Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phantichkieu dangtru

.PDF
8
229
128

Mô tả:

Phân tích và lựa chọn kiểu dáng trụ hợp lý khi thiết kế và thi công cầu vượt tại Việt Nam
Phân tích và lựa chọn kiểu dáng trụ hợp lý khi thiết kế và thi công cầu vượt tại Việt Nam 1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng cầu thành phố, cầu cạn, cầu vượt trong các nút giao thông 1.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng cầu cạn, cầu vượt Cầu vượt là một công trình cầu, được thiết kế và xây dựng trong các thành phố, thị xã... dựa trên những điều kiện xây dựng của một công trình giao thông như đảm bảo lưu thông của dòng phương tiện giao thông trên cầu, các điều kiện về vận hành khai thác, xét đến sự phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như hàng loạt các nhu cầu khác của cộng đồng dân cư... Nhìn chung, khi thiết kế và xây dựng các công trình giao thông, trong đó có cầu vượt, những yêu cầu cơ bản sau thường được đề cập tới: - Yêu cầu về xây dựng và khai thác: đảm bảo an toàn khi xây dựng công trình cầu trong khi vẫn đảm bảo lưu thông của các phương tiện giao thông ở các khu vực lân cận. Kết cấu dầm và trụ cầu phải hợp lý trong quá trình xây dựng, cũng như tiện lợi khi khai thác công trình; - Yêu cầu về tính toán thiết kế công trình: đảm bảo cường độ, độ bền, sự an toàn... của công trình xây dựng và khai thác công trình. Kết cấu cầu và các phụ kiện gối, khe co giãn, ống thoát nước...) còn phải được tính toán để đảm bảo chịu được các tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm của không khí, ăn mòn của hoá chất và các hiện tượng bất thường trong thiên nhiên. - Yêu cầu về kinh tế: đảm bảo chi phí nhỏ nhất khi xây dựng công trình, lựa chọn vật liệu và máy móc, thiết bị và phương pháp thi công phù hợp, bố trí công trường xây dựng và tiến độ xây dựng hợp lý; - Yêu cầu về kiến trúc: nhằm tạo ra một công trình cầu với dáng vẻ kiến trúc đẹp, hài hoà, phù hợp với cảnh qauan và kiến trúc của khu vực xung quanh. Cần thiết phải chọn lựa hình dáng kiểu kiến trúc bên ngoài của công trình cầu, xét đến sự phát triển của hệ thống giao thông, phù hợp với kiểu dáng tổng thể của tổ hợp công trình giao thông. - Yêu cầu về vị trí công trình: công trình cầu phải được lựa chọn vị trí theo quy hoạch tổng thể của khu vực, phù hợp với yêu cầu kinh tế, cảnh quan, kiến trúc, thuận tiện cho 1 việc khai thác công trình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn này còn dựa trên việc tính toán lưu lượng xe, các giải pháp về xây dựng và hiệu quả khai thác công trình; - Yêu cầu về môi trường: nhằm bảo đảm việc môi trường khỏi các tác động tiêu cực của công trình đối với môi trường xung quanh. Việc đánh giá các tác động của công trình cầu lên môi trường xung quanh phải được tiến hành trong tất cả các giai đoạn xây dựng và khai thác cầu, từ những tác động lên môi trường (ô nhiễm không khí, nhiễm bẩn nguồn nước...) đến những tác động lên khu vực dân cư ( ô nhiễm tiếng ồn, khói, bụi...) Thông thường, công trình cầu vượt thường nằm trong một tổ hợp giao thông, do vậy trên cầu còn bố trí một số thiết bị kỹ thuật khác như cột đèn, ống nước... do vậy, cần phải thiết kế và bố trí hợp lý các thiết bị kỹ thuật này nhằm đảm bảo dòng giao thông chuyển động liên tục và an toàn trên cầu. 1.2. Những vấn đề cơ bản khi xây dựng cầu thành phố và cầu trong các nút giao thông nhiều tầng Những yêu cầu về xây dựng - khai thác, tính toán- thiết kế, kinh tế - kỹ thuật, kiến trúc và môi trường đối với cầu thành phố và cầu trong các nút giao nhiều tầng không khác nhiều so với những yêu cầu này với cầu vượt và cầu cạn. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung trên, với cầu thành phố và cầu trong nút giao còn có những yêu cầu và lưu ý riêng, mang tính đặc thù cho các loại cầu này. Khi thiết kế các cầu trong thành phố hoặc gần khu dân cư, cần lưu ý các điểm sau: - Chiều dài của kết cấu nhịp được thiết kế dựa trên chiều rộng của đường nằm dưới cầu vượt có xét đến điều kiện tĩnh không và các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật, kiến trúc... - Các dạng trụ cầu dùng cho cầu vượt nên dẹp, chiếm ít diện tích và không gian dưới cầu, được bố trí phù hợp với tổng thể kiến trúc của công trình, đồng thời việc trụ cầu và kiểu móng trụ phải được lựa chọn và tính toán khi xét đến hệ thống công trình ngầm phía dưới cầu trong hiện tại và theo quy hoạch giao thông trong tương lai; - Hệ thống thoát nước trên cầu nên được thiết kế và bố trí đồng bộ, được nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, đảm bảo mỹ quan và vệ sịnh đô thị; - Tuỳ theo yêu cầu về kiến trúc, có thể sơn phía bên ngoài của cầu, cũng như thiết kế và lựa chọn các chi tiết về lan can, cột đèn, khe co giãn... Hiện nay, tại các nước trên thế giới, với số lượng lớn các phương tiện trong hệ thống giao thông, thường phải thiết kế và bố trí các nút giao thông khác mức. Với sự phát triển rất nhanh của công nghệ xây dựng, cũng như việc áp dụng các ứng dụng khoa học trong tính toán và thiết kế công trình giao thông, các nút giao thông đã được thiết kế với nhiều tầng trong không gian phía trên mặt đất và ngầm trong lòng đất. Tuỳ theo cấu tạo và hình dáng các nút giao thông khác mức này, có thể lựa chọn và sử dụng các dạng cầu khác nhau từ dạng cầu đơn giản (cầu thẳng) đến cầu phức tạp (cầu cong, cầu chia nhánh...) Nhìn chung, các cầu trong nút giao nhiều tầng có dạng cầu phức tạp hơn so với kết cấu của cầu vượt và cầu cạn vượt đường thông thường. 2 Khi thiết kế và bố trí các kết cấu nhịp cầu trong các nút giao thông khác mức cần lưu ý các điểm sau: - Kết cấu nhịp cầu cho phép tạo nên các dạng trắc dọc khác nhau trong không gian thuộc phạm vi của các nút giao thông khác mức; - Kết cấu nhịp và trụ cầu nên có cấu tạo gọn, tối ưu về mặt kích thước, thuận tiện cho việc tạo ra khoảng không gian phía dưới cầu; - Móng của mố, trụ phải được bố trí hợp lý, thoả mãn với điều kiện tác động của móng đến các công trình ngầm tai các khu vực lân cận là nhỏ nhất; - Tuỳ theo các dạng khác nhau của nút giao khác mức, cho phép bố trí các chiều dài nhịp khác nhau và vị trí các trụ cầu khác nhau theo phương ngang cầu của các cầu vượt trong nút. Khi thiết kế các nút giao nhiều tầng phức tạp, ngoài các yêu cầu và lưu ý kể trên đối với kết cấu trong nút, còn phải lưu ý thêm 1 số vấn đề về kỹ thuật sau: - Bố trí các giao cắt, số lượng và bán kính cong của các nhánh rẽ, chiều dài cầu dẫn..., phải được tính toán và bố trí theo thiết kế tổng thể và chi tiết nút giao, phù hợp với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế của khu vực nút giao và vùng lân cận; - Các dạng nút giao được tính toán chủ yếu dựa trên hướng và cường độ của các dòng giao thông khác nhau trong nút, cũng như các dạng kết nối của các nhánh rẽ trong nút... Cũng cần đánh giá rằng khi thi công những cầu trong nút giao thông nhiều mức, cần phải chú ý thêm những điều sau: - Khu vực thi công các cầu vượt thường chật hẹp, đặc biệt là với các nút giao trong khu vực đô thị, do vậy nên sắp đặt và bố trí công trường, lập tiến độ và tổ chức thi công công trình khoa học và hợp lý. - Lựa chọn các phương pháp thi công cầu nên xét đến các điều kiện khác nhau tại khu vực thi công, cũng như năng lực của đơn vị thi công, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của việc xây dựng đến hệ thống giao thông và cuộc sống của dân cư khu vực lân cận; - Lựa chọn thời gian xây dựng công trình ngắn nhất. 2 Những dạng trụ khác nhau khi thiết kế cầu vượt, cầu thành phố và cầu trong các nút giao khác nhau Các loại trụ cầu vượt, cầu cạn, cầu thành phố và cầu trong các nút giao khác mức có thể được phân loại dựa theo hình dáng kết cấu hay dựa theo phương pháp thi công. Về hình dạng kết cấu, các loại trụ cầu này có thể phân thành các dạng trụ sau: - Trụ thân cột là loại thân trụ gồm 1 cột hay nhiều cột với hình dạng khác nhau như tròn hình chữ nhật vát cạnh, ô van, elíp... đỡ kết cấu nhịp tại điểm phía trên cột trụ. Liên kết 3 giữa tru cột và kết cấu nhịp có thể là nối cứng (trụ ngàm) hoặc đươc bố trí gối đỡ (trụ gối); - Trụ thân tường là loại thân trụ có dạng hình chữ nhật, hình thang vát cạnh hoặc các hình dạng khác với chiều rộng thân trụ (b) lớn hơn chiều dày thân trụ (t) tối thiểu 5 lần (b/t Đ5). Quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của thân trụ sẽ quyết định rất nhiều độ cứng của cầu theo phương dọc cầu; - Các dạng trụ khác là các dạng trụ có hình dạng khác nhau, được thiết kế và bố trí trong các nút giao khác mức hoặc khi cần vượt qua những đoạn đường rộng phía dưới. Những dang trụ này sẽ được phân tích kỹ ở các phần tiếp theo. Khi xét đến các phương pháp thi công khác nhau có thể phân chia ra thành các loại trụ sau: - Trụ đổ tại chỗ là dạng trụ bê tông hoặc BTCT được thi công bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ. Loại trụ này được xây dựng rất phổ biến trên thế giới, bởi nó chứa đựng rất nhiều ưu điểm như độ tin cậy của công trình cao và cường độ đảm bảo, cho phép an toàn khi khai thác công trình và có thể thuận tiện khi sửa chữa hoặc mở rộng công trình. Tuy nhiên, với loại trụ này, cần chú ý đảm bảo vấ đề chống nứt khi thi công. - Trụ lắp ghép là dạng trụ được thi công bằng phương pháp lắp ghép các khối bê tông hoặc BTCT lại với nhau. Các khối này thường được sản xuất, chế tạo trong nhà máy hoặc bãi đúc công trường do vậy đảm bảo được chất lượng của từng khối tiết kiệm vật liệu và đẩy nhanh tiến độ thi công. Tuy nhiên, tại vị trí liên kết giữa các khối này, thường khó thực hiện việc đặt cốt thép, đổ bê tông mối nối và trong quá trình khai thác, thường xuất hiện các hư hỏng tại vị trí các mối nối này. - Trụ lắp ghép kết hợp với đổ bê tông tại chỗ là loại trụ có thể kết hợp được ưu điểm của 2 loại trụ trên. Thông thường, tiến hành chế tạo các khối BT trong nhà máy hoặc trên công trường, sau đó tận dụng các khối này làm đà giáo và ván khuôn rồi tiến hành đổ bê tông phía trong. Loại trụ cầu này được xây dựng khá nhiều ở Trung Quốc và các nước thuộc Liên Xô (cũ). Hiện nay, ở nước ta áp dụng phổ biến loại trụ được thi công đổ tại chỗ, do vậy ở các phần tiếp theo của bài báo này sẽ tiến hành phân tích các dạng trụ được phân loại theo kết cấu, được thiết kế và xây dựng cho các loại cầu cạn, cầu vượt, cầu thành phố và cầu trong các nút giao khác mức. 2.1. Các dạng trụ thân cột Các dạng trụ thân cột với các loại mặt cắt ngang của thân cột khác nhau được sử dụng rộng rãi khi thiết kế các công trình cầu cạn, cầu vượt. Khi chiều rộng cầu đến 12m hợp lý khi áp dụng các loại trụ 1 cột với các loại kết cấu dầm như dầm hộp, dầm bản hoặc chữ T hoặc chữ I. Tuy nhiên, với các chiều rộng cầu lớn hơn 12m, nên áp dụng các loại trụ 2 cột Đối với trường hợp kết cấu nhịp dạng hở, như với kết cấu dầm Super - T, có thể áp dụng trụ nhiều cột. 4 Với trường hợp cầu rộng hoặc cầu rẽ nhánh có bề rộng cầu thay đổi, có thể áp dụng dạng trụ cột hình chữ V. Với các cầu do điều kiện khách quan hoặc quy hoạch tổng thể của khu vực, có thể cân nhắc, bố trí cột trụ lệch so với tim cầu theo mặt cắt ngang. Còn dạng trụ T với xà mũ mở rộng và thân trụ có thể khoét rỗng được sử dụng rộng rãi với trường hợp cầu rộng, bố trí được trụ cầu tại các dải phân cách giữa đường. Trong các nút giao, thường bố trí các nhánh rẽ lên hoặc xuống cầu vượt. Các nhánh rẽ này thường có bán kính cong nhỏ và độ dốc ngang lớn. Khi bố trí trụ cột tại các nhánh rẽ này, với các cầu có bề rộng lớn, có thể bố trí hợp lý Trong trường hợp này, các trụ được thiết kế nghiêng so với phương thẳng đứng, để kết cấu trụ chịu được lực lắc ngang của hoạt tải, hoặc hướng tâm do cầu nằm trong đường cong... Móng của các dạng trụ này có thể dùng móng trên nền thiên nhiên, móng cọc ép, cọc đóng hay cọc khoan. Với trường hợp sử dụng các móng cọc ống hay cọc khoan đường kính lớn, có thể không cần thiết kết bệ trụ hoặc xà mũ mà kéo dài cọc lên làm thân trụ luôn. Thông thường với trường hợp này, kích thước của thân trụ sẽ không lớn hơn kích thước của cọc. 2.2. Các dạng trụ thân tường Bê cạnh trụ cột, trụ thân tường cũng được sử dụng rộng rãi khi thiết kế trụ cho các cầu cạn cầu vượt trong các nút giao khác mức. Các loại tru này được thiết kế để đỡ các dạng kết nhịp khác như dầm T, I, Super - T, dầm bản hoặc dầm hộp. Các dạng trụ này tạo ra nhiều dáng vẻ kiến trúc khác nhau với kết cấu nhịp và trụ, phù hợp với những công trình có yêu cầu về kiến trúc đẹp. Với các thân trụ cao, có thể tiến hành khoét rỗng trụ và giảm kích thước của thân tường theo chiều cao, hoặc với dạng kết cấu nhịp cầu cong có thể bố trí trụ không đối xứng. Đối với những dạng trụ có chiều dày thân tường nhỏ, có thể thiết kế thân trụ dạng hình chữ I, tăng cường thêm tiết diện ở 2 đầu của thân tường. Cũng có thể bố trí thân tường dạng khung, với thân trụ dạng thẳng hoặc dạng nghiêng. Trong những trường hợp cần sự đa dạng về hình dáng kiến trúc của trụ, có thể thân trụ được bố trí dưới dạng tổ hợp nhiều thanh hoặc 1 thanh có mở rộng phía trên. 2.3. Các dạng trụ khác Trong thành phố và trong các nút giao nhiều tầng, thường bố trí các cầu vượt, cầu rẽ nhánh... vượt trên các tuyến đường khác nhau. Tại các nút giao này, có thể lựa chọn và bố trí nhiều dạng trụ khác nhau, từ những dạng trụ thân cột, thân tường đến những dạng trụ có những kết cấu phức tạp, tổ hợp của các dạng kết cấu khác nhau. Với những cầu vượt trong thành phố, hình dáng bên ngoài của cầu đặc biệt quan trọng, phải phù hợp với kiến trúc và cảnh quan của khu vực bố trí cầu. Hiện nay, đôi với các cầu vượt trong thành phố, với việc tạo mầu sắc (sơn) cầu và hiệu ứng ánh sáng (bố trí chiếu sáng), các cầu vượt đã trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng. Hiển nhiên, thiết kế bố trí trụ nên phù hợp với kiến trúc của cầu, trong khi vẫn phải đạt được yêu cầu khai thác công trình. 5 Trên thế giới, đặc biệt với các công trình giao thông trong đô thị, việc sử dụng trụ dạng Г và П rất phổ biến. Ưu điểm nổi bật của 2 dạng trụ này là việc không cần bố trí trụ tại phần đường giao thông, mà chỉ cần bố trí vào vỉa hè hoặc lề đường. Trong các trường hợp thông thường, có thể sử dụng trụ dạng Г hoặc П cho các cầu vượt tuỳ theo yêu cầu thiết kế. Khi chiều dài cánh hẫng của trụ không lớn hơn 6m và phải bố trí trụ ở lề đường, trụ dạng chữ Г thường được sử dụng. Khi chiều rộng của đường cần vượt phía dưới lớn thì hợp lý khi sử dụng trụ dạng П. Các dạng trụ Г và П có thể sử dụng kết cấu dạng trụ cột hoặc trụ thân tường với vật liệu là BTCT hoặc thép. Khi chiều rộng cuả cầu vượt lớn, có thể dùng các kết cấu trụ với nhiều cột trụ hoặc nhiều trụ thân tường khác nhau. Trong trường hợp này, tuỳ thuộc theo yêu cầu thiết kế có thể bố trí các dạng kết cấu thân trục khác nhau, có thể cân nhắc thiết kế xà mũ và bệ trụ riêng biệt hoặc nối liền. Với các dạng nút giao nhiều tầng, đặc biệt là tại vị trí giao nhau trong không gian của các tầng cao độ nứt khác nhau, kiểu dáng kết cấu trụ khá phức tạp và đa dạng, vừa phải thoả mãn các yêu cầu thiết kế tính toán, phù hợp với kiểu dáng kiến trúc chung...Đối với các nút giao 3 tầng hoặc nhiều tầng hơn nữa, có thể bố trí một số dạng trụ sau: - Trụ cột kết cấu nhịp không đối xứng, tương tư như trụ dạng Г: các trụ này có các cạnh hẫng không đối xứng ở tầng 2 và tầng 3, làm nhiệm vụ của kết cấu nhịp đỡ các dòng giao thông ở các tầng này của nút giao thông. Thường thường, tầng 2 của nút loại này dùng cho người đi bộ và các phương tiện thô sơ, còn tầng 1 của nút chính là tầng dành cho các phương tiện giao thông trên mặt đất. Với các kết cấu nhịp đối xứng, áp dụng trụ đỡ 2 tầng. Chức năng của các trụ này tương tự như loại trụ cột trên, chỉ khác nhau về bố trí kết cấu nhịp của trụ. Hai dạng trụ này thường dùng cho các dạng kết cấu nhịp có chiều dài không lớn; - Trụ dạng nhánh cây: loại trụ này có thân trụ dạng cột hoặc thân tường với các cánh hẫng được liên kết cứng với trụ chính. Các cánh hẫng của trụ dùng để đỡ các dạng kết cấu nhịp tại các tầng cao độ khác nhau và các loại phương tiện khác nhau. Ưu điểm chính của loại trụ này là thiết kế được với các loại kết cấu nhịp có chiều dài lớn; - Trụ khung dạng П: loại trụ khung có nhiều tầng cao độ khác nhau, thường được thiết kế với kết cấu nhịp dầm bản hoặc dầm hộp. Tuỳ theo mục đích thiết kế và cách bố trí không gian dưới cầu có thể bố trí vị trí ở 2 bên lề đường hoặc bố trí tại dải phân cách ở giữa đường. Ưu điểm của loại trụ này là có thể dùng gối đỡ hoặc liên kết ngàm cứng kết cấu nhịp và trụ, cũng như áp dụng với các cầu vượt có chiều rộng và chiều dài lớn; - Trụ khung dạng П không bố trí xà mũ: loại trụ này thường bố trí kết cấu nhịp liên kết ngàm trực tiếp với trụ, với tầng giao thông ở giữa thường dùng cho các phương tịên thô sơ và người đi bộ. Nhược điểm của loại kết cấu này là độ cứng của kết cấu cầu vượt không lớn, do vậy kết cấu nhịp có chiều dài thường không lớn. 3. Phân tích và lựa chọn kiểu dáng trụ khi thiết kế và thi công cầu vượt, cầu thành phố và cầu trong các nút giao khác mức tại Việt Nam Trong lĩnh vực thiết kế công trình cầu, việc phân tích và lựa chọn các kết cấu chính của cầu (kết cấu nhịp, trụ mố, cọc... dựa vào rất nhiều yêu cầu về xây dựng - khai thác, tính 6 toán-thiết kế, kinh tế - kỹ thuật, kiến trúc, môi trường... Việc lựa chọn kiểu dáng kết cấu trụ phải phù hợp với kiểu dáng kết cấu nhịp nói riêng, cũng như kiểu dáng cầu nói chung.Theo kinh nghiệm của rất nhiều nhà khoa học, kết hợp với việc nhiều dự án cầu vượt và nút giao ở Việt Nam đã đươc thiết kế và thi công, có thể nhận thấy rằng, kết cấu nhịp dầm bản va dầm hộp là lựa chọn đầu tiên khi thiết kế kết cấu nhịp cho các cầu vượt cầu rẽ nhánh... Khi so sánh, chọn lựa giữa dầm bản và dầm hộp, kết cấu nhịp dầm bản hiện chiếm ưu thế vì chiều cao kiến trúc của dầm bản thấp. Với các cầu vượt trong thành phố hoặc trong các nút giao, chiều dài của chúng thường nằm trong khoảng từ 15...60m. Khi lựa chọn kiểu dáng kết cấu trụ, ngoài việc phải đảm bảo yêu cầu chịu lực, chống nứt... theo quy trình thiết kế cầu hiện hành, thì các yếu tố về kiến trúc, cũng như giảm thiểu việc chiếm dụng không gian phía dưới cầu cần được chú ý xem xét. Qua việc đề cập và phân tích các dạng trụ của cầu vượt, nhận thấy rằng, trụ cột và trụ thân tường có khả năng đáp ứng các yêu cầu trên → kiến nghị sử dụng khi thiết kế các cầu vượt. Với trường hợp chỉ có thể bố trí ở lề đường, không thể bố trí giữa đường hoặc trên các dải phân cách, ưu tiên lựa chọn các dạng trụ Г và П. Tại nước ta trong tương lai gần, do sự phát triển nhanh của nền kinh tế-xã hội, cũng như sự gia tăng của dân số và các phương tiện giao thông cơ giới... hệ thống giao thông dần trở nên quá tải, đòi hỏi phải mở rộng hoặc xây mới rất nhiều nút giao thông, trong đó nhiều nút giao thông sẽ không chỉ dừng lại chỉ ở 2 tầng. Việc phân tích và lựa chọn kiểu dáng và kết cấu cho các loại trụ trong các nút giao này sẽ trở nên cần thiết. Qua việc phân tích dạng kết cấu trụ ở trên, trụ dạng П và trụ dạng nhánh cây có thể phù hợp khi thiết kế trụ trong các nút giao nhiều tầng. Tính đến năm 2006, các công trình cầu giao thông ở Việt Nam chủ yếu được xây dựng từ các loại vật liệu như bê tông, BTCT, thép, bê tông cốt thép liên hợp... Nhìn trên biểu đồ và dựa trên tình hình thực tế khi lựa chọn vật liệu để thi công các công trình cầu, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian sắp tới, lựa chọn chủ yếu cho các dạng cầu nói chung vẫn là kết cấu BTCT. Hiện nay, khi thiết kế và thi công các cầu vượt ở Việt Nam với các yêu cầu có kết cấu dầm bản và trụ cột (hoặc trụ thân tường), công nghệ đổ bê tông tại chỗ trên đà giáo đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến, vì nó chứa đựng các ưu điểm riêng sau: - Tạo ra các hình dạng và đường cong của kết cấu nhịp, cũng như của kết cấu trụ, đa dạng trong không gian; - Tạo ra cầu vượt có chiều cao kiến trúc nhỏ, kiểu dáng đẹp, phù hợp với yêu cầu kiến trúc và cảnh quan khu vực; - Tận dụng được vật liệu và nhân lực tại khu vực xây dựng cầu, góp phần giảm giá thành xây dựng; - Có thể tận dụng thiết bị, đà giáo, ván khuôn... để sử dụng nhiều lần, giảm thời gian và tăng hiệu quả xây dựng công trình 7 - Lắp dựng cốt thép, đổ bê tông... tại công trường, có thể kiểm tra vật liệu và chất lượng kết cấu tại từng giai đoạn thi công, tăng độ tin cậy của công trình. 4. Kết luận Cầu thành phố, cầu cạn, cầu vượt... trong các nút giao khác mức cần phải đáp ứng những yêu cầu chung đối với một công trình cầu thông thường, cũng như phải đáp ứng những yêu cầu và chú ý riêng như với một công trình nằm trong thành phố, thị xã, khu dân cư... Khi thiết kế, thi công và khai thác các dạng cầu này, cần phải xem xét và cân nhắc các vấn đề trên. Khi thiết kế kết cấu của các nút giao khác mức, viêc lựa chọn kiểu dáng, kết cấu của cầu vượt, trong đó có kết cấu nhịp và trụ, đặc biệt quan trọng, cần phải phân tích và cân nhắc kỹ, dựa trên đặc điểm làm việc, cũng như khả năng thi công các loại kết cấu này. Đối với các cầu vượt thông thường, hợp lý khi sử dụng trụ dạng thân tường hay trụ dạng cột. Khi gặp vấn đề khó khăn trong việc bố trí vị trí của trụ, có thể cân nhắc thêm phương án thiết kế, bố trí trụ Г và П trên lề đường hoặc phần lưu không của đường... Còn khi thiết kế kết cấu trụ trong các nút giao nhiều tầng, hợp lý khi áp dụng kết cấu trụ như trụ dạng nhánh cây hoặc trụ khung dạng П. TS Lê Hoàng Hà (Nguồn tin: T/C Cầu đường Việt Nam, số 7/2007) 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan