Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và việc thực thi các cam kết của việ...

Tài liệu Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và việc thực thi các cam kết của việt nam

.PDF
23
483
66

Mô tả:

Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và việc thực thi các cam kết của Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Yến Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Năng Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Phân tích các vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu (BĐKH). Làm rõ các biểu hiện của BĐKH trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam. Giới thiệu một số điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến vấn đề BĐKH và chính sách , pháp luật ứng phó với BĐKH của một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đánh giá quá trình thực thi các cam kết quốc tế về BĐKH của Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về BĐKH. Keywords: Luật Quốc tế; Pháp luật quốc tế; Biến đổi khí hậu; Pháp luật Việt Nam Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đứng trước thách thức về sự biến đổi một cách bất thường và nhanh chóng của khí hậu trên trái đất, từ năm 1990, một loạt các hội nghị quốc tế đã được tổ chức để đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp cho sự ra đời của một điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu (quy ước viết tắt là BĐKH). Tháng 6/1992, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển, Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH đã ra đời với mục tiêu “ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”. Nằm bên bờ Tây của biển Đông, có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa do BĐKH và nước biển dâng cao. Chính vì thế, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại BĐKH ở cả phương diện quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, những hành động này trên thực tế còn chưa đủ so với những gì mà BĐKH đã, đang và sẽ gây ra cho cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề BĐKH và quá trình thực thi các cam kết này của Việt Nam có những ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình hoạch định chính sách và giải pháp trong phòng chống các biểu hiện cực đoan của BĐKH ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Liên quan đến vấn đề BĐKH, đã có một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đề cập đến như: Luận văn thạc sỹ “Nguyên tắc phòng ngừa: sự phù hợp trong pháp luật quốc tế và BĐKH” của Rabbi Elamparo Deloso, Đại học Lund - Thuỵ Điển; Chuyên đề Thuỷ Lợi số 2-2007; GS. TSKH. Nguyễn Ngọc Trân,“Để triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH”...Tuy nhiên, những nghiên cứu của các học giả này chủ yếu khai thác tổng quan trên bình diện quốc tế, hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH ở từng ngành. Thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về những vấn đề pháp lý quốc tế và quốc gia về BĐKH. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý quốc tế liên quan đến BĐKH, bao gồm các nội dung: Quy định của pháp luật quốc tế về chống BĐKH; Tác động của BĐKH đến một số quốc gia…Trên cơ sở đó, đánh giá và đề xuất các giải pháp tăng cường mức độ thực thi các quy định của pháp luật quốc tế và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn đi vào nghiên cứu một số điều ước quốc tế về BĐKH, bao gồm: Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone; Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính và các chính sách, pháp luật của Việt Nam về ứng phó với BĐKH. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu, luận văn được triển khai trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích phương pháp so sánh để đánh giá mức độ hoàn thiện và tương thích của pháp luật Việt Nam so với các quy định của pháp luật quốc tế…. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Luận văn làm rõ một cách tổng thể các vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật quốc tế về BĐKH. - Luận văn làm rõ chính sách, pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu trên nhiều phương diện. - Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiẹu quả thực thi các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu Chương 2: Những vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu Chương 3: Thực thi pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu của Việt Nam CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. KHÁI NIỆM KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.1. Khái niệm khí hậu a. Định nghĩa khí hậu 2 Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Khí hậu ở một nơi được đặc trưng bởi trạng thái trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió v.v... Theo từ điển thuật ngữ của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH thì: Khí hậu dùng để chỉ "thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. b. Các thành phần của khí hậu: Thành phần của khí hậu bao gồm khí quyển, thủy quyển, băng quyển, thạch quyển và sinh quyển. 1.1.2. Khái niệm BĐKH a. Định nghĩa BĐKH Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH cũng ghi nhận, BĐKH “là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Điều 1 Khoản 1). b. Lịch sử BĐKH: Nhiều tài liệu khoa học địa chất cho thấy, trong lịch sử xa xưa của Trái đất đã xảy ra những biến đổi sâu sắc trong khí hậu. Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, nhờ đo đạc chính xác bằng các dụng cụ, con người mới bắt đầu có số liệu định lượng chi tiết về BĐKH (xem hình 1.1). Hình 1.1: Chuẩn sai nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu thời kỳ 1880-2007 1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.2.1. Nguyên nhân của BĐKH a. Về quá trình vận động tự nhiên: Sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng mặt trời. Hoạt động phun trào của núi lửa cũng tạo ra nhiều hạt bụi và hạt lơ lửng làm giảm độ trong suốt của khí quyển và ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời tiết và khí hậu... b. Về những tác động của con người: Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC (2007), trong số các nguyên nhân gây ra BĐKH thì có đến 90% là xuất phát từ các hoạt động của con người, như: hoạt động sản xuất công nghiệp, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khai hoang và công nghiệp; Sự gia tăng các phương tiện giao thông ở các thành phố lớn trên thế giới; Dân số tăng nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến BĐKH. 1.2.2. Một số biểu hiện của BĐKH 1.2.2.1. Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng nhà kính là sự nóng lên của Trái đất do sự có 3 mặt của các KNK. Là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. 1.2.2.2. Nước biển dâng: Nước biển dâng cao là biểu hiện rõ nhất của việc nóng lên toàn cầu. Các yếu tố góp phần khiến mực nước biển dâng cao bao gồm: sự dãn nở nhiệt do lớp bề mặt đại dương nóng lên; sự bổ sung nước cho các đại dương do các vùng có băng tuyết tan chảy... 1.2.2.3. Mưa acid: Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới < 5.6 (Khi độ pH nhỏ hơn 5.6, nước có tính axit, ăn mòn các vật dụng bằng kim loại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, ói mửa). Mưa axit ảnh hưởng xấu tới nguồn nước trong các sông, ao, hồ; gây ra tác động nghiêm trọng tới đất trồng; làm giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng.... 1.2.2.4. Cháy rừng: Nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt các vụ cháy rừng trên diện rộng trong suốt mấy thập kỷ qua. Các đám cháy rừng và than bùn giải phóng carbon dioxide vào khí quyển và thúc đẩy quá trình ấm lên của khí hậu và làm gia tăng các vụ cháy rừng. 1.2.2.5. Bão, lũ lụt và hạn hán a. Bão: Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp khơi sâu. b. Lũ lụt: Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn. c. Hạn hán: Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ... 1.2.2.6. Sa mạc hóa: Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi hoạt động của con người và BĐKH. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa, trong đó, phần lớn là do tác động của con người. 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỪNG LĨNH VỰC 1.3.1. Tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu a. Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học: BĐKH đang làm thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và làm suy giảm đa dạng sinh học. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng và suy giảm nghiêm trọng về loài là do tác động của BĐKH, ô nhiễm... b. Tác động của BĐKH đến nông, lâm, ngư nghiệp * Đối với nông nghiệp: Những thiên tai khí tượng có thể gây thảm họa đối với không chỉ sinh trưởng, năng suất cây trồng mà cả sản phẩm sau thu hoạch.… * Đối với lâm nghiệp: BĐKH sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. * Đối với thủy sản: BĐKH sẽ làm cho nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. c. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước: Hệ lụy đáng lo ngại nhất đó là nguy cơ sẽ xảy ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia có sông, hồ hay các vùng nước biên giới với nhau. 4 d. Tác động của BĐKH đến con người:Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1990): Giảm tầng ozone bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở bước sóng 290-325nm, có quan hệ đến sức khỏe, làm tăng ung thư da; tăng các bệnh về mắt... 1.3.2. Tác động của BĐKH đối với một số quốc gia và Việt Nam 1.3.2.1. Trung Quốc Tác động đối với nguồn nước: Theo Chương trình BĐKH quốc gia của Trung Quốc, tình hình khan hiếm nước có xu hướng tiếp tục gia tăng ở phía bắc Trung Quốc. Tác động đối với kinh tế ven biển: Trong 50 năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5mm/năm; Khu vực sông băng ở Tây Bắc Trung Quốc bị thu hẹp 21% và độ dày của đất đóng băng ở cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng giảm tối đa từ 45m [63,68]. Tác động đối với nông nghiệp và chăn nuôi [80]: BĐKH làm suy giảm sản lượng và chất lượng của các sản phẩm nông sản. Tác động đối với lâm nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên: BĐKH đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên ở Trung Quốc. Tác động đối với các lĩnh vực khác: BĐKH có khả năng kích thích sự xuất hiện và lây lan của một số bệnh tật và đe dọa nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng, giao thông của Trung Quốc [90]. 1.3.2.2. Bangladesh Tác động của BĐKH đối với con người: Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2007, mực nước biển dâng 1m sẽ nhấn chìm 18% diện tích đất, trực tiếp đe doạ 11% dân số. Tác động của mực nước sông do mực nước biển dâng cao có thể ảnh hưởng đến 70 triệu người [37,62]. Tác động của BĐKH đối với nông, lâm, ngư nghiệp: Nước biển dâng cao làm thay đổi vị trí của các cửa sông, gây ra sự thay đổi lớn đối với các nơi cư trú và bãi đẻ của các loài sinh vật biển. BĐKH còn đe dọa đến đa dạng sinh học của rừng ngập mặn Sundarbans [37,62]. 1.3.2.3. Philippines Tác động đến hệ sinh thái: Diện tích rừng của Philippines hiện nay chỉ còn 7.2 triệu héc-ta, chiếm 24.27/% tổng diện tích đất của cả nước. Ngoài ra, BĐKH cũng đe dọa nghiêm trọng đến các rặng san hô của Philippines. Tác động đến nông nghiệp: BĐKH sẽ làm cho năng suất các cây trông của Philippines giảm sút nghiêm trọng, hạn hán kéo dài cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp. Tác động đến đa dạng sinh học: Nếu nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 30-400C rất có thể gây ra sự dịch chuyển nơi cư trú của các loài thực vật và động vật. Tác động đến cơ sở hạ tầng: BĐKH làm giảm nhanh sức chịu đựng của kim loại trong các kiến trúc và làm hỏng vật liệu xây dựng. Tác động đên dân số, sức khỏe và nhân khẩu: Nghèo đói, bệnh tật dẫn đến các luồng di cư ồ ạt của những người di cư vì môi trường. Lĩnh vực y tế cũng chịu những gánh nặng do BĐKH gây ra. 1.3.2.4. Việt Nam Tác động đối với tài nguyên nước: Khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn. Bên cạnh đó, hiện tượng nước biển dâng cũng làm nghiêm trọng hơn tình trạng nước mặn xâm thực, và hiện tượng triều cường. 5 Tác động đối với hệ sinh thái: Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, văn hóa và khoa học sẽ không còn đa dạng, phong phú; Sự xâm nhập của các loài ngoại lai làm thay đổi cấu trúc gen, lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa; Các vụ cháy rừng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài [33,36,91]. Tác động đối với thủy sản: Do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đổi nhanh khiến cho các đối tượng nuôi khác như tôm hùm, rong sụn tại Khánh Hoà, Phú Yên bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và an ninh lương thực: BĐKH ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm [33]. Tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người: BĐKH dẫn đến gia tăng một số bệnh tật, nhất là các bệnh nhiệt đới, các bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và các vật chủ mạng bệnh. CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1.1. Định nghĩa pháp luật quốc tế về chống BĐKH Pháp luật quốc tế về chống BĐKH được hiểu là một chế định của pháp luật môi trường quốc tế, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong qúa trình hợp tác trong lĩnh vực chống BĐKH. Từ định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc trưng sau: - Về chủ thể hợp tác: Chủ thể tham gia quá trình hợp tác trong lĩnh vực chống BĐKH là chủ thể của pháp luật quốc tế, trong đó chủ yếu là các quốc gia. - Về nội dung hợp tác: Bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến vấn đề chống BĐKH, như: xây dựng pháp luật về chống BĐKH, thực thi các cam kết quốc tế về chống BĐKH,… - Về pháp luật điều chỉnh quá trình hợp tác: Là pháp luật quốc tế. - Về quá trình thực thi và các biện pháp cưỡng chế: Dựa trên cơ chế tự cưỡng chế. 2.1.2. Quá trình phát triển của pháp luật quốc tế về chống BĐKH Pháp luật quốc tế về chống BĐKH là một chế định nằm trong ngành Luật môi trường quốc tế, do đó sự phát triển của chế định luật này gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của pháp luật môi trường quốc tế. Thời kỳ môi trường riêng biệt: Mang tính tự phát, cục bộ và biệt lập trong khai thác và sư dụng môi trường tự nhiên dẫn đến hệ quả là suy giảm môi trường toàn cầu. Thời kỳ môi trường và con người: Với đặc thù là sự thay đổi nhận thức của nhân loại về các mối đe dọa đến sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cộng đồng quốc tế từ hiện tượng suy giảm môi trường toàn cầu. Trong giai đoạn này, khung pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường đã hình thành, qua đó tác động tích cực đến mối quan hệ giữa môi trường và con người. 6 Thời kỳ môi trường và phát triển bền vững: Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của pháp luật môi trường quốc tế, bằng chứng là sự ra đời của nhiều điều ước quốc tế đa phương về bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, về các cơ chế hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. 2.1.3. Vai trò của pháp luật quốc tế về chống BĐKH Thứ nhất, thiết lập một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc hợp tác giữa các chủ thể nhằm chống lại các tác động của BĐKH. Thứ hai, nâng cao ý thức và xác định trách nhiệm cho từng quốc gia trong việc ứng phó với BĐKH trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt. Thứ ba, là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia phát sinh trong quá trình thực thi các cam kết trong các điều ước quốc tế. Thứ tư, là tiền đề quan trọng cho việc hình thành một ngành luật mới, độc lập của luật quốc tế. 2.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.2.1. Nguyên tắc chống BĐKH là nghĩa vụ của từng quốc gia và của cả cộng đồng quốc tế Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu: các quốc gia (đặc biệt là những nước chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH) phải chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược nhằm giảm thiểu và ứng phó với BĐKH. Đồng thời, các quốc gia cũng phải xác định đây là cuộc chiến chung, dài hạn của toàn nhân loại. 2.2.2. Nguyên tắc các quốc gia phát triển có trách nhiệm hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ cho các nƣớc đang phát triển nhằm chống BĐKH Về mặt quan điểm, chống BĐKH được xác định là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia “nhưng có sự phân biệt”, tùy thuộc vào “khả năng” và mức độ phát thải khác nhau. Trong đó, trách nhiệm lớn thuộc về các quốc gia phát triển. 2.2.3. Nguyên tắc phát triển bền vững là cơ sở chống BĐKH ở từng quốc gia và trên toàn thế giới Nguyên tắc này ghi nhận: Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ môi trường để đảm bảo cho thế hệ hiện tại và mai sau được sống trong một môi trường trong lành; Công nhận quyền được phát triển của tất cả các quốc gia trên cơ sở công bằng, bình đẳng, trong đó có ưu đãi cho các nước đang phát triển thông qua các trợ giúp tài chính và kỹ thuật;... 2.2.4. Nguyên tắc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn hại môi trƣờng Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với vấn đề chống BĐKH dựa trên cơ sở thực tế là môi trường sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất thông qua các biện pháp phòng ngừa thiệt hại hơn là thông qua các nỗ lực sửa chữa và đền bù sau khi thiệt hại đã xảy ra [52]. 2.3. MỘT SỐ QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.3.1. Nhóm các quy phạm pháp luật quốc tế về bảo vệ tầng Ozone 2.3.1.1. Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone a. Sự hình thành: Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone được thông qua vào tháng 3/1985 tại Vienna (Áo). 7 b. Nội dung của Công ước: Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người. 2.3.1.2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone a. Sự hình thành: Ngày 16/9/1987 Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone đã được các Bên của Công ước Vienna thông qua và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần tại cuộc họp các Bên như: London (1990), Copenhagen (1992), Vienna (1995); Montreal (1997) và Bắc Kinh (1999). b. Mục tiêu của NĐT Montreal: Là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo (CFC - chlorofluorocacbons), các chất hóa học gây suy giảm tầng Ozone. c. Nội dung của NĐT Montreal: NĐT Montreal xác định ba nhóm nghĩa vụ chính cho các nước thành viên.Ngoài ra, NĐT Montreal quy định các nước phát triển có nghĩa vụ loại trừ việc sản xuất và sử dụng các chất CFCs và halon vào 1996, các chất HCFC vào năm 2020. * Đánh giá việc thực hiện Công ước Vienna và NĐT Montreal Hơn 20 năm qua, thông qua Quỹ Đa phương về Ozone, các nước phát triển đã hỗ trợ gần 3 tỷ USD cho các nước đang phát triển nhằm phát triển công nghệ, hướng tới loại trừ hoàn toàn các chất gây suy giảm tầng Ozone. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu không có NĐT Montreal, bầu khí quyển của chúng ta đã phải hấp thụ một lượng khí nhà kính cao gấp đôi hiện nay. Bên cạnh đó, NĐT Montreal ra đời còn giúp thế giới tránh được hàng chục triệu ca ung thư da và bệnh đục thuỷ tinh thể, tiết kiệm khoảng 4.200 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe từ năm 1990 đến 2065 [71,77]. 2.3.2. Các quy phạm pháp luật quốc tế về BĐKH nói chung và cắt giảm khí thải nhà kính Thuộc nhóm này có các quy phạm được ghi nhận trong Công ước khung của LHQ về BĐKH năm 1995 và Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính năm 1997. 2.3.2.1. Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) a. Sự hình thành: UNFCCC được thông qua ngày 9/5/1992 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/3/1994. b. Mục tiêu của UNFCCC: Nhằm ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu [8]. c. Nội dung của UNFCCC * Một số nguyên tắc được ghi nhận trong UNFCCC: Các Bên phải tham gia bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích chung của nhân loại trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt [8];... * Cam kết của các Bên nhằm chống lại BĐKH: Các Bên tham gia UNFCCC cam kết sẽ tiến hành một số hoạt động nhằm chống lại BĐKH như: Phát triển, cập nhật, công bố theo định kỳ và gửi cho Hội nghị của các Bên, các kiểm kê quốc gia về những phát thải từ các nguồn do con người gây ra [8]. * Một số biện pháp nhằm chống lại BĐKH: UNFCCC cũng đã đưa ra một số biện pháp như: Thực hiện quan trắc có hệ thống, trao đổi số liệu có liên quan về hệ thống khí hậu.... 8 * Về biện pháp giải quyết tranh chấp phát sinh: Khuyến khích các bên tìm kiếm các giải pháp hòa bình trong trường hợp có sự bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNFCCC. 2.3.2.2. Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính a. Sự hình thành: Nhằm thực hiện UNFCCC, tại COP 3 tổ chức vào tháng 12/1997 (Kyoto, Nhật Bản), Nghị định thư Kyoto (viết tắt là KP) đã được đệ trình. Tháng 10/2004, với sự phê chuẩn của Nga, KP đã phát sinh hiệu lực vào tháng 1/2005. b. Nội dung của KP * Chính sách chung: Trong quá trình đưa ra các cam kết giảm thải về định lượng, KP đã đưa ra các chính sách và biện pháp chung như: Nâng cao hiệu suất năng lượng trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế quốc dân[15]... * Mục tiêu của KP: Theo KP, toàn bộ các nước phát triển sẽ giảm tổng lượng phát thải xuống thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (từ 2008-2012). * Danh mục các chất bị kiểm soát bởi KP: KP đưa ra danh sách 06 KNK sẽ bị kiểm soát bởi KP. * Cơ chế thực hiện: KP đã đưa ra "03 cơ chế mềm dẻo”, bao gồm: Cơ chế đồng thực hiện; Cơ chế mua bán quyền phát thải (ET) và Cơ chế phát triển sạch - CDM (Clean Development Mechanism). * Về thời điểm phát sinh hiệu lực của KP: KP sẽ phát sinh hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi có đủ 55 quốc gia tham gia kí kết và lượng khí thải của các nước này phải chiếm ít nhất 55% lượng carbon dioxide do các nước phát triển tham gia kí kết KP thải ra vào năm 1990. * Về thiết chế giám sát thực hiện UNFCCC và KP: Điều 7 UNFCCC đã thiết lập Hội nghị các bên và coi đó “như cơ quan tối cao của Công ước này”. * Đánh giá việc thực hiện UNFCCC và KP: Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký UNFCCC, tính đến ngày 31/3/2009, đã có 1.539 dự án CDM được Ban Chấp hành quốc tế về CDM đăng ký cho thực hiện. Trung bình mỗi năm các dự án tạo ra gần 279 triệu đơn vị giảm phát thải được chứng nhận (CERs), tức là gần 279 triệu tấn CO2 tương đương.Cùng với việc xây dựng và thực hiện các dự án CDM quốc gia, KP là tiền đề cho việc hình thành thị trường kinh doanh khí thải mới giữa các quốc gia. 2.4. CÁC THIẾT CHẾ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.4.1. Chƣơng trình môi trƣờng của LHQ (UNEP) a. Sự hình thành: Chương trình môi trường LHQ (UNEP) được thành lập ngày 15/12/1972 theo Nghị quyết 2997 (XXVII) của Đại hội đồng LHQ. Nhiệm vụ của UNEP là tập trung giải quyết các vấn đề môi trường được quy định trong Chương trình nghị sự 21, như: Bảo vệ bầu khí quyển, đối phó với sự thay đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất, tầng Ozone, ô nhiễm không khí.v.v... b. Cơ cấu tổ chức của UNEP: bao gồm các cơ quan sau: - Hội đồng quản trị - Ban thư ký - Ban điều phối về môi trường c. Nguồn tài chính của UNEP: Ngân sách của UNEP có từ hai nguồn: từ ngân sách thường niên của LHQ và từ Quỹ môi trường và do các nước đóng góp tự nguyện [84]. 9 d. Quan hệ Việt Nam – UNEP: Trong những năm qua, UNEP đã hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật, chuyên gia tư vấn trong việc xây dựng luật lệ và chính sách về môi trường, cung cấp học bổng về môi trường...[70]. 2.4.2. Tổ chức khí tƣợng Thế giới (WMO) a. Sự hình thành: Tháng 10/1947, Hội nghị khí tượng thế giới lần thứ 12 đã họp tại Oasinhton quyết định đổi tên Tổ chức khí tượng quốc tế thành Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) và đến ngày 23/3/1950, Quy chế chính thức của WMO mới có hiệu lực. b. Cơ cấu tổ chức: WMO bao gồm các cơ quan sau:Đại hội đồng; Hội đồng chấp hành; Các Hội khu vực; Ban Thư ký; Các Uỷ ban kỹ thuật; Ngân sách hoạt động. c. Một số chương trình hoạt động chủ yếu của WMO [83]: WMO là cơ quan chính đóng góp vào việc hình thành 3 công ước: (CLRTAP, 1979), Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone (1985) và UNFCCC (1994). d. Quan hệ Việt Nam – WMO: Trong những năm qua WMO đã giúp nước ta đào tạo một số cán bộ chuyên ngành và một số dự án Chương trình giúp đỡ tự nguyện (PAV) và Chương trình hợp tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển (TCPD). 2.4.3. Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) a. Sự hình thành: IPCC được Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình môi trường của LHQ (UNEP) thành lập năm 1988.. b. Cơ cấu tổ chức: IPCC gồm 3 Nhóm công tác: Nhóm thứ nhất về các phương diện khoa học của hệ thống khí hậu và BĐKH; Nhóm thứ hai về tính chất dễ bị tổn hại của hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội trước những tác động của BĐKH; Nhóm thứ ba về các phương án hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ BĐKH. c. Các hoạt động chính của IPCC: IPCC xuất bản các báo cáo đặc biệt về các chủ đề liên quan tới việc thực thi UNFCCC. Cho đến hiện nay, IPCC đã xuất bản được 4 bản báo cáo vào các năm 1990, 1995, 2001 và 2007... d. Đánh giá hoạt động của IPCC: Các báo cáo về BĐKH, IPCC đã “vẽ” lên một bức tranh tổng thể với rất nhiều màu xám cho khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây nhất vào năm 2007, IPCC đã bị cộng đồng quốc tế lên án rất mạnh mẽ và cho rằng tổ chức này đã cố tình tạo dựng các số liệu và các cảnh báo theo hướng trầm trọng hóa các vấn đề về BĐKH. 2.5. THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.5.1. Thực thi pháp luật quốc tế về chống BĐKH ở một số quốc gia 2.5.1.1. Trung Quốc a. Chủ động xây dựng kế hoạch cắt giảm ODS và kiểm soát phát thải khí nhà kính b. Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH c. Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng phó với BĐKH d. Tăng cường nâng cao nhận thức và quản lý 2.5.1.2. Thái Lan a. Chính sách cắt giảm ODS: Để thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nghị định thư, Thái Lan đã tiến hành nhiều hoạt động như: (1) các quy định mới về an toàn phương tiện hiện hành bao gồm cả kiểm tra máy điều hoà không khí, (ii) kiểm tra hạn ngạch nhập khẩu CFC [58]... 10 b. Xây dựng các chiến lược cụ thể khác để ứng phó với BĐKH. Như: Chiến lược 1: Thiết lập khả năng thích ứng với BĐKH và giảm tính dễ bị tổn thương với một số chính sách; Chiến lược 2: Khuyến khích các hoạt động giảm thải khí nhà kính trên cơ sở phát triển bền vững[58]... 2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam a. Thiết lập một thể chế đa ngành cấp quốc gia b. Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện nội dung quan trọng của điều ước quốc tế đã tham gia c. Thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia đã xây dựng d. Xây dựng các chương trình hành động ở địa phương e. Nội luật hoá các điều ước quốc tế f. Hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin. CHƢƠNG 3: THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM 3.1. CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3.1.1. Khái quát sự phát triển của chính sách, pháp luật Việt Nam về chống BĐKH Là một chế định nằm trong pháp luật môi trường Việt Nam, do đó sự phát triển của chế định về chống BĐKH gắn liền với sự hình thành và phát triển của pháp luật môi trường Việt Nam. a. Giai đoạn trước năm 1986: Trong giai đoạn này, mặc dù Nhà nước ta đã có chủ trương về việc bảo vệ môi trường song việc thể chế hóa các chủ trương này trên thực tế còn chưa toàn diện. b. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone (1985), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone (1987); Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH – UNFCCC (1992) và Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính (1997)... 3.1.2. Chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc thực thi các điều ƣớc quốc tế về chống BĐKH 3.1.2.1. Chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc thực thi Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone Tháng 1/1994, Việt Nam chính thức tham gia Công ước Vienna và NĐT Montreal và phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung London (1990), Copenhagen (1992), Montreal (1997) và Bắc Kinh (1999) của NĐT Montreal. a. Cam kết của Việt Nam: Việt Nam có nghĩa vụ đề xuất và thực hiện các biện pháp chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động để loại trừ ODS theo thời hạn do NĐT Montreal đưa ra; báo cáo số liệu sản xuất, tiêu thụ và sử dụng ODS theo Điều 7 NĐT Montreal... b. Một số chính sách chung: Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt "Chương trình quốc gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng Ozone" và giao cho Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (nay là Bộ TN&MT) chủ trì phối hợp thực hiện. c. Về kế hoạch loại trừ các chất CFC và Halon: Năm 2006, Bộ TN&MT, WB và Quỹ đa phương về Ozone đã phối hợp xây dựng "Kế hoạch quốc gia của Việt Nam loại trừ hoàn 11 toàn tiêu thụ CFC và Halon", nhằm mục tiêu bảo đảm để nước ta tuân thủ hạn định loại trừ hoàn toàn CFC và halon vào năm 2010. d. Về hoạt động xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng Ozone (ODS): Để thực hiện Chương trình quốc gia nhằm loại trừ dần ODS, ngày 19/02/1998, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn và Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư liên tịch số 92/1998/TTLT/BNNTCKTTV quy định về quản lý nhập khẩu và kiểm soát sử dụng chất Methyl Bromide. - Về quản lý hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất ODS: Thông tư liên tịch số 717/2001/TTLT/TCKTTV-BCN-BTS và Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BTMBTNMT hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất ODS theo qui định của NĐT Montreal ghi nhận: Các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất ODS phải đăng ký với Bộ TN&MT và được Bộ TN&MT xác nhận đã đăng ký. - Danh mục các hàng hóa sử dụng CFC bị cấm: Ngày 08/9/2006, Bộ TN&MT đã thông qua Quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT về việc Ban hành danh mục thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC bị cấm nhập khẩu, bao gồm: tủ lạnh gia dụng, tủ trữ đông, quầy bảo quản lạnh và máy làm mát nước. 3.1.2.2. Chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc thực thi Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP) Chính phủ Việt Nam ký UNFCCC ngày 11/6/1992 và phê chuẩn ngày 16/11/1994, ký KP ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/9/2002. a. Cam kết của Việt Nam: Theo quy định của UNFCCC và KP, Việt Nam cũng phải cam kết thực hiện một số nghĩa vụ chung như: quan trắc khí tượng và phát triển hệ thống lưu trữ khí tượng; đẩy mạnh trao đổi thông tin liên quan với hệ thống khí hậu và BĐKH; kiểm kê quốc gia KNK trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; thực hiện Chương trình quốc gia giảm nhẹ BĐKH... b. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện UNFCCC và KP: Năm 2006 Chính phủ đã ban hành “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.Tiếp đó, ngày 16/4/2007 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 – 2010, nhằm huy động mọi nguồn lực nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2007 - 2010 của đất nước. c. Về cơ chế phát triển sạch – CDM: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 quy định về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, trong đó ghi nhận một số nội dung như: Lĩnh vực xây dựng, đầu tư thực hiện dự án CDM (Điều 3); Hình thức xây dựng, đầu tư thực hiện CDM (Điều 4); Điều kiện đối với dự án CDM (Điều 5); Về các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư dự án CDM tại Việt Nam (Điều 6)... d. Về các phương án giảm nhẹ phát thải KNK: Dựa trên kết quả kiểm kê KNK năm 2000, các Bộ, ngành đã phối hợp xây dựng một số phương án giảm nhẹ phát thải KNK cho 3 lĩnh vực chủ yếu là năng lượng, nông nghiệp và LULUCF. e. Về chính sách ứng phó với BĐKH: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trong đó nêu rõ các vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH như: quan điểm ứng phó BĐKH của nhà nước, các biện pháp thích ứng, giảm nhẹ... f. Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và chống BĐKH nói riêng: Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung nếu cấu thành tội 12 phạm sẽ bị xử lý theo các quy định tại Chương XVII của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Đối với những vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ – CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [18]. g. Về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống BĐKH: Nguyên tắc hợp tác quốc tế được ghi nhận tại Chương VII Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005. 3.1.3. Đối chiếu các quy định của chính sách, pháp luật về chống BĐKH hiện hành của Việt Nam với các yêu cầu, quy định của các điều ƣớc quốc tế tƣơng ứng mà Việt Nam là thành viên Thứ nhất, về số lượng các văn bản pháp luật: Việt Nam đã ban hành hàng trăm các văn bản khác nhau điều chỉnh vấn đề chống BĐKH. Thứ hai, về nội dung: đã có sự tương thích nhất định. Thứ ba, về tính khả thi: Các chính sách, pháp luật về BĐKH được xây dựng tương đối phù hợp và có tính đến điều kiện của các vùng miền khác nhau và đều kèm theo các giải pháp tương đối cụ thể. Mặc dù vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam về chống BĐKH vẫn còn một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, các quy định còn tản mạn, thiếu đồng bộ; Thứ hai, một số vấn đề liên quan đến hoạt động chống BĐKH chưa được quan tâm đúng mức; Thứ ba, chưa ghi nhận các cơ chế rõ ràng về sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương; Thứ tư, các chính sách, pháp luật được ban hành chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực để có thể điều chỉnh các hoạt động chống BĐKH; Thứ năm, quá trình lồng ghép các vấn đề về BĐKH vào chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển các ngành kinh tế quốc dân vẫn còn hạn chế. 3.2. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 3.2.1. Thực tiễn triển khai Công ƣớc Vienna về bảo vệ tầng Ozone và Nghị định thƣ Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone a. Về phân công các cơ quan đầu mối: Để thực hiện Công ước Vienna và NĐT Montreal, Chính phủ đã giao cho Tổng cục khí tượng thủy văn (trước đây) và nay là Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối. b. Về các dự án chuyển đổi công nghệ và dây chuyền sản xuất: Việt Nam đã thực hiện được một số dự án quan trọng như: 06 dự án chuyển đổi công nghệ; 02 dây chuyền sản xuất xốp không sử dụng CFC; Dự án “Giảm phát thải CFC trong các hệ thống điều hòa không khí trung tâm tại các phân xưởng sợi ngành dệt may Việt Nam” góp phần giảm sử dụng trung bình 3,6 tấn CFC-11 trong quá trình bảo dưỡng;... c.Công tác giáo dục, đào tạo và tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ tầng Ozone: Việt Nam đã x©y dùng vµ phæ biÕn c¸c ch-¬ng tr×nh phæ biÕn kiÕn thøc, c¸c phim tµi liÖu khoa häc, c¸c tin thêi sù trong n-íc vµ quèc tÕ vÒ b¶o vÖ tÇng Ozone, c¸c c«ng nghÖ thÝch øng còng nh- c¸c ho¹t ®éng thùc hiÖn NghÞ ®Þnh th- Montreal trong n-íc vµ quèc tÕ trªn c¸c kªnh truyÒn h×nh, c¸c b¸o trung -¬ng, ®Þa ph-¬ng vµ c¸c b¸o, t¹p chÝ chuyªn ngµnh; Biªn so¹n vµ xuÊt b¶n h¬n 80 ®Çu s¸ch tuyªn truyÒn... 3.2.2. Thực tiễn triển khai UNFCCC và KP 13 a. Về công tác phân công các cơ quan đầu mối: Chỉ thị số 35/2005/CT-TTG giao cho Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối chính trong việc triển khai thực hiện UNFCCC và KP ở Việt Nam. b. Xây dựng hệ thống quan trắc và theo dõi BĐKH: Thực hiện các cam kết trong khuôn khổ UNFCCC và KP, đến nay, Việt Nam đã xây dựng được 174 trạm khí tượng bề mặt, 248 trạm thủy văn, 17 trạm khí tượng hải văn và 393 điểm đo mưa độc lập[30]. c. Tổ chức giám sát, nghiên cứu BĐKH: Các hoạt động giám sát và nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam như: Chỉnh lý sơ bộ đặc trưng các số liệu quan trắc khí tượng của từng trạm, về từng yếu tố quan trắc theo các quy trình bắt buộc và lập thành các Sổ khí tượng (SKT), Bảng khí tượng (BKT); Công bố các số liệu quan trắc khí tượng trên Tạp chí Khí tượng thuỷ văn ra hàng tháng... d. Tiến hành kiểm kê quốc gia khí nhà kính (KNK): Theo báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam, năm 2000, tổng lượng KNK phát thải của Việt Nam là 150.899.7 nghìn tấn CO2 tương đương, trong đó nông nghiệp là nguồn phát thải lớn nhất với 65.090,7 nghìn tấn CO2 tương đương (chiếm 43,1%), tiếp theo là năng lượng với 52.773,5 nghìn tấn CO2 tương đương (chiếm 35%), từ LULUCF là 15.104,7 nghìn tấn CO2 tương đương (chiếm 10%), từ các quá trình công nghiệp là 10.005,7 nghìn tấn CO2 tương đương (chiếm 6,6%), từ chất thải là 7.925,2 nghìn tấn CO2 tương đương (chiếm 5,3%). So với năm 1994, phát thải KNK bình quân năm 2000 là 1,94 tấn CO2 tương đương/người, tăng 0,47 tấn CO2 tương đương/người so với năm 1994. e. Nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo: Để thay thế cho các nguồn năng lượng có nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu một số nguồn năng lượng thay thế, hạn chế sự tích tụ của các chất gây hiệu ứng nhà kính, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió... f. Tổ chức nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học: Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung hoạt động của các chương trình nghiên cứu khoa học của WMO như: Chương trình quan trắc thời tiết thế giới (WWW); Chương trình khí hậu thế giới (WCP)... g. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống BĐKH: Bộ TN&MT cũng đã tiến hành rất nhiều dự án nghiên cứu quan trọng có sự hỗ trợ và hợp tác với nước ngoài. 3.2.3. Đánh giá mức độ thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam thông qua thực tiễn triển khai các điều ƣớc quốc tế về BĐKH 3.2.3.1. Kết quả thực hiện Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal Việt Nam luôn được đánh giá là một thành viên tích cực trong việc thực hiện những cam kết của mình và đạt được những thành tựu quan trọng. Đến ngày 1/1/2010, chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC và 3,8 triệu tấn halon. Mặc dù có những thành công nhất định, tuy nhiên Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Lượng nhập khẩu các chất thay thế, “chất đệm” HCFC ở Việt Nam hiện nay vẫn cao; Chi phí mà Việt Nam sẽ phải bỏ ra để loại trừ hoàn toàn các chất thay thế rất lớn; Giá thành của chất thay thế, công nghệ thay thế quá cao so với khả năng đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp. 3.2.3.2. Kết quả thực hiện UNFCCC và KP Hoàn thành kiểm kê KNK cho các lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, LULLUCF và chất thải vào các năm 1994, 1998 và 2000. Về số lượng các dự án CDM: Tính đến hết ngày 17/5/2011, Bộ TN&MT (DNA Việt Nam) đã cấp 172 Thư phê duyệt tài liệu theo CDM, trong đó có 56 dự án được Ban chấp hành 14 quốc tế về CDM (EB) cho đăng ký là dự án CDM với tổng tiềm năng giảm phát thải khoảng 25,2 triệu tấn C02 tương đương trong thời kỳ tín dụng. Đã thực hiện báo cáo các vấn đề liên quan đến thực hiện UNFCCC trong Báo cáo quốc gia đầu tiên và Báo cáo quốc gia thứ hai. Hoàn thành việc xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu, các ngày kỉ niệm liên quan đến vấn đề BĐKH... Mặc dù đạt được những thành tích nhất định, tuy nhiên quá trình triển khai, thực hiện các nghĩa vụ cam kết theo UNFCCC và KP của Việt Nam cũng còn một số khó khăn nhất định như: Thứ nhất, về khâu tổ chức và quản lý: sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan liên quan, giữa các chuyên gia chưa thật chặt chẽ, việc trao đổi chuyên môn, thông tin chưa được thường xuyên. Thứ hai, về công tác kiểm kê quốc gia KNK và số lượng các dự án CDM chưa đạt mục tiêu đề ra. Thứ ba, về nguồn nhân lực: chưa có nhiều chuyên gia am hiểu sâu, có kinh nghiệm; nguồn tài chính dành cho việc phát triển năng lực xây dựng dự án còn eo hẹp... Thứ tư, chưa hình thành quy trình thống nhất trong việc giám sát, đánh giá và báo cáo về BĐKH. Thứ năm, về hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức BĐKH: chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung còn nghèo nàn và chưa phổ cập đến mọi tầng lớp nhân dân... 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM 3.3.1. Ở phƣơng diện quốc tế Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về các vấn đề liên quan đến hoạt động chống BĐKH. Thứ hai, tích cực tham gia vào tiến trình xây dựng thỏa thuận toàn cầu mới về BĐKH thay thế cho KP sau năm 2012. Thứ ba, nghiêm chỉnh thực thi các nghĩa vụ pháp lý trong Công ước Vienna, NĐT Montreal, UNFCCC, KP và những điều ước quốc tế về BĐKH mà Việt Nam đã và sẽ ký kết hoặc tham gia. 3.3.2. Ở phƣơng diện quốc gia a. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về chống BĐKH: Tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật quy định về vấn đề chống BĐKH, nhằm có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời, phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; Nghiên cứu việc xây dựng, ban hành Luật BĐKH và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật; Tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong công tác tổ chức chỉ đạo, phối hợp liên ngành về ứng phó với BĐKH... b. Giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu phát triển kinh tế với nhiệm vụ chống BĐKH: Trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tiếp tục xây dựng những kế hoạch, lộ trình thực hiện chống BĐKH cụ thể hơn nữa, cân đối giữa các nguồn chi cho cả nhu cầu phát triển và nhiệm vụ chống BĐKH, để các hoạt động chống BĐKH của Việt Nam ngày càng đi vào thực chất và thiết thực hơn. 15 c. Chủ động ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại do BĐKH gây ra Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống giám sát BĐKH và nước biển dâng đáp ứng yêu cầu xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ rủi ro thiên tai, khí hậu theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng; Hiện đại hóa hệ thống quan trắc và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn bảo đảm cảnh báo, dự báo sớm các hiện tượng khí hậu cực đoan; Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh tài nguyên nước, an ninh năng lượng… d. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực: Việc đào tạo, hình thành nguồn cán bộ chất lượng cao về BĐKH là một nhu cầu cấp bách. Bởi lẽ, nguồn cán bộ này không chỉ góp phần tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị, đàm phán các điều ước quốc tế về BĐKH, mà còn là nguồn cố vấn quan trọng cho quá trình xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về BĐKH của quốc gia. e. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống BĐKH: Tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện UNFCCC, KP và các điều ước quốc tế khác có liên quan; Tăng cường thông tin đối ngoại về BĐKH, chú trọng các hoạt động hợp tác trong giám sát, chia sẻ thông tin trong các vấn đề xuyên biên giới nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các quốc gia. f. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về các tác động của BĐKH và hoạt động chống BĐKH cho mọi tầng lớp nhân dân: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành phần xã hội về các vấn đề BĐKH; Đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo; Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng trong phòng, tránh rủi ro thiên tai; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với BĐKH./ KẾT LUẬN BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Những nghiên cứu trong luận văn này cho thấy: BĐKH đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Nhận thức được điều này, cộng đồng quốc tế đã có những hành động thiết thực nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung điều chỉnh vấn đề hợp tác chống BĐKH trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù vẫn còn những “khoảng trống” nhất định, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng những nguyên tắc, quy phạm này đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế trong qúa trình hợp tác chống BĐKH. Là một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, Việt Nam luôn coi chống BĐKH là một cuộc chiến có ý nghĩa sống còn và mang tầm chiến lược. Trong những năm qua, Việt Nam đã rất tích cực trong việc thực thi các cam kết quốc tế về chống BĐKH ở cả phương diện lập pháp và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác thực thi các cam kết quốc tế về chống BĐKH của Việt Nam trong thời gian qua cũng còn một số khó khăn và hạn chế nhất định. Những hạn chế này xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Mặc dù còn những hạn chế, nhưng những kết quả đạt được đã khẳng định tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, tận tâm và thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế References I. Tài liệu Tiếng Việt 16 1. Lâm Anh, “Bảo vệ tầng ôzôn: Điều hành và tuân thủ tốt nhất”, http://www.baomoi.com/Bao-ve-tang-ozon-Dieu-hanh-va-tuan-thu-totnhat/45/4877302.epi 2. Phan Anh (2009), 10 “ông lớn” thải nhiều khí nhà kính nhất thế giới http://dantri.com.vn/c36/s36-366340/10-ong-lon-thai-nhieu-khi-nha-kinh-nhat-thegioi.htm 3. Ban biến đổi khí hậu Philippines (2008), Khung chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu 2010-2022, Philippines. 4. Bangladesh (2008), Chiến lược và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Bangladesh. 5. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=39 4619 6. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=25 7406 7. Bộ Công thương, Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình, http://tietkiemnangluong.com.vn/home/gioi-thieu/thanh-lap-ban-chi-dao-chuong-trinh2-3249.html 8. Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư 58/2008/TTLT-BTCBTN&MT ngày 4/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, Hà Nội. 9. Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 204/2010/TTLT-BTCBTN&MT Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLTBTC-BTN&MT ngày 4/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, Hà Nội. 10. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2005), Kế hoạch quốc gia của Việt Nam loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và halon” cho giai đoạn 2005-2009, Hà Nội. 11. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 về việc Ban hành danh mục thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC bị cấm nhập khẩu, Hà Nội. 17 12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Tài liệu Hội thảo quốc gia về Biến đổi khí hậu và Quản lý thiên tai ở Việt Nam, Hà Nội. 13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội. 14. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho UNFCCC, Hà Nội. 15. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Hà Nội. 16. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Quyết định 743/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2009 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Hà Nội. 17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Tài liệu hội thảo Hỗ trợ quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Hà Nội. 18. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010), Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho UNFCCC, Hà Nội. 19. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Quyết Định 2418/QĐ-BTNMT ngày 20/12/2010 ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội. 20. Bộ Tài nguyên và Môi trường, http://www.monre.gov.vn 21. Bộ Thương mại - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất ODS theo qui định của Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng Ozone, Hà Nội. 22. Nguyễn Xuân Chánh, Suy giảm Ozone, http://www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3520 23. Chính Phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Chương trình quốc gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng Ozone, Hà Nội. 24. Chính Phủ Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài, ngày 23/01/2006, Hà Nội. 25. Chính Phủ Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hà Nội. 18 26. Chính Phủ Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội 27. Chuyên đề thủy lợi (2/2007), Biến đổi khí hậu: diễn biến và các chính sách giảm thiểu tác động, Hà Nội. 28. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc - UNDP (2007), Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách. 29. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, http://www.noccop.org.vn/index.html 30. TS. Nguyễn Văn Cường (2008), Tổng quan về biến đổi khí hậu và tác động của chúng đến hoạt động của con người. 31. Greenplanet, Kết nối toàn cầu bảo vệ tầng Ozone, http://greenplanet.vicongdong.vn/30004528/Ket-noi-toan-cau-bao-ve-tang-ozon 32. Minh Hòa, Việt Nam loại trừ hoàn toàn CFC, Halon và CTC , http://vea.gov.vn/VN/quanlymt/kiemsoatonhiem/Pages/Vi%E1%BB%87tNamlo%E1 %BA%A1itr%E1%BB%ABho%C3%A0nto%C3%A0nCFC,Halonv%C3%A0CTC.as px 33. Việt Hòa – Thùy Dương, Bế mạc Hội nghị LHQ về Biến Đổi Khí Hậu ở Cancun: Kết thúc trong hi vọng, http://www.baotintuc.vn/130N20101213011401099T0/be-mac-hoi-nghi-lhq-ve-biendoi-khi-hau-o-cancun-ket-thuc-trong-hi-vong.htm 34. GS.TSKH Trương Quang Học, GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (2009), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 35. GS. TSKH. Trương Quang Học (2010), Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển, Tác động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã hội, Hà Nội 36. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2008), Tài liệu Hội nghị về Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội 37. Đình Huy, ?, http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/khlandaucongbo/Bien-doi-khi-hau-Co-bithoi-phong/20109/110585.datviet 19 38. Hải Lê, WMO: Năm 2009, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao kỷ lục,http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30480&cn_id =435502 39. Liên Hợp Quốc (1969), Công ước Vienna về Luật Điều ước quốc tế 40. Liên Hợp Quốc (1982), Công ước về Luật Biển 41. Liên Hợp Quốc (1985), Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone 42. Liên Hợp Quốc (1992), Công ước Khung về biến đổi khí hậu 43. Liên Hợp Quốc (1992), Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển 44. Liên Hợp Quốc (1997), Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính 45. Liên Hợp Quốc (1987), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone 46. Liên Hợp Quốc (2007), Lộ trình Bali 47. Liên Hợp Quốc (2009), Hiệp ước Copenhagen 48. Liên Hợp Quốc (2010), Thỏa thuận Cancun 49. Năm 2010, số vụ cháy rừng tăng cao, http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=234843#ixzz1X NWsqazy 50. Ngân hàng thế giới (2010), Báo cáo phát triển thế giới 2010: Phát triển và Biến đổi khí hậu. 51. GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ, GS. TS. Nguyễn Trọng Hiệu (2004), Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 52. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (2007), Quá trình biến đổi khí hậu, Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, Hà Nội. 53. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến Pháp 1980, Hà Nội 54. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến Pháp 1992 sửa đổi, Hà Nội 55. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật Hình sự năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Hà Nội 56. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Hà Nội 57. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại, Hà Nội 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan