật Các TCTD 2010 định nghĩa phù hợp hơn. Các doanh nghiệp thực hiện một hoặc một số hoạt động 4 Khoản 3 Điều 9 Luật HNNN 2003 Huỳnh Anh 8 NH cũng được xem là TCTD, TCTD không nhất thiết phải hoạt động đồng thời tất cả các nghiệp vụ ngân hàng. Như vậy, các định nghĩa đều khẳng định TCTD là doanh nghiệp, có thực hiện hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, các TCTD khác nhau có thể có phạm vi hoạt động ngân hàng tùy theo hình thức tổ chức và hoạt động của loại hình TCTD đó, từ đó một TCTD có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Theo luật hiện hành, căn cứ vào phạm vi hoạt động, TCTD gồm các loại: TCTD là NH và TCTD phi NH. Cụ thể5: - Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Tùy theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. 1.1.1.2. Đặc điểm của tổ chức tín dụng Từ khái niệm TCTD có thể thấy TCTD có những đặc điểm sau: - Một là, TCTD là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, TCTD kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng đối tượng kinh doanh trực tiếp không phải là hàng hóa phục vụ thông thường, mà đó là tiền tệ - một loại hàng hóa đặc biệt, vật ngang giá chung trong trao đổi và chịu sự tác động của nhiều yếu tố chính trị - xã hội . - Hai là, TCTD là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng. Đó là các hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Từ những hoạt động này dẫn đến những nét rất riêng biệt của TCTD. + Thứ nhất, TCTD hoạt động trên nguyên tắc “đi vay để cho vay”, nghĩa là nguồn vốn cho vay của TCTD chính là vốn huy động từ khách hàng dưới 5 Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 20 Luật Các TCTD 2004. Huỳnh Anh 9 các hình thức huy động vốn chủ yếu như nhận tiền gửi các loại, phát hành trái phiếu ngân hàng, vay của TCTD khác hoặc vay của NHNN trên thị trường liên NH. + Thứ hai, hoạt động của TCTD luôn tìm ẩn những nguy cơ, rủi ro, bất trắc so với hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp khác, bản chất nghề nghiệp của TCTD là người cho người khác sử dụng vốn của mình và mình huy động được để thu lợi nhuận mà chỉ có thể đòi được lại vốn sau một thời hạn nhất định. Mặt khác, còn phải tùy thuộc vào hiệu quả, mục đích sử dụng vốn của người đi vay. + Thứ ba, hoạt động ngân hàng của TCTD có ảnh hưởng quyết định đến sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế đất nước. Bởi vì, những tác động tiêu cực hay tích cực từ hoạt động kinh doanh của TCTD có tác động dây chuyền đối với quyền lợi của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội. - Ba là, TCTD là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của NHNN và thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật ngân hàng. Đây là một trong các dấu hiệu nhận dạng một tổ chức kinh tế là TCTD. Các tổ chức kinh tế khác chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước khác mà không phải là NHNN. Chẳng hạn, công ty chứng khoán chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các tổ chức kinh doanh thương mại chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công thương,… 1.1.2. Các hoạt động của tổ chức tín dụng Theo quy định của pháp luật hiện hành, các hoạt động của TCTD gồm: huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và các hoạt động khác. 1.1.2.1. Huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của TCTD. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để TCTD có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng. Hoạt động huy động vốn của TCTD gồm các nội dung như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD và vay vốn của NHNN. a) Nhận tiền gửi Nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn chủ yếu của TCTD, nó chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động ở mỗi TCTD. Theo Luật Các TCTD 2004 Huỳnh Anh 10 không đưa ra khái niệm nhận tiền gửi. Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động này, Luật Các TCTD 2010 đưa ra khái niệm nhận tiền gửi như sau: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận6. Tùy thuộc vào hình thức hoạt động của TCTD, các TCTD sẽ nhận tiền gửi với phạm vi khác nhau. TCTD là NH không bị giới hạn về hình thức nhận tiền gửi, tức là có thể thực hiện tất cả các hình thức nhận tiền gửi. TCTD phi NH chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN. Như vậy, TCTD phi NH không thể nhận tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi không kỳ hạn7. Quy định này nhằm góp phần đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng của các TCTD phi NH. Bởi vì các TCTD phi NH chủ yếu cấp tín dụng trung và dài hạn8, nếu cho phép tổ chức này nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm thì sẽ khó bảo đảm khả năng thanh khoản khi không thể rút vốn để đáp ứng nhu cầu thu hồi tiền hoặc thanh toán của khách hàng gửi tiền. Trong thời gian sắp tới, khi Luật Các TCTD 2010 có hiệu lực (01/01/2011), phạm vi nhận tiền gửi của các TCTD phi NH sẽ tiếp tục bị thu hẹp, theo đó các TCTD này không được phép nhận tiền gửi cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng9. b) Phát hành giấy tờ có giá Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tài khoản tiền gửi thanh toán, các TCTD có thể huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá. Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi, trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định. 6 Khoản 13 Điều 4 Luật Các TCTD 2010. 7 Xem Khoản 1 và Khoản 2 Điều 45 Luật Các TCTD năm 2004: “1. Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác” và “2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước." 8 Xem Điều 16 Nghị định số16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính; xem Mục 2 Nghị định số 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính. 9 Xem Khoản 4 Luật Các TCTD 2010. Huỳnh Anh 11 Theo Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (sau đây gọi là Quy chế phát hành giấy tờ có giá), tại Khoản 1 Điều 4 định nghĩa: “Giấy tờ có giá” là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”. Giấy tờ có giá do TCTD phát hành có thể là loại giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc dài hạn, giấy tờ có giá ghi danh hoặc giấy tờ có giá vô danh. Cụ thể10: + “Giấy tờ có giá ngắn hạn” là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một 1 năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. + “Giấy tở có giá dài hạn” là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. + “Giấy tờ có giá ghi danh” là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu. + “Giấy tờ có giá vô danh” là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá. Về điều kiện phát hành giấy tờ có giá, các TCTD muốn phát hành giấy tờ có giá phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Theo quy định hiện hành, tùy theo loại giấy tờ có giá được phát hành, pháp luật quy định điều kiện khác nhau. Nó tùy thuộc vào TCTD phát hành giấy tờ có giá là loại giấy tờ có giá ngắn hạn, giấy tờ có giá dài hạn hay trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Có thể nhận thấy các điều kiện này đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và đảm bảo khả năng chi trả của TCTD cho khách hàng mua giấy tờ có giá. Vì vậy, một trong các điều kiện không thể thiếu trong phát hành là TCTD được phát hành giấy tờ có giá phải tuân thủ đầy đủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các TCTD và hướng dẫn của NHNN11. 10 Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá. 11 Xem Điều 18, Điều 22 Quy chế phát hành giấy tờ có giá. Huỳnh Anh 12 Các TCTD có thể phát hành giấy tờ có giá theo bốn phương thức: TCTD trực tiếp phát hành giấy tờ có giá; bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá thông qua TCTD khác, công ty chứng khoán được phép hoạt động bảo lãnh giấy tờ có giá và các định chế tài chính theo quy định tại giấy phép hoạt động; hoặc phương thức đại lý phát hành, theo đó TCTD ủy quyền cho một số tổ chức khác phát hành giấy tờ có giá; hoặc phát hành theo hình thức đấu thầu giấy tờ có giá. Hiện nay, theo Luật Các TCTD 2004, phát hành giấy tờ có giá là một trong các hình thức huy động vốn, được quy định riêng rẽ với hình thức huy động vốn là nhận tiền gửi. Điều này đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau khi xác định tiền gửi12. Thực chất, có một số loại giấy tờ có giá (như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu) khi TCTD phát hành chúng xét về bản chất cũng là một hình thức nhận tiền gửi. Bởi vì khi tổ chức, cá nhân mua giấy tờ có giá này do TCTD phát hành chính là tổ chức, cá nhân đó đã gửi tiền vào TCTD và TCTD có trách nhiệm trả lãi và vốn khi đến hạn (kỳ hạn được ghi trên giấy tờ có giá). Xuất phát từ bản chất hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD, cũng là một hình thức nhận tiền gửi, Luật Các TCTD 2010 đã đưa ra khái niệm nhận tiền gửi, trong đó khẳng định việc phát hành một số loại giấy tờ có giá như “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu” là một hình thức nhận tiền gửi. Điều này đã tạo được sự thống nhất giữa các quy định về nhận tiền gửi và khái niệm tiền gửi, đồng thời cũng tạo được cách hiểu thống nhất về tiền gửi. c) Vay vốn giữa các TCTD Hình thức huy động vốn là nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là những hoạt động chính nhằm thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ của TCTD, đó là đi vay để cho vay. Tuy nhiên, lượng vốn huy động được và nhu cầu về lượng tiền cho vay của TCTD không phải lúc nào cũng cân đối như mong đợi. Vì vậy, để góp phần bảo đảm khả năng thanh toán và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các TCTD, pháp luật còn cho phép các TCTD có thể cho nhau vay. Hoạt động này giúp TCTD đi vay khắc phục được tình trạng thiếu vốn tạm thời, đồng thời giúp được TCTD cho vay tìm kiếm thêm lợi nhuận trên số vốn nhàn rỗi do huy động được nhưng chưa có khách hàng vay. 12 Cách hiểu thứ nhất: Tiền gửi phải hình thành trên cơ sở hoạt động nhận tiền gửi, vì vậy tiền mua giấy tờ có giá không phải là tiền gửi vì luật không ghi nhận điều này; cách hiểu thứ hai: xem tiền mua các loại giấy tờ có giá là tiền gửi với lập luận phát hành giấy tờ có giá là một hình thức gửi tiền khác bên cạnh các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, dẫn đến việc mặc nhiên thừa nhận tiền gửi có thể không hình thành thông qua hoạt động nhận tiền gửi hoặc mặc nhiên xem hoạt động phát hành giấy tờ có giá là một hình thức nhận tiền gửi (dù Luật Các TCTD 2004 chưa quy định điều này) Huỳnh Anh 13 "Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng" là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của tổ chức tín dụng (bên cho vay) cho một tổ chức tín dụng khác (bên vay)”. TCTD có thể vay vốn của TCTD nước ngoài13. Như vậy, việc vay vốn giữa các TCTD cũng là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, cũng tương tự như hoạt động cho vay của TCTD đối với các tổ chức, cá nhân khác. Điểm khác biệt trong quan hệ này là bên vay cũng là một TCTD. Nội dung quan hệ vay vốn cũng bao gồm những thỏa thuận về nghĩa vụ trả gốc và lãi của bên vay, các khoản phí khác phải trả của bên vay, về thời hạn cho vay, về các biện pháp bảo đảm, về phương thức cho vay,... Hoạt động vay vốn giữa các TCTD được thực hiện trên thị trường liên NH. Các TCTD trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại các TCTD khác. Qua tài khoản này, các TCTD có thể cho nhau vay vốn. Thông thường các TCTD chỉ vay vốn của TCTD khác nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp nó bổ sung và thay thế cho các khoản vay từ NHNN. d) Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Trong quá trình hoạt động của TCTD, có những trường hợp TCTD rơi vào tình huống tạm thời mất khả năng chi trả vì chưa kịp thu hồi nguồn vốn đã cho vay để chi trả cho khách hàng khi họ có yêu cầu. Vì vậy, pháp luật quy định các TCTD là NH được phép vay vốn của NHNN trong trường hợp này, qua đó giúp các TCTD vượt qua khó khăn tạm thời về thanh khoản, bảo vệ quyền lợi cho NGT. Đây cũng chính là một công cụ mà NHNN sử dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia - công cụ tái cấp vốn. Qua việc tái cấp vốn cho NH đang gặp khó khăn về thanh khoản, NHNN đã góp phần đảm bảo ổn định chung cho nền kinh tế, bởi rủi ro của một NH có tính dây chuyền, có thể ảnh hưởng đến nhiều tổ chức, cá nhân khác và có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cả hệ thống NH. Theo quy định hiện hành, “Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 30 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”14. Như vậy, theo quy định này chỉ TCTD là NH mới được NHNN cấp tín dụng và chỉ cấp tín dụng ngắn hạn. Việc cấp tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức: 1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; 2. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; 3. 13 Khoản 1 Điều 2 Quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hành kèm theo quyết định Quyết định số 1310/ 2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Điều 47 Luật Các TCTD 1997. 14 Điều 48 Luật Các TCTD 1997. Huỳnh Anh 14 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác15. Các TCTD không phải là NH về nguyên tắc không được vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn của NHNN, trừ trường hợp đặc biệt là đối với TCTD tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD thì có thể được NHNN cho vay tái cấp vốn nhưng phải được Chính phủ chấp nhận16. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế trong đó một chủ thể thỏa thuận để chủ thể khác được sử dụng một số vốn của mình (dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa) trong một thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả dựa trên cơ sở tín nhiệm. Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của TCTD trong quá trình kinh doanh tiền tệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”17. Thẩm quyền cấp tín dụng của TCTD được quy định tại Điều 49 Luật Các TCTD 2004 như sau: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.” Như vậy, theo quy định trên, hoạt động tín dụng của TCTD thực chất là một giao dịch hợp đồng, theo đó TCTD thỏa thuận để cho khách hàng sử dụng một số tiền của mình trong một thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả trên cơ sở sự tín nhiệm. Loại giao dịch này có những đặc điểm: - Một bên chủ thể tham gia quan hệ giao dịch là TCTD. TCTD đóng vai trò là bên cung cấp vốn. - Nguồn vốn mà TCTD cung cấp cho khách hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. 15 Điều 17 Luật NHNN 1997; Theo Luật NHNN 2010 các hình thức cho vay tái cấp vốn được quy định như sau: a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; b) Chiết khấu giấy tờ có giá; c) Các hình thức tái cấp vốn khác. 16 Xem Điều 30 Luật Các TCTD 1997 17 Khoản 8 Điều 20 Luật Các TCTD 2004. Theo Điều 10 Luật Các TCTD 2004, “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Huỳnh Anh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng