Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở việt nam luận văn ths. luật...

Tài liệu Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở việt nam luận văn ths. luật

.DOCX
126
103
127

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy vàtrung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOANLê Thị Bích Huệ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, đã tận tâm hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy lớp Cao học khóa 16 chuyên ngành Luật Kinh tế, trang bị cho chúng tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu nghiên cứu để hoàn thành bản Luận văn này.Nhân đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọngvà biết ơn vô hạn tới Bố, Mẹ, các anh chị em trong gia đình, người thân yêu và bạn bè của tôi, trân trọng cảm ơn Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện và giúp đỡ nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian theo học lớp Cao học và hoàn thành bản Luận văn này. Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014Học viênLê Thị Bích Huệ MỤC LỤCTrang MỞĐÂU...............................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU...............6 1.1. Lịch sử phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu....................................6 1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.............7 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu..............................................7 1.2.2. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu..............................................10 1.2.3. Phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.............................................11 1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.............................................14 1.4. Các loại rủi ro bảo hiểm.........................................................................14 1.5. Nguyên tắc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.............................................15 1.5.1. Các nguyên tắc cơ bản.......................................................................15 1.5.2. Các nguyên tắc riêng.........................................................................17 1.6. Mô hình hoạt động của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu........................20 1.6.1. Mô hình của chính phủ.......................................................................20 1.6.2. Mô hình của các doanh nghiệp tư nhân được đảm bảo bởi chính phủ...............................................................................................................21 1.6.3. Ngân hàng xuất nhập khẩu................................................................22 1.6.4. Đặc điểm các mô hình hoạt động của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu..............................................................................................................22 1.7. Sự khác biệt của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm thƣơng mại.....................................................................................................25 1.8. Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu..........................................27 1.8.1. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu........................27 1.8.2. Cấu trúc pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...............................28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀBẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM............................................................................31 2.1. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam............31 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.............37 2.2.1. Thực trạng quy định về doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu........................................................................................38 2.2.2. Thực trạng quy định về hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu............50 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUÂT KHẨU Ở VIỆT NAM..............62 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.............................................................................................62 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểmtín dụng xuất khẩu ở Việt Nam..........................................................................................................65 3.3. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam....................................................................................67 3.3.1. Về mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...........................................67 3.3.2. Về phân phối sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu qua đại lý bảo hiểm..............................................................................................................70 3.3.3. Về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.....71 3.3.4. Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.....72 3.3.5. Về phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...................................................72 3.3.6. Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu..............................................................................................................73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................75 KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự năm 2005 KDBH:Kinh doanh bảo hiểmLuật KDBH: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 TDXK: Tín dụng xuất khẩu MỞĐÂU 1.Tính cấp thiết của đề tàiHoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà còn góp phần cải tạo môi trường văn hóa xã hội của một quốc gia thông qua tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động, làm giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc...Chính vì thếcác quốc gia luôn sử dụng các chính sách hỗ trợ tíchcực để phát triển hoạt động xuất khẩu của mình. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, kể từ khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), rất nhiều chính sách trợ cấp xuất khẩu trước đây thường được áp dụng của Việt Nam nay đã không còn phù hợp với những cam kết gia nhập nên không còn được thực hiện nữa. Để có thể vừa bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia thương mại quốc tế và không làm trái với các quy định của WTO, Chính phủ đang từng bước nghiên cứu ,tham khảo các cơ chế, biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được WTOcông nhận để áp dụng cho Việt Nam. Một trong các biện pháp đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới để hỗ trợ xuất khẩu và phòng ngừa các rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nó cũng là một công cụ tài trợ thương mại đượcWTO công nhận. Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, xuất hiện đầu tiên ở các nước châu Âu đầu thế kỷ trước, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã mở rộng nhanh chóng tại các nước phát triển đặc biệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cùng với sự pháttriển kinh tế và thương mại quốc tế, rất nhiều nước đang phát triển đã bắt đầu áp dụng hoạt động này thông qua việc hình thành các cơ quan bảo hiểm tín dụng từ những năm 1960. Cho đến nay, hoạt động này đã trở thành một phương tiện hỗ trợ xuất khẩu quan trọng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới.Ở Việt Nam, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính trong đó có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (điểm i khoản 2 Điều 7). Ngày 05/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 –2013 với mục tiêu đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp biết đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa nhiều. Có thể nói, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động xuấtkhẩu. Trong khi đó, hành lang pháp lý là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do đó, việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm thúc đẩy và phát huy vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2.Tình hình nghiên cứu đề tàiViệc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay mới chỉ được đề cập dưới dạng các bài viết được đăng tải rải rác trên các tạp chí như bài “Có cần thiết thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hay không?” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 3 (2005), tr. 57 –60. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Quốc Hưng đã tổng kết các mô hình hoạt độngbảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới, nêu lên sự cần thiết thành lập tổ chức bảo hiểmtín dụng xuất khẩuvà những điều cần lưu ý khi thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tạiViệt Nam; hoặc dưới hình thức các ý kiến tản mạn của các chuyên gia, các đại diện của cơ quan quản lý nhà nước trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí như cuộc phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan –Cục trưởng Cục Quản lý,Giám sát Bảo hiểm, BộTài chính về chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 –2013 đăng trên Tạp chí Tài chính Điện tử số 92 ngày 15/2/2011 của Minh Hiếu (Minh Hiếu: “Phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan với chuyên mục: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam –những điều cần biết, http://www.taichinhdientu.vn). Theo đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính –thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Cuộc phỏng vấn cũng đề cập tới các điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.Vì vậy, đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam” là một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu từ trước đến nay. Tuy nhiên, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, các bài viết và các ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện đề tài. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu củađề tài là nhằm làm sáng tỏ những cơ sở lý luậncủa pháp luật về bảo hiểm tín dụng; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phầnhoàn thiện pháp luậtvề bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:-Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.-Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam.Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các quy định pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Về phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà không đề cập sâu tới thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 5.Phƣơng pháp nghiên cứuPhương pháp được luận vănsử dụng để nghiên cứu là các phương pháp phổ biến để nghiên cứu luật học đặt trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là: Phương pháp phân tích và so sánh luật, phương pháp diễn dịch và phương pháp tổng hợp. Bên cạnh đó, luận văn khai thác tài liệu sẵn có là các bài viết, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trong những lĩnh vực có liên quan đến đề tài. 6.Những đóng góp mới của luận văn-Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và phápluật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.-Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay.-Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 7.Kết cấu của luận vănNgoàiphầnmởđầu, kêtluâncác chương, kết luận chung và tàiliệuthamkhao, Luậnvăngôm3 chương như sau: Chƣơng 1:Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Chƣơng 2:Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụngxuất khẩu ở Việt Nam Chƣơng 3:Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam Chƣơng 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1.1.Lịch sử phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩuVào giữa thế kỷ 18, hoạt động bảo hiểm TDXK sơ khai được hình thành tại châu Âu. Ban đầu, nó có nguồn gốc từ hoạt động bảo hiểm cho các rủi ro tín dụng nội địa ở Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ 18, bước ngoặt đầu tiên đánh dấu cho sự ra đời của hoạt động này là yêu cầu bảo hiểm của một thương nhân Anh xuất khẩu hàng hóa đến Úc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với mục tiêu phát triển và bảo vệ các nguồn lợi từ nước ngoài, kích thích nguồn lao động trong nước thông qua việc mở rộng xuất khẩu, rất nhiều nước châu Âu đã bắt đầu hỗ trợ chính thức cho việc hình thành các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK. Hoạt động bảo hiểm TDXK có sự hỗ trợ của chính phủ đầu tiên xuất hiện năm 1919, khi chính phủ Anh thành lập Cục bảo lãnh TDXK ECGD để khuyến khích các thương nhân Anh xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc. Để xúc tiến hoạt động xuất khẩu, chính phủ Đức đã xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo hiểm TDXK năm 1962 và giao hoạt động này cho doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân Hermes thực hiện. Pháp cũng hình thành doanh nghiệp bảo hiểm ngoại thương Pháp (COFACE) chuyên các giao dịch bảo hiểm TDXK và hiện nay, COFACE đã trở thành một trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK lớn nhất thế giới[26].Sau hơn 100 năm phát triển, hoạt động bảo hiểm TDXK đã được công nhận trên toàn thế giới như một công cụ tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Gần 43 nước và vùng lãnh thổ đã thành lập các oanh nghiệp bảo hiểm TDXK, đặc biệt các doanh nghiệp này hầu hết đều nhận được hỗ trợ hoàn toàn bởi chính phủ các nước. Phạm vi của hoạt động bảo hiểm TDXK ngày càng được mở rộng, rất nhiều hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên thế giới đã được bảo hiểm, điều đó góp phần hỗ trợ sự phát triểncủa nhiều ngành tại nhiều quốc gia[42, tr. 280]. Bảo hiểm TDXKđầu tiên vẫn được điều hành bởi chính phủ. Đến thập kỷ 90, khi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK đã có đủ kinh nghiệm và thị trường bảo hiểm TDXK đã có bước phát triển đáng kể thì xuhướng tư nhân hóa và thương mại hóa hoạt động bảo hiểm TDXK ở các quốc gia phát triển đã tăng rất nhanh. Bảo hiểm tín dụng thương mại đã dần trở thành khuynh hướng chủ đạo của toàn bộ hệ thống bảo hiểm TDXK. Bảo hiểm tín dụng định hướng chính sách chủ yếu bảo hiểm cho các rủi ro mà bảo hiểm thương mại không có khả năng và không bảo hiểm. Hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng xuất khẩu và sẽ giữ vai trò không thể thay thế trongtương lai[42,tr. 281].1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩuCăn cứ vào bản thân tên gọi của mình, bảo hiểm TDXK liên quan đến ba lĩnh vực là xuất khẩu, tín dụng và bảo hiểm. Do đó, hoạt động bảo hiểm TDXKcó đặc thù về mục tiêu, đối tượng và phương thức hoạt động của cả ba lĩnh vực này.Tín dụng là mối quan hệ kinh tế phát sinh trong điều kiện sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ dưới dạng hàng hóa với hình thức là thanh toán trả chậm hoặc các khoản vay và các khoản giá trị này sẽ được thanh toán sau.Tín dụng ra đời cùng với sự ra đời của hàng hóa và sở hữu cá nhân. Với điều kiện kinh tế và xã hội phát triển, một số người có nhiều tiền dư thừa trong khi những người khác không có tiền để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh này, tín dụng đã được ra đời. Chức năng lưu thông của tiền tệ tách biệt việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán [45, tr. 89]. Khác với tín dụng, bảo hiểm tín dụng xuất hiện rất lâu kể từ khi hệ thống tín dụng được hình thành vàphát triển. Nhất là sau cuộc khủng hoảng tín dụng xuất hiện, rất nhiều khoản tín dụng không được thanh toán. Do đó, việc xây dựng một hệ thống kinh tế để bồi thường những tổn thất cho các chủ nợ là cần thiết. Trên cơ sở này, bảo hiểm tín dụng trở thành một chính sách bảo hiểm gắn với từng khoản vay cụ thể hoặc một loạt các khoản tín dụng nhằm mục đích bồi hoàn lại một phần hoặc tất cả tổn thất của chủ nợ, khi có những rủi ro xảy ra cho khách nợ như bệnh tật, mất mát hoặc thất nghiệp. Tín dụng xuất hiện trước hết ở trong các quốc gia trong khi bảo hiểm tín dụng xuất hiện cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, hoạt động tín dụng toàn cầu trở thành hoạt động vô cùng cần thiết và là mối quan tâm của tất cả các bên liên quan trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Bảo hiểm TDXK (Export Credit Insurance –ECI) là hình thức bảo hiểm phi lợi nhuận được hỗ trợ bởi nguồn tài chính quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩuhàng hóa, công nghệ, lao động và vốn đầu tư của quốc gia đó, góp phần tạo công việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút được ngoại tệ từ nước ngoài và bảo vệ sự an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thu hồi vốn đầu tư của mình. Bảo hiểm TDXK hay còn được gọi là bảo hiểm ngoại thương ở một số nước, là một thỏa thuận bảo hiểm giữa người bảo hiểm (các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm TDXK) và người được bảo hiểm (nhà xuất khẩu, người cung cấp tín dụng cho người mua nước ngoài) trong việc xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và lao động, trong các hợp đồng kỹ thuật với nước ngoài và trong một số hoạt động kinh tế có liên quan khác. Theo thỏa thuận này, người được bảo hiểm trả một khoản phí cho người bảo hiểm và người bảo hiểm sẽ bồi thường cho các tổn thất kinh tế của người được bảo hiểm mà nguyên nhân là do rủi ro tín dụng của người mua hoặc các rủi ro chính trị hoặc do các nhân tố vượt ngoài tầm kiểm soát của người mua sau khi người được bảo hiểm bán, xuất khẩu hàng hóa và chấp nhận cho người mua mua chịu [56, tr. 84 – 85]. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản Bảo hiểm TDXK là dịch vụ bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại (bán trả chậm) hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung –dài hạn. Một điểm đáng chú ý ở đây là bảo hiểm TDXK rất dễ nhầm lẫn với hoạt động bảo lãnh TDXK. Bảo lãnh TDXK có thể hiểu là một doanh nghiệp nhất định được thành lập bởi chính phủ đảm bảo cho các khoản vay nợ của nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng thương mại nước mình cấp cho nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nước nhập khẩu. Sau này do các doanh nghiệp đứng ra cung cấp dịch vụ bảo lãnh phần lớn là các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK nên hoạt động bảo lãnh TDXK dần trở thành một trong các hoạt động chính của bảo hiểm TDXK. Trong quá trình hoạt động, người bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo lãnh 100% cho các ngân hàng thương mại, hay nói cách khác là để khuyến khích các ngân hàng phát hành các khoản vay cho nhà nhập khẩu. Nhưng hoạt động bảo lãnh này đảm bảo khả năng thu hồi vốn của nhà xuất khẩu nên về ý nghĩa nó chính là hoạt động bảo hiểm TDXK. Tuy nhiên, bảo lãnh TDXK thường dùng chung với hoạt động bảo hiểm TDXK trong các hợp đồng xuất khẩu nên do đó rấtkhó để phân biệt được chúng [56, tr. 87]. Bảo hiểm TDXKlà một loại bảo hiểm thiệt hại (tức là bảo hiểm tài sản theo nghĩa rộng). Bảo hiểm thiệt hại là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản và những lợi ích có liên quan tới tài sản. Loại bảo hiểm này chủ yếu nhằm mục đích bồi thường tổn thất thực tế của tài sản cho người tham gia bảo hiểm, nên còn được gọi là “bảo hiểm tài sản”. Có rất nhiều loại bảo hiểm thiệt hại. Thông thường có thể chia ra thành bảo hiểm thiệt hại hữu hình và bảo hiểm thiệt hại vô hình. Bảo hiểm thiệt hại hữu hình là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản vật chất có hình dáng, kích thước và trọng lượng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tàu biển...Bảo hiểm thiệt hại vô hình là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là lợi ích vô hình như bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tín dụng...[30,tr. 50, 125 –126]. 1.2.2. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩuĐầu tiên, bảo hiểm TDXK có đặc điểm là rủi ro cao và khó kiểm soát. Đặc điểm này do đặc thù của các rủi ro mà bảo hiểm TDXK bảo hiểm quyết định. Với các rủi ro thương mại, do các rủi ro diễnra ở nước ngoài, nên bảo hiểm TDXK có nhiều rủi ro hơn bảo hiểm tín dụng và hàng hóa trong nước. Ngoài ra, các rủi ro chính trị thường diễn ra bất ngờ và vượt quá tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Do đó, các rủi ro của bảo hiểm TDXK thườngbất định và không theo một quy tắc cụ thể. Vì vậy, bảo hiểm TDXK là ngành có độ rủi ro cao.Đặc điểm thứ hai của bảo hiểm TDXK là hoạt động liên quan đến chính sách và không nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Các nước đều ngầm hiểu là hoạt động này không để tạo ra lợi nhuận và nguyên tắc của nó là giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đều được đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp cấp bảo hiểm TDXK bỏ qua hiệu quả kinh tế, ngược lại chính đặc thù rủi ro cao buộc các doanh nghiệp này phải kiểm soát các rủi ro một cách chặt chẽ, đẩy mạnh quản lý và đảm bảo hoạt động bảo hiểm này vận hành hiệu quả. Đặc điểm thứ ba của bảo hiểm TDXK là chính phủ tham gia vào việc quản lý hoạt động này. Mục tiêu hoạt động, phạm vi bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm TDXK yêu cầu có sự hỗ trợ và tham gia của chính phủ. Chính phủ quản lý và hỗ trợ hoạt động bảo hiểm này thông qua việc hỗ trợ về tài chính, điều chỉnh và quản lý hoạt động bảo hiểm TDXK thông qua việc thực thi luật và quy định cụ thể, tham gia vào việc đưa ra các quyết định hoạt động quan trọng, đưa ra các chính sách ưu tiên...Hoạt động bảo hiểm TDXK mang tính định hƣớng thị trƣờng. Mặc dù các giao dịch của các doanh nghiệp bảo hiểm cấp bảo hiểm TDXK là dựa trên chính sách, chính phủ vẫn yêu cầu có sự quản lý của các doanh nghiệpbảo hiểm. Đây là một lợi thế của bảo hiểm TDXK. Hoạt động mang tính định hướng thị trường có thể cải thiện khả năng chống lại các rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm TDXK, cải thiện cơ chế quản lý rủi ro của các doanh nghiệp này, giúp doanh nghiệp giảm hoặc tránh được các tổn thất không cần thiết. Khi lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm TDXK tăng, phí bảo hiểm có thể giảm và hoạt động bảo hiểm này hỗ trợ hiệu quả hơn cho các hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nguyên tắc hoạt động thị trường có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK cải thiện ý thức dịch vụ trong các doanh nghiệp này, nhằm đưa ra các dịch vụ với chất lượng cao hơn chonhà xuất khẩu. 1.2.3. Phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩuTrong gần một thế kỷ, bảo hiểm TDXK đã có những bước phát triển đáng kể. Các hình thức bảo hiểm trở nên đa dạng hơn, phạm vi bảo hiểm rộng hơn và cơ chế hoạt động linh hoạt hơn nhiều. Theo cách phân loại chung của quốc tế thì bảo hiểm TDXK có thể gồm có các hình thức sau:Căn cứ vào thời hạn tín dụng, bảo hiểm TDXK được chia thành: (i) Bảo hiểm TDXK ngắn hạn; (ii) bảo hiểm TDXK trung và dài hạn.Bảo hiểm TDXK ngắn hạncó thời hạn tín dụng dưới 180ngày, loại hình này áp dụng chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa là nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng.Bảo hiểm TDXK trung hạncó thời hạn từ 180 ngày đến 3 năm trong khi bảo hiểm TDXK dài hạncó thời hạn dài hơn 3 năm. Cả hai loại hình bảo hiểm nàyáp dụng cho các hàng hóa là công cụ sản xuất như máy móc, thiết bị...Căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc của phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, bảo hiểm TDXK có thể chia thành: (i) Bảo hiểm TDXK trước khi giao hàng; (ii) Bảo hiểm TDXK sau khi giao hàng. Bảo hiểm TDXK trước khi giao hànghay cũng được gọi là bảo hiểm TDXK trong quá trình sản xuất có đặc điểm là phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của nó bắt đầu vào ngày hợp đồng có hiệu lực và kết thúc vào ngày giao hàng hóa. Hình thức này chủ yếu bảo hiểm cho cácchi phí thiết kế, sản xuất, vận chuyển hàng hóa của người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm TDXK sau khi giao hàngcó phạm vi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu vào ngày giao hàng hóa và kết thúc vào ngày kết thúc của hợp đồng bảo hiểm, và nó chủ yếu bảo hiểm cho việc không nhận được thanh toán từ phía nước ngoài của nhà xuất khẩu do các rủi ro về chính trị và rủi ro thương mại sau khi hàng hóa đã được giao.Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm, thì bảo hiểm TDXK gồm: (i) Bảo hiểm TDXK toàn diện; (ii) Bảo hiểm TDXK theo từng trường hợụ thể; (iii) Bảo hiểm TDXK theo hình thức thanh toán L/C; (iv) Bảo hiểm TDXK theo đơn được chọn. Bảo hiểm TDXK toàn diệnbảo hiểm cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của nhà xuất khẩu và nó được áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa và các hoạt động xuất khẩu thường xuyên trong một thời gian ngắn. Bảo hiểm TDXK theo từng tường hợp cụ thểáp dụng chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu các hàng hóa là công cụ sản xuất của một giao dịch hoặc hoạt động xuất khẩu của một người mua cụ thể.Bảo hiểm TDXK theo hình thức thanh toán L/Cchỉ các loại bảo hiểm cho các rủi ro của các ngân hàng phát hành L/C.Bảo hiểm TDXKtheo đơn được chọnbảo hiểm cho các hoạt động xuất khẩu mà không thanh toán bằng L/C và trả trước.Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng cho các hoạt động thương mại thì bảo hiểm TDXK bao gồm: (i) Bảo hiểm tín dụng cho người bán; (ii) Bảo hiểm tín dụng cho người mua. Bảo hiểm tín dụng cho người bánáp dụng cho các hợp đồng xuất khẩu mà người bán sử dụng các khoản vay ngânhàng.Bảo hiểm tín dụng cho người muaáp dụng cho các hợp đồng xuất khẩu mà người mua sử dụng các khoản vay ngân hàng để thực hiện hợp đồng này. Căn cứ vào loại rủi ro được bảo hiểm thì bảo hiểm TDXK gồm: (i) Bảo hiểm chỉ cho rủi ro chính trị; (ii) Bảo hiểm chỉ cho rủi ro thương mại; (iii) Bảo hiểm cho cả rủi ro chính trị và thương mại; (iv) Bảo hiểm cho rủi ro trao đổi ngoại tệ.Căn cứ vào mục đích khác nhau của hợp đồng ngoại thương, bảo hiểm TDXK gồm: (i) Bảo hiểm cho hàng hóa giữ tại kho ở nước ngoài;(ii) Bảo hiểm cho việc gia công ở nước ngoài; (iii) Bảo hiểm cho hoạt động triển lãm tại nước ngoài; (iv) Bảo hiểm cho hoạt dộng đầu tư nước ngoài.Cùng với sự phát triển của hoạt động bảo hiểm TDXK, các sản phẩm bảo hiểm TDXK đã được cải tiến và thay đổicho phù hợp hơn. Chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của bảo hiểm TDXK này trong hoạt động ngoại thương. 1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩuBảo hiểm TDXK là một giải pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm TDXK giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợpnhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán; tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trên thế giới. Bảo hiểm TDXK đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường mới, đối tác mới, thị trường có tính rủi ro cao như bất ổn về chính trị, hệ thống luật pháp chưa rõ ràng, có xung đột vũ trang...[1]. Đối với các quốc gia, bảo hiểm TDXK đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế [1].1.4. Các loại rủi ro bảo hiểmBảo hiểm TDXKgiúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng cấp tín dụng tránh được các rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng, đó là các loại rủi ro: (i) Rủi ro thương mại; (ii) Rủi ro chính trị. Rủi ro thương mạilà các rủi ro phát sinh nợ khó đòi cho nhà xuất khẩu và ngân hàng nhà xuất khẩu gây ra bởi việc mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, hay do sự trì hoãn hoặc từ chối thanh toán các khoản nợ đến hạn có chủ đích của nhà nhập khẩu. Rủi ro thương mại phần lớn là do sự mất khả năng trả nợ của nhà nhập khẩu do nhà nhập khẩu bị phá sản, doanh thu không có, hoặc do quản lý kém, không có khả năng trả nợ kéo dài và không có khả năng thực hiên nghĩa vụ hợp đồng mà nguyên nhân là do các tranh chấp hợp đồng gây ra [46, tr.102].Rủi ro chính trịlà các rủi ro gây ra bởi diễn biến chính trị của chính phủ của các bên trong hoạt động thương mại đầu tư tài chính quốc tế và nó không phải là lỗi của các bên tham gia hợp đồng. Rủi ro chính trị chủ yếu là sự hạn chế trong việc trao đổi ngoại tệ của chính phủ, sự thay đổi chính sách thuế, quốc hữu hóa, trưng thu tài sản, chiến tranh, tình trạng bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế, thay đổi tỷ lệ trao đổi ngoại tệ, và những thay đổi khác trong môi trường kinh doanh của một nước. Những rủi ro này sẽ dẫn đến việc nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán và hậu quả là làm phát sinh các khoản nợ khó đòi cho nhà xuất khẩu vàngân hàng của nhà xuất khẩu[46, tr.101]. 1.5.Nguyên tắcbảo hiểm tín dụng xuất khẩuBảo hiểm TDXK trước hết là một hình thức bảo hiểm, do đó nguyên tắc quản lý của nó trước hết tuân theo các nguyên tắc cơ bản của quản lý bảo hiểm. Ngoài ra, bảo hiểm TDXK là một loại bảo hiểm theo định hướng chính sáchđặc biệt nên nó cũng có các nguyêntắc riêng của mình. 1.5.1. Các nguyên tắc cơ bảnNguyên tắc “trung thực tuyệt đối”, “quyền lợi có thể bảo hiểm”, “bồi thường” và “nguyên nhân trực tiếp” được coi như bốn nguyên tắc chung của bảo hiểm. Chúng là cơ sở của mọi hoạt động bảo hiểm [20, tr. 133 – 137]. Những nguyên tắc này cũng phù hợp với hoạt động bảo hiểm TDXK và nó giúp hình thành nên nền tảng quản lý của hoạt động này.Nguyên tắc “trung thực tuyệt đối”Do các rủi ro được bảo hiểm có tính bất thường, nhà bảo hiểm phải quyết định có nên bảo hiểm hay không và đưa ra các mức phí bảo hiểm theo thông tin và mức độ đảm bảo lên đối tượng được bảo hiểm mà người được bảo hiểm cung cấp. Liên quan đến chức năng này của quan hệ bảo hiểm, Luật yêu cầu sự trung thực tuyệt đối chặt chẽ hơn bất kỳ hoạt động dân sự nào khác. Là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, nguyên tắc này có thể hiểu là tất cả các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm phải được thỏa thuận dựa trên cơ sở “trung thực tuyệt đối” của cả hai phía, người được bảo hiểm và người cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ thông báo cho nhà bảo hiểm thông tin có ảnh hưởng đến quyết định của nhà bảo hiểm có chấp nhận các rủi ro này không hoặc có sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểmkhông.Nguyên tắc “quyền lợi có thể bảo hiểm”Quyền lợi có thể bảo hiểm là quyền lợi đã được thừa nhận của người được bảo hiểm với đối tượng được bảo hiểm. Quyền lợi này là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm, và người được bảo hiểm phải có được quyền lợi nàynếu đơn bảo hiểm có giá trị. Nguyên tắc “quyền lợi có thể bảo hiểm” dựa trên quan điểm: một người khi có nhu cầu ký kết một hợp đồng bảo hiểm là nhằm mục đích tìm kiếm sự bảo vệ trước các tổn thất hơn là để nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ sự tồn tại của đơn bảo hiểm. Khi áp dụng cho hoạt động bảo hiểm TDXK, nguyên tắc này yêu cầu các quyền lợi được bảo hiểm phải phù hợp với quyền lợi quốc gia và là quyền lợi kinh tế chưa thực hiện của nhà xuất khẩu do bị nhà nhập khẩu vi phạm hợp đồng trong thương mại quốc tế.Nguyên tắc “bồi thường tổn thất”Bồi thường là sự đền bù cho các mất mát hoặc tổn thất nhất định nào đó. Nguyên tắc này có thể hiểu là khi người được bảo hiểm chịu các tổn thất do các rủi ro quy định trong hợp đồng bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ bồithường cho các tổn thất thực tế của người được bảo hiểm trong một phạm vi trách nhiệm cụ thể. Theo nguyên tắc này thì bên được bảo hiểm sẽ được bồi thường cho các tổn thất và đưa người được bảo hiểm sau khi bị tổn thất trở vệ tình hình tài chính tương tự như trước khi bị tổn thất. Khi áp dụng cho hoạt động bảo hiểm TDXK, nếu có rủi ro xảy ra, trách nhiệm bồi thường cao nhất sẽ giới hạn từ 80 đến 90% của các tổn thất thực tế phải chịu [56, tr. 86]. Nguyên tắc “nguyên nhân trực tiếp”Trong hợp đồng bảo hiểm, trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cho các tổn thất phải dựa vào nguyên nhân duy nhất nào là chính yếu và có tác động lớn nhất gây ra tổn thất. Nguyên nhân này không nhất thiết là nguyên nhân gần nhất vào thời điểm xảy ra tổn thất thật sự. Trong bảohiểm TDXK, việc bồi thường cho các tổn thất của người được bảo hiểm của nhà bảo hiểm phụ thuộc đáng kể vào việc xem xét có phải là nguyên nhân trực tiếp hay không. Theo nguyên tắc này, và trừ khi đơn bảo hiểm quy định khác, nhà bảo hiểm phải chịu trách nhiệm cho bất cứ tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi hiểm họa được bảo hiểm, nhưng, nhà bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ tổn thất nào không có nguyên nhân trực tiếp do hiểm họa được bảo hiểm gây ra. 1.5.2. Các nguyên tắc riêngNgoàicác nguyên tắc chung của bảo hiểm thương mại, bảo hiểm TDXK còn có các nguyên tắc riêng sau:Nguyên tắc tập trung phân bổ và giảm thiểu rủi roNguyên tắc này được hiểu là doanh nghiệp bảo hiểm TDXK sẽ áp dụng một tỷ lệ bồi thường nhất định cho các hoạt động xuất khẩu được bảo hiểm và áp dụng tái bảo hiểm cho các hoạt động xuất khẩu được bảo hiểm từng phần. Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK là các tổ chức quản lý rủi ro chuyên sâu, nhưng họ cũng không thể đảm bảo được độ an toàn chắc chắn trong thanh toán. Để tránh tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu lệ thuộc hoàn toàn vào các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK, hoạt động bảo hiểm này tuân theo quy tắc tập trung phân bổ và giảm thiểu rủi ro.Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động bảo hiểm TDXK có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là chất xúc tác cho nhà xuất khẩu và các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm kiểm soát rủi ro và ngăn ngừa các tổn thất.Nguyên tắc nhận đơn bảo hiểm dựa trên giới hạn về tín dụng của người muaTheo nguyên tắc này, rủi ro được bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm TDXK đều do các nguyên nhân chủ quan, trong khi bảo hiểm hàng hóa thì rủi ro phần lớn là do các yếu tố tự nhiên là nguyên nhân gây nên. Do đó, bằng sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ, những rủi ro có thể được hạn chế hoặc thậm chí là phòng tránh trước. Các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK có xu hướng xem xét cẩn thận khi chấp nhận các đơn bảo hiểm để có thể kiểm soát các rủi ro và bảo vệ quyền lợi của cả nhà xuất khẩu và chính mình. Các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK luônnghiên cứu về tín dụng của người mua để quyết định liệu có cấp bảo hiểm cho người được bảo hiểm không và mức độ rủi ro mà mình phải chịu nếu cấp.Giới hạn về tín dụng của người mua có hai đặc điểm. Một là, giới hạn tín dụng quyết định mức bồi thường cao nhất, nếu nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa dịch vụ với giá trị vượt quá giới hạn này, thì nhà xuất khẩuphải chịu trách nhiệm cho phần vượt quá này nếu như có tổn thất. Đặc điểm thứ hai là giới hạn này có thể được sử dụng nhiều lần. Giới hạn tín dụng người mua được áp dụng bởi nhà xuất khẩu có thể được sử dụng nhiều lần mà không giới hạn về thời gian, loại hàng hóa được xuất khẩu khi doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận đơn của nhà xuất khẩu.Nguyên tắc bảo hiểm toàn bộNguyên tắc này cũng được gọi là “bảo hiểm tất cả”. Theo nguyên tắc này thì nhà xuất khẩu có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho tất cả các hàng hóa của mình trong phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong hoạt động bảo hiểm TDXK, mức độ rủi ro cao và sự khó kiểm soát đối tượng được bảo hiểm là yếu tốquyết định của nguyên tắc này.Trong thực tế, nguyên tắc này đôi khi vẫn bị vi phạm, do nguyên nhân từ sự gian lận và che giấu thông tin của nhà xuất khẩu hoặc do sự cố ý không bảo hiểm của nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu đôi khi chỉ bảo hiểm cho những thứ có nguy cơ rủi ro mà không bảo hiểm cho những thứ tương đối an toàn hơn. Điều đó là nguyên nhân làm phát sinh các tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm TDXK.Nguyên tắc thu hồi khoản nợ ở nước ngoàiNguyên tắc này có nghĩa là khi có tổn thất xảy ra, các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK sẽ thu hồi các khoản nợ từ nhà nhập khẩu, với điều kiện người chủ nợ không từ bỏ quyền thu hồi khoản nợ với nhà nhập khẩu. Trong hoạt động bảo hiểm TDXK nếu người được bảo hiểm hay người mua từ bỏ quyền thu hồi các khoản vay từ người mua của nhà bảo hiểm bị vi phạm (nếu người bảo hiểm đã bảo hiểm cho tổn thất của người được bảo hiểm) mà còn quyền lợi của nước xuất khẩu bị ảnh hưởng do chính nước đó phải gánh chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK. Do đó, trong hợp đồng bảo hiểm, nguyên tắc này được đặc biệt đưa ra để hình thành nên trách nhiệm chính của người được bảo hiểm.Do doanh nghiệp bảo hiểm TDXK cần phải thu hồi các khoản nợ từ người mua nước ngoài, nên tất cả các khoản bồi thường cho người được bảo hiểm có một quãngthời gian chờ. Điều này có nghĩa là khi người được bảo hiểm yêu cầu bồi thường và xuất trình toàn bộ các giấy tờ liên quan để chứng minh tổn thất đã xảy ra theo các điều khoản đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ không bồi thường ngay lập tức mà chỉ giải quyết sau một quãng thời gian nhất định. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ về thời gian chờ bồi thường, ví dụ trường hợp có chiến tranh hoặc người mua bị phá sản. 1.6. Mô hình hoạt độngcủa bảo hiểm tín dụng xuất khẩuDo sự khác biệt về hệ thống pháp luật, cơ sở văn hóa, nền tảng chỉnh trị, kinh tế xã hội và lịch sử phát triển của hoạt động bảo hiểm TDXK ở các nước nên không có một mô hình cơ bản chuẩn nào cho hoạt động này. Các nước có mô hình quản lý hoạt động bảo hiểm TDXK của riêngmình. Khi xem xét ở góc độ chung các đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động bảo hiểm TDXK, chúng ta có thể nhận thấy có ba mô hình chủ yếu sau: (i) Mô hình của chính phủ; (ii) Mô hình của các doanh nghiệp tư nhân có sự đảm bảo của chính phủ; (iii) Mô hình ngân hàng xuất nhập khẩu[28, tr. 57]. 1.6.1. Mô hình của chính phủMô hình của chính phủ bao gồm: (i) Mô hình trực tiếp; (ii) Mô hình gián tiếp; (iii) Mô hình kết hợpMô hình trực tiếp: Hoạt động bảo hiểm TDXK theo mô hình này có nghĩa là chính phủ sẽthành lập một bộ phận đặc biệt chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động này và chính phủ sẽ chịu tất cả các khoản rủi ro của hoạt động TDXK. Đặc điểm của mô hình này là có sự tham gia rất sâu của chính phủ. Nó phục vụ trực tiếp cho chính sách xuất khẩu của quốc gia và có sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính của chính phủ. Các nước thực hiện mô hình này là Anh, Nhật Bản, Đan Mạch, Thụy Sĩ...Mô hình gián tiếp: Trong mô hình này, chính phủ đầu tư để thành lập một thực thể kinh tế tài chính độc lập để thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hiểm TDXK. Chính phủ chỉ chịu trách nhiệm hình thành các cơ chế, quy định về quản lý và hỗ trợ tài chính thay vì quản lý trực tiếp. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là sự linh hoạt trong quản lý. Các nước đi theo mô hình này gồm Canada, Úc...Mô hình kết hợp: Đặc điểm của mô hình này là các doanh nghiệp bảo hiểm là các công ty cổ phần, trong đó các cơ quan của chính phủ hoặc các tổ chức công chiếm hơn một nửa số cổ phần. Do đó chính phủ kiểm soát các hoạt động của công ty nhưlà cổ đông lớn nhất. Hoạt động của công ty được chia làm hoạt động vận hành tư và các hoạt động vận hành theo luật. Trong đó các hoạt động vận hành tư chủ yếu tập trung vào bảo hiểm TDXK ngắn hạn còn hoạt động vận hành theo luật thì bao gồm bảo hiểm TDXK trung và dài hạn, bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm cho các rủi ro đầu tư và bảo hiểm cho các rủi ro tỷ giá. Các tổn thất do các hoạt động vận hành theo luật sẽ do chính phủ chi trả. Vì lý do này, các công ty thường có hai tài khoản hoạt động, tài khoản quốc gia và tài khoản thương mại. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm TDXK thực hiện theo mô hình này, điển hình là ở Pháp. 1.6.2. Mô hình của các doanh nghiệp tư nhân được đảm bảo bởi chính phủTheo mô hình này, chính phủ hình thành nên các chính sách, cáctổ chức tư nhân thực hiện các hoạt động còn chính phủ chịu gánh vác các rủi ro cuối cùng. Mô hình này thường áp dụng tại các nước theo chủ trương cạnh tranh tự do. Mô hình này có sự hỗ trợ của chính phủ và đồng thời vận dụng được cả các ưu điểm của cơ chếquản lý của các tổ chức tư nhân. Theo mô hình này, hoạt động cũng được chia làm hoạt động vận hành tư và các hoạt động vận hành theo luật. Đặc trưng của mô hình này chính phủ sẽ chịu ít áp lực hơn. Tiêu biểu cho mô hình này có thể kể đến Đức. 1.6.3. Ngân hàng xuất nhập khẩuMô hình ngân hàng xuấtnhập khẩu có đặc điểm là cung cấp cả dịch vụ bảo hiểm TDXK và tài trợ xuất khẩu. Mỹ là quốc gia điển hình cho mô hình này. 1.6.4. Đặc điểm các mô hình hoạt động củabảo hiểm tín dụng xuất khẩuBằng cách phân tíchcác mô hình và sự phát triển của các mô hình trên toàn thế giới, chúng ta có thể tìm ra các điểm chung giữa các mô hình, mặc dù các mô hình đều có đặc điểm riêng khác nhau.Thứ nhất, sự hỗ trợ của chính phủ với vaitrò cốt lõi trong bảo hiểm tín dụng xuấtkhẩuCho dù là một nước có thể chọn theo mô hình trực tiếp của chính phủ hay mô hình hỗn hợp thì sự hỗ trợ của chính phủ được thể hiện rất rõ ràng và đáng kể, chủ yếu là hỗ trợ về vốn và hỗ trợ về thuế. Đối với khía cạnh hỗ trợ về vốn, chính phủ thường đầu tư một lượng vốn hoạt động khá lớn để mà đảm bảo khả năng chi trả các khoản bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK. Chính phủ cũng đảm bảo xác định đầy đủ các rủi ro hoặc cung cấp các biện pháp bảo lãnh tài chính đầy đủ hơn. Về khía cạnh hỗ trợ thuế, chính phủ của các nước giành ưu tiên cho các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK như cho hưởng ưu đãi về thuế như miễn thuế một phần hoặc thậm chí không thu thuế với các doanh nghiệp này. Thứ hai, chức năng bảo đảm của Chính phủ và các hình thức tài chính đa dạng của doanh nghiệp bảo hiểm tín dụng xuất khẩuTất cả các chính phủ (chủ yếu là các cơ quan tài chính của chính phủ) có khả năng bù lại các khoản phải chi cho rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK và chính phủ chủ yếu phải chịu các rủi ro sau cùng củacác hoạt động có liên quan đến chính sách của doanh nghiệp bảo hiểm TDXK. Do đó, dựa vào hệ thống tín dụng của quốc gia, các tổ chức tín dụng có nhiều biện pháp khác nhau để hình thành tài chính cho mình như được phân phối trực tiếp từ ngân sách quốc gia,huy động vốn từ thị trường vốn dưới hình thức nợ vay trong hạn mức bảo lãnh quốc gia, hoặc các khoản vay từ các tổ chức khác dưới hình thức huy động tài chính ngắn hạn. Tất cả các biện pháp trên giúp tăng khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK và mở rộng được các hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK.Thứ ba, hệ thống hợp tác hợp lý giữa các bộ ngành và lợi thế của chính sách riêng biệt của việc hỗ trợ tín dụngĐể cụ thể hóa các chính sách ngoại thương, công nghiệp, tài chính quốc gia và bảo vệ có hiệu quả lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu, các tổ chức ra quyết định về chính sách tín dụng của các nước thường bao gồm các đại diện từ các cơ quan then chốt của nhà nước hoặc thậm chí là các liên đoàn ngành. Điều này có thể tạo điềukiện giúp xây dựng hệ thống hỗ trợ TDXK cho tất cả các nhu cầu của tất cả các ngành và kích thích cải thiện hệ thống này. Sự kết hợp với ưu đãi thuế, điều chỉnh ngành và chính sách phát triển theo khu vực giúp nâng cao được ưu điểm chính sách của hệ thốngbảo hiểm TDXK.Thứ tư, cơ chế linh hoạt và sử dụng hầu hết các công cụ thị trường Nhờ có việc chọn theo các mô hình hoạt động thương mại, các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK trên toàn thế giới có thể điều chỉnh được các hạn mức rủi ro cho các nước khác nhau trong việc hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp để khai thác các thị trường đang nổi lên. Trong khi đó, tính chất minh bạch cao, hoạt động thuận tiện và các dịch vụ đáng tin cậy của bảo hiểm TDXK là có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu có được sự hỗ trợ về tín dụng kịp thời và nhanh chóng. Ngoài ra,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan