Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sá...

Tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại việt nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài

.PDF
124
1091
98

Mô tả:

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: CHXHCN 2. Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi giữa các nước: Công ước Lahay năm 1993. 3. Bộ luật dân sự: BLDS 4. Hiệp định tương trợ tư pháp: HĐTTTP 5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: Luật HN&GĐ 2000 6. Xã hội chủ nghĩa: XHCN 2 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời cam đoan…………………………………………………………..... 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt …………...…………………...... 2 Mục lục ………………………………………………………………..... 3 Mở đầu………………………………………………………………… .. 6 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài ………….……………… - 2. Tình hình nghiên cứu đề tài………………………………………. 7 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu…………………………………. 9 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 10 5. Những đóng góp mới của Luận văn……………………………… - 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn……………………….. 11 7. Kết cấu của luận văn……………………………………………… - Chƣơng I: Khái quát chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam ….……………………………………………. 13 1.1. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài …………………..... - 1.1.1.Khái quát về nuôi con nuôi ……………………………………...... - 1.1.2.Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…………………… 17 1.1.3.Vai trò của pháp luật về nuôi con nuôi …………………………… 19 1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam …………………….............. 3 20 1.2.1. Giai đoạn trước thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ……. 21 1.2.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế………...…………. 26 Kết luận chương I...................................................................................... 40 Chƣơng II: Nội dung của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam – So sánh với pháp 41 luật một số nƣớc trên thế giới ................................................................ 2.1.Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi………………………………... - 2.1.1.Nguyên tắc “Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc” 43 2.1.2.Việc nuôi con nuôi phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không được có một sự phân biệt đối xử nào dù là 46 về giới tính. 2.1.3.Nguyên tắc “Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước” 47 2.2.Điều kiện nuôi con nuôi……………………………………………... 51 2.2.1.Điều kiện đối với người nhận nuôi …………………………...…... - 2.2.2.Điều kiện đối với con nuôi ……………………………………….. 56 2.2.3. Điều kiện về ý chí ………………………………………………... 59 2.3.Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi và chấm dứt việc nuôi con nuôi ... 63 2.3.1.Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi ………………………………… - 2.3.2.Chấm dứt việc nuôi con nuôi ……………………………………... 72 2.4.Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .…. 74 4 2.5.Trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi………..…………………… 79 2.6.Nhận xét, đánh giá quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam với pháp luật một số nước 87 trên thế giới và bài học cho Việt Nam…………………………………... Kết luận chương II………………………………………………………. 93 Chƣơng III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài trong 94 giai đoạn hiện nay ……………………………………………………... 3.1. Thực trạng giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam………………………………………………………………. - 3.1.1. Những ưu điểm................................................................................ - 3.1.2.Bất cập, tồn tại…………………………………………………….. 98 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.…………………………………………………….. 3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý…………………………………………. 113 - 3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài………………………….. 114 3.2.3. Một số giải pháp khác ..................................................................... 116 Kết luận chương III.................................................................................... 118 Kết luận chung …………………………………………………….......... 119 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………..... 121 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Vấn đề này chỉ thực sự trở thành mối quan tâm của cộng đồng từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và được khẳng định là một trong những quyền dân sự cơ bản của trẻ em trong các văn kiện pháp lý quan trọng về quyền con người từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Những thập niên gần đây, nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài nói riêng ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn và phức tạp hơn. Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, thì các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ nuôi con nuôi ngày càng thu hút được sự chú ý của xã hội. Trong bối cảnh đó, về mặt pháp luật có thể thấy trước đây các quy định về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, các Nghị định và một số thông tư… nên rất tản mạn, khó tiếp cận và áp dụng trên thực tế. Trước tình hình đó, Luật nuôi con nuôi ra đời đã đánh dấu sự kiện quan trọng của quá trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật và thực tiễn giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thống nhất và ổn định lâu dài cho công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi, đồng thời chấm dứt tình trạng hai mặt bằng pháp lý gần như tách biệt về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 6 Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là việc Việt Nam đã tham gia Công ước Lahay 1993, yêu cầu pháp luật Việt Nam phải hài hoà với pháp luật nhiều nước trên thế giới và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy định pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật cũng bộc lộ một số hạn chế và thực tiễn giải quyết quan hệ nuôi con nuôi còn một số vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới trở thành vần đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Từ những yêu cầu khách quan về lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật nước ngoài” làm Luận văn tốt nghiệp Cao học Luật, chuyên ngành Luật quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học pháp lí nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Trước và sau khi công bố Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ nuôi con nuôi như: Chuyên đề về "Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế" của Viện nghiên cứu khoa học pháp lí Bộ Tư pháp năm 1998; bài viết của Nguyễn Công Khanh "Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài" đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khoá X thông qua ngày 09/06/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 đánh dấu bước phát triển 7 mới của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sau sự kiện này, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết mang tính chất bình luận Luật Hôn nhân và gia đình đã góp phần làm phong phú lí luận cơ bản về các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi như: Bài viết của thạc sĩ Ngô Thị Hường "Về chế định nuôi con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000" đăng trên Tạp chí luật học số 3/2001; Bài viết của thạc sỹ Nguyễn Phương Lan “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” đăng trên tạp chí Luật học số 3 năm 2004…; Trong thời gian Việt Nam đang xem xét để gia nhập Công ước Lahay 1993 có nhiều hội thảo đề cập đến quan hệ nuôi con nuôi như: Hội thảo của Bộ Tư pháp (10/2003) “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi ” với nhiều báo cáo tham luận đề cập tới quan hệ nuôi con nuôi; đề tài nghiên cứu khoa học tháng 10/2005 của Cục con nuôi quốc tế - Bộ Tư pháp “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”. Ngoài ra, vấn đề nuôi con nuôi quốc tế còn được đề cập trong một số công trình nghiên cứu khoa học như: đề tài luận án tiến sỹ “Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Công Khanh; đề tài luận án tiến sỹ “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc…. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ đề cập một khía cạnh nhất định của quan hệ nuôi con nuôi mà chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có đối 8 chiếu so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước Lahay năm 1993. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu  Mục đích của việc nghiên cứu đề tài. + Phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam. + Phân tích quy định hiện hành của pháp luật pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, để từ đó tìm ra điểm tương đồng và điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam so với các nước trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Từ việc nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới và trong khu vực về nuôi con nuôi, luận văn rút ra bài học cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. + Đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn hội nhập và phát triển.  Phạm vi nghiên cứu Đây là đề tài tương đối rộng nên luận văn chỉ tập trung phân tích có đối chiếu so sánh những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (pháp luật trong nước Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) với pháp luật một số nước trên thế giới về các vấn đề cơ bản của nuôi con nuôi như: nguyên tắc, điều kiện nuôi, hệ quả 9 pháp lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục của việc nuôi con uôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Khi so sánh quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, luận văn cũng chỉ chủ yếu so sánh với pháp luật của những nước đã là thành viên của Công ước Lahay năm 1993 để từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những mục đích đã được xác định ở trên, tác giả dựa trên cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trong đó tác giả đặc biệt coi trọng các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, so sánh và phương pháp lịch sử. Trong số các phương pháp cụ thể này, phương pháp so sánh được sử dụng như là phương pháp chủ đạo để đối chiếu giữa quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với quy định trước đây; để đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới và khu vực để tìm ra những điểm tương đồng và những điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Có thể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn: - Phân tích một cách có hệ thống lí luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; 10 - Phân tích một cách hệ thống và có so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, phân tích và so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới và khu vực để rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; - Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn - Những kết quả nghiên cứu của Luận văn là những bổ sung vào lí luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; những đề xuất, kiến nghị trong luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và đổi mới pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. - Có thể sử dụng Luận văn làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành luật, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Các nội dung đề xuất, giải pháp trong luận văn cũng có thể được áp dụng để giải quyết phần nào những bức xúc liên quan đã và đang đặt ra trong thực tiễn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: 11 Chương I: Khái quát chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Chương II: Nội dung quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới. Chương III: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt nam điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay. 12 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm nuôi con nuôi 1.1.1.1. Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một quan hệ xã hội Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người, thể hiện mối quan hệ gắn bó của con người với nhau trên cơ sở những lợi ích chung. Với tư cách là một quan hệ xã hội, nuôi con nuôi được E.A. Weinstein định nghĩa trong từ điển bách khoa toàn thư về các môn khoa học xã hội như sau: “Theo nghĩa rộng và không mang tính pháp lý thì nuôi con nuôi được định nghĩa như là một thực tiễn xã hội được thể chế hoá, theo đó một cá nhân thuộc về một gia đình hoặc một nhóm mang tính chất gia đình do sinh ra tiếp nhận những liên hệ mới mang tính chất gia đình và những liên hệ mới này được xã hội coi như ngang bằng với những mối liên hệ ruột thịt và thay thế một phần hoặc toàn bộ những mối liên hệ đó” (Theo E.A. Weinstein, “Adoption”, in International Encyclopedia of the Social Sciences, New York, 1968, p.97). [23, tr.17-18] Dưới góc độ xã hội thì nuôi con nuôi được hiểu là một quan hệ xã hội được thiết lập giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuội nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con trong thực thế với những mối liên hệ gia đình 13 mới, để thoả mãn những nhu cầu tinh thần hoặc lợi ích vật chất nhất định của các bên. 1.1.1.2. Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một sự kiện pháp lý Dưới góc độ pháp lý, nuôi con nuôi được hiểu là sự xác lập về mặt pháp lý quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi mà giữa hai bên không có mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản pháp lý nào, kể cả Công ước Lahay 1993 cũng như các điều ước quốc tế đa phương hay song phương đưa ra khái niệm hoàn chỉnh mang tính pháp lý về nuôi con nuôi. Quan điểm của các nước về bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi có sự khác nhau. Một số nước như Thuỵ Điển, Pháp, Đức… cho rằng việc nuôi con nuôi thể hiện ý chí đơn phương. Ý chí đó chỉ có hiệu lực khi được những người có liên quan (cha, mẹ đẻ, người giám hộ hoặc chính bản thân đứa trẻ) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) đồng ý. Do vậy, việc nuôi con nuôi được coi là hành vi pháp lý đơn phương. Quan điểm khác lại cho rằng việc nuôi con nuôi là một hợp đồng song vụ giữa người nhận con nuôi và người cho con nuôi (cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở nuôi dưỡng…) và có sự đồng ý của những người liên quan. Quan điểm này được thể hiện trong pháp luật về nuôi con nuôi của Trung Quốc, Hàn Quốc… Theo đó, việc nhận con nuôi không cần phải qua thủ tục công nhận tại Toà án mà chỉ cần các bên thoả thuận phù hợp với yêu cầu pháp luật. Quan điểm của Việt Nam tuy chưa thật sự rõ nét nhưng cũng đã được thể hiện trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ 2000), theo đó dưới góc độ pháp lý, việc nuôi con nuôi không thể là một hợp đồng dân sự giữa người nhận nuôi và người cho con nuôi. Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2000 quy 14 định “sự đồng ý” mà không phải sự thoả thuận của các bên. Đây là sự khác biệt quan trọng so với quy định phải được sự thoả thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người đỡ đầu của người con nuôi chưa thành niên. Điều này cho thấy sự ghi nhận bản chất của việc nuôi con nuôi không phải là một hợp đồng. [23, tr.24]. Dù quan điểm khác nhau thì tựu chung lại có thể thấy về bản chất pháp lý, nuôi con nuôi được hiểu là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi. Như vậy, với tư cách là một sự kiện pháp lý, nuôi con nuôi là một hình thức pháp lý nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi theo các điều kiện do pháp luật quy định, mà không liên quan đến quan hệ huyết thống giữa hai bên. 1.1.1.3. Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một quan hệ pháp luật Với tư cách là một quan hệ pháp luật, quan hệ nuôi con nuôi có thể được hiểu theo nghĩa là một quan hệ pháp luật hoặc là nhóm các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Theo nghĩa là một loại quan hệ pháp luật, nuôi con nuôi có các yếu tố chủ thể, khách thể và nội dung. Chủ thể của quan hệ nuôi con nuôi bao gồm: người cho con làm con nuôi (cha mẹ đẻ, người giám hộ), người nhận nuôi con nuôi, người được nhận làm con nuôi. Những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể hướng tới chình là khách thể của quan hệ này. Nội dung của quan hệ nuôi con nuôi là những quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng của các chủ thể trên cơ sở phát sinh quan hệ cha mẹ và con hợp pháp giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi. [23, tr.30]. 15 Quan hệ pháp luật nuôi con nuôi còn được hiểu theo nghĩa là nhóm các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Các quan hệ pháp luật này có thể là các loại quan hệ pháp luật khác nhau, như: quan hệ pháp luật hành chính trong đăng kí việc nuôi con nuôi; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình trong việc điều chỉnh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi; quan hệ pháp luật tố tụng trong giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi… Tập hợp tất cả các quan hệ pháp luật này thể hiện sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi. [23, tr.32]. 1.1.1.4. Nuôi con nuôi với ý nghĩa là một chế định pháp lý Trong việc nuôi con nuôi, yếu tố quyết định đến hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi là sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là sự thể hiện ý chí của nhà nước, chứ không phải là ý chí đơn phương của các chủ thể. Ý chí của nhà nước được thể hiện qua hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi. Do đó còn có thể hiểu khái niệm nuôi con nuôi với tư cách là một chế định pháp lý. Chế định nuôi con nuôi là tổng hợp các quy phạm pháp luật, do nhà nước ban hành, điều chỉnh việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể có liên quan trong việc cho nhận con nuôi, trên cơ sở hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Khái niệm nuôi con nuôi đã được quy định một cách rõ ràng tại Điều 67 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội”. Luật Nuôi con nuôi năm 2010 16 đã thừa kế khái niệm đó nhằm kiến tạo một hệ thống các thuật ngữ pháp lý về nuôi con nuôi. Theo đó, khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 xác định: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình thay thế. Khái niệm này đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha, mẹ và con bằng con đường nuôi dưỡng để phân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha, mẹ và con bằng con đường huyết thống. Nếu như quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình “huyết thống” được hình thành do việc sinh đẻ thì quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi là quan hệ “nhân tạo” được xác lập về mặt pháp lí. Một quan hệ nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi có sự tham gia cùng lúc của hai loại chủ thể hưởng quyền, có khả năng và điều kiện thực hiện các quyền chủ thể tương ứng, đó là “chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha, mẹ nuôi) và “chủ thể được nhận làm con nuôi” (con nuôi). 1.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Theo đó, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. 17 Trên cơ sở đó, Điều 28 Lụât Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định rõ các trường hợp được coi là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, bao gồm: - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: + Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; + Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; + Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; + Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; + Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. - Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam Như vậy, theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi được thực hiện giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Quy định này phù hợp với quy định của Công ước Lahay năm 1993, theo đó, việc nuôi con nuôi được thực hiện giữa một người hoặc hai người là vợ chồng cùng thường trú ở nước ngoài xin nhận một trẻ em thường trú ở nước khác làm con nuôi, có sự di chuyển trẻ em từ nước này sang nước khác, và 18 thông lệ của một số nước trên thế giới coi việc nhận một trẻ em có quốc tịch khác làm con nuôi là nuôi con nuôi quốc tế. [14,tr.5]. 1.1.3. Vai trò của pháp luật về nuôi con nuôi Nếu trước đây việc nuôi con nuôi được coi như một phương thức để đảm bảo sự nối dõi tông đường và duy trì sự phát triển tài sản của cha ông để lại thì ngày nay ý nghĩa xã hội của việc nuôi con nuôi đã thay đổi. Nuôi con nuôi không chỉ là một biện pháp phúc lợi cho trẻ em mà còn là một biện pháp xã hội và pháp lý bảo vệ trẻ em nhằm tạo ra mái ấm gia đình, sự yêu thương đùm bọc của cha mẹ nuôi để cứu giúp những trẻ em bất hạnh bị mồ côi, lang thang cơ nhỡ, cha mẹ bỏ rơi, không nơi nương tựa… Pháp luật về nuôi con nuôi có vai trò quan trọng trong việc xác lập, điều chỉnh quan hệ gia đình được hình thành từ việc nuôi con nuôi, cụ thể: - Sự điều chỉnh của pháp luật là nhằm định hướng, tạo khung pháp lý cơ bản cho việc nuôi con nuôi, để thực hiện một trong các quyền cơ bản của con người, đặc biệt là của trẻ em, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội và lợi ích chung của đất nước; - Mục đích của việc nuôi con nuôi trong thực tế rất đa dạng. Sự điều chỉnh của pháp luật là cần thiết nhằm xác định rõ mục đích của việc nuôi con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, mà trước hết là của trẻ em được nhận làm con nuôi; - Pháp luật nuôi con nuôi xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, làm cho các bên đặc biệt là bên người nhận nuôi con nuôi hiểu rõ được quyền và trách nhiệm của mình khi thiết lập quan hệ nuôi con nuôi. Quan hệ cha mẹ và con trong việc nhận nuôi con nuôi là quan hệ đặc thù, không gắn với huyết thống sinh học. Do đó, việc xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý 19 của các chủ thể bằng các quy phạm pháp luật là cần thiết nhằm tạo sự ổn định, bền vững trong gia đình, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi; - Pháp luật nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý để giải quyết có hiệu quả tình trạng trẻ em không có đủ điều kiện tốt trong gia đình để chúng được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; - Pháp luật nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát, điều chỉnh việc nuôi con nuôi; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi xâm phạm lợi ích của trẻ em được nhận nuôi hoặc hành vi lạm dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện những mục đích trái pháp luật, trái đạo đức khác; - Do quan hệ nuôi con nuôi bị chi phối trước hết bởi yếu tố tình cảm của chủ thể nên sự điều chỉnh của pháp luật có ý nghĩa quan trọng. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi, như: xác định họ tên, quyền thừa kế tài sản của người con nuôi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản do người con nuôi gây ra… 1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nó trong thời gian qua, thực trạng hệ thống pháp luật đó trong giai đoạn hiện nay và xu thế vận động của nó trong thời gian tới. Trên cơ sở xuất phát điểm như vậy, có thể chia quá trình hình thành và phát triển pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thành hai giai đoạn lớn: 20 Giai đoạn trước thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế (trước năm 1986) và giai đoạn từ thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đến nay. 1. 2.1. Giai đoạn trước thời Kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn này, có thể thấy những điểm phát triển của nó qua các giai đoạn nhỏ sau: 1.2.1.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 Các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi chiếm vị trí quan trọng trong pháp luật phong kiến nước ta từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, tiêu biểu nhất là hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. - Quốc triều hình luật, còn gọi là Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới triều Lê. Bộ luật Hồng Đức là một công trình vĩ đại, đã kế thừa các di sản luật pháp của các đời vua trước, đồng thời tiếp thu có gạn lọc Bộ luật nhà Đường (Trung Quốc) mà vẫn giữ được nét độc đáo của nền cổ luật Việt Nam, thể hiện phong tục tập quán lâu đời và truyền thống văn hoá dân tộc. - Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Bộ luật Gia Long, được ban hành vào đầu thời Nguyễn. Hai bộ luật này quy định khá cụ thể việc điều chỉnh quan hệ pháp lí giữa vợ và chồng, quan hệ tài sản của vợ, chồng và con trong gia đình, vấn đề nuôi con nuôi. Nghiên cứu các chế định này cho thấy, pháp luật nước ta lúc đó đã thể hiện rõ nét phong tục, tập quán truyền thống của người Việt Nam về gia đình, trong đó có những điểm mà chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu. Song các bộ luật này cũng không thể tránh khỏi hạn chế của chế độ phong kiến đang suy tàn, xu hướng duy trì chế độ phụ hệ cứng nhắc, triệt tiêu sự bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái, con nuôi và con đẻ. Nói về mối quan hệ này INSUNYN 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan