Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ ở huyện mỏ cày nam - tỉ...

Tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ ở huyện mỏ cày nam - tỉnh bến tre

.PDF
69
1614
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DỪA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM - TỈNH BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện MAI LÊ TRÚC LIÊN VÕ MINH CHÍ MSSV: 4077527 LỚP: KTNN 3 – K33 Tháng 5/2011 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU.............................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU CHUNG ............................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 1.4.1. Phạm vi không gian.......................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi thời gian ............................................................................. 3 1.4.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 3 1.4.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. ............................................................................................ 6 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................................................................... 6 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ ...................................................................... 6 2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ................................................................ 6 2.1.1.2. Đặc trưng nông hộ ..................................................................... 6 2.1.2. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất ...................................................... 7 2.1.2.1. Hiệu quả kỹ thuật ...................................................................... 8 2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế ........................................................................ 8 2.1.2.3. Hiệu quả phân phối.................................................................... 8 2.1.3. Khái niệm về các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính...... 9 2.1.3.1. Chi phí....................................................................................... 9 2.1.3.2. Doanh thu .................................................................................. 9 VÕ MINH CHÍ 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN 2.1.3.3. Lợi nhuận .................................................................................. 9 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 9 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ............................................. 9 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 10 2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................... 10 2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 10 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 10 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ... ........................ 13 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN MỎ CÀY NAM 13 3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................... 13 3.1.2. Địa hình, đất đai .......................................................................... 13 3.1.3. Thời tiết, khí hậu .......................................................................... 14 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ...................................................... 14 3.2.1.Tình hình kinh tế.. ........................................................................ 14 3.2.1.1. Nông nghiệp ............................................................................ 14 3.2.1.2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp ....................................... 16 3.2.1.3. Thương mại dịch vụ................................................................. 17 3.2.1.4. Cơ sở hạ tầng .......................................................................... 17 3.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội........................................................... 17 3.2.2.1. Dân số ..................................................................................... 17 3.2.2.2. Văn hóa thông tin .................................................................... 17 3.2.2.3. Giáo dục đào tạo...................................................................... 18 3.2.2.4. Y tế.......................................................................................... 18 3.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY DỪA ............................................................. 19 3.3.1. Nguồn gốc và đặc điểm tự nhiên ................................................. 19 VÕ MINH CHÍ 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN 3.3.2. Tình hình sản xuất dừa ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre .. 19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DỪA CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN MỎ CÀY NAM - TỈNH BẾN TRE . 21 4.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ DỪA ............................................................. 21 4.2. THÔNG TIN VỀ HỘ TRỒNG DỪA.................................................. 22 4.2.1. Số lượng mẫu thu thập................................................................. 22 4.2.2. Độ tuổi của hộ tham gia trồng dừa ............................................. 23 4.2.3. Trình độ văn hóa .......................................................................... 23 4.2.4. Người quyết định trồng loại cây này ........................................... 24 4.2.5. Thời gian tham gia sản xuất......................................................... 25 4.2.6. Diện tích trồng .............................................................................. 25 4.2.7. Hình thức trồng ............................................................................ 26 4.2.8. Thông tin về giống . ...................................................................... 26 4.2.9. Giống dừa được trồng .................................................................. 27 4.2.10. Nguồn vốn sản xuất .................................................................... 28 4.2.11. Nguồn thu nhập .......................................................................... 28 4.2.12. Kinh nghiệm sản xuất................................................................. 29 4.2.13. Phương hướng phát triển........................................................... 29 4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA VIỆC TRỒNG DỪA .. 30 4.3.1. Phân tích các chỉ số nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất .............. 30 4.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ thông qua các tỷ số tài chính 34 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT.. 35 4.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ ..................................................................................................................... 37 4.6. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DỪA ............ 40 VÕ MINH CHÍ 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN 4.6.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ dừa ............................................................... 40 4.6.2. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ dừa ................................. 42 4.6.2.1. Nông dân trồng dừa ................................................................. 42 4.6.2.2. Thương lái ............................................................................... 43 4.6.2.3. Cơ sở chế biến ......................................................................... 44 4.6.2.4. Tàu xuất khẩu .......................................................................... 45 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DỪA......................................... 46 5.1. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DỪA .............. ................................ 46 5.1.1. Thuận lợi.. .................................................................................... 46 5.1.2. Khó khăn . .................................................................................... 47 5.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ .......... ................................................................................................. 48 5.2.1. Đối với quá trình sản xuất ........................................................... 48 5.2.1.1. Nâng cao nhận thức của nông hộ ............................................. 48 5.2.1.2. Nâng cao năng suất dừa ........................................................... 48 5.2.1.3. Nâng cao lợi nhuận kinh tế của hộ ........................................... 49 5.2.2. Đối với quá trình tiêu thụ............................................................. 49 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ... ............................................. 50 6.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................50 6.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................51 6.2.1. Đối với người sản xuất.........................................................................51 6.2.2. Đối với các cơ sở, công ty chế biến .....................................................51 6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương ................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO... VÕ MINH CHÍ 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình trồng dừa của huyện qua 3 năm (2008 – 2010) ................ 20 Bảng 2: Số lượng mẫu phỏng vấn................................................................. 22 Bảng 3: Tuổi của các đáp viên...................................................................... 23 Bảng 4: Trình dộ văn hóa của người dân ...................................................... 23 Bảng 5: Chủ thể quyết định trồng loại cây này ............................................. 24 Bảng 6: Thời gian tham gia sản xuất ............................................................ 25 Bảng 7: Diện tích đất trồng dừa của nông hộ ............................................... 25 Bảng 8: Hình thức trồng ............................................................................... 26 Bảng 9: Nguồn giống được trồng ................................................................. 26 Bảng 10: Giống dừa được các hộ nông dân chọn trồng................................. 27 Bảng 11: Lý do chọn trồng dừa .................................................................... 28 Bảng 12: Kinh nghiệm trồng dừa.................................................................. 29 Bảng 13: Dự định tham gia và lợi ích mong muốn từ hợp tác xã .................. 29 Bảng 14: Tổng hợp chi phí, thu nhập, lợi nhuận trên một công đất trồng dừa.30 Bảng 15: Tỷ trọng các khoản mục chi phí..................................................... 32 Bảng 16: Các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng dừa ............................................................................................................... 34 Bảng 17: Kết quả xử lý excel ...................................................................... 36 Bảng 18: Bảng ANOVA............................................................................... 36 Bảng 19: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .................. 36 Bảng 20: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ năm 2010 ....... ..................................................................................................... 38 Bảng 21: Hình thức thanh toán khi bán......................................................... 43 VÕ MINH CHÍ 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN DANH MỤC HÌNH Hình 1: Cơ cấu diện tích trồng trọt của huyện Mỏ Cày Nam năm 2010 ........ 15 Hình 2: Cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Mỏ Cày Nam năm 2010 ........... 15 Hình 3: Cơ cấu Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp năm 2010 ................... 16 Hình 4: Diện tích dừa của các tỉnh trong năm 2008 – 2009 .......................... 19 Hình 5: Giá trị kinh tế từ dừa........................................................................ 21 Hình 6: Trình độ văn hóa của nông hộ.......................................................... 24 Hình 7: Nguồn gốc giống được sử dụng để trồng ......................................... 27 Hình 8: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trên một công đất trồng dừa.......... 31 Hình 9: Kênh tiêu thụ dừa ............................................................................ 41 VÕ MINH CHÍ 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm ở cực Nam của đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới được khai phá hơn 300 năm trước. Dưới bàn tay khai phá của con người, những vùng đất đầy cỏ dại và thú dữ, những cánh đồng hoang… đã trở thành những ruộng lúa phì nhiêu, những vườn cây trĩu quả và những ao, hồ ắp đầy tôm cá. Gồm 13 tỉnh thành, với diện tích đất tự nhiên là 4 triệu ha, trong đó 3,8 triệu ha là đất nông nghiệp. Đi đầu cả nước về sản xuất lúa, Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm đại bộ phận sản lượng gạo xuất gạo cả nước. Không những thế, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa số các tỉnh lại giáp biển nên có nhiều thế mạnh trong việc khai thác, nuôi trồng thủy sản ở cả nước mặn, nước ngọt và nước lợt. Như vậy, thủy sản ở vùng này chiếm 50% sản lượng và trên 65% xuất khẩu cả nước. Ngoài ra, Đồng Bằng Sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa mà cây ăn trái cũng được xem là thế mạnh, là vùng sản xuất cây ăn trái lớn nhất nước (Ts. Nguyễn Minh Châu). Một số tỉnh có vườn cây ăn trái lớn như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…, và mỗi loại trái cây tạo nên nét đặt trưng riêng của vùng như: Quýt Cái Bè, Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, Thanh Long Chợ Gạo, Xoài cát Hòa Lộc... Nhưng, khi nhắc đến trái dừa thì mọi người nghĩ đến quê hương Bến Tre. Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích dừa lớn nhất Việt Nam, khoảng 36.827 ha (2005) và được trồng nhiều ở các huyện như: Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm. Từ lâu đời sống của 70% người dân Bến Tre luôn gắn bó với cây dừa. Là mặt hàng thực phẩm ngon miệng và bổ dưỡng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, với thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, cây dừa đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế người dân tỉnh Bến Tre nói chung và bà con nông dân ở huyện Mỏ Cày Nam nói riêng. Tuy nhiên, trong năm 2000 hiệu quả kinh tế của cây dừa ở huyện Mỏ Cày Nam rất thấp đã làm đời sống của những người trồng dừa hết sức khó khăn, hiện tượng phá bỏ vườn dừa chuyển sang trồng các cây ăn trái khác xuất hiện khắp nơi. Những năm gần đây hiệu quả thu nhập từ dừa của bà con trong huyện có những tín hiệu khả quan, nhưng nhìn trên bình diện chung hiệu quả này vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố VÕ MINH CHÍ 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN chưa thật sự vững chắc như: năng suất dừa thấp, diện tích dừa lão hóa ngày càng tăng, giá dừa lên xuống thất thường, thông tin giá cả còn hạn chế, cơ chế thu mua giữa doanh nghiệp và người dân trồng dừa chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, nông dân ở đây cũng phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay chính là sự biến động giá và diễn biến phức tạp của sâu bệnh như bọ dừa tấn công và lan ra diện tích rộng… Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập từ dừa - nguồn thu nhập chính của hầu hết các nông hộ trồng dừa nơi đây. Để góp phần khắc phục những hạn chế trên, đề tài “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ ở Huyện Mỏ Cày Nam - tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa của Huyện. 1.2. MỤC TIÊU CHUNG 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông dân trồng dừa, và các đối tượng thu mua dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam Tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa trên địa bàn trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá thực trạng chung của nông dân sản xuất và các đối tượng thu mua dừa ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. (2) Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông hộ trồng dừa và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ở huyện Mỏ Cày Nam - tỉnh bến Tre. (3) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng sản xuất, tiêu thụ của nông dân và các đối tượng thu mua dừa trên địa bàn nghiên cứu hiện nay ra sao? VÕ MINH CHÍ 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN (2) Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nông dân trồng dừa hiện nay có hợp lý, đạt hiệu quả nhất chưa và các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre? (3) Quá trình sản xuất, tiêu thụ dừa hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì? (4) Giải pháp nào để hoàn thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa phù hợp với thực tiễn? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi không gian Địa bàn khảo sát tại huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. Chủ yếu các xã trồng dừa tại điạ bàn này. 1.4.2. Phạm vi thời gian Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 03 năm từ năm 2008 đến năm 2009 và năm 2010. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2011. Đề tài được thực hiện từ ngày 28.01.2011 đến 15.04.2011. 1.4.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lợi ích kinh tế của người dân thu được từ việc sản xuất dừa. Đề tài nghiên cứu các đối tượng thu mua dừa tại địa bàn nghiên cứu. Nông hộ tham gia sản xuất trong huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. 1.4.4. Nội dung nghiên cứu Đối với hộ nông dân tham gia sản xuất dừa tại địa bàn nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất, tiêu thụ dừa là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn, cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 40 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích hiệu quả sản xuất, tình hình đầu ra và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ (thông qua quá trình phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, các chỉ tiêu kinh tế, phương trình hồi quy…); đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ của nông dân trồng dừa ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. Đối với các đối tượng thu mua dừa tại địa bàn nghiên cứu: cùng với một số khó khăn như đã đề cập đối với nông dân sản xuất thì trong quá trình thu thập VÕ MINH CHÍ 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN thông tin, số liệu về các tác nhân tham gia vào kênh phân phối dừa (thương lái, chủ vựa...) gặp thêm một số khó khăn khác như sau: gặp gỡ, phỏng vấn thương lái là một trở ngại lớn, cũng như đối với chủ vựa thu mua. Đây là một hạn chế rất lớn của đề tài. Vì vậy, đề tài chỉ phân tích tổng quát tình hình thu mua, tiêu thụ và một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tác nhân tham gia vào kênh phân phối. Từ đó, cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân phối dừa. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Bảo Anh (2008), lớp Kinh tế nông nghiệp 1 – Khoá 30 với đề tài: “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ”. Nội dung: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu của người dân trồng dâu và các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ. Trần Thị Cẩm Nhung (2009), lớp Kinh tế nông nghiệp 1 – Khóa 31 với đề tài: “Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang”. Nội dung: Đề tài này tập trung phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long ở huyện Chợ Gạo - tỉnh Tiền Giang, tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và đe dọa của quá trình sản xuất và tiêu thụ trái thanh long. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của nông dân trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang. Đề tài sử dụng phần mềm STATA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ việc trồng thanh long của hộ nông dân trong quá trình sản xuất. Từ cơ sở những nghiên cứu của các tác giả trước, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre”. Trong đề tài của mình tôi tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất dừa, phân tích khái quát về tình hình tiêu thụ và phân tích hiệu quả sản xuất của nông dân thông qua các phương pháp thống kê mô tả, hồi qui tương quan, các chỉ số và tỷ số tài chính. Đề tài sử dụng phần mềm Excel để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố ảnh VÕ MINH CHÍ 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN hưởng đến lợi nhuận từ việc trồng dừa của hộ nông dân trong quá trình sản xuất. Đây là điểm mới chưa được nghiên cứu trong các đề tài trên. VÕ MINH CHÍ 12 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ 2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. 2.1.1.2. Đặc trưng nông hộ Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình, đây là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự túc, tự cấp, hoặc sản xuất hàng hóa với năng suất lao động còn thấp, nhưng kinh tế nông hộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. a) Hình thức quản lý Phần lớn các hộ do mỗi gia đình trực tiếp quản lý. Người chủ hộ đồng thời là chủ gia đình cùng tham gia lao động, cùng sản xuất kinh doanh với các thành viên trong gia đình. Ở đây mỗi nông hộ là một chủ thể kinh tế. Ngoài ra, các nông hộ có thể kết hợp với kinh tế hợp tác xã để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nông hộ thực hiện các khâu sản xuất, còn hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ đầu ra, đầu vào. Nông hộ và hợp tác xã là 2 chủ thể kinh tế. b) Ruộng đất Về sỡ hữu ruộng đất: ruộng đất thuộc sở hữu của Nhà nước và các hộ được giao sử dụng đất ổn định, lâu dài. Và các nông hộ phải nộp thuế cho Nhà nước. Về quy mô ruộng đất: ở nước ta bình quân/nông hộ khoảng 0,59ha. Ở một số vùng có nhiều ruộng đất như ở miền Nam, một số vùng kinh tế mới quy mô ruộng đất bình quân/ hộ khoảng 1– 3ha. Nhìn chung ruộng đất ở các nông hộ bị phân tán thành nhiều mảnh. Nhà nước hạn mức đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, đối với cây hàng năm không quá 3ha, đối với cây lâu năm không quá 10ha. VÕ MINH CHÍ 13 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN c) Cơ cấu sản xuất Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng và từng hộ nông dân mà các nông hộ có cơ cấu sản xuất khác nhau. Cơ cấu sản xuất của nông hộ mang tính chất đặc trưng, đa dạng; có hộ mang tính chất độc canh, nặng về cây lương thực chủ yếu là cây lúa; có hộ ngoài cây lương thực còn trồng một số loại rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp; có hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi vừa có ngành nghề… d) Vốn và tài sản Về vốn: Các nông hộ thường có một số vốn tự có để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống. Tùy theo điều kiện và quy mô mà số vốn của các hộ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nông hộ thường thiếu vốn để sản xuất hoặc mở rộng sản xuất với mức độ khác nhau. Về tài sản: Nhìn chung các hộ đã trang bị được những nông cụ thông thường. e) Lao động Lao động sản xuất của hộ chủ yếu là do các thành viên trong gia đình làm. Một số hộ giàu có nhiều đất đai, nhiều ngành nghề thì có thuê mướn thêm lao động ngoài 2.1.2. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn nhân lực và giá trị thị trường đầu ra nhất định. Trên đây là khái niệm về hiệu quả, thế hiệu quả sản xuất là gì? Nhà sản xuất thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả thì nhà sản xuất phải biết cách sử dụng 3 yếu tố: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí (2) Sản xuất với chi phí thấp (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu xã hội VÕ MINH CHÍ 14 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất đề cập đến 3 nội dung sau: (1) Hiệu quả kỹ thuật (2) Hiệu quả kinh tế (3) Hiệu quả phân phối 2.1.2.1. Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất phải tạo ra một lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. [Kumbhaker and Lovell, 2000] 2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. [Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 224 – NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội] Tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, đây là tư liệu sản xuất không thể thiếu, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển và diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết…). Con người chỉ tác động tạo ra các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo các quy luật sinh vật, chứ không thể thay đổi chúng theo ý muốn chủ quan được. 2.1.2.3. Hiệu quả phân phối Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nghĩa là các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. Hai hiệu quả đầu tiên liên quan đến quá trình sản xuất còn hiệu quả thứ ba liên quan đến vấn đề thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp điều mà các chủ hộ quan tâm nhất là làm sao sản xuất mang lại thu nhập cao nhất cho họ. VÕ MINH CHÍ 15 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN 2.1.3. Khái niệm về các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính 2.1.3.1. Chi phí Chi phí sản xuất dừa là tất cả những chi phí mà nông hộ đã bỏ ra để sản xuất dừa. Cụ thể, có những loại chi phí: chi phí con giống, phân, thuốc, thuê nhân công, máy tưới tiêu và các khoản chi phí khác. 2.1.3.2. Doanh thu Thu nhập là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng số tiền mà các hộ trồng dừa nhận được khi bán trái. 2.1.3.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất dừa. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Lợi nhuận chưa tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (chưa có lao động nhà). Lợi nhuận đã tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (tính lao động nhà). Bên cạnh những chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất, trong đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Tỷ số giữa thu nhập và chi phí cho biết khi bỏ ra 1 đồng chi phí thu được bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa lợi nhuận đã tính lao động nhà và thu nhập, cho ta biết trong một đồng thu nhập sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Sau khi trao đổi và được sự hướng dẫn của các Cô, Chú, Anh chị trong Phòng Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày Nam, huyện đang có kế hoạch phát triển hơn nữa diện tích dừa của huyện nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng dừa và các sản phẩm từ dừa. Địa bàn khảo sát tại huyện Mỏ Cày Nam số liệu được lấy chủ yếu từ các xã trồng dừa của Huyện. VÕ MINH CHÍ 16 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất dừa được tham khảo từ các báo cáo tổng kết của phòng kinh tế huyện Mỏ Cày Nam. Ngoài ra, tôi còn thu thập số liệu từ sách báo, đài phát thanh, tạp chí, internet, các bài nghiên cứu có liên quan. 2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp tôi có thể thu thập được bằng cánh phỏng vấn 40 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Mẫu phỏng vấn được chọn bằng phương pháp chọn mẫu xác suất, theo nguyên tắc “ngẫu nhiên”. Để thu thập được số liệu, tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp nông hộ. Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn. Đồng thời, theo nguyên lý thống kê, cỡ mẫu điều tra trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê. Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm: + Thông tin tổng quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện. + Đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (về trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật…). + Một số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dừa. + Các giải pháp của nông dân để khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu nhập, lợi nhuận…). 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Đề tài sử dụng các hàm trong phần mềm Excel và phần mềm SPSS để hỗ trợ cho việc xử lý và phân tích các số liệu sơ cấp thu thập được thông qua các phương pháp thống kê và hàm lợi nhuận để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người dân. + Thống kê mô tả và phương pháp tần số: sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích tình hình sản xuất của việc trồng dừa trong năm 2010 ở địa phương. VÕ MINH CHÍ 17 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN + Phương pháp phân tích hồi qui tương quan nhiều chiều để phân tích mối tương quan giữa chi phí và lợi nhuận của việc trồng dừa, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất. + Việc thiết lập hàm năng suất được thiết lập trên cơ sở hàm hồi qui tuyến tính. Mục đích của hàm năng suất là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ. Từ đó, biết được các nhân tố nào làm tăng hay giảm năng suất để có thể phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những yếu tố tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Phương trình hồi qui về năng suất có dạng: Y = α0 + α1X1 + α2X2 + ….+ αkXk Trong đó: Y: năng suất (Biến phụ thuộc) Xi: Các biến độc lập (i = 1,2. …, k), bao gồm: X1: Tâp huấn khoa học kỹ thuật. X2: Lượng phân bón/công. X3: Lượng thuốc /công. X4: Ngày công lao động/công. Giả thuyết từ kết quả chạy phần miềm Excel: H0: αi = 0 hay các biến độc lập (X) không tác động đến biến phụ thuộc (Y). H1: Có ít nhất 1 tham số αi ≠ 0 hay có ít nhất 1 biến độc lập X tác động đến biến phụ thuộc Y.  Bác bỏ giả thuyết H0 ở bất kỳ mức ý nghĩa α > p-value R Square: là hệ số xác định R2 cho biết mức độ biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập (Xi). Hay % biến động của Y được giải thích bởi Xi. Coeffi: là các tham số của mô hình hồi qui. Const: hệ số tự do (hằng số) trong mô hình. p-value: dựa vào giá trị này cho ta biết các biến trong mô hình hồi qui có ý nghĩa. + Việc thiết lập hàm lợi nhuận được thiết lập trên cơ sở hàm hồi qui tuyến tính. Mục đích của hàm thu nhập là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Từ đó, biết được các nhân tố nào làm tăng hay giảm lợi VÕ MINH CHÍ 18 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN nhuận để có thể phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những yếu tố tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất. Phương trình hồi qui có dạng: Y = α0 + α1X1 + α2X2 + ….+ αkXk. Trong đó: Y: Lợi nhuận (Biến phụ thuộc) Xi: Các biến độc lập (i = 1, 2,…,k), bao gồm: X1: Chi phí cây con X2: Chi phí phân, thuốc X3: Chi phí thuê lao động X4: Chi phí lao động nhà X5: Vận chuyển X6: Chi phí khác Giả thuyết chạy phần mềm SPSS: H0: αi = 0 hay các biến độc lập (X) không tác động đến biến phụ thuộc (Y). H1: Có ít nhất 1 tham số αi ≠ 0 hay có ít nhất 1 biến độc lập X tác động đến biến phụ thuộc Y. => Bác bỏ giả thuyết H0 ở bất kỳ mức ý nghĩa α > Sig (F). Từ bảng kết quả phân tích ANOVA ta có thể giải thích các hệ số: - Hệ số xác định (R2): Cho biết mức độ biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập (Xi). Hay % biến động của Y được giải thích bởi Xi. - Mức ý nghĩa (α): Dùng để kiểm tra mức ý nghĩa của các biến độc lập. - Giá trị Sig (F): (Mức ý nghĩa của phương trình hồi qui) Giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi qui có ý nghĩa hay không khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α. Sig (F) càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu thu thập được nhằm ước lượng các mối quan hệ, hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như lợi nhuận từ việc trồng dừa. Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất. VÕ MINH CHÍ 19 Luận văn tốt nghiệp GVHD: MAI LÊ TRÚC LIÊN CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Diện tích của tỉnh Bến Tre là 2.322 km², được hình thành bởi 3 cù lao: An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh. Địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn. Nhìn từ cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, phía Bắc giáp với Tiền Giang, Nam giáp với Trà Vinh, Tây giáp với Vĩnh Long, Đông giáp với biển đông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính chở nặng phù sa. Tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận. Loại cây công nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, thuốc lá, mía, ca cao. Bến Tre có hơn 45.000 ha trồng dừa (2009). Ngoài nước uống và dầu, dừa còn sử dụng để chế biến các sản phẩm khác mang lại giá trị kinh tế cao như: than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa, đặc biệt hơn kẹo dừa là đặc sản nổi tiếng của vùng… Với cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông được xây dựng hoàn thành, Bến Tre đang xích lại gần hơn với Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Từ đây đặt ra vấn đề tỉnh chọn hướng đi nào để phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở thế mạnh kinh tế của địa phương? 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN MỎ CÀY NAM 3.1.1. Vị trí địa lý Huyện Mỏ Cày Nam gồm 17 đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 16 xã. Phía Đông giáp huyện Giồng Trôm Phía Tây giáp tỉnh Trà Vinh Bắc – Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Giồng Trôm Nam – Tây Nam giáp huyện Thạnh Phú và tỉnh Trà Vinh 3.1.2. Địa hình, đất đai Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Chiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích đất tự nhiên là 22.207,82 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 17.004,13 ha. VÕ MINH CHÍ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng