Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam...

Tài liệu Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam

.PDF
108
429
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN HOÀI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2004 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ VÂN HOÀI PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 601.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS Luật học Lê Thị Thu Thủy Hà Nội - 2004 1 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 10 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi 10 trên thế giới và các mô hình bảo hiểm tiền gửi 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi trên 10 thế giới 1.1.2. Các mô hình bảo hiểm tiền gửi 12 1.2. Khái niệm và mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi 15 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 15 1.2.2. Mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi 20 1.3. Vai trò và đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi 21 1.3.1. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi 21 1.3.2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi 26 1.3.3. Phân biệt bảo hiểm tiền gửi với các loại hình bảo hiểm khác 27 1.4. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 28 1.4.1. Sự cần thiết và yêu cầu của pháp luật bảo hiểm tiền gửi 28 1.4.2. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 29 2 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT 31 NAM 2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hiểm tiền 31 gửi ở Việt Nam 2.2. Các quy định pháp lý cơ bản về chủ thể trong quan hệ bảo 35 hiểm tiền gửi 2.2.1. Các quy định về tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 35 2.2.2. Các quy định về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi 49 2.2.3. Các quy định về chủ thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm 53 2.3. Các quy định về loại tiền gửi và hạn mức tiền gửi tối đa 59 đƣợc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tiền gửi 2.3.1. Các loại tiền gửi được bảo hiểm 59 2.3.2. Hạn mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm 63 2.3.3. Mức phí bảo hiểm tiền gửi 66 2.4. Sự kiện bảo hiểm tiền gửi và thủ tục chi trả tiền bảo hiểm 69 2.4.1. Sự kiện bảo hiểm tiền gửi 69 2.4.2.Thủ tục chi trả tiền bảo hiểm 70 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM 76 TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 76 3 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở 78 Việt Nam 3.2.1. Nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật điều chỉnh 78 về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 3.2.2. Về chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm tiền gửi 79 3.2.3. Về loại tiền gửi được bảo hiểm và hạn mức tiền gửi tối đa 86 được bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tiền gửi 3.2.4. Về sự kiện bảo hiểm bảo hiểm tiền gửi và thủ tục chi trả tiền bảo 89 hiểm 3.2.5. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh 93 trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi 3.3. Định hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên 94 quan KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi BHTG Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng Thương mại NHTM Tổ chức tín dụng TCTD 5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2010 đã nhấn mạnh: "Phải đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế", theo đó nhiệm vụ trước mắt là "Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ- ngân hàng" 1,tr.197 . Để thực hiện nhiệm vụ này, việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi - một thiết chế mới hình thành ở Việt Nam về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng là một việc làm hết sức cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của ngân hàng đều phải tuân thủ theo quy luật thị trường, những rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều khó tránh khỏi, không chỉ đối với các nước chậm phát triển mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để đối phó lại vấn đề này, Chính phủ ở nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp hoặc hành động can thiệp nhằm đưa hệ thống ngân hàng hoạt động trở lại trạng thái ổn định và phát triển lành mạnh thông qua việc tăng cường các cơ chế phòng ngừa hữu hiệu. Một trong những cơ chế phòng ngừa thông dụng trên thế giới hiện nay là bảo hiểm tiền gửi. Đối với những rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nếu không có các cơ chế phòng ngừa từ chính tổ chức tín dụng và trong chính sách vĩ mô của Nhà nước thì những rủi ro trong hoạt động ngân hàng đưa tới là không thể lường hết được. Do tính đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng là kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, tức là bằng tiền đi vay để cho vay nên hậu quả của việc sụp đổ một ngân hàng không chỉ bó gọn trong một ngân hàng riêng lẻ mà nó còn có thể tạo ra phản ứng dây chuyền dẫn tới sụp đổ cả hệ thống ngân hàng và chính điều này lại tác động 6 tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD ở mọi quốc gia là vô cùng quan trọng. Và bảo hiểm tiền gửi được coi là biện pháp bảo đảm an toàn hữu hiệu, nó được coi như chiếc lá chắn cuối cùng đối với những tình huống khó khăn nhất của hoạt động ngân hàng, nhằm tạo tâm lý ổn định cho người gửi tiền và tránh được nguy cơ dổ vỡ ngân hàng do việc rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chậm phát triển và đang từng bước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn cầu, đây sẽ là một thách thức to lớn đối với nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam. Hoạt động ngân hàng tại Việt Nam và hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức của quy luật thị trường đầy nghiệt ngã, rủi ro và phá sản trong hoạt động kinh doanh luôn đe dọa sự ổn định của từng ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Do vậy, vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng cũng là an toàn của cả nền kinh tế luôn luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trên cả góc độ kinh doanh lẫn góc độ quản lý nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn lành mạnh cho hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng, ngăn ngừa sự đổ vỡ hàng loạt TCTD, cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, ngày 01/09/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, là cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi đầu tiên ở Việt Nam ra đời, bảo hiểm tiền gửi được coi là một thiết chế, một công cụ mới trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Tiếp theo đó, ngày 9/11/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Sau văn 7 bản này là hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã được ban hành để điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Như vậy, cùng với sự ra đời của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam thì pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng được hình thành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi . Tuy nhiên, vì đây là lĩnh vực hoàn toàn mới nên pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đầy đủ và không rõ ràng nên đã gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định về bảo hiểm tiền gửi vào thực tiễn. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cho thống nhất và đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đạt được hiệu quả, thực hiện được mục tiêu trọng tâm là đảm bảo sự ổn định cho cả hệ thống tài chính. Với những lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến bảo hiểm tiền gửi đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và một số bài báo tìm hiểu về hoạt động bảo hiểm tiền gửi như: Luận án thạc sĩ kinh tế "Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" của tác giả Đào Văn Tuấn; Luận án tiến sĩ kinh tế "Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh; Đề tài khoa học cấp ngành "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" của Viện Khoa học nghiên cứu Ngân hàng; một số khóa luận cử nhân luật học... Tuy nhiên, các công trình trên đây chưa đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền 8 gửi. Chính điều này đã tạo nên sự cần thiết và thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài "Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam". 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Luận văn Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận về bảo hiểm tiền gửi, đồng thời xem xét, đánh giá về thực trạng pháp luật, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và bản chất của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi; nghiên cứu bản chất, đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi và các yếu tố ảnh hưởng tới bản chất, đặc điểm đó để làm rõ vai trò của bảo hiểm tiền gửi. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền gửi với hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng ngân hàng để làm rõ sự cần thiết của việc ban hành các quy định bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống pháp luật về tài chính ngân hàng. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống pháp luật về tài chính ngân hàng. Đồng thời, tham khảo các quy định của các nước về bảo hiểm tiền gửi để xem xét, phân tích những mâu thuẫn, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. - Kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, mối quan hệ của các quy định này trong tổng thể hệ thống pháp luật về tài chính ngân hàng và sự tác động của hệ thống pháp luật đối với thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi. 9 Trong khuôn khổ Luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào tìm hiểu tất cả các vấn đề về bảo hiểm tiền gửi mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, đồng thời có tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về bảo hiểm tiền gửi, chẳng hạn như pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Mỹ, Đài Loan... Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị c ụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong việc nghiên cứu và thực hiện Luận án gồm: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài. 6. Những đóng góp của đề tài Với việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam", chúng tôi hy vọng góp phần vào việc nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, cụ thể: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm tiền gửi cũng như sự cần thiết và yêu cầu của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. - Nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt nam. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra những điểm tích cực và hạn chế của thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. - Đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nói riêng và pháp luật về tài chính ngân hàng nói chung. 7. Bố cục của Luận văn: 10 Ngoài lời nói đầu, Kết luận , Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương, được bố cục như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 11 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và các mô hình bảo hiểm tiền gửi 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi trên thế giới An toàn trong kinh doanh là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng, mỗi nhà nước đều đưa ra những quy định pháp luật về an toàn trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ví dụ như giới hạn cho vay đối với một khách hàng; tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn... qua đó nhằm bảo đảm hơn độ an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các biện pháp này cũng đã hạn chế được phần nào những rủi ro, tạo ra môi trường ổn định cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, dường như những biện pháp đó vẫn chưa đủ tạo niềm tin cho người gửi tiền cũng như đảm bảo an toàn đến mức cao nhất cho các tổ chức tín dụng. Bởi vì, trên thực tế mặc dù các tổ chức tín dụng đã thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn mà pháp luật đưa ra nhưng vẫn có rất nhiều tổ chức tín dụng bị phá sản và người gửi tiền có nguy cơ mất trắng số tiền họ đã gửi vào tổ chức tín dụng hoặc chỉ thu lại được một số tiền rất nhỏ. Những biện pháp bảo đảm đó vẫn chưa đủ tạo niềm tin cho người gửi tiền - số đông là những người gửi tiền với mục đích tiết kiệm, có những người số tiền họ gửi vào ngân hàng là cả một gia tài đối với họ. Chính vì vậy, cho dù đã đưa tiền gửi vào ngân hàng nhưng họ vẫn chưa yên tâm vì không biết liệu số tiền mình gửi đó được sử dụng như thế nào, nếu ngân hàng phá sản thì có được trả lại tiền gửi hay không? Đó là nỗi lo lắng, băn khoăn của hầu hết người gửi tiền, do tâm lý như vậy, chỉ cần một tác 12 động nhỏ hay một thông tin về biểu hiện bất thường của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng có thể tạo ra một cuộc chạy đua đến ngân hàng để rút tiền của những người gửi tiền. Người ta không chỉ rút tiền ra khỏi "ngân hàng có vấn đề", mà sự nghi ngờ còn lan nhanh sang các ngân hàng khác đang hoạt động lành mạnh và họ sẽ tìm cách rút tiền ra khỏi các ngân hàng khiến cho các ngân hàng đó sẽ nhanh chóng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ dây chuyền là khó tránh khỏi. Hơn nữa, với mong muốn cứu vãn số tiền mà mình dành dụm được, những người gửi tiền có khả năng gây ra những hành động quá khích, có thể đẩy một quốc gia rơi vào tình trạng hỗn loạn về kinh tế, an ninh xã hội và chính trị. Nhận thức được rằng ổn định tài chính không những là lợi ích của công chúng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả nền kinh tế quốc gia nên việc bảo vệ tiền gửi từ lâu đã được nhiều quốc gia quan tâm. Khi hoạt động bảo hiểm tiền gửi công khai chưa ra đời thì bảo vệ tiền gửi đã được nhiều quốc gia thực hiện dưới các hình thức “bảo vệ ngầm”. Hình thức bảo vệ ngầm là việc Ngân hàng Trung ương hay Chính phủ có cam kết không công khai rằng sẽ đảm bảo hoàn trả tiền gửi cho người gửi tiền nếu có hiện tượng đóng cửa ngân hàng xảy ra hay một ngân hàng không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Vì đây là cam kết không công khai nên không hình thành hợp đồng bảo hiểm giữa người gửi tiền, ngân hàng và Ngân hàng Trung ương hay Chính phủ và cũng không có những quy định pháp luật cụ thể rõ ràng để điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, qua thực tế thì nhiều quốc gia nhận thấy việc đưa ra một lời đảm bảo chính thức đối với người gửi tiền rằng số tiền mà họ gửi tại ngân hàng sẽ được hoàn trả ngay khi cả ngân hàng mà họ gửi tiền bị phá sản sẽ là một biện pháp hữu hiệu để ổn định hệ thống ngân hàng và bảo vệ người gửi 13 tiền khỏi những thiệt hại. Đây là tiền đề cho việc hình thành cơ chế chính sách công khai trong việc bảo vệ tiền gửi và từ yêu cầu này bảo hiểm tiền gửi đã ra đời. Bảo hiểm tiền gửi được xem như một lời đảm bảo công khai và hữu hiệu để củng cố lòng tin của công chúng, góp phần làm giảm khả năng của những người gửi tiền tại một ngân hàng nào đó về tình trạng tài chính kém lành mạnh của ngân hàng nào đó cho dù có cơ sở thực tế hay không, làm hạn chế khả năng người gửi tiền đổ xô đi rút tiền hàng loạt tại ngân hàng và ngay cả khi thực sự có đổ vỡ ngân hàng xảy ra thì sự đổ vỡ này cũng khó lây lan sang tổ chức tín dụng đang hoạt động lành mạnh khác. Mô hình bảo hiểm tiền gửi được xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1934 sau những vụ vỡ nợ ngân hàng hàng loạt vào những năm 1930 - 1933, đó là Bảo hiểm tiền gửi liên bang của Mỹ (FDIC), FDIC là cơ quan thực hiện việc bảo hiểm đối với hoạt động ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ đã tạo lập và duy trì niềm tin của công chúng vào ngành ngân hàng thông qua việc bảo hiểm có mức đối với tiền gửi của công chúng trong hệ thống ngân hàng. Tiếp theo FDIC, trong những năm 1960, trên thế giới có thêm 6 quốc gia thành lập bảo hiểm tiền gửi, những năm 1970 có thêm 4 quốc gia thành lập bảo hiểm tiền gửi. Đến thập kỷ 90, có tới 30 hệ thống bảo hiểm tiền gửi được thành lập. Việc tu chỉnh các hệ thống bảo hiểm tiền gửi được thực hiện phổ biến hơn kể từ khi có Chỉ thị Liên Minh Châu Âu năm 1994. Tính đến đầu năm 2002, trên thế giới đã có 74 hệ thống bảo hiểm tiền gửi 45 , 46 . Đặc biệt, ngày 6/5/2002 Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế được thành lập, có trụ sở tại Thụy Sỹ với sự tham gia của nhiều hệ thống bảo hiểm trên thế giới. Điều đó, đánh dấu tầm quan trọng của bảo hiểm tiền gửi đã được các quốc gia cùng quan tâm và cùng phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi trên toàn thế giới. 1.1.2. Các mô hình bảo hiểm tiền gửi 14 Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình bảo hiểm tiền gửi, phù hợp với nền tảng pháp luật và đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Song tựu chung, có thể phân thành hai loại chính, bao gồm: - Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính Nhà nước, ví dụ như ở Mỹ, Canada...; - Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tương hỗ nghề nghiệp tư, ví dụ như ở Đức, Thụy Sỹ... ; Ngoài hai mô hình chủ yếu trên, có thể có những mô hình khác được kết hợp giữa hai loại này áp dụng theo nhiều mức độ ở nhiều nước khác nhau. 1.1.2.1. Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính Nhà nước *Đặc trưng chủ yếu: - Được Nhà nước cấp vốn ban đầu khi thành lập. - Thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước chịu trách nhiệm giám sát, thanh tra. Sự can thiệp của Nhà nước vào loại hình tổ chức này là trực tiếp, mang tính chất hành chính - kinh tế, và thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người gửi tiền nhỏ. - Việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm hay áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia bảo hiểm hoàn toàn do cơ quan bảo hiểm tiền gửi quyết định. - Tuy nhiên, quy mô can thiệp của cơ quan bảo hiểm tiền gửi là có giới hạn, tùy thuộc vào thực lực tài chính của bảo hiểm tiền gửi và chi phí giới hạn theo luật định. - Việc hỗ trợ, giám sát, xử lý của cơ quan bảo hiểm tiền gửi được thực hiện với tư cách Nhà nước. *Ưu điểm: Với mô hình này, việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc theo luật định nhằm bảo vệ những người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ 15 một cách trực tiếp. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi thuộc loại này có quyền hạn như một cơ quan trực thuộc Chính phủ, được ban hành các quy định mang tính pháp lý, vì vậy hoạt động của nó tuân thủ các quy tắc luật định, ít hoặc không tùy thuộc vào người quản lý, mang tính ổn định đối với những người được bảo hiểm. Với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước, bảo hiểm tiền gửi tạo ra một cơ chế giám sát, đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng, xử lý những khó khăn của các tổ chức tín dụng, đồng thời có thể nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ khi cần thiết. *Nhược điểm: Mô hình bảo hiểm tiền gửi Nhà nước thường dựa trên cơ chế cấp vốn trước nên pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia đều có quy định về hạn mức bồi thường tối đa đối với mỗi khách hàng gửi tiền sau khi một tổ chức tín dụng thành viên thực sự bị phá sản. Quá trình giải quyết khi có vụ phá sản ngân hàng xảy ra thường phải tuân theo các thủ tục rườm rà, nghiêm ngặt nên mất nhiều thời gian. 1.1.2.2. Bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tương hỗ nghề nghiệp tư *Đặc trưng chủ yếu: - Không có sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước khi thành lập mà vốn hoạt động ban đầu chủ yếu do các thành viên góp vốn và bằng cách thu phí của các thành viên như mô hình bảo hiểm tiền gửi tư nhân của Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sỹ... - Nhà nước không can thiệp trực tiếp mà chỉ định ra các điều kiện pháp lý cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi thành lập và hoạt động. Tổ chức này thuộc sở hữu của các ngân hàng thành viên trong một Hiệp hội, hoạt động mang tính tương hỗ vì lợi ích chung của các thành viên không vì mục tiêu kinh doanh chia lợi nhuận. Sự can thiệp này thể hiện quan tâm của từng thành viên hiệp hội đến những người gửi tiền. 16 - Hiệp hội có thể quyết định một cách chủ động để cứu vãn tình hình hoặc chủ động can thiệp trước khi một thành viên xảy ra tình trạng mất khả năng trả nợ. - Quy mô can thiệp có giới hạn tùy theo mức độ phát triển của tổ chức nhận bảo hiểm, song có cơ hội mở rộng tùy thuộc vào sự chủ động của Hiệp hội và khả năng phát triển của hội viên. - Hỗ trợ, giám sát mang tính tự quản với mục tiêu để tự cứu mình của các ngân hàng thành viên. *Ưu điểm: Mô hình này phát huy được quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng thành viên, không dựa vào Nhà nước, vì vậy các tổ chức tín dụng thành viên tự mình có ý thức giữ cho hoạt động của tổ chức mình lành mạnh. *Nhược điểm: Mô hình này là tổ chức do các tổ chức thành viên tự quản nên các tổ chức bảo hiểm thuộc loại này không có quyền hạn của một cơ quan trực thuộc Chính phủ ban hành các quy định mang tính pháp quy. Do vậy, về cơ bản hệ thống này không dễ dàng xác định được trách nhiệm của các thành viên trong việc chia xẻ chi phí bồi thường cho người gửi tiền. Mô hình này cũng thiếu sự hỗ trợ về vốn khi cần thiết của Chính phủ bởi đây là loại hình thuộc sở hữu và quản lý của các tổ chức tín dụng thành viên. Việc thanh toán tiền bảo hiểm, ngoại trừ một số ít quốc gia trả bảo hiểm ở mức cao, đa số còn lại thường trả bảo hiểm ở mức thấp, ví dụ như Áo, Luxembuorg, Hà Lan, Thụy Sỹ đều đưa ra mức thanh toán tiền bảo hiểm thấp hơn GDP bình quân đầu người. Chỉ có Ý là đưa ra mức thanh toán bảo hiểm cao hơn 5 lần so với bình quân GDP/đầu người và Đức có mức thanh toán bảo hiểm cao là gấp 2 lần so với bình quân GDP/đầu người 37 . Ngoài ra, thông tin về tình trạng tài chính của tổ chức 17 tín dụng thành viên từ Ngân hàng Trung ương hoặc tổ chức giám sát thuộc Chính phủ đến hệ thống bảo hiểm tiền gửi thường khó khăn hoặc chậm trễ. 1.2. Khái niệm và mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 1.2.1.1.Khái niệm chung về tiền gửi Một trong những hoạt động cơ bản của các tổ chức tín dụng là thu thập những đồng tiền có sẵn, nhàn rỗi từ dân chúng bằng nhiều cách như nhận tiền gửi, nhận tiền tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, phát hành chứng chỉ tiền gửi … và đem số tiền huy động được cho những người có nhu cầu vay tiền để sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống. Do vậy, các tổ chức tín dụng đã trở thành người trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, người gửi tiền và người vay tiền không có mối liên hệ pháp lý nào. Họ chỉ biết có tổ chức tín dụng là "người đối thoại" duy nhất, nên tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm trả tiền cho người gửi tiền và được tự mình sử dụng số tiền đó, muốn cho ai vay là tự mình quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với khoản vay đó. Tiền gửi là thuật ngữ đã được sử dụng từ rất lâu, và việc nhận tiền gửi được coi là một trong những nghiệp vụ đầu tiên của ngân hàng, nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động Ngân hàng. Trước đây, thuật ngữ tiền gửi chỉ được hiểu một cách đơn giản là các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng nhưng không biết đầu tư vào đâu nên đem gửi vào ngân hàng để tiết kiệm cũng như để đảm bảo an toàn tài sản. Sau này khi các nghiệp vụ ngân hàng càng phát triển kéo theo sự phát triển của hàng loạt nghiệp vụ khác như cho vay, thanh toán thì những khoản tiền của dân chúng gửi tại Ngân hàng đã được hưởng lãi. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì hoạt động ngân hàng cũng phát triển đa dạng, phong phú hơn về hình thức huy động các 18 nguồn vốn nhàn rỗi, dư thừa trong xã hội và đồng thời để động viên khuyến khích việc gửi tiền vào ngân hàng thì các ngân hàng phải quy định mức lãi suất phù hợp và hình thức trả lãi thỏa đáng phù hợp với từng hình thức huy động, cung cấp các dịch vụ thanh toán có chất lượng, hạch toán nhanh chóng chính xác kịp thời, đảm bảo nhu cầu thanh toán bằng mọi hình thức khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, thuật ngữ tiền gửi cũng được hiểu rộng hơn và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về tài chính ngân hàng của mỗi quốc gia và ở mỗi quốc gia khác nhau lại có sự phân loại và định nghĩa khác nhau về tiền gửi. Chẳng hạn, Đạo luật 372 Luật về các tổ chức tài chính ngân hàng năm 1989 của Malayxia, tại Điều 2 đã định nghĩa tiền gửi như sau: “Tiền gửi có nghĩa là một khoản tiền đã nhận hay được hoàn trả theo các điều kiện: a) mà theo đó khoản tiền sẽ được hoàn trả, có hoặc không có lãi hoặc có cộng thêm phí hoặc chiết khấu đi; hoặc b) mà theo đó khoản tiền phải hoàn trả, toàn bộ hoặc một phần, với bất kỳ tính toán nào về tiền tệ hoặc trị giá tiền tệ, và khoản được hoàn trả như vậy không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn hoặc trong những hoàn cảnh được thỏa thuận bởi hoặc thay mặt cho người thực hiện thanh toán và người nhận thanh toán, bất kỳ là giao dịch được coi như là một khoản cho vay, một khoản ứng trước, một khoản đầu tư, khoản tiết kiệm, mua hoặc mua và bán, nhưng không tính yếu tố xác thực của khoản tiền được trả”. Theo định nghĩa này thì khái niệm về tiền gửi được hiểu rất rộng, nó không đơn thuần chỉ là các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng gửi tại ngân hàng để tiết kiệm hay nhằm hưởng lãi, mà các khoản tiền của khách hàng gửi tại Ngân hàng nhằm vào các mục đích khác nhau như để đầu tư, tiết kiệm hay đó là một khoản ứng trước hay để đặt cọc, ký quỹ cho một giao dịch mua bán hay để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng đều được pháp luật Malayxia thừa nhận là tiền gửi 46 .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan