Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Pháp luật kinh doanh bảo hiểm với việc bảo vệ quyền lợi của bên tham gia bảo hiể...

Tài liệu Pháp luật kinh doanh bảo hiểm với việc bảo vệ quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm

.DOC
7
153
77

Mô tả:

Chuyên đề 3.2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng phức tạp, thời hạn nhiều khi rất dài, điều đó khiến quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm chịu ảnh hưởng rất lớn của những thay đổi chủ quan từ các chủ thể hợp đồng và khách quan từ môi trường tự nhiên - xã hội. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm có những quy định hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm cụ thể như sau: Thứ nhất, giải thích các điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm. Với vai trò là luật do các bên trong quan hệ hợp đồng tạo ra, về mặt lý luận, các điều khoản quy định trong hợp đồng cần phải đảm bảo các tiêu chí: đầy đủ, rõ ràng, thống nhất, đơn nghĩa, dễ hiểu trong đó tiêu chí “rõ ràng” là quan trọng nhất. Tuy nhiên, không ít hợp đồng tồn tại trên thực tế không phải lúc nào cũng đảm bảo được các tiêu chí nói trên dẫn đến việc các bên không có cách hiểu thống nhất về nội dung hợp đồng và vấn đề giải thích hợp đồng để giải quyết tranh chấp được đặt ra. Mục đích của việc giải thích hợp đồng là nhằm làm rõ nghĩa và phạm vi của hợp đồng hay một điều khoản cụ thể của hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm nói chung được điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm là một loại hợp đồng gia nhập (còn gọi là hợp đồng theo mẫu). Xuất phát từ sự “yếu thế” nói trên của người mua bảo hiểm, tính phức tạp và khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm và để tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm tìm cách “chèn ép” khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn cũng như hạn chế vi phạm nguyên tắc “tự do khế ước” trong giao dịch, các nhà làm luật đã đưa ra quy định về nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo hiểm như sau: - Một là, “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm1…” Hai là, “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng2”. Ba là, “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm3”. Như vậy, theo các quy định trên thì nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm trước hết thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm (thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại lý) và việc giải thích này phải theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm nếu điều khoản không rõ ràng. Khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng liên quan đến những Khoản 1, Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm Khoản 2, điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm 3 Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm 1 2 quy định của điều khoản hợp đồng, toà án có nghĩa vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó và thường sẽ ưu tiên giải thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm và/hoặc người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Về vấn đề này, Bộ luật dân sự cũng quy định “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó4”. Đây là quy định hợp lý bởi lẽ doanh nghiệp bảo hiểm là bên soạn thảo hợp đồng, do đó về nguyên tắc họ có quyền đồng thời có nghĩa vụ diễn đạt các điều khoản của hợp đồng một cách rõ ràng, mạch lạc còn người tham gia bảo hiểm hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm là bên phải chấp nhận hoặc bác bỏ toàn bộ các điều khoản đó (không tham gia bảo hiểm) mà không được “mặc cả” bất cứ điều gì. Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ dừng lại ở quy định nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo hiểm mà không nói đến cách thức giải thích hợp đồng này như thế nào. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải thích hợp đồng bảo hiểm phải căn cứ vào các quy định khác của pháp luật nếu có, bởi về nguyên tắc áp dụng luật, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trước hết sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm. Nếu Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định hoặc dẫn chiếu đến việc áp dụng luật khác (Bộ luật dân sự và các quy định quy định khác của pháp luật có liên quan) thì luật khác sẽ được áp dụng5. Trong trường hợp này, Bộ luật dân sự có quy định cách thức giải thích hợp đồng như sau6: 1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. 2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên. 3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng. 4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. 5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng. 6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng”. 7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn ngữ từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được sử dụng để giải thích hợp đồng. 8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”. Rõ ràng từ những quy định nói trên, thì việc giải thích hợp đồng bảo hiểm theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm khi có điều khoản không rõ ràng phải được đặt khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 Điều 12 khoản 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 6 Điều 409 Bộ luật dân sự năm 2005 4 5 trong mối quan hệ với các cách thức giải thích đã được đề cập tại Bộ luật dân sự hiện hành chứ không được áp dụng một cách tuỳ tiện, duy ý chí. Thứ hai, quy định về nghĩa vụ bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Mục đích của bên được bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản là khôi phục một cách nhanh chóng tình trạng tài chính của mình khi tài sản bảo hiểm bị tổn thất, đây là ý định chính đáng được pháp luật thừa nhận. Hành vi trây ỳ trong việc bồi thường cho người được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm cần được pháp luật nghiêm cấm. Bởi vì, hành vi này không những gây thiệt hại cho người được bảo hiểm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, tác động xấu đến quá trình xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm tài sản nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, vì lợi ích thiển cận trước mắt của chính doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lợi ích cá nhân của mình mà một số nhân viên bảo hiểm đã cố tình dây dưa trong việc thực hiện bồi thường cho người được bảo hiểm. Để ngăn chặn hành vi trục lợi này, pháp luật đã quy định một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm là “Bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm, Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường. Đây là thời gian ấn định để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình. Đồng thời quy định này cũng có ý nghĩa ngăn ngừa việc doanh nghiệp bảo hiểm cố tình không đưa điều khoản về thời hạn trả tiền bồi thường trong hợp đồng nhằm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường để chiếm dụng vốn của người được bảo hiểm. Thứ ba, các trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là những quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm tại khoản 3 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp: Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; hoặc Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định lỗi vô ý hay cố ý trong vi phạm pháp luật của người mua bảo hiểm là không dễ dàng và thường hay xảy ra tranh cãi giữa các bên khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra phải giải quyết bồi thường bảo hiểm. Thứ tư, quy định về các trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định: bên mua bảo hiểm được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp sau7: - Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật. - Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó, pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm được đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp sau8: - Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường; - Không thực hiện các nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm; - Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm. - Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Trong các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nêu trên, doanh nghiệp có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Với những quy định này chưa cụ thể, rõ ràng này có thể dẫn đến quyền lợi của người được bảo hiểm có thể bị xâm hại. Chẳng hạn, bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường. Trong trường hợp này vấn đề xác định việc cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm là lỗi cố ý hay vô ý là rất khó khăn. Hơn nữa, việc cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo hiểm nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể quy về trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trên thực tế đối với trường hợp này có thể xử lý theo hướng chấm dứt 7 8 khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20 và khoản 3 Điều 50 của Luật kinh doanh bảo hiểm hợp đồng hoặc xử lý theo hướng hợp đồng vô hiệu. Hậu quả pháp lý của việc xử lý đơn phương chấm dứt hợp đồng và xử lý hợp đồng vô hiệu là khác nhau. Thứ năm, quy định về chuyển nhượng, chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Để bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm nói chung và trong bảo hiểm tài sản nói riêng, pháp luật kinh doanh bảo hiểm có quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm (thay đổi người mua bảo hiểm) và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm (thay đổi chủ thể nhận bảo hiểm) để người được bảo hiểm không bị rơi vào trường hợp hợp đồng bảo hiểm phải chấm dứt khi hợp đồng bảo hiểm tài sản ký kết đang có hiệu lực. Chẳng hạn, tài sản bảo hiểm được chuyển nhượng cho chủ thể khác trong khi thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm vẫn còn thì tại thời điểm chuyển nhượng tài sản, bên mua bảo hiểm không còn không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm tài sản phải chấm dứt và doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thường xảy ra khi doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán; Doanh nghiệp bảo hiểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể… nếu không có quy định chuyển giao quyền lợi của người được bảo hiểm có thể bị xâm hại vì nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp không có khả năng bồi thường hoặc hợp đồng bảo hiểm phải chấm dứt trước hạn mà người được bảo hiểm không mong muốn, số phí bảo hiểm được hoàn lại chỉ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Quy định về chuyển nhượng và chuyển giao hợp đồng cũng hướng đến việc bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm bằng việc cho người được bảo hiểm có nhiều cách thức lựa chọn khác nhau để bảo đảm tốt nhất quyền lợi của mình. Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm có quy định: Việc chuyển nhượng hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản về việc chuyển nhượng cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp nhận việc đó. Trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế. Với quy định này trong hợp đồng bảo hiểm tài sản có lẽ chưa thật phù hợp, theo tôi cần quy định rõ hơn, đơn giản hơn trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là khi tài sản bảo hiểm được chuyển nhượng, bên mua bảo hiểm nếu muốn chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tài sản chỉ cần gửi thông báo đến cho doanh nghiệp bảo hiểm về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm đó có thể là tăng hoặc giảm rủi ro bảo hiểm làm thay đổi mức phí bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thứ sáu, pháp luật kinh doanh bảo hiểm quy định về trường hợp không được áp dụng nguyên tắc chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn với người thứ ba là người thân của người được bảo hiểm có lỗi vô ý gây thiệt hại cho tài sản bảo hiểm. “Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Thứ bảy, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm ra đời (Ngày 9/9/2014), nhằm mục đích trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp DN bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Việc thành lập Quỹ BVNĐBH nhằm tăng cường an toàn tài chính, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, đáp ứng các chuẩn mực hoạt động kinh doanh. Đối với trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ DN bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản cho DN bảo hiểm khác, số tiền do Quỹ chi trả theo quy định sẽ được chuyển trực tiếp cho DN bảo hiểm nhận chuyển giao… * Trong trường hợp DN bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, người tham gia bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm, bồi thường như sau: - Quỹ sẽ thực hiện chi trả theo quy định, tất nhiên là không phải 100% giá trị hợp đồng. Hoạt động của Quỹ là hoạt động mang tính nhân văn vì sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm, Quỹ sẽ hỗ trợ một phần cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp DN thua lỗ, phá sản. Cụ thể, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DN bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và DN bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Quỹ cũng chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của DN bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thì có 2 trường hợp chi trả: hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được chi trả tối đa theo quy định của pháp luật (70 triệu đồng/ người được bảo hiểm/vụ); các hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của DN bảo hiểm nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng. Tuy nhiên, đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ còn có trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm, vì vậy khách hàng sẽ được nhận chi phí theo quy định hợp đồng 2 bên đã ký kết. *Cơ chế minh bạch hoạt động của Quỹ: - Việc quản lý, sử dụng Quỹ luôn đảm bảo các nguyên tắc hiệu quả, công khai và minh bạch từ công tác thu đến công tác chi, hoạt động đầu tư, chi trả quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm... Tất cả đều được quy định cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ. Đối với các khoản thu về được Quỹ chia cụ thể gồm: Quỹ bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ; Quỹ bảo vệ người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ; chi quản lý Quỹ (không vượt quá 0,5% tổng số tiền thực trích nộp vào Quỹ hàng năm). Về hoạt động đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ cũng được quy định cụ thể: Mua trái phiếu Chính phủ với số lượng không hạn chế; Mua trái phiếu DN được Chính phủ bảo lãnh với mức tối đa không quá 5% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một DN và không vượt quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ. Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức tối đa không quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một ngân hàng thương mại và không vượt quá 50% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ. Ngân hàng thương mại nơi Quỹ gửi tiền phải là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thanh khoản cao theo Quy chế đầu tư Quỹ... Báo cáo tài chính năm của Quỹ được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm nộp Bộ Tài chính Báo cáo tài chính năm của Quỹ theo mẫu quy định.../.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan